Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
640,24 KB
Nội dung
Khảosátvànghiêncứutruyềnthuyếtdângian
xứ Nghệ
Nguyễn Thị Thanh Lưu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận án TS. ngành: Văn học dân gian; Mã số: 62 22 36 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Lê Chí Quế
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Tổng quan về truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ. Nghiêncứutruyềnthuyết
dân gianxứNghệ nhìn từ đặc trưng thể loại: không gian trong truyềnthuyếtdân
gian xứ Nghệ; thời gian trong truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ; cấu trúc truyền
thuyết với các dạng môtit tiêu biểu; nhân vật truyền thuyết. Tìm hiểu truyềnthuyết
dân gianxứNghệ trong không gian văn hóa xứ Nghệ: truyềnthuyếtdângianxứ
Nghệ trong tương tác văn hóa vùng; truyềnthuyếtdângianxứNghệ với thần tích và
lễ hội; truyềnthuyếtdângianxứNghệ với các di tích văn hóa vật thể.
Keywords. Văn học dân gian; Truyềnthuyếtdân gian; XứNghệ
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1.Truyền thuyếtdângian là một thể loại quan trọng trong kho tàng văn học dângian
Việt Nam. Sự công nhận muộn mằn của học giới so với các thể loại khác là một trong những
lí do khiến truyềnthuyết trở thành thể loại đáng được lưu tâm đặc biệt. Vấn đề đặt ra cho
khoa nghiêncứu văn học dângian không chỉ là xác định một cách tổng quát về bản chất thể
loại, cơ chế hình thành và lưu truyềntruyềnthuyết mà còn là mô tả, phân tích tỉ mỉ những
truyền thuyết cụ thể trong sự gắn bó với môi trường hoạt động của nó bởi truyềnthuyết là thể
loại đậm đặc tính vùng. Chính đặc trưng gắn chặt với vùng văn hóa, với địa phương cụ thể
của truyềnthuyết đã tự chia nhỏ đối tượng này thành nhiều mảng miếng khác nhau, khiến cho
các nhà nghiêncứu khó lòng giải quyết thấu đáo và toàn diện. Nghiêncứu về truyềnthuyết
dân gian trong thời điểm hiện nay vẫn là một việc làm cần thiết.
1.2. Nghiêncứu văn học dângian theo vùng đang là một hướng nghiêncứu có khả
năng đem lại nhiều đóng góp mới mẻ không trùng lặp với các công trình đi trước. Hướng
nghiên cứu này một mặt đáp ứng được yêu cầu cụ thể hóa tối đa các mục tiêu nghiên cứu,
mặt khác lại rất phù hợp với đối tượng nghiêncứu là truyềnthuyếtdângian - một đối tượng
đáng được lưu ý hiện nay. Chọn đề tài Khảosátvànghiêncứutruyềnthuyếtdângianxứ
Nghệ chúng tôi hy vọng sẽ có được cái nhìn hệ thống về truyềnthuyếtdângianxứNghệ
trong tương quan với kho tàng truyềnthuyếtdângian Việt Nam nói chung và góp thêm phần
nào đó trong việc làm đầy đặn hơn, sáng rõ hơn diện mạo của truyềnthuyếtxứNghệ thông
qua việc bổ sung thêm một số truyềnthuyếtdângian mà chúng tôi sưu tầm được trong quá
trình thực hiện luận án của mình.
1.3. XứNghệ là một tiểu vùng văn hóa đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa
Việt Nam với những cá tính văn hóa độc đáo hình thành nên từ khí chất đặc trưng của sông
núi, con người xứ sở này. Tuy đã được nghiêncứu từ nhiều góc độ khác nhau song xứNghệ
với sự dày dặn của văn hóa dângian vẫn tiếp tục tạo ra hấp lực đối với các nhà nghiêncứu
bằng những nét khuyết hao, mờ nhạt chưa được tô vẽ lại của bức tranh văn hóa vùng đặc sắc.
Đó chính là lý do khiến chúng tôi chọn xứNghệ để nghiêncứu trong khuôn khổ thể loại
truyền thuyết.
2. Đối tƣợng và phạm vi tƣ liệu nghiên cứu:
2.1 Đối tượng nghiêncứu
Đối tượng nghiêncứu cơ bản của chúng tôi trong luận án này là truyềnthuyếtdân
gian Nghệ An và Hà Tĩnh dưới các dạng: bản kể đã được sưu tầm và xuất bản nằm trong các
thư tịch (văn học trung đại và thần tích, thần phả) cũng như trong các sách sưu tầm thời hiện
đại, bản kể mới được sưu tầm qua quá trình điền dã do chúng tôi tự thực hiện.
2.2. Phạm vi nghiêncứu
Luận án của chúng tôi tập trung nghiêncứu thể loại truyềnthuyết trong giới hạn
không gian văn hóa vùng Nghệ Tĩnh cho nên có thể coi giới hạn không gian văn hóa ấy là
đường biên xác định phạm vi nghiên cứu.
2.3. Phạm vi tư liệu khảosát
Với mong muốn nhìn đối tượng ở trạng thái phức tạp, bộn bề như nó vốn có, chúng
tôi mở rộng tối đa phạm vi tư liệu khảo sát. Trước hết, chúng tôi tìm kiếm truyềnthuyếtdân
gian xứNghệ trong các công trình tư liệu đã xuất bản. Bộ phận tư liệu này, ngoài các bộ sách
biên soạn sưu tầm chung tầm cỡ như bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam do Nguyễn Đổng
Chi biên soạn, Tổng tập văn học dângian người Việt do Kiều Thu Hoạch chủ biên còn có các
sách vở do địa phương xuất bản như: Kho tàng truyện kể dângianxứNghệ (tập 1) do PGS.
Ninh Viết Giao sưu tầm; Văn học dân tộc thiểu số Nghệ An (Phan Đăng Nhật chủ biên), Từ
Cổ Loa đến Đền Cuông (Nguyễn Nghĩa Nguyên),… Thứ hai, để tiếp tục cập nhật và bổ sung
đối tượng nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các tư liệu tự sưu tầm được tại các địa phương khác
nhau trên đất Nghệ An qua các chuyến điều tra điền dã thực hiện vào năm 2006, 2008, 2009.
