MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp các đơn vị hành chính theo hướng tinh gọn bộ máy như: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương Sáu khóa XII, Kế hoạch số 07-KH/TW ngày 27/11/2017 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết của Chính phủ số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII; Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 03/3/2018 của UBND tỉnh triển thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Huyện Bình Gia có 20 xã, thị trấn; 194 thôn, khối phố. Năm 2018 có 158 thôn, khối phố chưa đạt chuẩn theo Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ chức hoạt động của thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 Về thực trạng tổ chức hoạt động của thôn, khối phố trên địa bàn huyện hiện nay cho thấy, quá trình chia, tách thôn ở một mức độ nhất định đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo sự thúc đẩy sự phát triển về kinh tế-xã hội, hạ tầng cơ sở được đầu tư, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đời sống của người dân trên địa bàn được đảm bảo. Tuy nhiên, một số bất cập và hạn chế như: Việc tăng số lượng thôn, khối phố đã làm ảnh hưởng đến huy động nguồn lực, đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả không cao. Quy mô số hộ gia đình nhỏ, số lượng thôn, khối phố lớn dẫn đến người hoạt động không chuyên trách ngày càng cồng kềnh, làm tăng chi ngân sách nhà nước, xây dựng trụ sở thôn, khối phố, đầu tư cho xây dựng nông thôn mới gây ra nhiều khó khăn trong công tác xây kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế-xã hội Về phân loại đơn vị hành chính cấp xã: Năm 2017 có 02 xã loại III, 18 xã loại II, mỗi xã bố trí không quá 21 cán bộ, công chức và không quá 12 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, không quá 11 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, khối phố. Bình quân ngân sách cấp cho mỗi xã chi cho người hoạt động không chuyên trách từ 700-900 triệu đồng. Đây là một trong những lý do khiến số người hoạt động không chuyên trách ngày càng phình to, ngân sách chi lớn. Từ thực trạng nêu trên đã gây khó khăn lớn cho công tác quản lý, tổ chức của chính quyền cấp xã, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thôn, khối phố đồng thời tạo ra gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Từ đó đặt ra các vấn đề mới đối với công tác quản lý thôn, tổ dân phố trong đó có vấn đề về sắp xếp, sáp nhập các thôn, khối phố việc sáp nhập các thôn, khối phố có phong tục, tập quán, các giá trị văn hóa tương đồng góp phần nâng cao hơn đời sống, giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc nhằm khắc phục tình trạng thôn có quy mô dân số nhỏ, không đồng đều, phân tán, ảnh hưởng đến huy động sức dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng thời giảm gánh nặng ngân sách chi trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách và kinh phí hoạt động cho các tổ chức chính trị-xã hội ở thôn, tôi chọn đề tài “Đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý công nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức thôn, khối phố ở địa phương theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí từ ngân sách. 2. Tổng quan nghiên cứu Qua tìm hiểu của tôi các công trình nghiên cứu về đề án sáp nhập thôn, khối phố là không nhiều, đặc biệt là các nhà nghiên cứu chưa đi sâu bàn bạc các nội dung trọng tâm, các giải pháp cụ thể của nó, để từ đó khái quát lên thành một hệ thống lý luận đem áp dụng vào thực tiễn. Thường thì các tác giả đã đề cập đến ít nhiều về tính tất yếu của cộng đồng dân cư trong việc tồn tại và phát triển của nó, về vai trò nên áp dụng tính tự quản ở cộng đồng cơ sở mang tính chất thuận chiều từ hệ thống chính trị từ trên xuống chứ chưa thực sự xem nó là một chủ thể thực sự của việc nghiên cứu. Có nhiều tác giả cũng đã mục sở thị các mô hình chính quyền địa phương các nước trên thế giới nhưng vẫn là một lý luận mở, bởi các tác giả cũng chưa nhắc đến việc ứng dụng cụ thể trong điều kiện Việt Nam, đặc biệt là thực tiễn hiện nay ở các cộng đồng dân cư Việt thì đề án sáp nhập thôn, khối phố được thể hiện và phát huy như thế nào. Một số công trình khác cũng đã bóc tách được đề án sáp nhập thôn, khối phố nhưng dụng ý của tác giả cũng là để phát huy có hiệu quả các chính sách của nhà nước ở cơ sở, đặc biệt là chính sách với cấp huyện. Tuy nhiên khi nghiên cứu về đề tài này thì không thể bỏ qua các công trình nghiên cứu sau: - Đề tài: “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay” do TS Nguyễn Văn Sáu làm chủ nhiệm. Đây là đề tài huy động được đông đảo tập thể các nhà nghiên cứu lý luận giàu kinh nghiệm, nó đã đáp ứng được phần nào thực tiễn đang đặt ra cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khoá IX. Các tác giả đã cung cấp được khá đầy đủ những cơ sở thực tiễn và lý luận về cộng đồng làng xã hiện nay như thực trạng và giải pháp xây dựng chính quyền