1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ TỪ THÁNG 012020 32020

70 22 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 7720201 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ TỪ THÁNG 012020 32020 Cán bộ hướng dẫn: GS.TSKH. BÙI TÙNG HIỆP Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG MSSV:15D720401368 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 10D Cần Thơ, năm 2020 i LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành bài khoá luận này tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, quý thầy cô Khoa Dược – Điều Dưỡng Trường đại học Tây Đô, thư viện Trường đại học Tây Đô đã tạo điều kiên thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi lấy số liệu để có thể hoàn thành bài khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất với Thầy GS.TSKH Bùi Tùng Hiệp là người tận tình hướng dẫn, cũng như nhắc nhở, sửa chữa và giúp đỡ tôi hoàn thiện khoá luận. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Bài khoá luận này được thực hiện trong thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế của tôi do vậy chắc chắc không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô để khoá luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2020 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trúc Phương ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của GS.TSKH Bùi Tùng Hiệp. Nội dung trong bài khoá luận có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tạp chí khoa học, sách, luận văn và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khoá luận. Các dữ kiện, kết quả nêu trong khoá luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm cho lời cam đoan này. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020 Sinh viên thực hiện Trần Thị Trúc Phương iii TÓM TẮT Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng. Hiện nay, đái tháo đường đang là nguy cơ tử vong thứ tư trên thế giới, và là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Việt Nam (2015). Việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường một cách hợp lý, an toàn, hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 tại Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 012020 – 32020” được thực hiện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 của bệnh nhân. Mục tiêu Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trong mẫu nghiên cứu. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trong mẫu nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 210 hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường typ 2 và điều trị nội trú tại khoa Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả Trong nghiên cứu, bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có độ tuổi trung bình là 65,6 ± 12,3 tuổi, đa số bệnh nhân nằm trong độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi chiếm 33,8%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 73,3% cao hơn 2,7 lần so với bệnh nhân nam. Chỉ số khối cơ thể trung bình của bệnh nhân là 21,77 ± 2,75 kgm2 . Có 81,9% bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Đa số bệnh nhân có từ 1, 2 bệnh mắc kèm, trong đó tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt đường huyết mục tiêu sau ăn lúc nhập viện là 17,6%, lúc ra viện là 73,8%. Mức HbA1c trung bình là 10,01 ± 2,9%. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là 44,5% lúc vào viện và 77,6% lúc ra viện. Có 67,9% bệnh nhân đạt chỉ số cholesterol toàn phần, 38,8% đạt chỉ số triglycerid. Phác đồ điều trị: Đơn trị liệu chiếm 74,3%, đa trị liệu chiếm 25,7%. Trong đơn trị liệu, nhóm insulin được sử dụng nhiều nhất chiếm 49,5%. Trong đa trị liệu, phối hợp 2 thuốc chiếm 21,4%, ba thuốc chiếm 4,3%. Kiểu phối hợp insulin tác dụng nhanh + insulin hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 5,7%. Thời gian điều trị: Đa số bệnh nhân điều trị < 7 ngày chiếm 45,2%. Kết luận: Việc sử dụng các thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trong mẫu nghiên cứu đều phù hợp theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2018. Hầu hết bệnh nhân ra viện đều đạt mục tiêu điều trị. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT.................................................................................................................... iii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................2 1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG .........................................................................................2 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường..........................................................................2 1.1.2. Dịch tể học đái tháo đường .........................................................................2 1.1.3. Phân loại ĐTĐ ............................................................................................2 1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ 2 ..........................................................4 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh.........................................................................................5 1.1.6. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng ....................................5 1.1.7. Chẩn đoán ...................................................................................................7 1.1.8. Các biến chứng thường gặp ........................................................................8 1.2. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 ........................................................10 1.2.1. Mục đích điều trị.......................................................................................10 1.2.2. Mục tiêu điều trị........................................................................................10 1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp điều trị.........................................................11 1.2.4. Các nhóm thuốc điều trị chính ..................................................................13 1.2.5. Lựa chọn và phối hợp thuốc trong điều trị đái tháo đường typ 2 .............21 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................................24 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn..................................................................................24 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ....................................................................................24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................24 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................24 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................24 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................24 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................24 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................26 2.3.1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ..........................................26 2.3.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2...............................28 2.3.3. Xử lý số liệu..............................................................................................31 v 2.4. VẤN ĐỀ Y ĐỨC ..............................................................................................31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................32 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU........................................................32 3.1.1. Tuổi...........................................................................................................32 3.1.2. Giới tính ....................................................................................................33 3.1.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI) và thể trạng bệnh nhân.....................................34 3.1.4. Tiền sử ĐTĐ .............................................................................................35 3.1.5. Bệnh mắc kèm...........................................................................................35 3.1.6. Đường huyết lúc đói..................................................................................37 3.1.7. HbA1c........................................................................................................38 3.1.8. Chỉ số lipid máu ........................................................................................39 3.1.9. Đánh giá chức năng thận...........................................................................39 3.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYP 2 ..........................40 3.2.1. Danh mục nhóm thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trong mẫu nghiên cứu ...........40 3.2.2. Insulin .......................................................................................................41 3.2.3. Nhóm biguanid..........................................................................................42 3.2.4. Phác đồ điều trị ĐTĐ typ 2 .......................................................................42 3.2.5. Thời gian điều trị của bệnh nhân ..............................................................45 3.2.6. Hiệu quả kiểm soát đường huyết ..............................................................46 3.2.7. Hiệu quả kiểm soát huyết áp.....................................................................46 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.................................................................48 4.1. KẾT LUẬN.......................................................................................................48 4.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .......................................................48 4.1.2. Tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 trong mẫu nghiên cứu ........49 4.2. ĐỀ XUẤT..........................................................................................................49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................50 PHỤ LỤC A ............................................................................................................. PL1 PHỤ LỤC B ............................................................................................................. PL3 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (2018) ...................................................8 Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế (2015)......................................... 