Bộ phận tư liệu thứ ba mà chúng tôi khảosát để tìm kiếm truyềnthuyếtdângianxứNghệ là
các truyện ký thuộc thể loại văn xuôi trung đại như: Lan Trì kiến văn lục; Vũ trung tùy bút …
Ngoài ra, các thần tích của xứNghệ đã được sưu tầm và xuất bản cũng là nguồn tài liệu
nghiên cứu của chúng tôi. Về bộ phận này, chúng tôi chủ yếu khảosát qua cuốn Tục thờ thần
và thần tích Nghệ An (Ninh Viết Giao). Ngoài ra, để thực hiện các so sánh cần thiết trong
luận án, chúng tôi cũng sử dụng thêm một số công trình tư liệu về truyềnthuyếtdângian các
vùng miền khác như: Truyềnthuyết Lam Sơn (Nguyễn Sơn Anh); Văn học dângianxứ Huế
(Vũ Nhị Xuyên)…
3. Lịch sử vấn đề
3.1. Vấn đề nghiêncứu bản chất thể loại của truyềnthuyết
Truyền thuyết là thể loại có số phận khá đặc biệt trong đời sống văn học dângian Việt
Nam bởi sự công nhận tương đối muộn của học giới và những luồng ý kiến trái chiều về sự
tồn tại của nó. Thuật ngữ truyềnthuyết được Đào Duy Anh nêu ra lần đầu tiên trong bài viết
“Những truyềnthuyết đời thượng cổ nước ta” (Tri Tân số 30 năm 1942), rồi được thực sự
công nhận vào những năm 50 của thế kỷ XX với một số công trình nghiên nhưng nó vẫn
chưa thể nào xác lập được một vị trí trong nền văn học dângian Việt Nam bởi sự bất đồng
giữa các nhà nghiêncứu về mặt bản chất thể loại. Sự bất đồng ý kiến trong cách nhìn nhận
truyền thuyết của các học giả thể hiện rõ vào những năm 60 của thế kỷ XX, khi hai cuốn giáo
trình về Văn học dângian của Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp công bố hai quan điểm
hoàn toàn trái ngược về thể loại truyền thuyết. Việc nghiêncứutruyềnthuyết với tư cách là
một thể loại được đặc biệt chú trọng và đã tạo ra những bước tiến mới trong những năm 70,
80, 90 của thế kỷ XX, với công trình Truyềnthuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến (Kiều
Thu Hoạch), Nghiêncứu tiến trình của văn học dângian Việt Nam (Đỗ Bình Trị), giáo trình
Văn học dângian Việt Nam (Lê Chí Quế chủ biên), cuốn sách Mối quan hệ giữa truyền
thuyết người Việt và hội lễ về các anh hùng (Lê Văn Kỳ). Lịch sử nghiêncứu bản chất thể
loại truyềnthuyết tiếp tục thu được thành tựu vào năm 2000, khi tác giả Trần Thị An bảo vệ
xuất sắc luận án tiến sĩ mang tên Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết. Trong
thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, các nghiêncứu về truyềnthuyết xuất hiện rải rác dưới
dạng các bài nghiêncứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành hoặc các luận văn, luận án với
cách tiếp cận từ một cốt truyện, một chủ đề cụ thể hay một vùng truyềnthuyết cụ thể. Có thể
kể đến luận án tiến sĩ Khảosáttruyện kể dângian Khơme Nam Bộ (qua thần thoại, truyền
thuyết, truyện cổ tích) (Phạm Tiết Khánh) bảo vệ năm 2007; bài viết của tác giả Trần Thị An
“Sự hình thành truyềnthuyếtdângian - Tìm hiểu sự hình thành truyềnthuyết Tứ vị thánh
nương (qua các nguồn thư tịch, truyềnthuyếtdângianvà tục thờ cúng)” (Kỷ yếu Hội thảo
quốc tế Việt Nam học lần thứ ba năm 2008); luận án tiến sĩ Truyềnthuyếtdângian về những
cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918) (Võ Phúc Châu) bảo vệ năm 2010.
Ngoài ra, việc sưu tầm truyềnthuyếtdângian cũng dầndần thu được nhiều thành tựu.
Trong các tuyển tập truyệndângian ở các địa phương, một phần không thể thiếu là bộ phận
truyền thuyếtdân gian. Gần đây nhất, hai tậpTruyền thuyếtdângian người Việt (Kiều Thu
Hoạch chủ biên) đã sưu tập được một khối lượng lớn các truyềnthuyếtdângian ở địa phương
cũng như các truyềnthuyếtdângian được ghi chép vào kho tàng văn xuôi trung đại và kho
thần tích.
3.2. Vấn đề nghiêncứu văn học dângian vùng Nghệ Tĩnh
Hướng nghiêncứu văn học dângian theo vùng văn hóa đang trở thành một hướng
nghiên cứu mang lại nhiều kết quả, có ý nghĩa thực tiễn cao và đã được không ít nhà nghiên
cứu theo đuổi. Năm 1978, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong bài viết “Về phân vùng văn học dân
gian và ý nghĩa phương pháp luận của nó” (Dân tộc học số 2) đã đề cập trực tiếp đến vấn đề
này. Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, hướng nghiêncứu này tiếp tục được học giới quan tâm,
thể hiện qua các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học như: Hội nghị văn học dângian miền
Trung lần thứ nhất được tổ chức tại Đà Nẵng (1981); Hội thảo khoa học về phân vùng văn
hóa do Viện Văn hóa tổ chức. Trong các hội nghị khoa học đó, có không ít bài viết về vùng
văn hóa dângianxứ Nghệ. Thập kỷ 80 cũng đánh dấu sự hoàn thành bản thảo cuốn Địa chí
văn hóa dângianNghệ Tĩnh (1984) do Nguyễn Đổng Chi cùng với các nhà nghiêncứu khác
(Ninh Viết Giao, Vũ Ngọc Khánh) biên soạn. Trong cuốn sách này, ở phần Truyện kể dân
gian do nhà nghiêncứu Ninh Viết Giao viết, lần đầu tiên, truyềnthuyếtdângianxứNghệ
được sơ lược tìm hiểu. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có ý thức phân loại các thể loại văn học dân
gian của xứNghệ (với các tiểu mục riêng cho từng thể loại), Ninh Viết Giao vẫn chỉ dành
một tiểu mục chung cho hai thể loại cổ tích vàtruyền thuyết. Thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đáng
lưu ý nhất là sự ra đời bộ sách Kho tàng truyện kể dângianxứNghệ (1993) gồm bốn tập - là
bộ sách sưu tầm có quy mô và hệ thống đầu tiên về truyện kể dângianxứ Nghệ. Đây là cơ sở
tư liệu quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiêncứu luận án này. Ngoài ra, hội thảo Văn hóa
truyền thống các tỉnh Bắc Trung Bộ trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước do Hội Văn nghệdângian Việt Nam, Viện Nghiêncứu văn hóa dângian Việt Nam
1
và
Hội Văn nghệdângianNghệ An phối hợp tổ chức năm 1994 cũng đã quy tụ được khá nhiều
bài viết về văn hóa dângianxứ Nghệ. Ở thế kỷ XXI, truyềnthuyếtxứNghệ lần đầu tiên được
đứng riêng một tiểu mục trong cuốn Về văn học dângianxứNghệ (2004) của Ninh Viết
Giao. Bàn về truyềnthuyếtxứNghệ trong phần này, tác giả chủ yếu liệt kê những truyền
thuyết trên đất Nghệ qua quá trình lịch sử chứ chưa đi đến những nhận định chung hơn về
tính chất, đặc điểm… của thể loại này trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Dù vậy, đây vẫn là
một trong những tiền đề quan trọng để chúng tôi nghiêncứu đề tài này.
