- Giai thoại Folklore: các mẩu chuyện về những tài năng thợ thêu, thợ chạm, những nghệ nhân,
11 Tháng Hai 1865, Tự Đức hạ lệnh cấm nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, không ai được chiêu mộ nghĩa binh
chống đánh Pháp nữa; quan lại các cấp tỉnh, phủ, huyện phải có trách nhiệm bắt giữ những người vi phạm lệnh này; những ai cố tình che giấu hoặc chứa chấp những người mộ nghĩa và nghĩa binh, đều bị trị tội [100,tr.46].
12
4.2. Trong 2 truyện về Thủ Khoa Huân, thời gian và không gian xem như trùng khớp chính sử. Vẫn là con số chính xác, địa danh cụ thể. Những sự kiện quan trọng trong đời nhân vật, sử liệu ghi chép thế nào, truyền thuyết cũng nương theo thế ấy: Nguyễn Hữu Huân đỗ đầu thi Hương, làm giáo thụ, chiêu mộ nghĩa binh, bị lưu đày, tiếp tục dấy binh, sa vào tay giặc…
Xin trích dẫn truyện về Thủ Khoa Huân
Thủ Khoa Huân người Kiến Hưng, Định Tường. Đỗ Hương giải Tự Đức năm thứ năm (1852), qua chức giáo thụ thăng lên phó quản đạo. Năm 21 (1868), lục tỉnh hữu sự, Hữu Huân chiêu mộ nghĩa binh, mưu đồ khôi phục, việc tiết lộ, bị quan Pháp bắt đưa đi đày ở hải ngoại. Sau bảy năm, được tha về, lại cùng với Âu Dương Lân tập hợp 3000 nghĩa quân, kháng cự với quân Pháp nhiều lần rồi bị bắt. Hữu Huân với hơn 100 người đầu mục đều bị chết.
(Theo Đại Nam liệt truyện) [183(IV),tr.422]
Tuy nhiên, có những thời khắc mà chính sử không hề biết đến. Và hàng loạt tình tiết chỉ ngời sáng lên, qua lời kể của nhân dân. Đó là ngày dân chúng Tân An và Mỹ Tho cùng đội “trạng bạch” lên đầu, đòi Pháp trả tự do cho Cụ [PL1,4.0.1]. Đó là buổi sáng định mệnh, đao phủ run tay hành quyết; là một chiều ảm đạm, người con gái đến pháp trường thăm viếng đầu cha [PL1,4.0.2]. Rồi một ngày giông bão từ phía Gò Công tràn về, xô ngã cây da đồn
giặc, khiến bà con cho rằng “binh tướng của Trương Định hiệp cùng nghĩa quân của Thủ
Khoa Huân theo ngọn bão mà đánh sập đồn Tây” [PL1,4.0.1]. Chừng ấy tình tiết lạ, tuy còn
ít ỏi, nhưng đã góp ít nhiều chất “thơ và mộng” cho đoạn cuối đầy bi tráng của vị anh hùng.