cơ sở, vấn đề phát huy dân chủ ở cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ, huy động các nguồn nhân lực và tài chính từ cộng đồng, vấn đề huy động sức dân, các giải pháp để xóa đói nghèo ở cộng đồng dân cư làng xã. Tác giả lấy thực tế từ các địa phương cơ sở để chứng minh cho tính đúng đắn của lý luận. - Đề tài: “Vai trò của các đoàn thể nhân dân trong đảm bảo dân chủ ở cơ sở”. PGS.TSKH.Phan Xuân Sơn. Tác giả đã nghiên cứu sâu sắc và khoa học về một vấn đề mà tác giả xem là hướng nghiên cứu đúng và cần đầu tư hơn nữa. Đó chính là xã hội công dân (cách nói hiện đại về cộng đồng dân cư) nền tảng cho vấn đề chính sách dân tộc; sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở khả năng phân cấp, giao quyền, mức độ tham gia ra quyết định và tự huy động lực lượng của nhân dân, trình độ hoạt động tự giác và tự chủ của cơ sở. Từ đây tác giả đã đề ra việc thực hiện tự trị và tự quản bằng cách nâng cao hiệu quả hoạt động của các đoàn thể nhân dân. - Đề tài: "Tổ chức quản lý ở thôn, ấp, bản. Thực trạng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện” của TS Phạm Hữu Nghị. Xuất phát từ quan điểm: Thôn, ấp, bản không phải là cấp chính quyền mà là một tổ chức của công đồng dân cư, tác giả đã đề xuất đã đề xuất những giải pháp đổi mới, hoàn thiện các thiết chế để quản lý nó. Tác giả khẳng định rõ: Trưởng thôn chỉ là người đại diện cho cộng đồng dân cư và bỏ quy định trưởng thôn là người đại diện cho UBND xã; đồng thời UBND xã chịu trách nhiệm quản lý hành chính nhà nước trên toàn bộ địa bàn xã, còn thôn chỉ là đơn vị tổ chức do nhân dân tự quản; các thiết chế quản lý ở thôn, ấp, bản là thiết chế tự quản chứ không phải đại diện của chính quyền xã, cánh tay nối dài của chính quyền xã; mặt khác cần đổi mới phương thức xây dựng hương ước, quy ước cho phù hợp với tính đặc thù của mỗi cộng đồng dân cư. * Hoàng Ngọc Liên (2017): Đề án tinh giản biên chế tại Ủy ban nhân dân thị xã Mường Lay tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế và chính sách, trường Đại học Kinh tế quốc dân Trong nghiên cứu này, tác gỉa đã làm rõ khái niệm và cấu trúc của một đề án. Chỉ ra hai vấn đề quan trong của đề án là mục tiêu và các biện pháp để thực hiện mục tiêu đề án. Tác giả đã đi vào nghiên cứu thực trạng đề án tinh giản biên chế tại UBND thị xã Mường Lay, chỉ ra các đối tượng thuộc diện tinh giản, các biện pháp được xây dựng để thực hiện mục tiêu. Trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế của đề án hiện hành với kết quả đạt được, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp hoàn thiện đề án trong giai đoạn tiếp theo * Lưu Trung Hậu (2019) Đề án tinh giản biên chế đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cũng trên nguyên lý của việc thực hiện nghiên cứu về đề án, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tình huống đối với các cơ quan đơn vị thuộc diện tinh giản biên chế ở tỉnh Lạng Sơn; các đơn vị thuộc diện tinh giản cấu trúc lại đã được tác giả phân tích tương đối cụ thể; các giải pháp triển khác đã được đề cập để thực hiện mục tiêu đề án. Các giải pháp hoàn thiện đề án cũng đã được nêu ra trong nghiên cứu này Trần Xuân Hiệp (2020) Đề án kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND tỉnh Sơn La, Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ các nội dung của đề án, đặc biệt là rõ mục tiêu của việc sắp xếp tinh gon đầu mối bên trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND tỉnh và các phương án được xây dựng nhằm đạt được mục tiêu của đề án đặt ra. Các giải pháp hoàn thiện đề án được đề ra cho giai đoạn tiếp theo, khi mà lộ trình của nó vẫn đang tiếp tục thực hiện dến năm 2025. Nhìn chung các công trình, các bài viết đã đóng góp những kiến giải nhất định có liên quan đến đề án sáp nhập thôn, khối phố, tuỳ góc độ nghiên cứu mà các tác giả đã có cách khai thác lý luận và gắn với thực tiễn khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu toàn diện về đề án sáp nhập thôn, khối phố. Đặc biệt là áp dụng tại huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Vì vậy việc chọn đề tài này để nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận và thực tiễn về vấn đề nêu trên. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được khung lý thuyết về nội dung đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện. - Làm rõ được nội dung đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của đề án và nguyên nhân của các điểm yếu. - Đánh giá nội dung việc thực hiện Đề án, những tồn tại, hạn chế để từ đó đề xuất điều chỉnh những mục tiêu, giải pháp để hoàn thiện. Đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện Đề án sáp nhập thôn, khối phố trên địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn từ nay đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn sắp xếp, sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu •Nội dung: nghiên cứu các khía cạnh của đề án gồm Căn cứ pháp lý, chủ thể ban hành, mục tiêu, nguyên tắc và các biện pháp thực hiện đề án •Về không gian: Các thôn, khối phố thuộc UBND huyện Bình Gia •Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp đối với Đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn được thu thập từ từ năm 2017 đến năm 2019. Dữ liệu sơ cấp phục vụ phân tích thực trạng Đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn được thu thập qua điều tra phỏng vấn: tháng 4 năm 2020. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung lý thuyết 5.2. Quy trình nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng theo các bước sau: - Bước 1: Hệ thống hóa lý luận, nghiên cứu và xác định khung lý thuyết của đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện - Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra các nhóm đối tượng về nội dung đề án sáp nhập thôn, khối phố của UBND huyện Bình Gia - Bước 3: Tiến hành phân tích đánh giá thực trạng đề án, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế về thực trạng đề án sáp nhập thôn, khối phố của huyện Bình Gia - Bước 4: Đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện Đề án sáp nhập thôn, khối phố của huyện Bình Gia 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 Chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Chương 2. Phân tích thực trạng thực hiện đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Chương 3. Giải pháp hoàn thiện đề án sáp nhập thôn, khối phố của Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NÔNG NGỌC NAM ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI – 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NÔNG NGỌC NAM ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngành: Quản lý công Mã ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS BÙI VĂN DŨNG HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu biết hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu thực không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Ngọc Nam MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA II ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN II 1 THÔN, KHỐI PHỐ II 1.1.1 KHÁI NIỆM THÔN, KHỐI PHỐ II TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VI HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VI CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN VIII CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1 THÔN, KHỐI PHỐ 1.1.1 KHÁI NIỆM THÔN, KHỐI PHỐ 2.1.2.3 TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ .30 2.1.2.4 HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 30 CHƯƠNG 59 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, 59 KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN 59 PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT CĐ, TC : Cao đẳng, Trung cấp CQĐP : Chính quyền địa phương ĐH : Đại học HĐND : Hội đồng nhân dân TCHCNN : Tổ chức hành nhà nước UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND : Ủy ban nhân dân UDCNTT : Ứng dụng công nghệ thơng tin DANH MỤC BẢNG, HÌNH Bảng: Lý chọn đề tài i Mục tiêu nghiên cứu ii Kết cấu luận văn ii CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA II ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN II 1 THÔN, KHỐI PHỐ II 1.1.1 KHÁI NIỆM THÔN, KHỐI PHỐ II TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VI TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ VI HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VI HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VI 2.2 Thực trạng sáp nhập thôn, khối phố huyện Bình Gia vi 2.3 Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vii 2.3.1 Bộ máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn vii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THƠN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN VIII 3.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Gia đến 2025 viii Lý chọn đề tài .1 Tổng quan nghiên cứu .2 Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu .5 5.1 Khung lý thuyết .6 5.1 Khung lý thuyết .6 5.2 Quy trình nghiên cứu .7 5.2 Quy trình nghiên cứu .7 Kết cấu luận văn CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1 THÔN, KHỐI PHỐ 1.1.1 KHÁI NIỆM THÔN, KHỐI PHỐ 2.1.2.3 TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ .30 2.1.2.3 TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ .30 2.1.2.4 HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 30 2.1.2.4 HOẠT ĐỘNG BƯU CHÍNH - VIỄN THƠNG, TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 30 2.2 Thực trạng sáp nhập thôn, khối phố huyện Bình Gia 31 2.3 Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn 33 2.3.1 Bộ máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn 33 CHƯƠNG 59 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, 59 KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN 59 3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Bình Gia đến 2025 .59 PHỤ LỤC Hình: Hình 1.1 Bộ máy thực