10 Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 theo ADA (2018)........................................... 11 Bảng 1.4. Các loại insulin (Bùi Tùng Hiệp, 2018)....................................................... 13 Bảng 2.1. Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân béo phì dựa vào BMI (Bộ Y tế, 2015)......... 27 Bảng 2.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 theo ADA (2018)........................................... 28 Bảng 2.3. Mục tiêu huyết áp và lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 theo ADA (2018) ...................................................................................................................................... 28 Bảng 2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chức năng thận theo ADA (2018) .............................. 28 Bảng 2.5. Hướng dẫn điều trị ĐTĐ theo ADA (2018)................................................. 29 Bảng 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân theo nhóm tuổi..................................................... 32 Bảng 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo BMI.................................................................... 34 Bảng 3.3. Các bệnh mắc kèm trong mẫu nghiên cứu................................................... 36 Bảng 3.4. Chỉ số đường huyết lúc đói của bệnh nhân.................................................. 37 Bảng 3.5. Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt ĐHMT khi nhập viện ........................................... 38 Bảng 3.6. Chỉ số HbA1c của bệnh nhân ....................................................................... 38 Bảng 3.7. Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HbA1c mục tiêu.................................................... 38 Bảng 3.8. Chỉ số lipid máu của bệnh nhân................................................................... 39 Bảng 3.9. Chỉ số ure và creatinin của bệnh nhân ......................................................... 40 Bảng 3.10. Các nhóm thuốc sử dụng trong nghiên cứu ............................................... 40 Bảng 3.11. Các dạng insulin dùng trong mẫu nghiên cứu ........................................... 41 Bảng 3.12. Thuốc nhóm biguanid sử dụng trong mẫu nghiên cứu .............................. 42 Bảng 3.13. Phác đồ điều trị trong mẫu nghiên cứu ...................................................... 42 Bảng 3.14. Các nhóm thuốc đơn trị liệu trong mẫu nghiên cứu .................................. 43 Bảng 3.15. Các phối hợp 02 thuốc sử dụng trong mẫu nghiên cứu ............................. 44 Bảng 3.16. Các phối hợp 03 thuốc sử dụng trong mẫu nghiên cứu ............................. 45 Bảng 3.17. Thời gian điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu ........................... 45 Bảng 3.18. Đường huyết sau ăn của bệnh nhân ........................................................... 46 Bảng 3.19. Huyết áp của bệnh nhân lúc vào viện và lúc ra viện.................................. 46 vii DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi............................................................ 32 Hình 3.2. Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính .............................................................. 33 Hình 3.3. Thể trạng bệnh nhân..................................................................................... 34 Hình 3.4. Tiền sử đái tháo đường của bệnh nhân......................................................... 35 Hình 3.5. Số bệnh mắc kèm của bệnh nhân ................................................................. 36 Hình 3.6. Tỷ lệ (%) các nhóm thuốc sử dụng trong mẫu nghiên cứu .......................... 41 Hình 3.7. Tỷ lệ (%) các nhóm thuốc đơn trị liệu trong mẫu nghiên cứu ..................... 43 Hình 3.8. Số thuốc phối hợp trong điều trị và tỷ lệ (%)............................................... 44 Hình 3.9. Tỷ lệ (%) thời gian điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu............... 45 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ATP Adenosine triphosphate BMI Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể DPP – 4 Dipeptidyl peptidase 4 Thuốc ức chế DPP 4 ĐHMT Đường huyết mục tiêu ĐTĐ Đái tháo đường FPG The Fasting Plasma Glucose Test Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói GLP 1 Glucagon Like Peptide 1 Thụ thể GLP 1 HAMT Huyết áp mục tiêu HbA1c Glycated hemoglobin Hemoglobin gắn protein vào tế bào HDL C High Destiny Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao IDF International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế LDL C Low Destiny Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp MODY Maturity Onset Diabetes of the Young Đái tháo đường trưởng thành khởi phát ở người trẻ MTĐT Mục tiêu điều trị PPARa Peroxysomal proliferator receptor a SGLT2 Sodium Glucose Linked Transporters 2 Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri – glucose TB ± SD Trung bình ± Độ lệch chuẩn THA Tăng huyết áp TZD Thiazolidinedion WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới 1 MỞ ĐẦU Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng. Cùng với việc sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít vận động thể lực thì đái tháo đường đang trở thành đại dịch nguy hiểm trên thế giới cũng như ở Việt Nam (Bộ Y tế, 2015). ĐTĐ dẫn đến các biến chứng nặng nề như: Biến chứng thận có thể gây suy thận giai đoạn cuối, biến chứng thần kinh làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân, là nguyên nhân gây cắt cụt chi không do chấn thương, biến chứng ở mắt gây mù loà, biến chứng tim mạch gây tử vong…(Bộ Y tế, 2015). Là một bệnh mạn tính, đồng nghĩa với việc bệnh nhân ĐTĐ phải sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng và biến chứng do tăng đường huyết suốt đời. Tuy nhiên với sự phát triển của Y học thì thuốc điều trị đái tháo đường ngày càng đa dạng, mang lại nhiều thuận lợi trong việc điều trị. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, với diện tích 61.644 m2 , quy mô 1.000 giường, 45 khoaphòng, 2 Trung tâm với 1.375 công chức, viên chức và người lao động chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế cũng như đời sống thì tỷ lệ bệnh nhân điều trị ĐTĐ nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày một tăng (http:bvtwct.vn). Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng điều trị và sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường, nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 tại khoa Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 012020 đến tháng 032020” được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Khảo sát đặc điểm của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trong mẫu nghiên cứu. 2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trong mẫu nghiên cứu. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hoá do nhiều nguyên nhân, bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính phối hợp với rối loạn chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein do thiếu hụt về tình trạng tiết insulin, về tác dụng của insulin hoặc cả hai (Bộ Y tế, 2015). 1.1.2. Dịch tể học đái tháo đường 1.1.2.1. Thế giới Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 424,9 triệu người bị bệnh ĐTĐ (ở độ tuổi từ 20 79), có nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người bị bệnh ĐTĐ, tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tăng 48%, như vậy, cứ 10 người thì có 1 người bị bệnh ĐTĐ (IDF, 2017). Bên cạnh đó, cùng với việc tăng sử dụng thực phẩm không thích hợp, ít không hoạt động thể lực ở trẻ em ở nhiều quốc gia, bệnh ĐTĐ typ 2 đang có xu hướng tăng ở cả trẻ em, trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng (IDF, 2017). Số người bị ĐTĐ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình tiếp tục tăng, một nửa số người bị bệnh chưa được chẩn đoán. Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi…(IDF, 2017). 12% chi phí y tế trên toàn cầu những năm gần đây là chi cho người lớn bị đái tháo đường, năm 2017 là 727 tỷ USD, ước tính đến năm 2045 là 776 tỷ USD (IDF, 2017). Tuy nhiên, bệnh ĐTĐ typ 2 có thể dự phòng, ngăn chặn được. Có tới 70% bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể đề phòng hoặc làm chậm xuất hiện bệnh bằng tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng và tập thể lực hợp lý, con số này có thể tới 160 triệu người vào năm 2040 (IDF, 2017). 1.1.2.2. Việt Nam ĐTĐ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong tại Việt Nam. Năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040 (Bộ Y tế, 2015). Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế. Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Bộ Y tế, 2015). 1.1.3. Phân loại ĐTĐ Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Đái tháo đường typ 1 3 Đái tháo đường typ 2 Đái tháo đường thai kỳ Các typ đặc hiệu khác: ĐTĐ di truyền đơn gen, ĐTĐ do các bệnh nội tiết, ĐTĐ do bệnh tuỵ, ĐTĐ do thuốc, hoá chất. 1.1.3.1. Đái tháo đường typ 1 ĐTĐ typ 1 hay còn được gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính, trong đó tuyến tuỵ sản xuất insulin ít hoặc không có, nội tiết tố cần thiết để cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng. Bệnh hầu hết gặp ở lứa tuổi trẻ (80% các trường hợp được phát hiện tuổi dưới 30). Chiếm khoảng 5 – 15% tổng số các trường hợp ĐTĐ, với các đặc điểm sau: Bệnh khởi phát sớm với các triệu chứng rõ ràng, rầm rộ (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sụt cân nhanh). Có kháng thể kháng tế bào beta tuyến tuỵ trong máu. Tuỵ bị teo nhỏ do tế bào beta bị tổn thương nặng nề. Điều trị bằng insulin bắt buộc (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 1.1.3.2. Đái tháo đường typ 2 ĐTĐ typ 2 hay còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, là thể bệnh hay gặp nhất của ĐTĐ. Bệnh là sự phối hợp giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường, với cơ chế gây bệnh là sự nhạy cảm đối với insulin (kháng insulin) ở gan, cơ vân, có thể kèm theo sự suy chức năng của tế bào beta làm giảm tiết insulin (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). ĐTĐ typ 2 chiếm khoảng 85 – 90% tổng số các bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh thường gặp sau 40 tuổi, nhưng ngày nay ngày càng gặp ở lứa tuổi trẻ hơn với các triệu chứng không rõ ràng (20% là tình cờ phát hiện được) (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). ĐTĐ typ 2 không bắt buộc sử dụng insulin mỗi ngày do đường huyết có thể được kiểm soát bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống (ADA, 2018). 