Có thể nói, nếu Thủ Khoa Huân trong Liệt truyện chỉ là một tên tuổi được triều Nguyễn
ghi công thì Thủ Khoa Huân trong truyền thuyết đã là hình tượng nghệ thuật đầy hấp dẫn: một thầy giáo - nhà thơ yêu nước; một lãnh tụ kiên trì kháng Pháp; một nhân cách cứng cỏi, kiên cường… Con người ấy khiến nhân dân che chở, đao phủ kinh hoàng, con cháu tôn thờ, thương tiếc…
4.3. Theo sau hình tượng Thủ Khoa Huân là các anh hùng quần chúng: Sáu Hải – một tướng cướp hoàn lương, thành người lính mõ trung thành đến chết [PL1,4.0.3]; Lê Huy Nhạc – nhân vật bắt rắn thuộc loại kỳ tài [PL1,4.0.4]; ông Đồ Phú Kiết – người thầy có thiện cảm với nhiều anh hùng kháng Pháp [PL1,4.0.5]… So với truyện về Thủ Khoa Huân, các truyện này đậm đà chất dân gian hơn. Không gian trong truyện được miêu tả sống động hơn. Đó là vùng sông nước miền Tây, nơi đảng cướp Sáu Hải tung hoành, là chốn bưng biền sình lầy, đưng lác, nơi ông Thầy Rắn mổ bụng mãng xà vương. Đó còn là Phú Kiết, Ba Tri, Bình Thuận… những nẻo đường ông Đồ tham gia đánh Pháp. Các nhân vật được bao bọc trong màn sương huyền ảo: xuất thân không rõ, hành tung kỳ lạ, chiến tích khác thường… Tuy nhiên, vẻ đẹp toát lên từ những con người bí ẩn này chính là tinh thần yêu nước nồng nàn. Tướng cướp Sáu Hải buông dao giải nghệ, đâu phải sợ tù đày mà chính vì muốn trọn đời phò tá Thủ Khoa Huân. Lê Huy Nhạc tạm xa Đồng Tháp Mười bao la, đâu phải sợ lời nguyền mà chính vì muốn theo cụ Thủ Khoa diệt trừ loài rắn độc: lũ cướp nước và bọn mãi quốc cầu vinh. Và ông Đồ Phú Kiết, tạm xa sách vở, học trò, đâu phải vì chán nghề dạy học mà chính vì muốn hợp sức cùng các anh hùng vùng lên chống giặc.
Những con người thầm lặng, giàu đức hy sinh như Sáu Hải, ông Thầy Rắn, ông Đồ Phú Kiết... tiêu biểu cho vẻ đẹp của những anh hùng quần chúng. Họ lớn lên từ cuộc sống lam lũ của nhân dân. Chính sử không biết đến họ nhưng nhân dân đã tạc nên những tượng đài riêng về họ. Họ đại diện cho mọi thành phần nhân dân, cùng tề tựu dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân - một thầy giáo - một nhà thơ yêu nước.
5. Nhóm truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa vùng Thất Sơn
5.1. Trong nhóm này, chúng tôi tìm được 4 truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Trần Văn Thành (Bửu Sơn Kỳ Hương), 5 truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Bổn Sư Ngô Lợi (Tứ
Ân Hiếu Nghĩa). Trong 9 truyền thuyết, có 4 truyện sưu tầm, 5 truyện biên soạn lại. Tất cả được sưu tầm, biên soạn từ tư liệu văn học dân gian (4/9), tư liệu văn hóa dân gian (5/9).
Khi tìm đọc tư liệu do bổn đạo đời sau chấp bút về hai tổ chức tôn giáo này [56], chúng tôi không tìm thấy truyền thuyết nào kể về nhân vật lịch sử kháng Pháp hay những trận giao tranh với Pháp. Phải chăng các soạn giả không muốn bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về chính trị; không muốn lồng chính trị vào tôn giáo? Ngay cả khi đọc các tư liệu sử học, chúng tôi cũng không tìm được truyền thuyết cần tìm. Phải chăng các nhà sử học, do tôn trọng tính chính xác của sử liệu nên đã lược bỏ hết phần tồn nghi và những tình tiết hư cấu xoay quanh nhân vật tôn giáo? Chính sự trống vắng truyền thuyết trong hai nguồn tư liệu này cũng là nguyên nhân khiến nhóm truyện ít ỏi về số lượng.
Do cả hai cuộc khởi nghĩa Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa đều diễn ra ở vùng Thất Sơn nên chúng tôi quyết định chọn địa bàn khởi nghĩa làm tên nhóm truyện. Lại thêm, do nhân vật và sự kiện trong các truyện phần nhiều liên quan đến cả hai cuộc khởi nghĩa nên tạm thời, chúng tôi chưa phân thành nhiều mảng truyện.