1
Nay là Viện Nghiêncứu Văn hóa
Trong lĩnh vực văn học dân gian, xu hướng nghiêncứu theo vùng đã cho ra đời nhiều
công trình có giá trị phục hồi vốn cổ ở các địa phương cụ thể. Riêng văn hóa dângianxứ
Nghệ - một miền đất hứa từng được đề cập một cách khái lược trong các cuốn sách địa chí
xưa (như: Nghệ An ký, An Tĩnh cổ lục,…) thì mới chỉ có những bài viết lẻ tẻ khai thác. Mảng
thể loại truyềnthuyết trong giới hạn văn hóa vùng xứNghệ thể hiện sự trống vắng trên cả hai
phương diện: phương diện tư liệu lẫn phương diện nghiên cứu. Đây là một khó khăn đối với
chúng tôi. Tuy nhiên, các công trình nghiêncứu của các nhà nghiêncứu đi trước về truyền
thuyết dângian nói chung và về vùng văn hóa dângianNghệ Tĩnh đã được chúng tôi liệt kê
trên đây sẽ là những gợi ý bổ ích và quý báu cho chúng tôi khi nghiêncứu đề tài này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng 5 phương pháp sau đây: phương
pháp hệ thống, thống kê, phân loại; phương pháp điều tra thực địa; phương pháp liên ngành;
phương pháp phân tích; phương pháp so sánh.
5. Đóng góp của luận án:
5.1. Lần đầu tiên trình bày một cái nhìn hệ thống về truyềnthuyếtdângianxứNghệ
với các số liệu thống kê tương đối đầy đủ và sự phân loại rõ ràng về đối tượng này. Qua đó,
luận án của chúng tôi góp phần bổ sung tư liệu cho việc nghiêncứuvà giảng dạy truyền
thuyết dângian Việt Nam nói chung.
5.2. Luận án góp phần tái khẳng định, củng cố hệ thống thi pháp thể loại của truyền
thuyết dângian bằng các phân tích vàdẫn chứng cụ thể từ kho tàng truyềnthuyếtdângianxứ
Nghệ.
5.3. Luận án của chúng tôi sẽ tái dựng diễn biến lưu truyền của truyềnthuyếtdângian
xứ Nghệ thông qua việc tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa truyềnthuyếtdângianvà lễ hội
dân gian, truyềnthuyếtdângianvà các di tích vật thể, truyềnthuyết đã được sưu tầm, văn
bản hóa vàtruyềnthuyết đang sống bằng hơi thở của dân gian.
5.4. Luận án sẽ bước đầu phác thảo những nét đặc trưng của truyềnthuyếtdângianxứ
Nghệ thông qua việc chỉ ra những tương đồng và dị biệt của chúng với truyềnthuyếtdângian
Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc của luận án:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án sẽ gồm 3 chương sau:
- Chương I: Tổng quan về truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ.
- Chương II: TruyềnthuyếtdângianxứNghệ nhìn từ đặc trưng thể loại
- Chương III: TruyềnthuyếtdângianxứNghệ trong không gian văn hóa xứNghệ
NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀNTHUYẾTDÂNGIANXỨNGHỆ
1.1. Diện mạo chung của truyềnthuyếtdângianxứNghệ
1.1.1 Số lượng truyềnthuyếtdângianxứNghệ
Tiêu chí được chúng tôi lưu ý hàng đầu khi thống kê là lựa chọn những truyện kể
thích hợp và đáp ứng đủ các yếu tố cần thiết để làm nên một truyền thuyết. Tuy nhiên, để
nhìn thấy được các xu hướng vận động và phát triển của thể loại này, chúng tôi không chỉ
chọn những truyềnthuyết thuần chất không lẫn vào đâu được mà còn chủ ý lựa những truyền
thuyết mờ nhòe, đứng mấp mé, chênh vênh ở ranh giới của cổ tích hay thần thoại. Tiêu chí
thứ hai là song hành thống kê các bản kể đã được cố định ở dạng văn bản và các bản kể
truyền miệng chưa được ghi chép còn vương sót lại đâu đó trong dân gian. Tiêu chí thứ ba là
quy các dị bản về một mối - coi như đó chỉ là một đơn vị thống kê chứ không để mỗi dị bản
là một đơn vị riêng lẻ.
Với các tiêu chí được định rõ như trên, chúng tôi thống kê được 138 truyềnthuyếtdân
gian xứNghệ qua các sách vở, thư tịch và sưu tầm được 9 truyềnthuyết vẫn đang lưu truyền
trong dângian mà chưa từng được cố định hóa bằng văn bản.
1.1.2 Tương quan với số lượng các thể loại truyện kể dângian khác
Cuốn KTTKDGX.Nghệ (tập 1) có 98 truyện kể thì có 6 thần thoại (6.2%), 36 truyền
thuyết (36.7 %) và 56 truyện cổ tích (57.1%). Những con số mang tính chất tượng trưng trên
đây phần nào cho thấy trong khi thần thoại đã trở nên hiếm hoi còn cổ tích chiếm ưu thế về
mặt số lượng thì truyềnthuyết vẫn giữ được một vị thế đáng kể trong đời sống dân gian. Con
số lưng chừng và vị thế ở giữa của truyềnthuyết trong kho tàng truyện kể dângianxứNghệ
một lần nữa minh chứng cho chức năng gạch nối của thể loại này trong tâm thức dân gian.
Những con số thống kê ban đầu trên đây đã phần nào phác họa một cách tổng quan diện mạo
của thể loại truyềnthuyết trong đời sống sinh hoạt văn hóa dângianxứ Nghệ.
1.2. Các dạng truyềnthuyết tiêu biểu
1.2.1. Lý thuyết phân loại
Thực tế phức tạp của vấn đề phân loại truyềnthuyết đã từng được nhà nghiêncứu
Kiều Thu Hoạch mô tả khá tỉ mỉ trong bài viết Xác định thể loại truyền thuyết. Theo nhận
định của chúng tôi, mỗi cách phân loại truyềnthuyết của các nhà folklore trong và ngoài
nước nêu trên đều có lý lẽ riêng do căn cứ vào các hệ tiêu chí khá cụ thể. Tuy nhiên, chưa có
một phương án phân loại nào có thể gọi là phương án vạn năng để có thể sử dụng trong mọi
tình huống nghiên cứu. Với mục đích nghiêncứu thể loại truyềnthuyết gắn với một địa
phương cụ thể, trong một môi trường diễn xướng cụ thể, chúng tôi nhận thấy về cơ bản, cách
phân loại của nhà nghiêncứu Kiều Thu Hoạch phù hợp nhất cho tình huống nghiêncứu mà
luận án này đặt ra. Song, với thực tế tư liệu truyềnthuyết đặc thù của địa phương đã được
thống kê ở mục 1.1.1, chúng tôi có một chút thay đổi nhỏ trong cách phân chia các tiểu loại
cho loại truyềnthuyết nhân vật.
