Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 60 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
60
Dung lượng
361 KB
Nội dung
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ THỊTRƯỜNGPHẦNMỀM VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊTRƯỜNGPHẦN MỀM
1.1.1. Quy mô của thịtrườngphần mềm
* Quá trình hình thành và phát triển của thịtrườngphầnmềm Việt
Nam
5 năm đã qua kể từ khi Bộ Chính trị ra Chỉ thị 58/CT-TW về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước và Chính phủ ra Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP về
việc xây dựng và phát triển công nghiệp phầnmềm trong đó xác định
“công nghiệp phầnmềm là ngành công nghiệp được đặc biệt khuyến khích
đầu tư, Nhà nước áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các doanh nghiệp làm
công nghiệp phần mềm”, đến nay có thể nói công nghiệp phầnmềm đã đạt
được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ, tuy nhiên ngành công nghiệp non
trẻ này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn.
Nhờ những cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, cùng với
sự nỗ lực của các doanh nghiệp, hiệp hội, trong 5 năm qua ngành công
nghiệp phầnmềm đã có nhiều khởi sắc. Suốt từ năm 2000 đến nay công
nghiệp phầnmềm luôn giữ mức tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình
khoảng 35% năm, gần gấp 3 lần tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành
công nghiệp. Thống kê của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) cho
thấy đến nay cả nước có khoảng 720 doanh nghiệp phầnmềm đang thực sự
hoạt động, thu hút được hơn 20.000 lao động phầnmềm chuyên nghiệp.
Tổng doanh thu của các doanh nghiệp phầnmềm năm 2005 ước đạt khoảng
250 triệu USD, trong đó có khoảng 70 triệu USD xuất khẩu. như vậy quy
mô ngành công nghiệp phầnmềm nước ta cả về lực lượng lao động lẫn
tổng doanh thu hiện nay đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 2000, đó thực sự
là một bước phát triển tốt với một ngành công nghiệp mới như công nghiệp
phần mềm ở Việt Nam. Hơn nữa, một số chuyên gia còn cho rằng phương
1
pháp thống kê nói trên chưa đầy đủ, còn bỏ sót một số lĩnh vực như chưa
tính lực lượng làm phầnmềm bán chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị
không chuyên công nghệ thông tin. Lực lượng này cũng khá đông, hàng
năm, sản xuất, cung cấp không ít các sản phẩm, dịch vụ phầnmềm “in
house” theo kiểu tự cung tự cấp để phục vụ cho hoạt động của cơ quan, đơn
vị mình. Theo các chuyên gia này, nếu tính hết quy mô ngành phầnmềm
Việt Nam hiện đã có hơn 30.000 lao động, với doanh số quy đổi lên tới trên
350 triệu USD.
* Tình hình phát triển của các doanh nghiệp phần mềm
Đi sâu vào tình hình phát triển của các công ty phần mềm, có thể thấy
vài năm gần đây công nghiệp phầnmềm Việt Nam đang chứng kiến sự
tăng trưởng vượt bậc về quy mô của nhiều doanh nghiệp, điển hình trong
đó có các công ty lớn như FPT và TMA với mức tăng trưởng nhân lực 75 –
100%/năm.
Mặc dù công nghiệp phầnmềmmới chỉ là một ngành công nghiệp non
trẻ nhưng đã và đang có nhiều doanh nghiệp nỗ lực hết mình để được công
nhận trên thịtrường trong nước cũng như quốc tế bằng cách đạt được
những chứng chỉ về quy trình uản lý chất lượng phầnmềm uy tín trên thế
giới như CMMI hoặc CMM… là những chứng chỉ uy tín được chấp nhận
trên toàn thế giới.
STT Chứng chỉ Số doanh nghiệp
1 CMMI – 5 2 (FPT và PSV)
2 CMM – 3 hoặc CMM – 4 5
3 ISO 9001 35
Bảng thống kê số doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam đạt được các
chứng chỉ uy tín về quản lý chất lượng phầnmềm
(Nguồn: www.vinasa.org.vn)
Trong đó:
2
• CMMI-5 (Capability Maturity Model Integration) là chứng chỉ cao
nhất về quy trình quản lý chất lượng sảnxuấtphầnmềm quốc tế do
tổ chức Quality Assurance Institute - Ấn Độ thực hiện.