5.2. Thời gian trong các truyền thuyết bắt đầu từ cuối triều Gia Long, khi cậu bé Trần Văn Thành cất tiếng chào đời. Rồi đến 1850, khi Phật thầy Tây An, vị tổ khai đạo Bửu Sơn Kỳ Hương “phát phù trị bệnh”. Cũng thời điểm đó, chàng thanh niên Trần Văn Thành tìm cách diện kiến Phật Thầy, để rồi được nhận làm vị đệ tử đầu tiên [PL1,5.0.1]. Mạch thời gian tiếp nối, gợi nhắc thời điểm 1867, khi quân Pháp chiếm thành An Giang, Quản Cơ Trần Văn Thành rút quân về Láng Linh cố thủ. Thời gian còn là ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Thân (1872), Bổn sư Ngô Lợi đưa tin đồ về cất chùa ở xã Bình Long (An Giang) làm cơ sở truyền đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa [PL1,5.0.5]...
Nhìn chung, ở nhóm truyện này, thời gian gần như mang tính cụ thể, chính xác. Theo chúng tôi, nó là kết quả của lối tư duy chép sử và việc sớm cố định hóa câu chuyện bằng văn bản viết.
5.3. Về không gian, các truyện tập trung vào vùng Thất Sơn (An Giang). Ở đó có huyền thoại về núi Cấm, nơi ngày kia sẽ có tiếng nổ vang trời, hiện ra cung son, điện ngọc, khai mở Hội Long Hoa [PL1,5.0.6]. Ở đó có vùng Láng Linh – căn cứ kháng chiến của Đức Cố quản Trần Văn Thành, một cánh đồng bao la bát ngát, sậy mọc dày đặc, lại có lắm bưng sâu rộng, ngập nước quanh năm [PL1,5.0.1]. Từ căn cứ ấy, nhìn phía Bắc thấy giáp núi Sam, phía Đông gặp bờ sông Hậu, phía Tây tựa vùng Bảy Núi, phía Nam gặp rừng Bảy Thưa ngút mắt. Không gian còn có núi Tượng, nơi còn là đất hoang rừng rậm, nhưng đã có chùa mới xây, có làng mới lập, có ruộng mới cày. Nơi đây đã diễn ra những buổi tập luyện âm thầm của nghĩa quân đồng thời cũng từng hứng chịu những đợt càn quét đốt phá tan tành của giặc Pháp và bọn Việt gian.
Nhìn chung, theo chúng tôi, không gian trong mảng truyền thuyết vùng Thất Sơn nổi
lên hai nét riêng đặc sắc: đất thiêng và đất hiểm.
5.4. Theo nhiều nguồn tư liệu, Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa là tổ chức tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong đời sống tinh thần một bộ phận không nhỏ người dân Nam Bộ từ nửa sau thế kỷ XIX. Lấy vùng Thất Sơn (An Giang) làm nơi phát tích và xiển dương đạo pháp, những người đứng đầu tổ chức đã tìm cách “thiêng hóa” vùng đất này. Qua những huyền thoại, những lời sấm giảng, Bảy Núi hoang sơ đã thành Thất Sơn huyền bí, Thất Sơn mầu nhiệm. Những tài liệu ghi chép về lịch sử đạo phái sau đó cũng được lưu truyền trong bổn đạo. Gần đây, một số nhà sử học, thông qua nghiên cứu, hội thảo, đã có thêm công trình nghiên cứu đầy đặn về Thất Sơn. Đó là điều kiện thuận lợi cho việc sưu tầm truyền thuyết dân gian Nam Bộ.
Khi nghiên cứu Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu Nghĩa, các nhà sử học, xã hội học tập trung khai thác chúng với tư cách là tổ chức tôn giáo. Ví dụ, Trần Văn Quế, giáo sư Ðại học Văn khoa Sài Gòn trước 1975, cho rằng Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và hệ phái Tứ Ân
Hiếu Nghĩa là “một hình thức của phái Thiền tông đem áp dụng cho dân tộc Việt” (theo
www.talawas.org). Hai tổ chức này cùng đề cao Tứ Ân (ân cha mẹ, ân đất nước, ân Tam bảo, ân đồng bào và nhân loại). Theo bà Quách Thanh Tâm, giáo sư Đại học Paris V, đây là cách
“cụ thể hóa, Việt hóa” khái niệm Tứ Ân của Phật giáo, khi đặt ân đất nước và ân cha mẹ lên
hàng đầu (theo www.talawas.org). Từ sử học, chúng ta còn biết Pháp môn tu hành của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là: Trì niệm theo Thiền tông; Xử sự theo Nho giáo; Luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo; Ấn quyết, thần chú theo Mật tông (theo www.talawas.org)...
