Về những cuộc khởi nghĩa khác

Một phần của tài liệu truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam bộ (1858 – 1918) (Trang 32 - 34)

- Giai thoại Folklore: các mẩu chuyện về những tài năng thợ thêu, thợ chạm, những nghệ nhân,

6. Về những cuộc khởi nghĩa khác

khởi nghĩa khác

6.1. Các truyện ở vùng Đông Nam Bộ

(20 tác phẩm) 30/101 (29,7%) 6.2. Các truyện ở vùng Tây Nam Bộ

(10 tác phẩm) Tổng

cộng 6 nhóm 9 mảng truyện/4 nhóm 101 (100%)

3. Nhận xét chung

3.1. Kết quả sưu tầm và biên soạn cho thấy thể loại truyền thuyết vẫn còn tiếp tục hình thành và phát triển ở giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Trong các thể loại tự sự dân gian, nếu như thần thoại đã tự kết thúc vai trò lịch sử từ lâu thì truyền thuyết vẫn còn giữ được sứ mệnh của nó: là bộ sử dân gian, nơi thể hiện quan niệm, cách nhìn, cách đánh giá của nhân dân về lịch sử. 3.2. Kết quả sưu tầm và biên soạn khẳng định thể loại truyền thuyết đã cắm rễ và sinh sôi nảy nở trên mảnh đất phương Nam màu mỡ phù sa mà cũng đầy sóng gió. Song hành với chính sử, truyền thuyết dân gian Nam Bộ đã kịp lưu giữ, theo cách của mình, tất cả nhân vật và sự kiện làm nên lịch sử vùng đất mới. Nó dự phần khắc sâu thêm những phẩm chất truyền thống của con người Việt Nam đồng thời trực tiếp vẽ nên những tính cách riêng, phẩm chất mới của con người Nam Bộ.

3.3. Kết quả sưu tầm và biên soạn đã giúp phục hiện gần như trọn vẹn một quá khứ “đầy khổ nhục nhưng vĩ đại” của cha ông trên mảnh đất “Nam Bộ thành đồng”. Hầu như mọi cuộc khởi nghĩa chống Pháp xảy ra trên mảnh đất này đều được nhân dân gởi nhờ truyền thuyết. Truyền thuyết dân gian thật sự chứng tỏ sức sống và sự phong phú của nó trong kho tàng văn hóa dân gian Nam Bộ.

3.4. Từ Hệ thống truyền thuyết dân gian, chúng tôi nhận rõ truyền thuyết là một thể loại mà tác phẩm rất phong phú và có hệ thống. Ở đó, con người và sự kiện lịch sử luôn là đầu mối, giúp đan kết các văn bản truyền thuyết thành từng nhóm, mảng truyện.

3.5. Từ Hệ thống truyền thuyết dân gian, chúng tôi nhận thấy, ở những câu chuyện đậm phần hư cấu, truyền thuyết đúng là tác phẩm nghệ thuật hấp dẫn, bên cạnh việc gắn bó với văn hóa dân gian, với tín ngưỡng, lễ hội, nó còn có đôi cánh đầy “chất thơ và mộng”. Còn ở những câu chuyện hầu như chỉ có “cái lõi sự thật lịch sử”, truyền thuyết tuy không có đôi cánh “thơ

và mộng” nhưng nó vẫn chứng tỏ là một phần của văn hóa dân gian, liên quan đặc biệt với tín ngưỡng, thờ cúng và lễ hội.

3.6. Từ Hệ thống truyền thuyết dân gian, chúng tôi nhìn ra triển vọng của việc sưu tầm truyền thuyết dân gian Nam Bộ. Với tính chất mở, các nhóm, mảng truyện có khả năng thu nhận bất cứ truyền thuyết nào (thỏa điều kiện) được tiếp tục sưu tầm và phát hiện. Hệ thống trở nên có ích và cần thiết cho kế hoạch sưu tầm, hệ thống hóa kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam.

* * *

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam bộ (1858 – 1918) (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)