Trong loại truyềnthuyết nhân vật, chúng tôi chia làm 2 bộ phận căn cứ vào đối tượng
được kể, gồm: truyềnthuyết về nhiên thần vàtruyềnthuyết về nhân thần. Trong bộ phận
truyền thuyết nhân thần, chúng tôi gộp mục truyềnthuyết về người anh hùng chống xâm lược
và truyềnthuyết về các anh hùng nông dân thành một tiểu loại chung. Bên cạnh tiểu loại
truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược và anh hùng nông dânvà tiểu loại truyền
thuyết về người anh hùng văn hóa còn có thêm tiểu loại truyềnthuyết về các linh nhân hóa
thần. Đây là bộ phận truyềnthuyết kể về những con người hết sức bình thường nhưng vì
những duyên do tình cờ đột nhiên thành thần thánh.
Ngoài ra, theo tiêu chí hình thức tồn tại và lưu truyền của truyền thuyết, chúng tôi sẽ
chia truyềnthuyết làm hai dạng: truyềnthuyết định hình trên văn bản vàtruyềnthuyết lưu
truyền trong dân gian.
1.2.2. Phân loại theo hình thức tồn tại và lưu truyền
- Truyềnthuyết định hình trên văn bản: Đặc trưng thể loại gắn liền với lịch sử đã trở
thành một phép lợi thế để truyềnthuyết đường hoàng bước chân vào lãnh địa của các văn bản
thành văn. Nhờ vào phép lợi thế ấy, truyềnthuyết được lưu giữ ở vô số văn bản thời trung đại
với sự đa dạng về thể loại: sách địa chí, sách sử, truyện chí quái, thần tích, thần phả… Các
truyền thuyết đã được định hình qua thời gianvà lưu lại trong các thư tịch, sách vở ấy được
chúng tôi liệt vào dạng truyềnthuyết định hình trên văn bản. Những truyềnthuyết được lấy
làm đối tượng nghiêncứu trong luận án này chủ yếu ở dạng đã cố định trên văn bản. Những
truyền thuyết bất động trong văn bản cũng tựa như những hóa thạch văn hóa - phác nên chân
dung một xứNghệ đậm màu huyền thoại và dày dạn vết tích văn hóa.
- Truyềnthuyết lưu truyền trong dân gian: Dạng truyềnthuyết lưu truyền thể hiện sức
sống và khả năng bám rễ vào mạch chảy xã hội của thể loại này trong quá trình tái tạo không
ngơi nghỉ của nó. Độ phong phú của dạng truyềnthuyết này vừa phụ thuộc vào khả năng tạo
sinh khách quan của thể loại, vừa phụ thuộc vào quá trình tự khảosát mang tính chủ quan của
chúng tôi. Những truyềnthuyết còn tồn tại ở dạng này có thể là những truyện đã từng được
văn bản hóa song quay trở về dângian bằng quá trình tái truyền miệng; cũng có thể đó là
những truyện chưa từng được cố định bằng văn bản, song nhờ sức mạnh dai dẳng của trí nhớ
dân gian mà tồn tại đến ngày nay - dạng này chúng tôi tạm gọi là truyệntruyền khẩu nguyên
thủy. Chúng tôi chỉ lưu tâm thống kê các truyềnthuyếttruyền khẩu nguyên thủy trong số các
truyền thuyết tồn tại ở dạng lưu truyền trong dân gian. Trong thời giannghiêncứu có hạn,
chúng tôi đã thực hiện được 4 chuyến điền dã về các địa phương như: huyện Nam Đàn, Hưng
Nguyên, Đô Lương, Quỳ Hợp, Con Cuông (tỉnh Nghệ An) và đã sưu tầm được 9 truyền
thuyết ở dạng còn lưu truyền trong dân gian. Con số ít ỏi ấy là kết quả chủ quan của những
chuyến điền dã ngắn ngủi của chúng tôi, đồng thời cũng phản ánh khách quan tồn tại của
dạng truyềnthuyết lưu truyền trong dân gian. Tuy rằng con số ít ỏi của dạng truyềnthuyết
truyền khẩu nguyên thủy được chúng tôi tìm thấy chưa đủ sức khôi phục lại một mảng truyền
thuyết địa phương đã thất truyền song tự thân sự hiếm hoi ấy cũng đã phác nên thực trạng tồn
tại riêng của truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ.
1.2.3. Phân loại theo nội dung
Qua thống kê, phân loại, chúng tôi thu được kết quả định lượng như sau: truyền
thuyết nhân vật có 122 truyện, truyềnthuyết địa danh có 22 truyệnvàtruyềnthuyết phong -
vật có 3 truyện. Mức tập trung đậm đặc với tỷ lệ 83 % ở loại truyềnthuyết nhân vật phản ánh
rõ nét thói quen sáng tạo, thị hiếu lưu truyền của nhân dân vùng văn hóa Nghệ Tĩnh với thể
loại truyền thuyết.
- Truyềnthuyết nhân vật: gồm truyềnthuyết nhiên thần và nhân thần.
Truyềnthuyết nhiên thần trong kho truyềnthuyếtdângianxứNghệ được định lượng
bằng con số 23/147 (chiếm 15.6%). Con số khiêm tốn ấy phản ánh sự tồn tại ít ỏi của mảng
truyền thuyết nhiên thần nhưng chưa hẳn đã phản ánh đúng mực về mức độ phát triển của tín
ngưỡng dângian trên mảnh đất xứ Nghệ. Đó chỉ là con số bề mặt gồm những truyềnthuyết
nhiên thần còn ở dạng nguyên bản. Trong chế độ phong kiến, dưới áp lực thu phục thần
quyền về dưới trướng vương quyền, các vị thần của dângian đã buộc phải phủ lên mình
những phục sức sao cho phù hợp với tình trạng mới. Cải biến các vị nhiên thần bằng cách
đem đến hình hài, gốc gác nhân thần cho họ là cách làm phổ biến trong văn học dângian lúc
bấy giờ. Do đó, nếu tìm hiểu thật kỹ càng bộ phận truyềnthuyết nhân thần, chúng ta sẽ tri
nhận thêm nhiều câu chuyện vốn là về các thần tự nhiên đã được biến cải thành truyện về
nhân thần.
Truyềnthuyết nhiên thần thường chỉ xoay quanh hai kiểu mô típ chính: mô típ hiện
thân và mô típ hiển linh phù trợ. Trong khi mô típ hiển linh phù trợ có định dạng đơn nhất thì
mô típ hiện thân của nhiên thần lại biểu hiện khá đa dạng trong truyềnthuyếtdân gian. Bên
cạnh các mô típ hiện thân quen thuộc, chúng tôi còn gặp một số mô típ hiện thân khá đặc biệt
của các nhiên thần. Ví dụ như mô típ sinh ra từ con người hay giáng sinh thành người. Sự ra
đời dưới hình thức đứa con của loài người hay mô típ giáng sinh dưới hình dạng con người
trên đây của nhiên thần có thể coi là mô típ lạ bởi bản nguyên của nhiên thần là sự vật tự
nhiên nên các mô típ hiện thân thông thường luôn gắn với tự nhiên. Đây chắc hẳn là một
bước quá độ của tư duy dângian trong quá trình phát triển từ tư duy huyền thoại đến tư duy
tôn giáo; là sự chuyển mình từ tín ngưỡng sùng bái tự nhiên sang tín ngưỡng sùng bái con
người. Các mô típ hiện thân của nhiên thần đã phác thảo ra một con đường phát triển của tư
duy dân gian. Chúng tôi nhìn thấy sự biến chuyển rõ rệt từ mô típ hiện thân kỳ lạ từ hiện
tượng đột biến của tự nhiên cho đến mô típ ứng đồng tự xưng của nhiên thần. Đặc biệt hơn,
đến mô típ sinh ra do con người và giáng sinh thành người thì mối liên kết thần - người đã trở
nên sâu sắc hơn một bậc. Trong mối liên kết ấy, chúng tôi nhận thấy đã bắt đầu có sự nhập
nhằng, hoán đổi chức năng giữa thần và người - biểu hiện của một bước đi dài trong tư duy
dân gian.