• CMM (Capalility Maturity Model) là chuẩn quốc tế đánh giá năng
lực sảnxuất của một tổ chức phát triển phầnmềm do tổ chức
Quality Assurance Institute - Ấn Độ thực hiện.
• ISO 9001 là chứng chỉ về quản lý chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng phấn đấu
để lấy chứng chỉ CMM, CMMI hoặc ISO vào những năm tới. Đây là những
dấu hiệu rất đáng mừng về năng lực phát triển của các doanh nghiệp phần
mềm Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội các doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam
VINASA năm 2004 thì Việt Nam có khoảng 2500 doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực phần mềm, tuy nhiên chỉ có khoảng hơn 700 doanh nghiệp
là hoạt động thực sự và có hiệu quả. Tháng 8 năm 2004, VINASA đã tiến
hành một cuộc tổng điều tra tại hơn 1000 doanh nghiepẹ phầnmềm trong
nước và đã thu được các số liệu thống kê cụ thể về loại hình doanh nghiệp,
quy mô lao động cũng như doanh thu bình quân 1 năm của các doanh
nghiệp phầnmềm như sau:
STT Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ
1 Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Doanh nghiệp tư nhân
86%
2 Doanh nghiệp Nhà nước 6%
3 Công ty liên doanh
Công ty 100% vốn nước ngoài
8%
Tổng 100%
STT Loại hình doanh nghiệp Tỷ lệ
1 Ít hơn 50 người 82%
2 Nhiều hơn 50 người 17%
3
3 Từ 500 đến 1000 người 1%
Tổng 100%
STT Doanh thu bình quân 1 năm Tỷ lệ
1 Ít hơn 500 triệu 35%
2 Từ 500 triệu đến 75 triệu 26,5%
3 Từ 750 triệu đến 1,5 tỷ 19%
4 Từ 1,5 tỷ đến 7,5 tỷ 10%
5 Từ 7,5 tỷ đến 15 tỷ 7%
6 Từ 15 tỷ đến30 tỷ 2%
7 Trên 30 tỷ 0.5%
Tổng 100%
Bảng số liệu thống kê của hơn 1000 doanh nghiệp phầnmềm Việt
Nam thaáng8 năm 2004
(Nguồn: www.vinasa.ỏg.vn)
Từ những số liệu thống kê trên có thể nhận thấy một điều là các doanh
nghiệp phầnmềm ở Việt Nam hiện nay nhìn chung chỉ có quy mô nhỏ hoặc
trung bình, quy mô nhân lực ít, doanh thu không nhiều… Những mặt yếu
kém trên đã phần nào có tác động tiêu cực đến sự phát triển của cả ngành
công nghiệp phầnmềm trong những năm tới.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phầnmềm vẫn còn một số mặt yếu
kém khác như:
• Chưa có nhiều sảnphẩm đạt tầm giải pháp đáp ứng nhu cầu đa dạng
và luôn thay đổi của các đối tượng khách hàng.
• Chưa chú trọng khâu thiết kế, phát triển sảnphẩm hướng đến người
sử dụng mà chỉ thiên về công nghệ tạo sự cách biệt giữa người sử
dụng và người sản xuất.
• Chất lượng và độ ổn định của các sảnphẩmphầnmềm không cao.
• Không có các qy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sảnphẩm trước
khi đưa ra thị trường. Rất ít doanh nghiệp phầnmềm trong nước có
được quy trình triể khai ứng dụng trong doanh nghiệp một cách
4
khoa học, dẫn đến rủi ro cao trong quá trình triển khai và thường
kéo dài tiến độ.
• Chưa có sự phối hợp với các đơn vị sảnxuấtphần cứng, dẫn đến đổ
thừa trách nhiệm cho nhau khi phầnmềm xảy ra sự cố, gây khó
khăn cho khách hàng.