1.1.3.3. Đái tháo đường thai kỳ ĐTĐ thai kỳ là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó. Nếu phụ nữ có thai 3 tháng đầu được phát hiện tăng glucose huyết thì chẩn đoán là ĐTĐ, nếu chưa được chẩn đoán hoặc chưa được phát hiện thì dùng tiêu chí chẩn đoán như ở người không có thai. Hiện nay, ước tính có khoảng 5% phụ nữ mang thai bị ĐTĐ thai kỳ và thường gặp ở 3 tháng giữa của thai kỳ. Những bệnh nhân ĐTĐ thai kỳ cần được kiểm soát đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả (http:benhvien108.vn). 1.1.3.4. Đái tháo đường khác • ĐTĐ đơn gen: 4 Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di chuyển theo gen trội trên tế bào beta (ĐTĐ đơn gen thể MODY). Khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể thường, di chuyển theo gen lặn trên tế bào beta. Các thể bệnh này hiếm gặp và thường gây ĐTĐ sơ sinh hoặc ĐTĐ ở trẻ em. • ĐTĐ do khiếm khuyết gen liên quan đến hoạt tính insulin: Đề kháng insulin typ A, hội chứng Rabson – Mendenhall, hội chứng Leprechaunism, ĐTĐ thể teo mỡ. • ĐTĐ do bệnh lý tuỵ: Viêm tuỵ, chấn thương, u, cắt tuỵ, xơ sỏi tuỵ, nhiễm sắt tố sắt… • ĐTĐ do bệnh lý nội tiết: Hội chứng to đầu chi, hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận, cường giáp, u tiết glucagon. • ĐTĐ do thuốc, hoá chất: Một số loại thuốc có thể dẫn đến ĐTĐ như: Interferon alpha, corticoid, thiazide, hormon giáp, thuốc chống trầm cảm…(Bộ Y tế, 2017). 1.1.4. Yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ 2 • Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc khởi phát bệnh ĐTĐ. Khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có bà con thân thuộc cũng bị mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Nghiên cứu trên những gia đình có bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ typ 2 thấy: Có khoảng 6% anh chị em ruột cùng mắc bệnh ĐTĐ typ 2, và khi bố mẹ bị ĐTĐ typ 2 thì 5% con cái của họ sẽ mắc ĐTĐ typ 2. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ ĐTĐ typ 2 là 90 – 100% so với 6 – 10% ở cặp sinh đôi khác trứng (IDF, 2018; Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Béo phì Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao nhất của bệnh ĐTĐ typ 2. Năm 1985, WHO đã công nhận đây là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ typ 2, nguy cơ béo phì càng gia tăng khi ăn uống thừa năng lượng, ít vận động thể lực. Ở người béo phì, các tế bào mỡ tăng hoạt động phân giải, giải phóng nhiều acid béo tự do vào hệ thống tĩnh mạch cửa. Các acid béo này ảnh hưởng tới một chuỗi các quá trình chuyển hoá ở gan, trong đó có chuyển hoá glucid (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Thói quen ăn uống Khi ăn uống không hợp lý sẽ dẫn đến sự mất cân bằng và dư thừa năng lượng, cùng với việc ít vận động sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của bệnh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ typ 2. Ở người có thói quen ăn nhiều glucid, lipid, uống nhiều rượu là những yếu tố nguy cơ dẫn đến ĐTĐ typ 2 (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Tăng huyết áp Có nhiều bằng chứng đã xác nhận, nồng độ glucose và insulin huyết tương ở bệnh nhân tăng huyết áp cao hơn người không có tăng huyết áp cùng lứa tuổi và cân nặng. Người tăng huyết áp có tỷ lệ giảm dung nạp glucose cao gấp 2 lần người không bị tăng huyết áp (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 5 • Tuổi Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ càng lớn. Ở người lớn tuổi, tuyến tuỵ có thể bị xơ hoá gây giảm tiết insulin dẫn đến tăng glucose máu (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Giảm dung nạp glucose Những người có rối loạn dung nạp glucose khả năng tiến triển thành ĐTĐ rất cao (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Tiền sử sinh con nặng trên 4 kg Phụ nữ sinh con có cân nặng trên 4 kg được coi như một yếu tố nguy cơ đối với cả người mẹ và bé. Các bà mẹ này có nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2 cao hơn so với phụ nữ bình thường. Những đứa trẻ này thường bị béo phì từ nhỏ, rối loạn dung nạp glucose và bị ĐTĐ typ 2 khi lớn tuổi (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Yếu tố môi trường Yếu tố môi trường và tiếp xúc với một số bệnh nhiễm virus cũng có liên quan đến nguy cơ phát triển ĐTĐ (IDF, 2017). 1.1.5. Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ typ 1 thường được gây ra do phản ứng tự miễn của cơ thể, làm phá huỷ tế bào b ở tiểu đảo langerhans của tuyến tuỵ và có thể dẫn đến khiếm khuyết tiết insulin tuyệt đối. ĐTĐ typ 2 được đặc trưng bởi 3 đặc điểm sinh lý bệnh là: Giảm bài tiết insulin ở tuyến tuỵ, kháng insulin ở mô ngoại vi và tăng sản xuất glucose ở gan. Trong đó, sự đề kháng insulin và bất thường trong việc bài tiết insulin là hai yếu tố chính. Để khảo sát yếu tố nào ưu thắng phải nghiên cứu từ giai đoạn tiền lâm sàng bởi khi bệnh ĐTĐ typ 2 xuất hiện trên lâm sàng thì các rối loạn đều đã hiện diện. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc kháng insulin xảy ra trước khi có sự bất thường bài tiết insulin. Sự kháng insulin liên quan chặt chẽ tới tình trạng béo phì, đặc biệt là béo phì trung tâm – rất phổ biến trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Trong giai đoạn sớm của bệnh việc dung nạp glucose vẫn bình thường vì mặc dù có kháng insulin nhưng bù lại tế bào b lại sản xuất nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên các tế bào b không thể duy trì sự tăng tiết quá mức trong một thời gian dài nên sau đó lượng insulin tiết ra cũng giảm. Vì vậy, cùng với gan tăng sản xuất glucose, đường huyết sẽ tăng cao và sẽ kéo theo các triệu chứng lâm sàng. Sau một số năm mắc bệnh tuỵ cũng cạn kiệt insulin và lúc đó bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phải phụ thuốc vào insulin ngoại sinh (ADA, 2018). 1.1.6. Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng 1.1.6.1. Triệu chứng lâm sàng Bốn triệu chứng chính của bệnh là: Ăn nhiều: Người bệnh ăn nhiều hơn bình thường, hay đói phải ăn thêm. 6 Uống nhiều: Người bệnh hay khát nước, uống nước nhiều. Tiểu nhiều: Đi tiểu nhiều về số lượng và số lần. Gầy sút nhanh: Sút cân nhanh mặt dù vẫn ăn nhiều. Ngoài ra, có thể biểu hiện các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mệt mỏi, nhìn mờ, chỉ có thể nghi ngờ bệnh khi có các biến chứng như vết mụn nhọt trên da, giảm phản xạ gân xương, đục thuỷ tinh thể sớm, các bệnh mạch máu như thiểu năng động mạch vành… Bốn triệu chứng nêu trên là các triệu chứng điển hình, thường gặp rõ ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1. Ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2, các triệu chứng trên có thể không rõ ràng và trong một số trường hợp, người bệnh có thể chỉ có một trong các triệu chứng (như gầy sút cân) và thường đến khám bệnh vì biểu hiện của các biến chứng như hay có mụn nhọt, hay bị tê chân tay, mờ mắt do đục thuỷ tinh thể…(Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 1.1.6.2. Xét nghiệm cận lâm sàng Glucose huyết tương lúc đói Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói (tên tiếng Anh là The fasting plasma glucose test và viết tắt là FPG) là phương pháp thường được sử dụng để xét nghiệm ĐTĐ. FPG đo mức đường trong máu sau khi nhịn ăn hoặc không ăn bất cứ thứ gì trong ít nhất 8 giờ. Người mắc bệnh ĐTĐ là khi đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mgdL và có một số xét nghiệm máu xác khác cũng cho kết quả bất thường. Những xét nghiệm này có thể được lặp lại vào ngày tiếp theo hoặc bằng cách đo glucose 2 giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, nếu bạn có đường huyết lúc đói bình thường, nhưng lại có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ hoặc có triệu chứng của bệnh ĐTĐ, bác sĩ có thể thực hiện thêm nghiệm pháp dung nạp glucose để chắc chắn rằng bạn không bị tiểu đường. Một số người có chỉ số đường huyết lúc đói bình thường, nhưng lượng đường trong máu của họ tăng nhanh sau khi ăn. Những người này có thể bị giảm dung nạp glucose. Nếu lượng đường trong máu của họ đủ cao thì cũng có thể được chẩn đoán mắc ĐTĐ (https:www.vinmec.com). Glucose huyết tương bất kỳ Có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn. Xét nghiệm có thể được tiến hành vài lần trong ngày và được cho là bất thường nếu có sự biến động lớn giữa các kết quả xét nghiệm trong ngày (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống là phương pháp được sử dụng để đo khả năng sử dụng đường glucose của cơ thể, đây chính là một nguồn năng lượng chính vô 7 cùng quan trọng của cơ thể. Phương pháp còn có thể được dùng để chẩn đoán bệnh tiền ĐTĐ và ĐTĐ. Trong đó phổ biến nhất là để kiểm tra ĐTĐ thai kỳ. Việc thực hiện xét nghiệm này được các bác sĩ khuyến khích đối với phụ nữ mang thai trong trường hợp có mắc ĐTĐ thai kỳ. Đặc biệt nghiệm pháp glucose được khuyên thực hiện đối với phụ nữ mang thai khi ở 24 – 28 tuần thai kỳ. Ngoài ra, đối với những người đang nghi ngờ hoặc có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ typ 2 thì xét nghiệm này còn được khuyến khích thực hiện. Xét nghiệm này sẽ được chỉ định thực hiện với những ai có mức đường huyết khi đói cao hơn 126mgdL hoặc xét nghiệm HbA1c lớn hơn 6,5% (https:www.vinmec.com). HbA1C HbA1c là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng glucose gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu. Người mắc đái tháo đường hoặc các bệnh làm tăng lượng đường trong máu sẽ có lượng glucose gắn với hemoglobin nhiều hơn. Bản chất của xét nghiệm HbA1c chính là xác định nồng độ phần trăm hemoglobin bị glycosyl trong tổng số hemoglobin để đánh giá nồng độ glucose trong máu trong khoảng thời gian 2 4 tháng trước đó. Chỉ định thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ tùy thuộc vào loại ĐTĐ, khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân nhưng được khuyến cáo tiến hành 2 4 lần mỗi năm. Khi lần đầu chẩn đoán ĐTĐ thì những lần xét nghiệm tiếp theo có thể thường xuyên hơn nếu bác sĩ thấy khả năng kiểm soát đường huyết của bệnh nhân không tốt. Xét nghiệm HbA1c có thể được dùng với mục đích chẩn đoán và sàng lọc trong khám sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc ĐTĐ vì bệnh nhân có các dấu hiệu của tăng nồng độ glucose máu như: khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, mờ mắt, nhiễm trùng lâu lành… (https:www.vinmec.com). 