xây dựng đề án sáp nhập thôn, khối phố UBND huyện Bình Gia Error: Reference source not found TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NÔNG NGỌC NAM ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA, TỈNH LẠNG SƠN Chun ngành: Quản lý cơng Mã ngành: 8340410 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2020 i TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Lý chọn đề tài Huyện Bình Gia có 20 xã, thị trấn; 194 thơn, khối phố Năm 2018 có 158 thơn, khối phố chưa đạt chuẩn theo Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 Bộ Nội vụ Hướng dẫn tổ chức hoạt động thôn, tổ dân phố; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 Bộ trưởng Bộ Nội vụ việc sửa đổi bổ sung số điều Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 Về thực trạng tổ chức hoạt động thôn, khối phố địa bàn huyện cho thấy, q trình chia, tách thơn mức độ định đạt số kết tích cực, tạo thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, hạ tầng sở đầu tư, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội đời sống người dân địa bàn đảm bảo Tuy nhiên, số bất cập hạn chế như: Việc tăng số lượng thôn, khối phố làm ảnh hưởng đến huy động nguồn lực, đầu tư thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu không cao Về phân loại đơn vị hành cấp xã: Năm 2017 có 02 xã loại III, 18 xã loại II, xã bố trí khơng q 21 cán bộ, cơng chức không 12 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, không 11 người hoạt động không chun trách thơn, khối phố Bình qn ngân sách cấp cho xã chi cho người hoạt động không chuyên trách từ 700-900 triệu đồng Đây lý khiến số người hoạt động không chuyên trách ngày phình to, ngân sách chi lớn Từ thực trạng nêu gây khó khăn lớn cho cơng tác quản lý, tổ chức quyền cấp xã, ảnh hưởng đến hiệu hoạt động thôn, khối phố đồng thời tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước Từ đặt vấn đề công tác quản lý thôn, tổ dân phố có vấn đề xếp, sáp nhập thôn, khối phố việc sáp nhập thôn, khối phố có phong tục, tập quán, giá trị văn hóa tương đồng góp phần nâng cao đời sống, giá trị văn hóa truyền thống quê hương, dân tộc nhằm khắc phục tình trạng thơn có quy mô dân số nhỏ, không đồng đều, phân tán, ảnh hưởng đến huy động sức dân đóng góp xây dựng sở hạ tầng, hạ tầng giao thông, thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đồng thời giảm gánh nặng ngân sách chi trả phụ cấp cho cán không chuyên trách kinh phí hoạt động cho tổ chức trị-xã hội thôn, chọn đề tài “Đề án sáp nhập thơn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản lý cơng nhằm góp phần hồn thiện tổ chức thơn, khối phố địa phương theo hướng tinh gọn, nâng cao ii chất lượng, hiệu hoạt động, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí từ ngân sách Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung nghiên cứu đề án sáp nhập thôn, khối phố UBND huyện - Đánh giá thực trạng đề án sáp nhập thôn, khối phố UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn - Đề xuất số giải pháp hoàn thiện Đề án sáp nhập thôn, khối phố địa bàn huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn từ đến năm 2025 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm Chương sau: Chương Cơ sở lý luận đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân cấp huyện Chương Phân tích thực trạng thực đề án sáp nhập thơn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Chương Giải pháp hoàn thiện đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SÁP NHẬP THÔN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1 Thôn, khối phố 1.1.1 Khái niệm thôn, khối phố Thôn, làng, ấp, bản, bn, bon, phum, sóc, (gọi chung thôn); thôn tổ chức xã; xã thơn Tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu, (gọi chung tổ dân phố); tổ dân phố tổ chức phường, thị trấn; phường, thị trấn tổ dân phố Thôn, tổ dân phố khơng phải cấp hành mà tổ chức tự quản cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú khu vực xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau gọi chung cấp xã); nơi thực dân chủ trực tiếp rộng rãi để phát huy hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực chủ trương, đường lối Đảng, sách, pháp luật Nhà nước nhiệm vụ cấp giao Thôn từ cộng đồng dân cư cổ truyền thường gọi làng, phân thể xã Nhưng xã không gian rộng lớn hơn, định hình, cố định ... ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Phương án xếp sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn Phương án phổ biến, tuyên truyền thực đề án Ủy ban nhân dân huyện Bình. .. máy ban hành Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn vii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN ĐỀ ÁN SÁP NHẬP THƠN, KHỐI PHỐ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÌNH GIA,. .. Lạng Sơn viii 2.3.4 Đánh giá chung Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện Bình Gia: Đánh giá thực mục tiêu Đề án; Đánh giá điểm mạnh Đề án sáp nhập thôn, khối phố Ủy ban nhân dân huyện