• Đội ngũ chuyên gia phầnmềm bậc cao còn ít.
• Chưa có kinh nghiệm Marketing
• Chưa đủ năng lực tài chính để có thể tăng mức đầu tư cho các hoạt
động Marketing, nghiên cứu phát triển, đào tạo nhân lực nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh.
Thống kê của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh HCA cho thấy số
doanh nghiệp chi cho Marketing từ 10% đến 20% tính trên tổng chi phí chỉ
vào khoảng 27%. Thống kê này cũng cho thấy có đến 33% doanh nghiệp
có tổng chi phí cho cả đào tạo phát triển nguồn nhân lực lẫn chi cho nghiên
cứu phát triển chỉ dưới mức 5% so với tổng chi phí, và cũng chỉ có 27%
doanh nghiệp chi trên 10% cho các hoạt động này. Sự thiếu đầu tư nghiên
cứu thị trường, phát triển sảnphẩmvà nguồn nhân lực là nguyên nhân dẫn
đến năng lực cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam.
Hơn nữa, tâm lý “muốn làm tất cả từ A đến Z” với mong muốn kiếm siêu
lợi nhuận bán phầnmềm đóng gói cho nhiều khách hàng đã khiến cho
không ít doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam không lượng đúng sức mình
khi tham gia thịtrườngphầnmềm đóng gói rất cạnh tranh, mà bỏ qua thị
trường làm dịch vụ phầnmềm còn khá rộng.
Về năng lực hoạt động của các doanh nghiệp phầnmềmthì có khoảng
29% doanh nghiệp hoà vốn sau 2 năm thành lập. Đây là một tỉ lệ tương đối
tốt, nhưng cũng có tới 28% doanh nghiệp hoà vốn sau từ 3 đến 4 năm. Số
doanh nghiệp phầnmềm có lãi hàng năm từ 10% đến 30% chiếm tỉ lệ 42%,
từ đó cho thấy đa số doanh nghiệp phầnmềm có thể khẳng định sự thành
công ban đầu của mình. Tuy nhiên, chỉ có 13% doanh nghiệp phầnmềm có
5
doanh thu cao hơn chi phí từ 30% đến 50%. Đây không phải là một tỉ lệ
khích lệ trong bối cảnh công nghiệp phầnmềm Việt Nam trong giai đoạn
đầu phát triển. Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp phầnmềm quy
mô lớn thường đã có thời gian hoạt động trên 5 năm. Sự tăng tốc đều đến ở
giai đoạn sau năm hoạt động thứ 5 trở đi. Các doanh nghiệp này thường có
định hướng xây dựng thị trường, chuyên môn hoá cao, rất chuyên nghiệp
trong lĩnh vực gia công phầnmềmvà dịch vụ, từ đó qản bá được năng lực,
bước đầu xây dựng được thương hiệu riêng. Nhu cầu từ thịtrường ngoài
nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và doanh nghiệp phầnmềm quy mô lớn
càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Với các cơ sở xây dựng được
5 năm qua, cộng thêm sự hỗ trợ của Nhà nước, chắc chắn giai đoạn tới sẽ
có sự bùng nổ phát triển của các doanh nghiệp phầnmềm hàng đầu.
* Hoạt động phát triển nguồn nhân lực
Chính sách của Nhà nước về đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực công nghệ thông tin mấy năm qua đã bắt đầu phát huy tác dụng. Công
nghệ thông tin là một trong số các ngành được mở ở nhiều trường đại học
nhất hiện nay. Tất cả các trường đại học, cao đẳng dân lập và hầu hết các
trường đại học công lập về khoa học, kỹ thuật tại Việt Nam đều có đào tạo
cử nhân/ kỹ sư công nghệ thông tin. Hằng năm, lực lượng này có thể cung
ứng chothịtrường 7.000 – 10.000 chuyên viên công nghệ thông tin, gần
ngang với chỉ tiêu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đặt ra cho hệ thống
đào tạo chính quy tại các trường đại học.