1.1.7. Chẩn đoán Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), ĐTĐ được chẩn đoán khi thoả mãn một trong bốn điều kiện sau: Glucose huyết tương lúc đói ³ 126 mgdL (hay 7,0 mmolL). Bệnh nhân phải nhịn ăn, không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 – 12 giờ). Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ³ 200 mgdL (hay 11,1 mmolL) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ³ 200 mgdL (hay 11,1 mmolL). Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới: Bệnh nhân phải nhịn đói từ nữa đêm trước khi làm nghiệm pháp, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hoà tan trong 250 – 300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 8 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150 – 200 gram carbohydrat mỗi ngày. HbA1c ³ 6,5% (48 mmolL). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Bảng 1.1. Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (2018) Đường huyết đói ≥ 126 mgdL (7,0 mmolL) Đường huyết đói xác định khi không ăn ít nhất 8 giờ Hoặc Đường huyết sau 2 giờ ≥ 200 mgdL (11,1 mmolL), trong nghiệm pháp dung nạp glucose (75 g) Thử nghiệm nên được thực hiện trong điều kiện chuẩn hoá theo hướng dẫn WHO Thử nghiệm dung nạp glucose, dùng 75 g đường hoà tan trong nước Hoặc HbA1c ≥ 6,5% (48 mmolL) Xét nghiệm nên được tiến hành trong phòng thí nghiệm được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn quốc tế Hoặc Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mgdL (11,1 mmolL) Ở những bệnh nhân có triệu chứng tăng đường huyết rõ rệt 1.1.8. Các biến chứng thường gặp 1.1.8.1. Biến chứng cấp tính • Hôn mê tăng thẩm thấu (hay gặp ở ĐTĐ typ 2): Khi đường huyết tăng quá cao trong khi bệnh nhân uống nước không đủ để bù lại, dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, áp lực thẩm thấu của máu tăng theo, gây ra hôn mê. Thường xảy ra ở người bệnh ĐTĐ khi có thêm một tình trang bất thường khác như nhiễm khuẩn, uống không đủ nước hoặc dùng thuốc lợi tiểu gây mất nước. Triệu chứng bao gồm tình trạng ý thức chậm chạp rồi dẫn đến hôn mê kèm theo dấu hiệu mất nước nặng. Xét nghiệm đường huyết rất cao. Điều trị chủ yếu bằng bù nước nhanh, bù điện giải và kiểm soát đường huyết bằng insulin. Các yếu tố gây khởi phát tình trạng hôn mê cũng cần được điều chỉnh. • Hôn mê nhiễm toan – ceton (thường gặp ở ĐTĐ typ 1): Xảy ra khi người bệnh ĐTĐ bị thiếu quá nhiều insulin, gây ra rối loạn chuyển hoá làm máu nhiễm toan và ceton. Thường xảy ra ở người ĐTĐ typ 1 bị nhiễm trùng, chấn thương làm cho việc sử dụng insulin không đủ, hoặc bị sai sót trong khi tiêm insulin (tiêm không đủ liều). Hiếm khi xảy ra ở ĐTĐ typ 2. Triệu chứng bao gồm tiểu nhiều, buồn nôn và nôn, đau bụng, ý thức kém dần và bệnh nhân đi vào hôn mê. 9 Các dấu hiệu lâm sàng bao gồm dấu hiệu mất nước, nhịp thở nhanh kiểu nhiễm toan (nhịp thở Kussmaul). Làm xét nghiệm sẽ thấy đường huyết cao vừa, pH máu và bicarbonat máu giảm. Điều chỉnh bao gồm: Bù nhanh và đủ dịch, kiểm soát đường máu, tránh hạ kali máu và điều chỉnh các yếu tố khởi phát như nhiễm trùng. • Hôn mê hạ đường huyết: Là tình trạng bệnh nhân bị hạ đường huyết do uống thuốc hoặc tiêm insulin quá liều, hoặc dùng đúng liều nhưng bệnh nhân bỏ ăn, ăn ít hoặc do hoạt động thể lực nhiều hơn ngày thường. Triệu chứng bao gồm ý thức chậm chạp, lú lẫn, vã mồ hôi, run chân tay, cảm giác đói dữ dội và nặng thì hôn mê. Điều trị đơn giản bằng cho bệnh nhân ăn đồ ngọt như uống một cốc nước đường, ăn một quả chuối, một cái bánh ngọt… nếu bệnh nhân còn ăn uống được. Trường hợp bệnh nhân hôn mê sâu, nếu không điều trị kịp thời tại cơ sở y tế, có thể gây nên tổn thương não không hồi phục (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 1.1.8.2. Biến chứng mãn tính Thường gặp sau nhiều năm của bệnh: Biến chứng tim mạch: ĐTĐ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong. Biến chứng thận: ĐTĐ gây ra các tổn thương mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến thận hoạt động kém hiệu quả hoặc suy thận. Bệnh thận phổ biến ở những người mắc ĐTĐ hơn những người không mắc. Việc duy trì mức glucose máu và huyết áp bình thường làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh thận. Biến chứng thần kinh: Tổn thương dây thần kinh là biến chứng phổ biến và thường xuất hiện sớm nhất ở người bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường typ 2 có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose máu và huyết áp quá cao. Biểu hiện như: Tê bì, mất cảm giác hoặc rối loạn cảm giác, teo cơ, đau, sụp mi, lác trong, liệt mặt… Tổn thương thần kinh thực vật còn có thể gây nhồi máu cơ tim, liệt bàng quang, liệt dương, rối loạn tiêu hóa... Biến chứng về thị giác: Hầu hết những người mắc bệnh ĐTĐ sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt làm giảm thị lực hoặc mù lòa. Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Tình trạng này có thể được kiểm soát qua kiểm tra mắt thường xuyên, giữ ổn định mức glucose máu và huyết áp gần hoặc bình thường. Nguy cơ nhiễm trùng: Đường trong máu cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể vì vậy rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng lợi, tiết niệu hay sinh dục, vết loét lâu lành... Tình trạng viêm nhiễm thường kéo dài, dai dẳng và khó điều trị. 10 Các biến chứng trong thời kỳ mang thai: Glucose máu cao trong thai kỳ có thể dẫn đến thai nhi bị quá cân. Điều này dễ dẫn đến các tai biến sản khoa cho trẻ và mẹ; nguy cơ hạ đường huyết đột ngột ở trẻ sau sinh; trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao trong suốt thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường trong tương lai hơn các trẻ khác. Ngoài các biến chứng kể trên, đường huyết tăng cao còn có thể làm tổn thương tới rất nhiều các cơ quan khác của cơ thể như: xương, khớp, não bộ, suy giảm trí nhớ hay các bệnh về da...( http:soyte.namdinh.gov.vn). 1.1.8.3. Cách phòng ngừa các biến chứng Điều quan trọng đầu tiên là phải kiểm soát tốt đường huyết. Kiểm soát đường huyết tích cực bằng thuốc và khám toàn diện định kỳ để phát hiện các dấu hiệu sớm của các biến chứng và điều trị sớm các biến chứng tim, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, loét chân, protein niệu, mờ mắt… Thay đổi lối sống: Tích cực hoạt động thể lực, tránh béo phì, bỏ thuốc lá, giảm uống rượu. Điều chỉnh chế độ ăn: Chế độ ăn giảm cân nếu béo phì, giảm mỡ. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể tránh nguy cơ nhiễm trùng (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 1.2. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 1.2.1. Mục đích điều trị Mục đích điều trị ĐTĐ typ 2 là nhằm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu nhỏ và mạch máu lớn, cái thiện triệu chứng, giảm thiểu nguy cơ tử vong, và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh (ADA, 2018). Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế năm 2015, mục đích điều trị là: Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý. Đạt được mức HbA1c lý tưởng nhằm giảm các biến chứng liên quan và tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. Giảm cân nặng đối với người béo và không tăng cân với người không béo. 1.2.2. Mục tiêu điều trị Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 được mô tả theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế năm 2015 được trình bày qua bảng 1.2. Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế (2015) Chỉ số Đơn vị Mức độ Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu: Lúc đói Sau ăn mmolL 4,4 – 6,1 4,4 – 7,8 £ 6,5 7,9 – 9,0 > 7,0 > 9,0 11 Chỉ số Đơn vị Mức độ Tốt Chấp nhận Kém HbA1c % £ 7,0 7,0 – 7,5 > 7,5 BMI kgm2 18,5 – 23 18,5 – 23 > 23 Huyết áp mmHg £ 13080 13080 – 14090 > 14090 Cholesterol toàn phần mmolL < 4,5 4,5 – 5,2 > 5,2 Triglycerid mmolL 1,5 £ 2,3 > 2,3 LDL – C mmolL < 1,7 1,7 – 2,0 ³ 3,4 HDL – C mmolL > 1,1 0,9 – 1,1 < 0,9 Mức HbA1c được điều chỉnh theo thực tế lâm sàng của từng đối tượng. Như vậy, sẽ có những trường hợp cần giữ HbA1c ở mức 6,5% (người bệnh trẻ, mới chẩn đoán ĐTĐ, chưa có biến chứng mạn tính, không có bệnh lý mắc kèm), nhưng cũng có những trường hợp chỉ cần ở mức 7,5% (người bệnh lớn tuổi, người mắc ĐTĐ lâu năm, có biến chứng mạn tính, có bệnh đi kèm). Hướng dẫn điều trị ĐTĐ typ 2 của ADA 2018 được trình bày trong bảng 1.3 cũng tương đồng với hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế năm 2015. Bảng 1.3. Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ 2 theo ADA (2018) Chỉ tiêu Khuyến cáo HbA1c < 7% Glucose lúc đói 4,4 – 7,2 mmolL Glucose đỉnh sau ăn < 10,0 mmolL Huyết áp < 14090 mmHg Lipid Cholesterol toàn phần: < 5,2 mmolL Triglycerid: < 1,7 mmolL HDL – C : Nam > 1,03 mmolL Nữ > 1,29 mmolL LDL – C: < 2,6 mmolL 1.2.3. Nguyên tắc và phương pháp điều trị 1.2.3.1. Nguyên tắc Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu… Khi cần phải dùng insulin (ví dụ trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật…) (Phù Hạnh Nguyên, 2017). 