Nhưng điều đáng quan tâm là Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa muốn xây dựng một tổ chức tôn giáo không xuất thế. Kế tục con đường kháng Pháp của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, những người đứng đầu tôn giáo dốc sức xây dựng căn cứ, tổ chức đời sống cho tín đồ, chuẩn bị trường kỳ kháng chiến. Nhờ vậy, lịch sử hình thành và phát triển tổ chức tôn giáo này có thêm những nhân vật, sự kiện liên quan đến buổi đầu chống Pháp.
Khác sử học và xã hội học, truyền thuyết dân gian về hai hệ phái này tập trung khắc họa con người và sự kiện lịch sử. Các truyện kể về cuộc khởi nghĩa chống Pháp đã thực sự dựng nên những tượng đài anh hùng.
5.5. Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương khẳng định sứ mạng cứu nhân độ thế qua cuộc khởi nghĩa chống loài “bạch quỷ” của Quản cơ Trần Văn Thành. Nhờ truyền thuyết, đời sau hình dung thời niên thiếu đầy trắc ẩn của Đức Cố Quản và lời tiên đoán đầy linh nghiệm của người
thầy: “Sau này con sẽ là một tay hào kiệt mang gươm đi giúp đời, chứ không chịu làm nhu
văn, ngồi nhúng bút bên án thư đâu” [PL1,5.0.1]. Quả như tiên đoán, cậu học sinh Trần Văn
Thành về sau trở thành Đức cố Quản, linh hồn cuộc khởi nghĩa Láng Linh. Ông là đệ tử đầu tiên của Phật Thầy Tây An. Dẫn tín đồ khai phá vùng Láng Linh, Ông cùng vợ đôn đốc nhân dân đào kênh dẫn nước, khẩn hoang, trồng trọt, kể cả xây lò đúc súng và chế đạn. Qua truyền thuyết, đời sau mới thấu tỏ công đức thầm lặng và cách dạy con của bà Cố Quản; mới biết được sự hy sinh dũng liệt của Trần Văn Chái, con trai người anh hùng.
Tóm lược truyện về Trần Văn Chái
Trần Văn Chái bị giặc bắt giam ở nhà ngục An Giang. Chúng ra sức dụ dỗ và đem lợi lộc ra mua chuộc. Biết được ý đồ của giặc, bà Thạnh viết một lá thơ, gói chung với một con dao nhỏ thật sắc, rồi nhét cả vào giữa một đòn bánh tét, nhờ ngươi thân tín đưa vào cho con. Nội dung lá thư là khuyên con phải giữ gìn khí tiết và thanh danh của cha mẹ. Nếu thấy không được thì hãy can đảm tự xử bằng con dao mà bà gởi vào.
Mấy hôm sau, có tin từ nhà ngục đưa ra: Trần Văn Chái đã tự tử. Năm ấy, chàng mới 18 tuổi. (Theo PL1,5.0.2)
Cũng trong mạch truyện về khởi nghĩa Láng Linh là truyền thuyết về cậu Hai Nhu, con trai trưởng của Cố Quản [PL1,5.0.3]. Sau khi Láng Linh thất thủ, cậu Hai dốc hết tiền của, tư trang, quay về xây dựng Bửu Hương Tự trên nền căn cứ cũ. Bị thực dân Pháp truy nã, nhờ sự che chở của nhân dân và cả “đấng linh thiêng” mà cậu Hai được bảo toàn tính mạng. Kế đến là truyền thuyết về cô Hai Khỏe. Người con gái Vĩnh Hanh tài sắc ấy đã mưu trí và bản lĩnh dám tiếp cận tên trung úy Pháp để lấy lại bản danh sách nghĩa quân vừa rơi vào tay giặc [PL1,5.0.4].