Nhân lực phầnmềm Việt Nam được đánh giá là năng động, thông
minh, có kiến thức cơ bản, có khả năng đào tạo nâng cao trình độ nhanh, dễ
thích nghi với điều kiện làm việc cường độ cao, và có giá nhân công thấp.
Tuy nhiên lao động Việt Nam phần lớn còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật
chuyên sâu và trình đột iếng Anh. Đặc biệt hiện nay công nghiệp phần
mềm Việt Nam rất thiếu các chuyên gia giỏi về quản trị dự án, thiết kế giải
pháp, quản trị Marketing, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, còn
6
bất cập, mất cân đối, chưa có nhiều giáo viên có kinh nghiệm thực tế làm
phần mềm; cơ sở phòng thí nghiệm, thiết bị cho đào tạo thực hành còn sơ
sài. Điều này khiến cho nhiều sinh viên tốt nghiệp còn thiếu hoặc yếu cả về
kiến thức chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp, làm việc trong môitrường
công nghiệp.
Vì nhân lực được coi là chìa khoá cho sự phát triển của ngành công
nghiệp phầnmềm vốn còn non trẻ của Việt Nam nên Nhà nước cần có
những chính sách ưu đãi cũng như nhiều biện pháp tích cực để nâng cao
chất lượng giáo dục nhân lực cho ngành phầnmềm trong tương lai.
* Khái quát thịtrường trong nước
Phần mềm là một bộ chương trình các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy
tính thực hiện một điều nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chúng ta
không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được
chương trình trên màn hình hoặc máy in. Phầnmềm có thể được ví như hồn
của máy tính mà phần cứng của nó được xem như phần xác.
Thị trườngphầnmềm Việt Nam có một khoảng trống rất lớn giữa
người tiêu thụ có nhu cầu về phầnmềm tiếng Việt (cá nhân, các cơ quan, xí
nghiệp…) và những nhà lập trình sảnxuất ra phầnmềm phục vụ cho các
nhu cầu đó. Phầnmềm máy tính là một sảnphẩm đặc biệt không thể bày
bán và tiếp thị theo kiểu thông thường như các sảnphẩm khác. Người mua
cần những thông tin chính xác và đầy đủ về các tính năng, đặc điểm, cách
sử dụng của chương trình hơn là dựa vào các giác quan của mình khi chọn
lựa. Hầu hết các doanh nghiệp phầnmềm đang kinh doanh phầnmềm của
mình theo kiểu hàng hoá bình thường, chỉ chú trọng quảng cáo về cảm
quan hơn là cung cấp thông tin đầy đủ nên vẫn không thể làm cho nhiều
người biết về phầnmềm của mình. Điều này dẫn đến tình trạng cung và cầu
không gặp nhau, phầnmềm viết ra không bán được, còn người sử dụng thì
không biết mua phầnmềm nào để dùng.
* Cung phần mềm
7
Thị trườngphầnmềm Việt Nam hienẹ nay được cung ứng bởi 2 lực
lượng chủ yếu là các doanh nghiệp phầnmềm trong nước và các doanh
nghiệp phầnmềm nước ngoài.
• Các doanh nghiệp phầnmềm trong nước
Hiện này Việt Nam có khoảng hơn 2500 doanh nghiệp tham gia hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực phầnmềm nhưng chỉ có khoảng hơn 700
doanh nghiệp là hoạt động thực sự. Phần lớn những doanh nghiệp phần
mềm này là những công ty có qy mô vừa và nhỏ, quy mô lớn chỉ chiếm rất
ít, khoảng 1% trong tổng số. Với năng lực quản lý và kinh doanh yếu kém,
trình độ nguồn nhân lực lại có hạn nên mặc dù chiếm ưu thế là số đông các
nhà cung ứng nhưng chỉ chiếm giữ được thịphần nhỏ so với các đối thủ
cạnh tranh nước ngoài của mình.