Là bộ phận truyềnthuyết có số lượng lớn (99/147 truyện, chiếm 67.3%) và được phân
chia thành ba mảng khác nhau dựa vào tính chất của các nhân vật được kể (anh hùng chống
giặc ngoại xâm, anh hùng văn hóa, linh nhân hóa thần), truyềnthuyết nhân thần hội đủ các
nhân tố để trở thành bộ phận tiêu biểu của thể loại. Chúng tôi đã thống kê định lượng được
kết quả sau đây: Truyềnthuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông
dân có 45 truyện; Truyềnthuyết về người anh hùng văn hóa có 26 truyện; Truyềnthuyết về
linh nhân hóa thần có 28 truyện. Tuy chỉ được thống kê trong giới hạn không gian văn hóa
xứ Nghệ, các con số trên đây vẫn thể hiện một kết quả đồng nhất với truyềnthuyếtdângian
nói chung khi đa số truyềnthuyết thuộc về tiểu loại truyềnthuyết về người anh hùng chống
giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân. Qua khảosát sâu bộ phận truyềnthuyết nhân thần,
chúng tôi lọc ra được 16 truyện nguyên là truyềnthuyết nhiên thần, trong đó, vị nhân thần
thực chất là từ một nhiên thần được lịch sử hóa, nhân thế hóa mà thành. Số lượng truyền
thuyết đã biến dạng này góp phần làm phong phú thêm cho bộ phận truyềnthuyết nhiên thần
(23+16 truyện), đồng thời giảm thiểu bộ phận truyềnthuyết nhân thần về mặt định lượng (99-
16 truyện). Mặt khác, nó cũng thu hẹp khoảng cách định lượng giữa truyềnthuyết nhiên thần
và truyềnthuyết nhân thần (theo đó, truyềnthuyết nhân thần từ chỗ có số lượng gấp 4.3 lần
truyền thuyết nhiên thần đã giảm xuống chỉ còn gấp đôi). Sự thay đổi của các con số, sự giảm
thiểu tỷ lệ chênh lệch của hai bộ phận truyềnthuyết cũng biểu thị mức độ biến đổi hay chính
xác hơn là mức độ lịch sử hóa, nhân thế hóa truyềnthuyết nhiên thần.
- Truyềnthuyết địa danh
Chỉ chiếm 14.9% tổng số các truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ, truyềnthuyết địa danh
có chỗ đứng tương đối khiêm tốn song trên lãnh địa nhỏ nhoi ấy, loại truyềnthuyết này vẫn là
những trình diễn đặc trưng của trí tuệ và tâm hồn dângianxứ Nghệ. Nét đặc trưng dễ thấy
nhất trong các truyềnthuyết địa danh xứNghệ là các tên đất, tên làng, tên đình, tên miếu
được kể đều tồn tại đâu đó trên mảnh đất này.
- Truyềnthuyết phong tục - sản vật
Loại truyềnthuyết phong tục - sản vật trong kho tàng truyềnthuyếtdângianxứNghệ
vô cùng hiếm hoi với 3 truyện được tìm thấy trong Kho tàng truyện kể dângianxứ Nghệ. Các
truyền thuyết này mới chỉ dừng lại ở việc mô tả các phong tục, các trò diễn dângian chứ chưa
tạo ra được một kết cấu cụ thể. Dù sao, sự hiện diện của chúng cũng cho thấy diện mạo khá
đủ đầy của truyềnthuyếtdângianxứNghệ về phương diện thể loại.
1.3. Các trung tâm truyềnthuyết tiêu biểu
Chính cái lõi lịch sử đặc trưng của thể loại truyềnthuyết cùng với năng lượng phi
thường của niềm tin dângian đã tạo nên những cơn lốc xoáy sáng tạo. Những cơn lốc xoáy
sáng tạo xoay quanh điểm trung tâm là những chi tiết mang tính lịch sử đã hình thành nên
những “vùng trũng” độc đáo trên địa hạt thể loại truyềnthuyết - quần tụ ở đó những mảnh
truyền thuyết có liên quan đến nhau. Chúng tôi gọi những “vùng trũng” ấy là các trung tâm
truyền thuyết. Trong điều kiện các cơn lốc sáng tạo đã thuộc về quá vãng, các “vùng trũng”
cũng đã trở nên nhạt nhòa bởi sự san lấp của thời gian, chúng tôi buộc phải men theo các
mảnh vỡ truyềnthuyếtvà các mối cố kết của truyềnthuyết với địa phương để phục dựng lại
các trung tâm truyền thuyết.
1.3.1. Truyềnthuyết dạng chuỗi và các trung tâm truyềnthuyết tiêu biểu
Các truyềnthuyết dạng chuỗi chính là sản phẩm của cơn lốc xoáy sáng tạo mà tâm
điểm là các chi tiết lịch sử có thật. Lấy cảm hứng từ một chi tiết lịch sử (nhân vật hoặc sự
kiện lịch sử) nào đó, dângian dốc sức sáng tạo nên vô số truyềnthuyết có mối liên thông với
nhau qua cái gốc cội chung. Từ những chuỗi truyềnthuyết mang tính hệ thống phi vật thể,
một hệ thống mang tính vật thể - các đền miếu được dựng nên góp phần củng cố không gian
truyền thuyết cá biệt, đậm đặc địa phương tính. Đó là con đường hình thành nên các trung
tâm truyềnthuyết - một con đường độc đạo được khai mở bằng chính những đặc trưng thể
loại. Qua quá trình phân loại kho truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ, chúng tôi nhận thấy có ít
nhất ba chuỗi truyền thuyết, liên quan đến ba nhân vật lịch sử và ba sự kiện lịch sử gắn bó với
địa phương. Đó là Mai Hắc Đế với sự kiến lập và tan rã của nước Vạn An, An Dương Vương
với cái chết cùng đường ở biển Diễn Châu và Lê Lợi với công cuộc nếm mật nằm gai chống
quân Minh nơi miền núi xứ Nghệ. Với ba chuỗi truyềnthuyết trên đây, chúng tôi cho rằng,
xứ Nghệ có ít nhất ba trung tâm truyền thuyết: Nghi Lộc - Diễn Châu, Nam Đàn, miền Tây
xứ Nghệ.