12 1.2.3.2. Phương pháp điều trị Khi thiết lập mục tiêu điều trị (mục tiêu điều trị cần đạt được đối với HbA1c) thì cần kết hợp giữa biện pháp điều trị không dùng thuốc và biện pháp điều trị dùng thuốc để đạt được mục tiêu này (Bộ Y tế, 2015). Điều trị không dùng thuốc: Chế độ ăn: Chế độ ăn khoẻ mạnh là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân ĐTĐ, đem lại những lợi ích tích cực đối với việc kiểm soát cân nặng, chuyển hoá trong cơ thể và thể trạng chung của bệnh nhân. Vận động thể lực: Bệnh nhân nên vận động thể lực 30 đến 45 phút trong vòng 3 – 5 ngày trên tuần hoặc 150 phút trên tuần, với cường độ tập trung bình, ít nhất 3 ngày trên tuần (Phù Hạnh Nguyên, 2017). Điều trị bằng thuốc: Ưu tiên lựa chọn ban đầu trong điều trị ĐTĐ typ 2 là metformin nếu bệnh nhân dung nạp và không có chống chỉ định (ADA, 2018). Đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán ĐTĐ có triệu chứng điển hình hoặc mức glucose máu và HbA1c cao có thể cân nhắc sử dụng insulin có hay không có kết hợp với thuốc khác. Nếu đơn trị liệu thuốc uống ở liều tối đa dung nạp mà không hiệu quả hoặc chưa đạt mục tiêu điều trị (MTĐT) thì phối hợp thêm một thuốc nữa, nếu sau ba tháng vẫn không đạt MTĐT thì phối hợp thêm một thuốc nữa. Nếu sau ba tháng vẫn không đạt MTĐT thì phối hợp điều trị ba thuốc. Nếu sau ba tháng vẫn không đạt MTĐT có thể cân nhắc sử dụng insulin (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Theo hướng dẫn và điều trị ĐTĐ typ 2 của Bộ Y tế 2015, việc lựa chọn ban đầu của đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu BMI < 23 kgm2 nên chọn thuốc nhóm sulfonylure, nếu BMI > 23 kgm2 nên chọn metformin. Ở các bước điều trị có thể phối hợp với thuốc thuộc nhóm a glucosidase. Hướng dẫn này cũng chỉ rõ phải nhanh chống đưa lượng glucose máu về mức tốt nhất, đạt mục tiêu đưa HbA1c về dưới 7,0% trong vòng ba tháng. Có thể xem xét dùng thuốc phối hợp sớm trong các trường hợp glucose máu tăng cao, ví dụ: Nếu HbA1c > 9,0% mà đường huyết lúc đói trên 13,0 mmolL có thể chỉ định 2 loại thuốc viên hạ glucose máu phối hợp. Nếu HbA1c > 9,0% mà glucose máu lúc đói trên 15,0 mmolL, có thể chỉnh định dùng ngay insulin (Bộ Y tế, 2015). Bên cạnh điều chỉnh glucose máu, phải đồng thời lưu ý cân bằng các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp theo mục tiêu (Phù Hạnh Nguyên, 2017). 13 1.2.4. Các nhóm thuốc điều trị chính 1.2.4.1. Insulin Insulin có tác dụng làm giảm glucose huyết thông qua việc tăng sử dụng glucose của các tế bào ở mô. Insulin là chuỗi peptid được trích từ tuỵ tạng của động vật như từ bò, lợn hay tái tổ hợp theo cấu trúc gen người nhờ vi khuẩn E.coli đang được dùng rộng rãi hiện nay. Đường dùng insulin chủ yếu là đường tiêm và ưu tiên tiêm dươi da giúp kéo dài tác dụng và thuận tiện cho bệnh nhân. Hiện nay có thể sử dụng bơm tiêm hay dạng bút tiêm, dạng bút tiêm dễ sử dụng nhưng giá thành cao hơn. Vùng tiêm thường là bụng, cánh tay, đùi và nên luân phiên thay đổi chỗ tiêm để tránh ảnh hưởng nơi tiêm (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Bảo quản Insulin rất dễ bị phân huỷ nên phải bảo quản ở ngăn mát (2 – 5o C), tránh ánh sáng, không được để ngăn đá. Khi tiêm cho bệnh nhân nên để ở nhiệt độ phòng trước một giờ để giảm đau và tăng khả năng hấp thu cho bệnh nhân (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Chỉ định Bệnh nhân ĐTĐ typ 2 trong các trường hợp: HbA1c > 9,0% và glucose huyết lúc đói > 15,9 mmolL. Người bệnh đang mắc một bệnh cấp tính khác như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Bệnh nhân suy thận hoặc suy gan bị chống chỉ định thuốc ĐTĐ dạng uống. Thuốc ĐTĐ dạng uống không có hiệu quả hoặc bị dị ứng (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Phân loại Insulin được chia làm nhiều loại, cụ thể được trình bày trong bảng 1.4 Bảng 1.4. Các loại insulin (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018) Loại insulin Dạng Bắt đầu tác dụng Đỉnh (giờ) Hiệu quả (giờ) Tác dụng nhanh Lispro Trong 5 15 phút 0,5 0,75 3 5 Aspart Trong 5 15 phút 0,5 0,75 3 5 Glulisine Trong 5 15 phút 0,5 0,75 3 5 Tác dụng ngắn Regular (R) Trong 30 phút 1 giờ 2 3 5 8 Tác dụng trung bình NPH (N) Đục 2 4 giờ 4 10 10 16 14 Loại insulin Dạng Bắt đầu tác dụng Đỉnh (giờ) Hiệu quả (giờ) Lente Đục 3 4 giờ 4 12 12 18 Tác dụng chậm Ultralente Đục 6 10 giờ 10 16 18 24 Glargine Trong 2 4 giờ Không đỉnh 20 24 Detemir Đục 2 4 giờ 6 14 16 20 Hỗn hợp 7030 NPHRegular Đục 30 60 phút Biến đổi 10 16 5050 NPHRegualar Đục 30 60 phút Biến đổi 10 16 7525 hay 5050 Lispro protamin Lispro Đục 5 15 phút Biến đổi 10 16 7030 Aspart protamin Aspart Đục 5 15 phút Biến đổi 10 16 Insulin hỗn hợp trộn sẵn là sự kết hợp các liều lượng đặc biệt của loại có tác dụng trung bình và tác dụng ngắn. Tác dụng của insulin Insulin là hormon “hạ đường huyết”. Ngay khi tiêu hoá các carbohydrat trong thức ăn, insulin được phóng thích vào máu và có tác dụng ngăn nồng độ glucose trong máu lên cao bằng cách đưa lượng glucose vào cơ quan đặc hiệu đó là tim, mô mỡ và cơ xương hoặc chuyển thành glycogen trong gan. Insulin được dùng làm liệu pháp thay thế trong bệnh ĐTĐ để cung cấp lượng hormon nội sinh thiếu hụt (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Tác dụng không mong muốn Dị ứng: Xuất hiện rất nhanh sau khi tiêm (từ 10 – 30 phút), có thể gặp shock phản vệ tuy ít gặp, dị ứng toàn thân, nổi mẫn đỏ, ngứa xuất hiện sau một vài ngày. Hạ glucose máu: Nguyên nhân có thể do tiêm quá liều insulin, tiêm insulin quá xa bữa ăn ở những bệnh nhân xơ gan hoặc uống nhiều bia, rượu. Loạn dưỡng nơi tiêm: Teo hoặc phì đại tổ chức mỡ dưới da thường xuất hiện một vài tháng sau khi tiêm, tại chỗ tiêm xuất hiện lồi hoặc lõm, nặng hơn nữa có thể mất hoàn toàn tổ chức mỡ dưới da diện rộng. Thể phì đại do tích tụ insulin tại chỗ và gây hạ glucose đột ngột khi insulin bị tràng vào trong máu. Loạn dưỡng mỡ dưới da có thể do dị ứng tại chỗ hoặc rối loạn dinh dưỡng thần kinh ở vùng tiêm do kích thích cơ học, lý sinh, do cách tiêm... Trong lâm sàng nên tiêm luân phiên nhiều nơi, không nên tiêm một chỗ. Đặc biệt nên tiêm dưới da bụng là tốt nhất, người bệnh có thể tự tiêm cho mình được (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 15 Chống chỉ định Hạ glucose máu Dị ứng ngay sau khi dùng thuốc: Nổi mề đay hoặc phù Quinke (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 1.2.4.2. Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống Các thuốc điều trị ĐTĐ typ 2 dạng uống được chia làm nhiều nhóm: Nhóm thuốc kích thích sự bài tiết insulin: Sulfonylure, glinid Nhóm thuốc làm tăng sự nhạy cảm của tế bào với insulin: Dẫn xuất biguanid (metformin), thiazolidinedion Nhóm thuốc ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose: Ức chế a glucosidase Nhóm thuốc có tác dụng chống incretin hoặc kéo dài tác dụng của incretin: Thuốc đồng vận thụ thể GPL – 1 và thuốc ức chế men DPP – 4 Nhóm tăng đào thải glucose qua nước tiểu: Nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri – glucose SGLT2. Nhóm thuốc khác: Các loại thuốc viên phối hợp • Nhóm sulfonylure Sulfonylure gồm 3 thế hệ: Thế hệ thứ 1: Tolbutamid, chlorpropamid hiện nay ít được sử dụng do nhiều tác dụng phụ Thế hệ thứ 2: Nhóm glibenclamid (Maninil 5mg, Glyburid 5mg, Glibenhexal 3,5mg), nhóm gliclazid (Diamicron 80mg, Predian 80mg, Diamicron MR 30mg), nhóm glipizid (Minidiab 5mg) Thế hệ thứ 3: Nhóm glimepirid (Amaryl 2mg, 4mg) (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Cơ chế tác dụng Tác dụng chính của sulfonylure là tăng nồng độ insulin huyết tương. Sulfonylure hoạt động bằng cách liên kết với thụ thể đặc hiệu trên các tế bào beta tuỵ, ngăn chặn dòng kali (K+) thông quan kênh phụ thuộc ATP: dòng K+ trong tế bào về 0, màng tế bào bị khử cực, do đó vách ngăn điện từ ngăn cản sự khuếch tán calci vào cytosol bị loại bỏ làm gia tăng lưu lượng calci vào tế bào gây ra sự co lại của các sợi Actomyosin chịu trách nhiệm cho quá trình ngoại bào của insulin, do đó insulin được tiết ra kịp thời với số lượng lớn (Daniel et al.,2015). Sulfonylure làm giảm glucose trung bình 50 69 mgdL, giảm HbA1c từ 1 – 1,5% (Bộ Y tế, 2017). Chỉ định ĐTĐ typ 2 Những bệnh nhân ĐTĐ typ 2 điều trị bằng chế độ ăn không có hiệu quả (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 16 Chống chỉ định Phụ nữ có thai, cho con bú. Dị ứng thuốc. ĐTĐ typ 1. ĐTĐ nặng có biến chứng tiền hôn mê, hôn mê do nhiễm toan ceton. Thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu. Đang bị nhiễm khuẩn cấp, nhiễm khuẩn huyết. Đang can thiệp phẩu thuật. Viêm gan, xơ gan, suy thận. Viêm loét dạ dày – tá tràng (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Tác dụng không mong muốn Hạ đường huyết quá mức, thuốc có tác dụng càng dài nguy cơ càng cao đặc biệt với đối tượng người cao tuổi ăn không đủ lượng carbohydrat, uống rượu, tăng cân, hạ natri huyết. Rối loạn tiêu hoá: Ăn không tiêu, đau vùng thượng vị, ăn không ngon. Dị ứng: Ngứa, nổi mề đay, đỏ da toàn thân. Giảm bạch cầu, tiểu cầu. Kháng thuốc (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Liều dùng Nhóm glibenclamid: Liều khởi đầu 2,5mg ngày, liều trung bình 5 – 10 mg ngày, ngày uống 01 lần vào buổi sáng. Nhóm gliclazid dùng từ 1 – 3 viên ngày, chỉ uống 1 lần trong ngày. Nhóm glipizid hiện không lưu hành tại Việt Nam. Để thuốc phát huy tối đa tác dụng nên uống trước ăn 30 phút. Nhóm glimepirid dùng 2 viên ngày (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). • Nhóm Glinid Repaglinid hàm lượng 0,5mg, 1mg, 2mg (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Cơ chế tác dụng Tương tự sulfonylure. Kích thích tuyến tuỵ tiết insulin bằng cách chẹn kênh K+ phụ thuộc ATP trong tế bào beta tuỵ. So với sulfonylure, repaglinid có khởi đầu tác dụng sớm hơn, thời gian tác dụng ngắn hơn, nên ít gây hạ đường huyết kéo dài (Phù Hạnh Nguyên, 2017). Chỉ định Điều trị cho người bệnh ĐTĐ typ 2 khi chế độ ăn và luyện tập hợp lý không kiểm soát được đường huyết (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Chống chỉ định Quá mẫn với repaglinid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 17 Bệnh nhân ĐTĐ typ 1. Bệnh nhân ĐTĐ bị nhiễm acid – ceton hôn mê hoạc hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Người suy gan nặng. Trẻ em dưới 12 tuổi (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Tác dụng không mong muốn Đau đầu. Hạ đường huyết. Nhiễm trùng đường hô hấp trên (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Liều dùng Người ĐTĐ typ 2 chưa từng dùng thuốc hoặc nồng độ HbA1c dưới 8%, nên khởi đầu với liều 0,5mg lần, 3 lần ngày trước mỗi bữa ăn. • Nhóm Biguanid Trước đây, có 3 nhóm biguanid được phân theo cấu trúc hoá học khác nhau: Buformin, phenformin và metformin, nhưng nay chỉ còn metformin là được sử dụng. Metformin thường được sử dụng nhất trong khỏi đầu điều trị cho bệnh nhân ĐTĐ do làm tăng nhạy cảm của mô ngoại biên với insulin, ức chế tân tạo glucose tại gan, cải thiện chuyển hoá lipid, không gây tăng cân nên thích hợp cho bệnh nhân béo phì (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Cơ chế tác dụng Thông qua 3 cơ chế: Ở gan: Làm giảm sản xuất glucose bằng cách ức chế tái tạo glucose và phân giải glycogen. Ở cơ: Làm tăng sự nhạy cảm của insulin với mô ngoại vi, tăng sử dụng glucose ở tổ chức cơ. Ở ruột non: Làm chậm sự hấp thu glucose . Ngoài ra, biguanid còn có tác dụng ức chế tổng hợp lipid nên làm giảm cholesterol và triglycerid máu, gây chán ăn nên rất tốt với bệnh nhân ĐTĐ có béo phì. Giảm LDL – C. Giảm hấp thu triglycerid tại tổ chức mỡ. Cải thiện tình trạng vi mạch. Thuốc làm giảm HbA1c 1 – 1,5% (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Chỉ định ĐTĐ typ 2. Ưu tiên cho người có BMI > 25 kgm2 . Có thể phối hợp với nhóm sulfonylure hoặc nhóm ức chế men a glucosidase. Phối hợp với insulin (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). 18 Chống chỉ định Suy tim nặng hoặc suy hô hấp. Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, nghiện rượu. Bệnh nhân có creatinin máu > 160 µmolL. Tiền sử nhiễm toan lactic, do làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. ĐTĐ typ 1, ĐTĐ có nhiễm toan ceton, tiền hôn mê ĐTĐ (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Tác dụng không mong muốn Chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá, các triệu chứng này mất đi khi ngừng thuốc. Nhiễm toan acid lactic: Khi điều trị liều cao, kéo dài biguanid sẽ dẫn đến phân huỷ quá nhiều glycogen do đó acid lactic được tạo nên nhiều hơn (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018). Liều dùng Liều khởi đầu là 500mg hoặc 850mg. Hiện nay liều tối đa khuyến cáo là 2000mg ngày hoặc 850 mg 3 lần ngày. Tăng liều hơn nữa sẽ không tăng thêm hiệu quả nhưng sẽ tăng tác dụng phụ (Bùi Tùng Hiệp và cs., 2018).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 7720201 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ TỪ THÁNG 01/2020 - 3/2020 Cán hướng dẫn: GS.TSKH BÙI TÙNG HIỆP Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG MSSV:15D720401368 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 10D Cần Thơ, năm 2020 LỜI CẢM ƠN Để thực hoàn thành khố luận tơi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu Trường đại học Tây Đô, quý thầy cô Khoa Dược – Điều Dưỡng Trường đại học Tây Đô, thư viện Trường đại học Tây Đô tạo điều kiên thuận lợi cho tơi suốt q trình hồn thành khoá luận Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tạo điều kiện cho lấy số liệu để hồn thành khố luận Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc với Thầy GS.TSKH Bùi Tùng Hiệp người tận tình hướng dẫn, nhắc nhở, sửa chữa giúp đỡ tơi hồn thiện khố luận Cuối tơi xin gửi lời cảm ơn đến ba mẹ, bạn bè động viên giúp đỡ suốt thời gian vừa qua Bài khoá luận thực thời gian có hạn kiến thức cịn hạn chế chắc không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận góp ý từ q thầy để khố luận hồn thiện Tôi xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2020 Sinh viên thực Trần Thị Trúc Phương i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu riêng với hướng dẫn GS.TSKH Bùi Tùng Hiệp Nội dung khoá luận có tham khảo sử dụng tài liệu, thơng tin đăng tải tạp chí khoa học, sách, luận văn trang web theo danh mục tài liệu tham khảo khoá luận Các kiện, kết nêu khố luận hồn tồn trung thực Tơi xin chịu trách nhiệm cho lời cam đoan Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2020 Sinh viên thực Trần Thị Trúc Phương ii TÓM TẮT Đái tháo đường bệnh rối loạn chuyển hố mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng Hiện nay, đái tháo đường nguy tử vong thứ tư giới, nguyên nhân thứ gây tử vong Việt Nam (2015) Việc lựa chọn thuốc điều trị đái tháo đường cách hợp lý, an tồn, hiệu ln vấn đề quan tâm hàng đầu Vì vậy, đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 – 3/2020” thực giúp hiểu rõ tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ bệnh nhân Mục tiêu Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường typ mẫu nghiên cứu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc bệnh nhân đái tháo đường typ mẫu nghiên cứu Đối tượng phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang 210 hồ sơ bệnh án bệnh nhân chẩn đoán đái tháo đường typ điều trị nội trú khoa Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ Kết Trong nghiên cứu, bệnh nhân ĐTĐ typ có độ tuổi trung bình 65,6 ± 12,3 tuổi, đa số bệnh nhân nằm độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi chiếm 33,8% Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 73,3% cao 2,7 lần so với bệnh nhân nam Chỉ số khối thể trung bình bệnh nhân 21,77 ± 2,75 kg/m2 Có 81,9% bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường Đa số bệnh nhân có từ 1, bệnh mắc kèm, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao 54,3% Tỷ lệ bệnh nhân đạt đường huyết mục tiêu sau ăn lúc nhập viện 17,6%, lúc viện 73,8% Mức HbA1c trung bình 10,01 ± 2,9% Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu 44,5% lúc vào viện 77,6% lúc viện Có 67,9% bệnh nhân đạt số cholesterol toàn phần, 38,8% đạt số triglycerid Phác đồ điều trị: Đơn trị liệu chiếm 74,3%, đa trị liệu chiếm 25,7% Trong đơn trị liệu, nhóm insulin sử dụng nhiều chiếm 49,5% Trong đa trị liệu, phối hợp thuốc chiếm 21,4%, ba thuốc chiếm 4,3% Kiểu phối hợp insulin tác dụng nhanh + insulin hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao 5,7% Thời gian điều trị: Đa số bệnh nhân điều trị < ngày chiếm 45,2% Kết luận: Việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ mẫu nghiên cứu phù hợp theo khuyến cáo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ 2018 Hầu hết bệnh nhân viện đạt mục tiêu điều trị iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii TÓM TẮT iii DANH SÁCH BẢNG vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii MỞ ĐẦU CHƯƠNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 ĐÁI THÁO ĐƯỜNG 1.1.1 Định nghĩa đái tháo đường 1.1.2 Dịch tể học đái tháo đường 1.1.3 Phân loại ĐTĐ 1.1.4 1.1.5 Yếu tố nguy bệnh ĐTĐ typ Cơ chế bệnh sinh 1.1.6 1.1.7 Triệu chứng lâm sàng xét nghiệm cận lâm sàng Chẩn đoán 1.1.8 Các biến chứng thường gặp 1.2 ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 10 1.2.1 Mục đích điều trị .10 1.2.2 Mục tiêu điều trị 10 1.2.3 Nguyên tắc phương pháp điều trị 11 1.2.4 Các nhóm thuốc điều trị 13 1.2.5 Lựa chọn phối hợp thuốc điều trị đái tháo đường typ .21 CHƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 24 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 24 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu .24 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 24 2.2.3 Địa điểm nghiên cứu 24 2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu 24 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 2.3.1 Khảo sát đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ typ 26 2.3.2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ .28 2.3.3 Xử lý số liệu 31 iv 2.4 VẤN ĐỀ Y ĐỨC 31 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .32 3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 32 3.1.1 Tuổi 32 3.1.2 Giới tính 33 3.1.3 Chỉ số khối thể (BMI) thể trạng bệnh nhân .34 3.1.4 Tiền sử ĐTĐ .35 3.1.5 Bệnh mắc kèm 35 3.1.6 Đường huyết lúc đói 37 3.1.7 HbA1c 38 3.1.8 Chỉ số lipid máu 39 3.1.9 Đánh giá chức thận 39 3.2 TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐTĐ TYP 40 3.2.1 Danh mục nhóm thuốc điều trị ĐTĐ typ mẫu nghiên cứu 40 3.2.2 3.2.3 Insulin .41 Nhóm biguanid 42 3.2.4 3.2.5 Phác đồ điều trị ĐTĐ typ .42 Thời gian điều trị bệnh nhân 45 3.2.6 Hiệu kiểm soát đường huyết 46 3.2.7 Hiệu kiểm soát huyết áp .46 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 48 4.1 KẾT LUẬN .48 4.1.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu .48 4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ mẫu nghiên cứu 49 4.2 ĐỀ XUẤT 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC A PL1 PHỤ LỤC B PL3 v DANH SÁCH BẢNG Bảng 1.1 Tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ theo ADA (2018) Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ Bộ Y tế (2015) 10 Bảng 1.3 Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ theo ADA (2018) 11 Bảng 1.4 Các loại insulin (Bùi Tùng Hiệp, 2018) 13 Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá thừa cân béo phì dựa vào BMI (Bộ Y tế, 2015) 27 Bảng 2.2 Mục tiêu điều trị ĐTĐ typ theo ADA (2018) 28 Bảng 2.3 Mục tiêu huyết áp lipid máu bệnh nhân ĐTĐ typ theo ADA (2018) 28 Bảng 2.4 Tiêu chuẩn đánh giá chức thận theo ADA (2018) 28 Bảng 2.5 Hướng dẫn điều trị ĐTĐ theo ADA (2018) 29 Bảng 3.1 Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi 32 Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh nhân theo BMI 34 Bảng 3.3 Các bệnh mắc kèm mẫu nghiên cứu 36 Bảng 3.4 Chỉ số đường huyết lúc đói bệnh nhân 37 Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt ĐHMT nhập viện 38 Bảng 3.6 Chỉ số HbA1c bệnh nhân 38 Bảng 3.7 Tỷ lệ (%) bệnh nhân đạt HbA1c mục tiêu 38 Bảng 3.8 Chỉ số lipid máu bệnh nhân 39 Bảng 3.9 Chỉ số ure creatinin bệnh nhân 40 Bảng 3.10 Các nhóm thuốc sử dụng nghiên cứu 40 Bảng 3.11 Các dạng insulin dùng mẫu nghiên cứu 41 Bảng 3.12 Thuốc nhóm biguanid sử dụng mẫu nghiên cứu 42 Bảng 3.13 Phác đồ điều trị mẫu nghiên cứu 42 Bảng 3.14 Các nhóm thuốc đơn trị liệu mẫu nghiên cứu 43 Bảng 3.15 Các phối hợp 02 thuốc sử dụng mẫu nghiên cứu 44 Bảng 3.16 Các phối hợp 03 thuốc sử dụng mẫu nghiên cứu 45 Bảng 3.17 Thời gian điều trị bệnh nhân mẫu nghiên cứu 45 Bảng 3.18 Đường huyết sau ăn bệnh nhân 46 Bảng 3.19 Huyết áp bệnh nhân lúc vào viện lúc viện 46 vi DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1 Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi 32 Hình 3.2 Đặc điểm bệnh nhân theo giới tính 33 Hình 3.3 Thể trạng bệnh nhân 34 Hình 3.4 Tiền sử đái tháo đường bệnh nhân 35 Hình 3.5 Số bệnh mắc kèm bệnh nhân 36 Hình 3.6 Tỷ lệ (%) nhóm thuốc sử dụng mẫu nghiên cứu 41 Hình 3.7 Tỷ lệ (%) nhóm thuốc đơn trị liệu mẫu nghiên cứu 43 Hình 3.8 Số thuốc phối hợp điều trị tỷ lệ (%) 44 Hình 3.9 Tỷ lệ (%) thời gian điều trị bệnh nhân mẫu nghiên cứu 45 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT ADA American Diabetes Association Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ ATP Adenosine triphosphate BMI Body Mass Index Chỉ số khối thể DPP – Dipeptidyl peptidase Thuốc ức chế DPP - ĐHMT Đường huyết mục tiêu ĐTĐ Đái tháo đường FPG The Fasting Plasma Glucose Test Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói GLP - Glucagon Like Peptide Thụ thể GLP - HAMT Huyết áp mục tiêu HbA1c Glycated hemoglobin Hemoglobin gắn protein vào tế bào HDL - C High Destiny Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng cao IDF International Diabetes Federation Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế LDL - C Low Destiny Lipoprotein Lipoprotein tỷ trọng thấp MODY Maturity Onset Diabetes of the Young Đái tháo đường trưởng thành khởi phát người trẻ MTĐT PPARa SGLT2 Mục tiêu điều trị Peroxysomal proliferator receptor a Sodium Glucose Linked Transporters - Thuốc ức chế đồng vận chuyển natri – glucose TB ± SD Trung bình ± Độ lệch chuẩn THA Tăng huyết áp TZD Thiazolidinedion WHO World Health Organization viii Tổ chức Y tế Thế giới MỞ ĐẦU Đái tháo đường (ĐTĐ) bệnh không lây nhiễm phổ biến toàn cầu với tỷ lệ mắc bệnh ngày tăng Cùng với việc sử dụng thực phẩm khơng thích hợp, vận động thể lực đái tháo đường trở thành đại dịch nguy hiểm giới Việt Nam (Bộ Y tế, 2015) ĐTĐ dẫn đến biến chứng nặng nề như: Biến chứng thận gây suy thận giai đoạn cuối, biến chứng thần kinh làm giảm chất lượng sống bệnh nhân, nguyên nhân gây cắt cụt chi không chấn thương, biến chứng mắt gây mù loà, biến chứng tim mạch gây tử vong…(Bộ Y tế, 2015) Là bệnh mạn tính, đồng nghĩa với việc bệnh nhân ĐTĐ phải sử dụng thuốc để điều trị triệu chứng biến chứng tăng đường huyết suốt đời Tuy nhiên với phát triển Y học thuốc điều trị đái tháo đường ngày đa dạng, mang lại nhiều thuận lợi việc điều trị Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, với diện tích 61.644 m2, quy mơ 1.000 giường, 45 khoa/phịng, Trung tâm với 1.375 cơng chức, viên chức người lao động chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe người dân khu vực Đồng sông Cửu Long Trong năm gần đây, với phát triển kinh tế đời sống tỷ lệ bệnh nhân điều trị ĐTĐ nội trú Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ ngày tăng (http://bvtwct.vn) Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng điều trị sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường, nghiên cứu “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ khoa Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020” tiến hành với mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân đái tháo đường typ mẫu nghiên cứu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc bệnh nhân đái tháo đường typ mẫu nghiên cứu Huyết áp tâm thu 210 70 200 136,05 ± 25,69 Huyết áp tâm trương 210 40 110 81,86 ± 16,16 Huyết áp tâm thu 210 90 180 133,76 ± 18,96 Huyết áp tâm trương 210 60 110 80,52 ± 12,54 44,5 Ra viện 77,6 Chỉ số huyết áp tâm thu trung bình lúc vào viện 136,05 ± 25,69 mmHg, tâm trương trung bình 81,86 ± 16,16 mmHg Sau thời gian điều trị, huyết áp tâm thu trung bình giảm 2,29 mmHg, huyết áp tâm trương trung bình giảm 1,34 mmHg Trong tồn mẫu nghiên cứu, tỷ lệ đạt HAMT thời điểm vào viện 44,5% thời điểm viện tăng lên thành 77,6% Mức độ kiểm soát huyết áp tương đối tốt sau thời gian điều trị nội trú Vấn đề THA bệnh nhân ĐTĐ quan tâm, thể qua tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị THA kèm theo kết kiểm soát huyết áp bệnh nhân Kiểm soát huyết áp bệnh nhân ĐTĐ typ quan trọng cần thiết góp phần làm giảm nguy tim mạch cho bệnh nhân 47 CHƯƠNG KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 KẾT LUẬN 4.1.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu Về nhóm tuổi Độ tuổi trung bình mẫu nghiên cứu 65,6 ± 12,3 tuổi, đa số nằm độ tuổi từ độ tuổi 60 – 69 chiếm tỷ lệ 33,8% Về giới tính Có chênh lệch lớn tỷ lệ bệnh nhân nam nữ, cụ thể nữ có 154 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 73,3% cao gấp 2,7 lần so với bệnh nhân nam 56 người chiếm 26,7% Về số khối thể trạng bệnh nhân Giá trị BMI trung bình mẫu nghiên cứu 21,77 ± 2,75 kg/m2 Tỷ lệ bệnh nhân trạng bình thường chiếm tỷ lệ cao 52,4 % Bệnh nhân trạng gầy chiếm 11,9%, thừa cân chiếm 28,1%, béo phì độ chiếm 6,7% béo phì loại chiếm tỷ lệ thấp 0,9% Về tiền sử ĐTĐ Bệnh nhân có tiền sử ĐTĐ chiếm tỷ lệ 81,9% cao gấp 4,5 lần so với bệnh nhân khơng có tiền sử ĐTĐ 18,1% Về bệnh mắc kèm Đa số bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm, chiếm tỷ lệ 34,8% với bệnh lý 34,3% với bệnh lý Có 20,5% bệnh nhân có bệnh lý mắc kèm, tỷ lệ bệnh lý 7,1% Chiếm tỷ lệ thấp 3,3% bệnh nhân khơng có bệnh mắc kèm Trong tăng huyết áp bệnh mắc kèm phổ biến với 54,3% tổng số người mắc Đường huyết lúc đói Đường huyết lúc đói trung bình 16,72 ± 9,22 mmol/L, có 22 bệnh nhân (10,5%) đạt đường huyết mục tiêu (4,4 – 7,2 mmol/L) nhập viện HbA1c HbA1c trung bình 10,01 ± 2,9%, thấp 2,80%, cao 20,10% Trong có 36 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 17,1% đạt mục tiêu HbA1c theo ADA 2018 Về lipid máu Các số lipid máu trung bình tăng so với khuyến cáo ADA 2018 Về số creatinin Đa số bệnh nhân có số creatinin mức bình thường, cụ thể 18,1% bệnh nhân nam 48,2% bệnh nhân nữ Có 7,5% bệnh nhân nam 26,1% bệnh nhân nữ có số mức cao 48 Về số ure Có 139 bệnh nhân chiếm 68,5% mức bình thường 64 bệnh nhân chiếm 31,5% mức cao 4.1.2 Tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ mẫu nghiên cứu Kết nghiên cứu có 02 nhóm thuốc sử dụng để điều trị nhóm insulin nhóm biguanid Trong nhóm insulin chiếm tỷ lệ cao 96,2% Các thuốc điều trị ĐTĐ typ sử dụng mẫu nghiên cứu phù hợp theo khuyến cáo Bộ Y tế năm 2017 ADA năm 2018 Về việc lựa chọn phác đồ điều trị: Đơn trị liệu chiếm 74,3%, đa trị liệu chiếm 25,7% Đơn trị liệu Insulin sử dụng nhiều với 104 bệnh nhân chiếm 49,5% Metformin chiếm 24,8% Đa trị liệu Kiểu phối hợp 02 thuốc chiếm 21,4%, phối hợp 03 thuốc chiếm 4,3% Trong đó, kiểu phối hợp insulin tác dụng nhanh + insulin hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao 5,7% Thời gian điều trị Thời gian điều trị trung bình mẫu nghiên cứu 8,7 ± 5,98 ngày Trong đó, thời gian điều trị < ngày chiếm tỷ lệ cao 45,2% Thời gian điều trị – 14 ngày chiếm 41%, từ 15 – 21 ngày chiếm 9%, tỷ lệ thấp > 21 ngày chiếm 4,8% Về kiểm soát đường huyết Sau thời gian điều trị, đường huyết sau ăn trung bình mẫu 152,96 ± 47,90 mg/dL Số bệnh nhân đạt đường huyết mục tiêu 155 chiếm 73,8% Về kiểm soát huyết áp Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu lúc vào viện 44,5% lúc viện 77,6% 4.2 ĐỀ XUẤT Tiếp tục sử dụng thuốc theo khuyến cáo ADA hướng dẫn điều trị Bộ Y tế nhằm đạt mục tiêu kiểm soát đường huyết ngăn chặn biến chứng bệnh Triển khai xét nghiệm HbA1c , số lipid máu xét nghiệm đánh giá chức gan, thận trước sau điều trị nhằm phát kịp thời biến chứng ĐTĐ typ 2, theo dõi đánh giá hiệu điều trị Theo dõi tác dụng phụ điều trị Khuyến cáo bệnh nhân khám sức khoẻ định kỳ Tuyên truyền cho người kiến thức ĐTĐ tư vấn phòng bệnh với đối tượng có nguy cao để ngăn chặn tiến triển bệnh Hướng dẫn điều trị với bệnh nhân mắc ĐTĐ để ngăn ngừa biến chứng 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO American Diabetes Association, 2018 Classification and Diagnosis of Diabetes, Diabetes Care 2018 Vol p.11 – 27 American Diabetes Association, 2018 Glycemic Targets: Standards of Medical Care in Diabetes 2018, Diabetes Care 2018 Vol p.55 – 64 American Diabetes Association, 2018 Pharmacologic Approaches to Glycemic Treatment, Diabetes Care 2018 Jan Vol p.73 – 85 Bộ Y tế, 2015 Quyết định số 3879/QĐ-BYT, ngày 30 tháng năm 2014 việc ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh nội tiết – chuyển hoá” Bộ Y tế, 2017 Quyết định số 3319/QĐ-BYT, ngày 19 tháng năm 2017 việc ban hành tài liệu chun mơn “Hướng dẫn chẩn đốn điều trị đái tháo đường typ 2” Bùi Tùng Hiệp, 2018 Giáo trình “Dược lâm sàng II” Nhà xuất Đại học Cần Thơ TP Cần Thơ, tr106 – 155 Daniele S., Luca R., Gian P.C, Pamela M., 2015; Sulfonylure and their use in clinial practice Arch Med Sci Vol 11 p.840 – 848 Hà Ngọc Mỹ Diễm, 2018 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ đại học Đại học Tây Đô International Diabetes Federation, 2017 IDF Diabetes Atlas Seventh Edition 2017 10 International Diabetes Federation, 2017 The 2017 IDF Diabetes Atlas, 8th Edition, estimates of diabetes and JGT prevalence in adults p.20 – 79 11 Kendall M.D, 2006 Thiazolidinedions Diabetes Care 2006 Jan Vol 29, p.154 – 157 12 Nguyễn Khánh Ly, 2014 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ bệnh nhân nội trú Bệnh viện Bạch Mai Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ đại học Đại học Dược Hà Nội 13 Nhan Khánh Linh, 2018 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ Luận văn tốt nghiệp Dược sĩ đại học Đại học Tây Đô 14 Nông Thị Thắm, 2013 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường Khoa Nội tiết – Hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp Đại học Dược Hà Nội 15 Phù Hạnh Nguyên, 2017 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú bệnh viên đa khoa TP Cần Thơ năm 2016 Luận văn tốt nghiện Dược sĩ đại học Đại học Tây Đô 50 WEBSITE 16 Bệnh viện Trung ương Cần Thơ Lịch sử Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ http://bvtwct.vn/gioithieu-50.html Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2019 17 Đặng Thị Huệ, Khoa Quốc tế - Bệnh viện Trung ương Quân đôi 108 Bệnh đái tháo đường thai kỳ http://benhvien108.vn/benh-dai-thao-duong-thai-ky.htm Truy cập ngày 01 tháng năm 2020 18 Cục quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế Tình hình đái tháo đường – kiến thức bệnh đái tháo đường http://daithaoduong.kcb.vn/tinh-hinh-dai-thao-duong/ Truy cập ngày 27 tháng năm 2020 19 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2020 Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói gì? https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/xetnghiem-glucose-huyet-tuong-luc-doi-la-gi/ Truy cập ngày 12 tháng năm 2020 20 Nguyễn Thị Muội - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, 2020 Xét nghiệm HbA1c để làm gì? https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/xetnghiem-hba1c-de-lam-gi/?location=all Truy cập ngày 12 tháng năm 2020 21 