Nhìn chung, cuộc khởi nghĩa của Đức Cố Quản tuy chưa kịp ghi chiến tích nhưng đã dệt được nhiều kỳ tích. Những kênh Ông, hồ Bà, vườn Dâu… còn đó, là chứng tích một thời người anh hùng dang tay cứu dân độ thế. Những phương cách mộ dân, lập ấp, thu hút nhân
tâm bằng thực lực lẫn bùa chú; vừa tu hành vừa đánh giặc, vừa sản xuất vừa rèn vũ khí... là những nét độc đáo trong truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa này.
5.6. Xuất hiện sau Bửu Sơn Kỳ Hương, hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa của nhà yêu nước Năm Thiếp (Bổn sư Ngô Lợi) cũng là nơi tập hợp niềm tin và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Đưa dân khẩn hoang lập ấp ở Núi Tượng (An Giang), Năm Thiếp đồng thời làm nơi ẩn lánh, chờ cơ may cho những người yêu nước từng tham gia phong trào kháng Pháp [PL1,5.0.5].
Mọi người tin vào ngày tận thế, Hội Long Hoa như tin vào ngày tàn của thực dân Pháp, ngày
độc lập của dân tộc Việt Nam. Kẻ thù dùng mọi thủ đoạn để lùng bắt Năm Thiếp thì nhân dân tìm mọi phương kế để che chắn, bảo vệ thủ lĩnh của mình. Kẻ thù tiến hành bao lần cướp phá, xóa sổ các làng thì nhân dân tổ chức bấy nhiêu lượt lánh nạn, tìm đất mới. Chưa thắng Pháp bằng bạo lực, nhưng tín đồ Núi Tượng đã thắng chúng bằng sự đoàn kết, thái độ bất hợp tác và lòng căm thù không đội trời chung.
Sau Bổn sư Ngô Lợi là ông Đạo Lập [PL1,5.0.8], ông Cử Đa [PL1,5.0.9] – những nhân vật có ảnh hưởng đáng kể trong phong trào kháng Pháp. Qua truyền thuyết, nhân vật mang cốt cách của bậc tu tiên nhưng tâm luôn nhập thế cứu đời. Nhiều tình tiết huyền hoặc được sử dụng nhằm khắc họa kiểu nhân vật chống Pháp bằng sức mạnh của tâm linh, tín ngưỡng. 5.7. Có thể nói, khí thế chống Pháp ở miền Tây Nam Bộ có lúc chủ yếu hội tụ vào hai cuộc khởi nghĩa lớn của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Chúng diễn ra khi kẻ thù dập tắt hầu hết mọi lò lửa yêu nước ở miền Nam. Lúc này, triều Nguyễn chẳng còn quyền lực, không có tinh thần kháng Pháp, cũng chẳng dám thừa nhận, ghi công tinh thần yêu nước của quần chúng nhân dân. May nhờ có truyền thuyết dân gian, đời sau mới biết tại đất Nam Bộ này đã từng có những con người tu hành, nguyện không sát sanh nhưng lại sẵn lòng rèn gươm giết giặc.
6. Nhóm truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa khác
Dựa vào tư liệu lịch sử và thực tế sưu tầm, biên soạn truyền thuyết, chúng tôi xây dựng được 5 nhóm truyền thuyết lịch sử, gắn với 5 cuộc khởi nghĩa lớn (Trương Định, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Vùng Thất Sơn). Số tác phẩm còn lại khá nhiều nhưng chỉ phản ánh những cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ, trải rộng trên khắp địa bàn Nam Bộ. Từ thực tế này, chúng tôi chủ động xây dựng thêm Nhóm truyền thuyết về những cuộc khởi nghĩa khác.
Trong nhóm này, chúng tôi tạm thời chia thành hai mảng, dựa theo ranh giới địa lý: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Theo cách chia của triều Nguyễn thời Pháp xâm lược, bấy giờ, Nam Kỳ có lục tỉnh. Khu vực miền Đông Nam Bộ bao gồm 3 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định,