Để hình thành nên một trung tâm truyền thuyết, nếu chuỗi truyềnthuyết là điều kiện
cần thì các di tích vật thể đi kèm lại là điều kiện đủ. Khảo xét các địa phương tồn tại các
chuỗi truyền thuyết, nếu đồng thời cũng có sự tồn tại dày đặc của các đền miếu, các địa danh
liên quan thì chúng tôi khẳng định, đó là một trung tâm truyền thuyết.
Các trung tâm truyềnthuyết đã được xác định tuy hình thành từ những tâm điểm rất
đặc thù, cá biệt nhưng dường như không hoàn toàn phát triển độc lập, riêng rẽ mà ngược lại,
chúng có mối liên kết qua lại, góp phần mở rộng không gian sống của thể loại truyền thuyết.
Từ những mối liên kết ấy, các truyềnthuyết lan tỏa rất nhanh để rồi hình thành nên những
vùng ngoại vi dày đặc truyền thuyết. Qua thời gian tích lũy, các vùng ngoại vi ấy rồi cũng
dần dà biến nhập vào lãnh địa các trung tâm truyềnthuyết hoặc trở thành các trung tâm phát
triển độc lập (nếu sẵn có cơ sở nền tảng). Ngày nay, trên đất Nghệ, các nhà nghiêncứu tìm
thấy dấu tích của các đình, đền, miếu mạo thờ An Dương Vương, Mai Hắc Đế, Lê Lợi và các
tướng sĩ rải rác khắp nơi chứ không chỉ ở cái nôi địa phương tạo sinh ra chúng.
1.3.2. Nguyên tắc hình thành các trung tâm truyềnthuyết
Qua nghiêncứu tư liệu thực tế của truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ, chúng tôi rút ra
một số nguyên tắc kiến tạo các trung tâm truyềnthuyết sau đây:
- Dưới những đặc trưng của thể loại truyền thuyết: tính gắn bó với địa phương và các
địa danh cụ thể; là sự liên thông, kết nối với tín ngưỡng dân gian; là sự hiển hiện mang tính
vật chất ở dạng đình đền miếu mạo.
- Hệ quả của tính lan tỏa của văn học dân gian: Dù sự kết nối với một địa phương
nào đó rất quan trọng đối với quá trình hình thành nên một trung tâm truyềnthuyết song tính
lưu động của truyềnthuyết cũng cực kỳ cần thiết trong việc thiết lập nên một bầu không khí
cho thể loại này tiếp tục sống và phát triển.
- Dựa trên cơ sở chủ quan của địa phương: Là những câu chuyện được sáng tạo nên
từ những sự kiện, nhân vật lịch sử có thật, truyềnthuyết là thể loại đòi hỏi phải có chất liệu
phù hợp để sáng tạo. Bởi vậy, truyềnthuyết có phong phú, đa dạng hay không phụ thuộc rất
nhiều ở độ phong phú của chất liệu thực tế. Các trung tâm truyềnthuyết chỉ có thể hình thành
trên các vùng đất tồn tại các nhân vật, sự kiện lịch sử đáng kể để làm chất liệu cho dângian
sáng tạo.
Tiểu kết chương Một
Qua khảo sát, hệ thống, phân loại các truyềnthuyếtdângianxứNghệ với những con
số cụ thể, một số vấn đề mang tính đặc trưng của vùng truyềnthuyếtxứNghệ đã được hé mở.
1. Tuy không phải là thể loại có số lượng truyện lớn nhất (so với cổ tích) song ở vị thế
cái gạch nối truyềnthuyết đã gây dựng nên được một bầu khí quyển trên đất Nghệ.
2. TruyềnthuyếtxứNghệ ngày nay chủ yếu tồn tại dưới dạng văn bản bởi định thức
lưu truyền: văn bản hóa, cố định hóa - quay về dângian - phá vỡ cấu trúc văn bản cố định -
tái sinh cấu trúc mới. Các truyềnthuyết ở dạng truyền khẩu nguyên thủy vô cùng hiếm hoi.
3. Qua phân loại truyềnthuyết về mặt nội dung, chúng tôi nhận thấy truyềnthuyếtdân
gian xứNghệ tập trung chủ yếu vào loại truyềnthuyết nhân vật với mức độ đậm đặc ở tỷ lệ
83 %. Một mặt, tỷ lệ ấy phản ánh thói quen sáng tạo, thị hiếu lưu truyền thể loại truyềnthuyết
của nhân dân vùng Nghệ Tĩnh; mặt khác, nó thể hiện rõ trạng thái đời sống tinh thần của
nhân dân nơi đây với cơn khát niềm tin cần được bù đắp bằng thế giới thần linh trong tâm
thức.
4. Những nghiêncứu sơ bộ ban đầu hai bộ phận truyềnthuyết nhiên thần vàtruyền
thuyết nhân thần về độ chênh tỷ lệ, khả năng chuyển hóa lẫn nhau… cho thấy xu hướng phát
triển của tư duy dângian đi từ tư duy huyền thoại đến tư duy tôn giáo, từ tín ngưỡng sùng bái
tự nhiên đến tín ngưỡng sùng bái con người. Ngoài ra, sự vượt trội về mặt số lượng của
truyền thuyết ở tiểu loại truyềnthuyết về các anh hùng chống ngoại xâm và anh hùng nông
dân (so với tiểu loại truyềnthuyết về anh hùng văn hóa vàtruyềnthuyết về các linh nhân hóa
thần) đã thể hiện phần nào tính cách và tâm hồn người xứ Nghệ.
5. Qua khảosát các truyềnthuyết dạng chuỗi và các di tích vật chất liên quan, chúng
tôi xác định được ít nhất 3 trung tâm truyềnthuyết tiêu biểu của vùng văn hóa Nghệ Tĩnh,
gồm có: Nam Đàn, Diễn Châu - Nghi Lộc và miền núi Tây Nghệ.
CHƢƠNG II
TRUYỀN THUYẾTDÂNGIANXỨNGHỆ NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
2.1. Không gian trong truyềnthuyếtdângianxứNghệ
2.1.1. Không gian cố định và di động
Vấn đề không gian trong truyềnthuyết đã được các nhà folklore học quan tâm đến
như một yếu tố thi pháp của thể loại ở mức độ khái quát và bước đầu có những khám phá tỉ
mỉ về ý nghĩa biểu đạt ở phương diện nội dung. Trong phần này, chúng tôi phân tích 2 thuộc
tính của không giantruyền thuyết: tính cố định và tính di động bằng dẫn chứng cụ thể từ
truyền thuyết Lý Nhật Quang còn lưu hành trên đất Nghệ.