Khảo sát của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh HCA cho thấy có
69% số doanh nghiệp phầnmềm chủ yếu định hướng thịtrường trong nước
(thị trường trong nước chiếm từ 70% trở lên), và 28% số doanh nghiệp định
hướng thịtrường ngoài nwocs (thị trường ngoài nước chiếm từ 70% trở
lên). Điều này phản ánh một thực tế phần nhiều doanh nghiệp phầnmềm
Việt Nam chưa dám (hoặc chưa đủ sức) vươn ra thịtrường nước ngoài, tuy
nhiên, nó cũng cho thấy hiện tại thịtrường trong nước vẫn cần được xem là
thị trường quan trọng.
• Các doanh nghiệp phầnmềm nước ngoài
Đây là những tập đoàn phầnmềm lớn trên thế giới, có uy tín cũng như
kinh nghiệm sảnxuấtvà kinh doanh phầnmềm nhiều năm. Sảnphẩmphần
mềm của họ tiếp cận thịtrường Việt Nam chủ yếu là phân phối gián tiếp,
thông qua các nhà nhập khẩu trung gian. Mặc dù số lượng các doanh
nghiệp phầnmềm nước ngoài không nhiều nhưng họ lại chiếm được phần
lớn thịphần trong nước. Nguyên nhân là họ hơn các doanh nghiệp phần
mềm trong nước về mọi mặt, từ quy mô doanh nghiệp, khả năng tài
8
chính… cho đến các hoạt động nghiên cứu và triển khai Marketing. Có thể
kể đến một số nhà cung cấp phầnmềm tên tuổi như Microsoft, Oracle…
* Cầu phần mềm
Hiện nay, phần lớn cầu thịtrườngphầnmềm chủ yếu vẫn dựa vào sức
mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước bao gồm các Tổng công ty
lớn, các cơ quan Chính phủ, các ngân hàng, trường học, bệnh viện hay
những tổ chức khác…
Khi quyết định sử dụng một phầnmềm quản lý, doanh nghiệp thường
đứng trước nhiều sự lựa chọn. Bên cạnh những sự lựachọn như sẽ sử dụng
phần mềm của nhà cung cấp giải pháp nào? Mức giá phầnmềm như thế
nào thì phù hợp… Còn có một sự lựachọn rất đáng quan tâm đó là nên
mua một phầnmềm đóng gói hay là đặt hàng giải pháp theo yêu cầu của
mình và gửi đến một công ty nào đó. Phầnmềm đóng gói cũng có những
cái hay, cái không hay mà phầnmềm đặt hàng theo yêu cầu cũng thế. Vì sự
lựa chọn này sẽ có những tác động rất lớn trong quá trình khai thác và sử
dụng về sau nên doanh nghiệp cần thiết phải có những nguồn thông tin
tham khảo.
• Phầnmềm đóng gói
Phần mềm đóng gói là một phầnmềm được các nhà sảnxuất đầu tư
nghiên cứu, tổng hợp từ những lần khảo sát nhu cầu thực tế các nghiệp vụ
hoặc một số lĩnh vực nào đó của doanh nghiệp. Từ những thông tin khảo
sát thu nhập các dữ liệu đồng thời kết hợp với những chuẩn mực, nghiệp vụ
đặc trưng của doanh nghiệp, nhà sảnxuất sẽ tập hợp thành những điểm
chung và xây dựng nên một mô hình tổng thể, thống nhất khả dĩ thích ứng
với các doanh nghiệp ở một mức độ nào đó.
Phần mềm đóng gói có thể được phân ra thành hai nhóm chính: Nhóm
phần mềm thích ứng sử dụng được ở tất cả các ngành nghề và nhóm phần
mềm chuyên dụng cho những ngành nghề riêng. Đối với nhóm thứ nhất,
các phầnmềm đóng gói thường chỉ đáp ứng một phần nhỏ trong toàn bộ
9
các hoạt động của doanh nghiệp ví dụ: các phầnmềm đóng gói như phần
mềm bán hàng, quản lý nhân sự, quản lý công nợ…. Đối với nhóm thứ hai,
các phầnmềm có phạm vi ứng dụng lớn hơn trong một doanh nghiệp hoạt
động trong nhóm ngành nghề đó. Ví dụ: các phầnmềm đóng gói phục vụ
quản lý cho ngành may mặc, xây dựng… Phầnmềm đóng gói cũng giống
như các sảnphẩm tiêu dùng khác, nghĩa là khi doanh nghiệp mua về sẽ
mang vào sử dụng mà ít được quyền yêu cầu chỉnh sửa những gì đã có và
chỉ sử dụng những tiện ích đang có mà thôi.
• Phầnmềm đặt hàng theo yêu cầu
Số lượng doanh nghiệp đặt hàng phầnmềm theo những yêu cầu riêng,
xuất phát từ thực tế hoạt động sảnxuất kinh doanh rất lớn. Có một thực tế
là đa số phầnmềm đóng gói chỉ giải quyết được một phần nào đó trong
hàng loạt yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc đặt hàng
phần mềmcho một nhà cung cấp giải pháp, doanh nghiệp sẽ nhận được
những hỗ trợ khá chu đáo trong quá trình triển khai ứng dụng vào công tác
bảo trì, nâng cấp phần mềm…
Phần mềm đặt hàng theo yêu cầu sẽ được các nhà cung cấp thiết kế,
xây dựng thích ứng những đặc điểm, quy trình hoạt động mà doanh nghiệp
đang áp dụng. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ tiếp cận với các tiện
ích của phần mềm. Quy trình sản xuất, kinh doanh không bị xáo trộn nhiều.
Vì những lợi ích mang tính thiết thực và gần gũi như thế nên các nhà cung
cấp giải pháp thường tính giá khá cao, thêm vào đó là các chi phí về triển
khai, nâng cao ứng dụng trong tương lai và thường thì, doanh nghiệp có thể
phải đặt mối liên hệ lâu dài với nhà cung cấp phần mềm…
Phần mềm đặt hàng cũng có nhiều hình thức. Có loại chỉ đáp ứng và
chuyên sâu cho một lĩnh vực hoạt động nào đó, có loại thì bao quát và hỗ
trợ tổng thể toàn bộ quy trình quản lý và các công đoạn sảnxuất kinh
doanh cho doanh nghiệp.
STT Tiêu chí Phầnmềm đóng gói Phầnmềm đặt hàng
10
[...]... dạng phầnmềm theo đơn đặt hàng Điều này vừa giúp ích cho nhà sảnxuất đồng thời cũng mang lại cho người dùng nhiều tiện ích thuận lợi vàdễ dàng hơn trong vấn đềlựachọnphầnmềm * Khái quát thịtrường ngoài nước (xuất khẩu phần mềm) 12 Đối với thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp phầnmềm Việt Nam chủ yế cung cấp dịch vụ software outsourcing – gia công phầnmềm Một số doanh nghiệp muốn tham gia thị. .. thịtrường Nhưng nhìn chung, với mỗi một thời kỳ công ty lại tung ra thị trường những sảnphẩm nhất định, cho nên những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty cũng vì thế mà thay đổi theo thời gian Hiện tại, công ty chú trọng vào việc bán và giới thiệu sảnphẩmphầnmềm S3ICRM - phầnmềm quản lý quan hệ khách hàng Đây không phải là sảnphẩm hoàn toàn mới trên thị trường, vì trước đó đã có nhiều phần. .. vững trên thị trường Điều nay tăng thêm áp lực cho các nhà sảnxuấtphần mềm, khiến họ phải giảm bớt thời gian phát triển sảnphẩmvà giảm chi phí phát triển, bởi lẽ chắc chắn vòng đời sảnphẩm sẽ bị rút ngắn lại Kết quả, việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới sẽ dẫn đến nhu cầu hình thành những quan hệ đối tác chiếnlược ở tất cả các giai đoạn, từ phát triển công nghệ đến sản phẩmvàthịtrường 36... của thịtrường các nhà cung cấp giải pháp ngày nay bên cạnh phân ra các sảnphẩm đóng gói và các phầnmềmsảnxuất theo đơn đặt hàng thì họ đã tích cực kết hợp hai phân loại này thành một thể thống nhất và linh động hơn Nghĩa làm họ vừa là sảnphẩm đóng gói, đưng đồng thời cũng bỏ ra một khoản đầu tư thích ứng để các sảnphẩm đóng gói đó sau một số bước chỉnh sửa, cập nhật sẽ trở thành một sản phẩm. .. nghiệp phầnmềm Việt Nam, không ít doanh nghiệp phầnmềm đã đang và chắc chắn nhấn mạnh và tập trung vào việc hoàn thiện sảnphẩm hiện có Bởi vì theo họ, người tiêu dùng luôn ưu thích những sảnphẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công dụng và tính năng mới Vì vậy, các doanh nghiệp phầnmềm muốn thành công phải luôn tập trung mọi nguồn nhân lực vào việc tạo ra các phầnmềm có chất lượng hoàn hảo nhất và. .. trí tuệ phầnmềm quá cao Các nhà sảnxuấtphầnmềm không muốn nghiên cứu phát triển sảnphẩmmới trong hoàn cảnh vi phạm bản quyền tràn lan, hậu quả là người dùng không có nhiều sảnphẩm tốt để sử dụng, xã hội không được hưởng những thành quả lẽ ra phải có của công nghiệp phầnmềm Sự nghèo nàn về các sảnphẩmphầnmềm nội dung giáo dục ở Việt Nam là một minh chứng cho điều này Việc dùng các phần mềm... mềm, nó làm cho việc cạnh tranh trong thịtrườngphầnmềm trở nên phức tạp và tinh vi hơn so với việc cạnh tranh giữa những sảnphẩm hàng hoá thông thường Hiện thịtrườngphầnmềm Việt Nam có hàng trăm doanh nghiệp tham gia dù quy mô đa số mới chỉ là vừa và nhỏ nhưng không vì thế mà không khí cạnh tranh lại kém phần sôi động Có thể nói, đối thủ cạnh tranh của S3I là tất cả các doanh nghiệp phầnmềm còn... phải chịu những tác động khách quan từ môitrường bên ngoài, và những môitrường Marketing vĩ mô chủ yếu tác động tới việc kinh doanh phầnmềm bao gồm những môitrường sau đây: 1.4.1 Môitrường kinh tế Một sảnphẩm chỉ tiêu thụ được khi thịtrường có nhu cầu về nó Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của sảnphẩm đó còn chịu nhiều tác động khách quan khác từ môitrường kinh tế như tỉ lệ lạm phát, suy thoái... công ty S3I tính chuyên nghiệp và quy mô thì công ty ESP không bằng công ty S3I nhưng đây cũng là đối thủ mà S3I không thể lơ là Công ty cổ phầnphầnmềm ESP mới chỉ thành lập được khoảng 5 hay 6 năm trước, thành tích cũng như sảnphẩm chưa có nhiều, và nhất là chưa gây dựng được uy tín vàchỗ đứng riêng của mình trên thịtrườngphầnmềm Xét về mặt sảnphẩmthì chắc chắn phầnmềm mang tên ESP CMS (Customẻ... thể thực hiện ngay Bảng so sánh giữa phầnmềm đóng gói vàphầnmềm đặt hàng (Nguồn: Theo tạp chí Tin học và Đời sống) Chọnphầnmềm đóng gói hay sẽ đặt hàng giải pháp cho một nhà sảnxuấtphầnmềm nào đó? Đây là một trong những vướng mắc thường xuất hiện khi doanh nghiệp đặt ra nhu cầu tin học hoá hay ứng dụng phầnmềm phục vụ công tác quản lý, điều hành Cả hai đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng . THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM
1.1.1. Quy mô của thị trường phần mềm
* Quá trình hình thành và phát triển của thị trường. tiện
ích thuận lợi và dễ dàng hơn trong vấn đề lựa chọn phần mềm.
* Khái quát thị trường ngoài nước (xuất khẩu phần mềm)
12
Đối với thị trường nước ngoài,