- Tính cố định - một thuộc tính đặc trưng của không giantruyềnthuyếtTruyềnthuyết gắn với những địa danh xác thực: Thực chất, tính cố định của không
gian truyềnthuyết là tính xác định về địa điểm, địa danh trong cái nhìn tương quan so sánh
với tính phiếm chỉ, không xác định của không gian trong truyện cổ tích. Với tính cách là
những mẩu chuyện nhỏ “xoay quanh các hiện tượng lịch sử”, được “hình thành khi biến cố
lịch sử đã xảy ra” [13, 38], truyềnthuyết tồn tại và phát triển trên cơ sở gợi ý của lịch sử -
một lịch sử sơ khai nhất của những nhân vật xác định, những địa danh xác định. Những câu
chuyện trong chùm Truyềnthuyết về Lý Nhật Quang được lưu hành chủ yếu ở bốn nơi:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định. Đặc biệt, ở trên đất Nghệ An - nơi Lý Nhật
Quang làm Tri châu trong 19 năm có vô số những tên đất, tên làng nhắc nhớ đến ông bằng
chính những công lao to lớn và cái chết bí ẩn đã được huyền thoại hóa trong ký ức dân gian.
Đó là vùng Bạch Ngọc (Đô Lương), Hoàng Mai (Quỳnh Lưu), Nam Kim (Nam Đàn), Công
Trung (Yên Thành), Khe Bố (thuộc huyện Tương Dương ngày nay), Cự Đồn (thuộc huyện
Con Cuông ngày nay)… Dấu tích của Lý Nhật Quang còn để lại trong tâm thức nhân dânxứ
Nghệ bằng những câu chuyện ở những địa danh khác nhau ( Khe Chè - Con Cuông; Ngọc
Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn - Đô Lương…).
Truyềnthuyết “kiên cố hóa” môi trường diễn xướng bằng các hình thức văn hóa vật
thể: Truyềnthuyết Lý Nhật Quang ở Nghệ An được lưu truyền cho đến tận ngày nay ở nhiều
địa phương một phần cũng là nhờ vào các hoạt động của đền, miếu thờ ông. Ninh Viết Giao
đã thống kê được rất nhiều đền thờ Lý Nhật Quang như: đền Vĩnh Yên (làng Vĩnh Yên,
phường Hưng Vĩnh, thành phố Vinh), đền kiêm đình Vạn Lộc (làng Vạn Lộc, Hưng
Nguyên), đền Nhạn Tháp (làng Nhạn Tháp, xã Hồng Long, Nam Đàn), đền làng Thượng
(làng Yên Lý Thượng, xã Diễn Yên, Diễn Châu),… Thần tích và các mẩu chuyện về Lý Nhật
Quang xung quanh các đền miếu còn lưu lại nhiều chuyện hiển linh thần kỳ của Ngài. Ngoài
ra, dângian còn lưu lại một bài vè về Lý Nhật Quang, thể hiện sự cộng hưởng của các thể
loại văn học dângian khác trong sự cố định hóa không gian diễn xướng của truyền thuyết.
Như vậy, có thể thấy rằng, thông qua cơ chế ràng buộc với một hình thức văn hóa vật
thể nào đó, truyềnthuyết đã tự mở ra cho nó một môi trường sống bao la với sự liên thông,
kết nối cùng tín ngưỡng dân gian, lễ hội dân gian, trò diễn dân gian; đồng thời cũng tạo ra cơ
hội để đi từ việc định hình rõ nét cho đến cá biệt hóa, cô đặc hóa không gian diễn xướng của
nó.
- Tính di động của không giantruyềnthuyết - một hệ quả của quá trình lưu truyền
Motif di động - không gian diễn xướng di động: Bên cạnh xu hướng cố định hóa,
truyền thuyết trong quá trình lưu truyền còn nảy sinh một xu hướng khác - xu hướng di động
không gian. Di động nhưng không phủ nhận bản chất cố định - đó là đặc tính bổ sung, tương
hỗ nhau của hai nét tính chất của không giantruyền thuyết. Tính di động của không gian
trong truyềnthuyết được hiểu là sự chuyển di các yếu tố mang tính cố định của truyềnthuyết
ấy trong một không gian văn hóa rộng lớn (ở những địa phương khác nhau, thậm chí, ở
những vùng văn hóa tộc người khác biệt). Các yếu tố cố định (thời đại, địa điểm, nhân vật, sự
kiện) trong truyềnthuyết sẽ được di dời sang một không gian diễn xướng khác thông qua một
cơ chế đặc biệt nào đó. Nghĩa là, căn cốt của truyềnthuyết ấy sẽ được chuyển di sang một
không gian văn hóa khác, như thể đó mới là cái nôi phát sinh và phát triển của nó vậy.
Tính di động chỉ thực sự xuất hiện khi tất cả các yếu tố cơ bản nhất của truyềnthuyết
đều được di chuyển, trong đó, quan trọng nhất là motif truyện. Chúng ta có thể tìm thấy vô
vàn những mẩu nhỏ của truyềnthuyết về một nhân vật, một sự kiện được kể theo những cách
khác nhau, với những motif khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau bằng cách men theo
tính lan tỏa đặc thù của quá trình lưu truyền văn học dân gian, nhưng thật không dễ gì có thể
tìm thấy những câu chuyện với motif hoàn toàn như nhau, kể về cùng một nhân vật, một sự
kiện mà được gắn với hai địa phương khác nhau, thậm chí ở hai dân tộc khác nhau. Truyền
thuyết Lý Nhật Quang ở Nghệ An là một truyềnthuyết xuất hiện tình trạng như vậy trong quá
trình lưu truyền. Có thể coi nó là một trường hợp đặc trưng thể hiện tính di động của không
gian truyền thuyết. Bằng các tư liệu thu thập được từ hai chuyến điền dã tại hai huyện Đô
Lương và Con Cuông, chúng tôi nhận thấy sự trùng lặp motif trong câu chuyện về cái chết
của Lý Nhật Quang ở Đô Lương với câu chuyện về cái chết của vị tướng ở Con Cuông. Theo
nguyên tắc phát sinh và lan truyền của văn học dân gian, sự trùng lặp motif là điều hoàn toàn
bình thường, song sự trùng lặp motif diễn ra trong sự trùng khít về mặt sự kiện và nhân vật ở
thể loại truyềnthuyết thì lại là điều kỳ lạ đáng bàn. Rõ ràng, với sự trùng lặp motif giọt máu,
motif mả thiên táng trong câu chuyện về cái chết của Lý Nhật Quang được kể ở hai địa
phương khác nhau, ở hai dân tộc khác nhau, chúng ta nhìn thấy một không gian di động của
truyền thuyết này. Sự dịch chuyển motif kéo theo sự dịch chuyển của không gian diễn xướng
truyền thuyết.
Cơ chế di động của không giantruyền thuyết: Tính di động của không giantruyền
thuyết có một cơ chế hoạt động riêng, chủ yếu phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (liên quan
đến quá trình lưu truyền) chứ không phải là các yếu tố nội sinh của thể loại. Thế nên, không
phải truyềnthuyết nào cũng có tính di động không gian. Dù rất khó để nắm bắt được cơ chế
hoạt động của tính di động không gian trong truyềnthuyết nhưng có một điều chúng ta có thể
tin chắc (thông qua trường hợp cụ thể: truyềnthuyết Lý Nhật Quang) là tính di động không
gian của truyềnthuyết bất chấp khác biệt văn hóa tộc người và có khả năng vượt qua ranh
giới khác biệt văn hóa. Điều đó cho thấy một khía cạnh khác của thể loại truyềnthuyết (mà
nói rộng ra là văn hóa dân gian), bên cạnh xu hướng địa phương hóa mạnh mẽ thì cũng có xu
hướng giao lưu hết sức cởi mở.
2.1.2 Không gian khởi nguyên và không gian thứ phát
- Không gian khởi nguyên và cội nguồn truyền thuyết: Với hầu hết các thể loại truyện
dân gian, các nhà folklore học ít đặt ra vấn đề gốc tích phát sinh cụ thể, bởi điều đó thuộc vào
phạm vi điểm mù của văn học dângian nói chung - thứ văn học được coi là sản phẩm của số
đông, của tập thể và có đời sống bất tận tự do. Tuy nhiên, đặc trưng gắn bó sinh mệnh chặt
chẽ với các yếu tố mang tính lịch sử, cụ thể của truyềnthuyết lại tạo cho nó khả năng liên kết
với điểm khởi đầu của quá trình tạo tác, lưu truyền. Bởi vậy, nghiêncứutruyền thuyết, chúng
ta có thể tìm thấy địa phương gốc lưu truyềntruyềnthuyết đó đồng thời xác định được không
[...]... diện nhân vật trong truyềnthuyếtxứNghệ là hiện tượng địa phương hóa nhân vật; hiện tượng nhân vật song hành và hiện tượng biến đổi nhân vật theo hai xu hướng: phàm tục hóa và thiêng hóa CHƢƠNG III: TRUYỀNTHUYẾTDÂNGIANXỨNGHỆ TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA XỨNGHỆ 3.1 TruyềnthuyếtdângianxứNghệ trong tƣơng tác văn hóa vùng 3.1.1 Giới thuyết về vùng văn hóa xứNghệ Danh xưng xứNghệ từ lâu đã ăn sâu... lưu truyềnvà tái tạo đặc trưng của truyềnthuyết thông qua hội lễ và di tích văn hóa vật thể 2 Thể loại truyềnthuyết trong không gian văn hóa xứNghệ đã thể hiện đặc sắc những đặc trưng thể loại Không gian trong truyềnthuyếtxứNghệ là không gian kép về cả tính năng lẫn chức năng: không gian cố định - không gian di động; không gian khởi nguyên và không gian thứ phát Thời gian trong truyềnthuyết xứ. .. nét đặc trưng hiếm hoi về mặt cốt truyện của truyềnthuyết dân gianxứNghệ Trong kho tàng truyềnthuyếtdângianxứ Nghệ, chúng tôi tìm thấy những cốt truyện đặc biệt được tạo nên bởi lối tư duy và thái độ ứng xử đầy chất Nghệ Nếu truyềnthuyếtdângian nói chung thường lấy cảm hứng tôn vinh, thiêng hóa làm cảm hứng chủ đạo thì truyềnthuyết dân gianxứNghệ lại có thêm một bộ phận những cốt truyện... chức năng Về đặc tính, không gian trong truyềnthuyết dân gianxứNghệ vừa là một không gian cố định, vừa là một không gian di động Về mặt chức năng, tính chất kép của không giantruyềnthuyết thể hiện ở sự tồn tại song song và có sự tác động qua lại lẫn nhau của hai dạng không gian: không gian khởi nguyên và không gian thứ phát 2 Thời gian trong truyềnthuyết dân gianxứNghệ biểu hiện một cách khá... gian cố định và thời gian diễn biến truyện đặc trưng Căn cứ vào tính xác định của thời gian, chúng tôi tiến hành khảosát khung thời gian chủ yếu của truyềnthuyếtdângianxứNghệ qua các truyềnthuyết đã thống kê Kết quả cho thấy, truyềnthuyếtxứNghệ chủ yếu tập trung ở khung thời gian thời phong kiến Có thể nói thời phong kiến cũng là thời của truyềnthuyết Có thể truyềnthuyết đã ra đời như một... của truyềnthuyết dân gianxứNghệ trên đây đều phát sinh và phát triển dưới ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa vùng Nghệ Tĩnh Văn hóa vùng thẩm thấu vào từng chi tiết, từng motif, từng biểu hiện của truyềnthuyếtdângianxứNghệ 4 TruyềnthuyếtdângianxứNghệ cũng sống một đời sống đủ đầy trong tất cả các dạng tồn tại mà ngày nay chúng tôi còn nhận biết được Ngoài môi trường sống là đời sống dân gian. .. tầng lớp bình dân trong truyềnthuyếtxứNghệ Dù đặc trưng cảm hứng “thiêng hóa thực tại và tôn vinh những giá trị của dân tộc - lịch sử” [3, 62] dễ dẫntruyềnthuyết đến những lựa chọn khác song truyềnthuyếtdângianxứNghệ đã dành nhiều cơ hội cho các nhân vật bình dân bước vào lãnh địa của nó Đặc biệt, không phải chỉ những người bình dân hóa thần, hóa thánh trong truyềnthuyếtxứNghệ mà ngay đến... kể truyền miệng và thần tích Định lượng lại truyềnthuyếtdângianxứNghệ theo từng định dạng văn bản, chúng tôi thu được kết quả như sau: trong số 147 truyềnthuyếtdângian được sử dụng nghiêncứu có 62 bản sưu tầm, 9 bản kể truyền miệng và 76 truyềnthuyết rút trong thần tích Nghiêncứu cụ thể một truyềnthuyết tồn tại ở cả ba định dạng trên đây (truyền thuyết Lý Nhật Quang) dưới cái nhìn đối sánh... trong truyềnthuyếtdângianxứNghệ còn bao gồm những nhân vật không phải người xứNghệ song cuộc đời và tên tuổi họ lại gắn chặt với mảnh đất này Sự góp mặt của các nhân vật này khiến cho kho tàng truyềnthuyếtdângianxứNghệ phong phú hơn, đồng thời, đó cũng là dấu hiệu của một cảm quan sáng tạo rộng mở và một thái độ tiếp nhận văn hóa cởi mở của dângianxứNghệ Hơn nữa, đó cũng là một cách để dân. .. phách truyềnthuyết trong lễ hội mang đặc tính cố định và duy nhất về không gian, địa điểm Với đặc tính cố định và duy nhất về không gian, các lễ tục, diễn xướng dângian nhằm tái hiện truyềnthuyết đã kiêm thêm vai trò “địa phương hóa” truyềnthuyết trong hành trình lưu truyền vượt ra khỏi mọi biên giới của thể loại này 3.3 TruyềnthuyếtdângianxứNghệ với các di tích văn hóa vật thể Truyềnthuyết . cứu truyền thuyết
dân gian xứ Nghệ nhìn từ đặc trưng thể loại: không gian trong truyền thuyết dân
gian xứ Nghệ; thời gian trong truyền thuyết dân gian xứ. xứ Nghệ: truyền thuyết dân gian xứ
Nghệ trong tương tác văn hóa vùng; truyền thuyết dân gian xứ Nghệ với thần tích và
lễ hội; truyền thuyết dân gian xứ