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, 2019 Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống gì? https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nghiem-phap-dung-napglucose-duong-uong-la-gi/ Truy cập ngày 12 tháng năm 2020 22 Sở Y tế tỉnh Nam Định, 2019 Một số biến chứng bệnh đái tháo đường typ http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-sobien-chung-cua-benh-dai-thao-duong-tuyp-2-934 Truy cập ngày 12 tháng năm 2020 23 Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội Chẩn đoán điều trị đái tháo đường typ http://benhviendhqghn.com/y-hoc-thuong-thuc/chan-doan-va-dieu-tri-dai-thaoduong-type-2/91 Truy cập ngày 14 tháng năm 2020 51 PHỤ LỤC A MẪU THU THẬP DỮ LIỆU PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN BỆNH NHÂN “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ” I ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN Thông tin bệnh nhân Họ tên:……………………………………………………………… Tuổi:……… Giới tính: o Nam o Nữ Địa chỉ:………………………………………………………………………………… Số bệnh án:…………………………………………………………………………… Ngày nhập viện:…………………………Ngày xuất viện:…………………………… Tiền sử bệnh Gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ typ 2: o Có Bản thân mắc bệnh ĐTĐ typ 2: o Có o Khơng o Khơng Bệnh mắc kèm……………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Thăm khám lâm sàng Chiều cao (m):……………Cân nặng (kg):………………BMI (kg/m2):……………… Huyết áp (mmHg):……………………………………………………………………… Các xét nghiệm cận lâm sàng Tên xét nghiệm Kết Ngày đầu HbA1C (%) Cholesterol toàn phần (mmol/L) HDL-C LDL-C Tryglycerid (mmol/L) Ure Creatinin Glucose huyết lúc đói PL1 Ngày cuối II ĐIỀU TRỊ Chế độ điều trị o Đơn trị liệu o Đa trị liệu Các thuốc điều trị định STT Biệt dược Hoạt chất, hàm lượng PL2 Liều dùng, cách dùng Ghi PHỤ LỤC B DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP TẠI KHOA NỘI TIẾT BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ Đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 – 3/2020” Sinh viên thực hiện: TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG MSSV: 15D720401368 Nơi thu thập số liệu: Kho lưu trữ Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ STT Họ tên Tuổi Mã vào viện Ngày vào viện Ngày viện Nguyễn Thanh H 64 000020057415 19/2/2020 09/3/2020 Nguyễn Thị N 63 000020060083 21/2/2020 10/3/2020 Lương Thị Minh N 76 000020070757 02/3/2020 10/3/2020 Lý Văn G 52 000020069329 01/3/2020 10/3/2020 Thiều Phước Đ 67 000020075969 5/3/2020 10/3/2020 Lữ Thị T 64 000020071162 02/3/2020 11/3/2020 Trần Thị Ngọc X 61 000020072852 3/3/2020 11/3/2020 Tăng Thị Q 76 000020071056 02/3/2020 11/3/2020 Nguyễn Thị L 62 000020077562 6/3/2020 12/3/2020 10 Huỳnh Hữu H 63 000020079074 9/3/2020 12/3/2020 11 Mai Văn X 60 000020076992 6/3/2020 12/3/2020 12 Võ Thị Cà H 67 000020065980 27/2/2020 13/3/2020 13 Nguyễn Xuân N 63 000020078242 8/3/2020 13/3/2020 14 Lê Thị H 69 000020076016 6/3/2020 16/3/2020 15 Lê Thị S 76 000020081869 11/3/2020 17/3/2020 16 Phan Thị X 76 000020080715 10/3/2020 17/3/2020 17 Nguyễn Kim L 72 000020074017 4/3/2020 18/3/2020 18 Lai T 97 000020085669 13/3/2020 20/3/2020 19 Nguyễn Thị Kim A 65 000020066974 27/2/2020 20/3/2020 20 Phan Thu T 63 000020084930 13/3/2020 20/3/2020 21 Nguyễn Thanh H 64 000020091629 19/3/2020 20/3/2020 22 Nguyễn Trúc P 38 000020086500 16/3/2020 24/3/2020 23 Nguyễn Thị T 52 000020089235 17/3/2020 24/3/2020 24 Nguyễn Thị H 75 000020082826 11/3/2020 24/3/2020 25 Nguyễn Phước E 60 000020069416 01/3/2020 24/3/2020 26 Nguyễn Thị U 54 000020092872 20/3/2020 24/3/2020 27 Võ Thị C 54 000020089941 18/3/2020 24/3/2020 28 Nguyễn Văn G 65 000020089195 17/3/2020 25/3/2020 29 Dương Văn D 49 000020081474 10/3/2020 25/3/2020 30 Phan Thị K 83 000020093972 23/3/2020 25/3/2020 PL3 31 Nguyễn Thị T 52 000020091037 19/3/2020 26/3/2020 32 Nguyễn Ngọc T 59 000020084916 13/3/2020 26/3/2020 33 Trần Thị T 86 000020082302 11/3/2020 26/3/2020 34 Hồ H 41 000020089226 17/3/2020 27/3/2020 35 Nguyễn Thị Mỹ N 64 000020093605 22/3/2020 27/3/2020 36 Trần Thị T 80 000020095758 24/3/2020 30/3/2020 37 Nguyễn Ngọc P 61 000020096617 25/3/2020 31/3/2020 38 Nguyễn Thị H 77 000020093128 21/3/2020 31/3/2020 39 Võ Mỷ L 63 000020084985 13/3/2020 31/3/2020 40 Nguyễn Thị H 39 000020095251 24/3/2020 31/3/2020 41 Phạm Thị P 75 000020085134 13/3/2020 31/3/2020 42 Dương Thị T 90 000020099654 27/3/2020 31/3/2020 43 Đặng Thị L 70 000020036377 3/02/2020 14/2/2020 44 Phan Thị K 83 000020047673 12/2/2020 14/2/2020 45 Lê Văn T 55 000020036382 3/2/2020 17/2/2020 46 Phạm Thị U 79 000020047283 11/2/2020 17/2/2020 47 Võ Thị Kim E 64 000020048689 12/2/2020 17/2/2020 48 Trần Thị H 56 000020043743 9/2/2020 18/2/2020 49 Phan Thị C 52 000020048644 12/2/2020 18/2/2020 50 Trần Thị Như N 49 000020032824 31/01/2020 18/2/2020 51 Nguyễn Thị T 70 000020028155 28/01/2020 18/2/2020 52 Đỗ Thị B 69 000020051975 15/2/2020 19/2/2020 53 Lê Thị N 79 000020052249 15/2/2020 20/2/2020 54 Đỗ Lâm S 57 000020052374 15/2/2020 21/2/2020 55 Nguyễn Thanh B 50 000020052577 16/2/2020 21/2/2020 56 Võ Thanh T 53 000020047264 11/2/2020 21/2/2020 57 Nguyễn Thị Ngọc Y 55 000020047286 11/2/2020 21/2/2020 58 Nguyễn Thị Thanh L 43 000020036570 4/2/2020 21/2/2020 59 Trịnh Thị Q 48 000020049884 13/2/2020 22/2/2020 60 Võ Văn C 60 000020052510 16/2/2020 24/2/2020 61 Trần Thị T 50 000020057328 19/2/2020 25/2/2020 62 Trần Thị L 73 000020056625 19/2/2020 25/2/2020 63 Lương Thị Kim T 61 000020048659 12/2/2020 25/2/2020 64 Đỗ Thị L 68 000020060124 21/2/2020 27/2/2020 65 Lê Thị S 68 000020047618 12/2/2020 27/2/2020 66 Nguyễn Thị H 95 000020059897 21/2/2020 27/2/2020 67 Hàng Văn S 64 000020063867 25/2/2020 28/2/2020 68 Nguyễn Thị T 55 000020055949 17/2/2020 28/2/2020 69 Phạm Văn K 66 000020056394 26/2/2020 28/2/2020 PL4 70 Tô Thị Đ 62 000020058273 20/2/2020 3/3/2020 71 Trần Thị T 71 000020063546 25/2/2020 3/3/2020 72 Võ Văn P 42 000020068139 28/2/2020 4/3/2020 73 Đặng Thị H 58 000020065707 26/2/2020 4/3/2020 74 Nguyễn Thị H 70 000020027706 27/01/2020 4/3/2020 75 Trịnh Thị T 59 000020060820 23/2/2020 4/3/2020 76 Huỳnh Thị H 82 000020065946 27/2/2020 4/3/2020 77 Trần Thị L 78 000020071098 02/3/2020 6/3/2020 78 Nguyễn Thị Ngọc A 60 000020060477 22/2/2020 6/3/2020 78 Phạm Thị D 83 000020065176 26/2/2020 4/3/2020 80 Hồ Thị N 81 000020069358 01/3/2020 6/3/2020 81 Trịnh Thị Q 48 000020064285 26/2/2020 6/3/2020 82 Thái Thanh T 54 000020074482 5/3/2020 7/3/2020 83 Hồ Văn S 56 000020075674 5/3/2020 9/3/2020 84 Dương Thị T 90 000020099654 27/2/2020 01/3/2020 85 Phạm Thị P 75 000020085134 13/2/2020 01/3/2020 86 Trần Thị Q 56 000020095714 24/2/2020 02/3/2020 87 Đoàn Thị T 68 000020098471 26/2/2020 3/3/2020 88 Nguyễn Thị A 62 000020083849 12/2/2020 6/3/2020 89 Bùi Thanh H 67 000020001628 27/2/2020 6/3/2020 90 Nguyễn Văn C 87 000020004276 3/3/2020 6/3/2020 91 Nguyễn Thị C 70 000020094693 23/2/2020 7/3/2020 92 Nguyễn Thị N 53 000020002286 01/3/2020 7/3/2020 93 Định Thị Cẩm C 61 000020002013 27/2/2020 7/3/2020 94 Nguyễn Thị C 70 000020002234 27/2/2020 8/3/2020 95 Trần Văn T 61 000020002253 27/2/2020 9/3/2020 96 Phạm Thị S 85 000020003492 02/3/2020 9/3/2020 97 Võ Văn Q 76 000020000195 28/2/2020 9/3/2020 98 Phạm Thị P 75 000020007488 8/3/2020 10/3/2020 99 Nguyễn Thị T 63 000020004673 3/3/2020 10/3/2020 100 Thái Thị N 53 000020007191 7/3/2020 11/3/2020 101 Huỳnh Thị T 68 000020006228 6/3/2020 13/3/2020 102 Võ Thị D 73 000020004418 3/3/2020 13/3/2020 103 Lê Thị D 85 000020007253 8/3/2020 14/3/2020 104 Trương Văn K 73 000020093236 21/2/2020 15/3/2020 105 Lê Quan H 57 000020008069 8/3/2020 15/3/2020 106 Phạm Văn A 89 000020010717 13/3/2020 16/3/2020 107 Lê Thị T 73 000020008636 9/3/2020 16/3/2020 108 Trần Văn T 73 000020005049 5/3/2020 20/3/2020 PL5 109 Trần Thị T 73 000020010473 11/3/2020 17/3/2020 110 Phan Thị X 76 000020008524 9/3/2020 17/3/2020 111 Nguyễn Thị A 70 000020012876 14/3/2020 17/3/2020 112 Nguyễn Thị C 53 000020010626 12/3/2020 17/3/2020 113 Huỳnh Văn B 68 000020009797 10/3/2020 17/3/2020 114 Trần Thị N 58 000020010347 11/3/2020 17/3/2020 115 Nguyễn Thị Mỹ N 64 000020012097 14/3/2020 18/3/2020 116 Trần Thị Cẩm H 61 000020055521 18/2/2020 10/3/2020 117 Nguyễn Thị Thu N 48 000020072878 3/3/2020 10/3/2020 118 Trần Thị Thu H 58 000020065409 26/2/2020 11/3/2020 119 Trần Văn C 80 000020074007 4/3/2020 11/3/2020 120 Trần Thị N 57 000020076970 6/3/2020 11/3/2020 121 Phạm Văn H 63 000020076020 6/3/2020 11/3/2020 122 Nguyễn Văn R 53 000020074244 4/3/2020 12/3/2020 123 Bùi Thị K 82 000020079966 9/3/2020 12/3/2020 124 Nguyễn Thị N 53 000020079956 9/3/2020 13/3/2020 125 Lâm Thị Cẩm T 57 000020075602 5/3/2020 13/3/2020 126 Nguyễn Thị Tuyết N 58 000020027967 28/01/2020 10/2/2020 127 Nguyễn Thị Ngọc T 64 000020081445 10/3/2020 17/3/2020 128 Nguyễn Hoàng M 29 000020071026 02/3/2020 18/3/2020 129 Thạm Thị H 54 000020070024 02/3/2020 20/3/2020 130 Lâm Thị Thu H 52 000020085411 13/3/2020 20/3/2020 131 Lý Tú D 58 000020078271 8/3/2020 20/3/2020 132 Trương Thị T 67 000020086014 14/3/2020 20/3/2020 133 Nguyễn Thị Tuyết H 53 000020088575 17/3/2020 24/3/2020 134 Châu Đình Đ 79 000020072459 3/3/2020 24/3/2020 135 Võ Thị K 40 000020087826 16/3/2020 24/3/2020 136 Lư Thị Đ 70 000020090236 18/3/2020 25/3/2020 137 Đỗ Văn K 62 000020091620 19/3/2020 25/3/2020 138 Đoàn Thị P 65 000020091271 19/3/2020 25/3/2020 139 Lâm Thị L 78 000020092581 20/3/2020 26/3/2020 140 Nguyễn Thị Mỹ D 50 000020095078 24/3/2020 26/3/2020 141 Nguyễn Thị H 67 000020094704 23/3/2020 26/3/2020 142 Lương Thị B 79 000020092685 20/3/2020 27/3/2020 143 Phạm Thị X 91 000020093330 21/3/2020 27/3/2020 144 Lê Phước T 51 000020095074 23/3/2020 30/3/2020 145 Lê Thị H 56 000020097334 25/3/2020 30/3/2020 146 Lê Thị L 63 000020094959 23/3/2020 31/3/2020 147 Phan Thị U 67 000020089169 17/3/2020 31/3/2020 PL6 148 Nguyễn Thị N 66 000020096834 25/3/2020 31/3/2020 149 Nguyễn Hoàng H 29 000020024209 20/01/2020 14/2/2020 150 Hồ Thị Q 73 000020047273 11/2/2020 14/2/2020 151 Nguyễn Thị R 61 000020034155 02/2/2020 15/2/2020 152 Bùi Thị H 71 000020045552 10/2/2020 17/2/2020 153 Nguyễn Thị N 86 000020029898 30/1/2020 17/2/2020 154 Võ Thị Đ 71 000020045674 10/2/2020 17/2/2020 155 Nguyễn Hà Anh T 48 000020035630 3/2/2020 18/2/2020 156 Nguyễn Thị U 54 000020042934 7/2/2020 18/2/2020 157 Hồ Thị L 81 000020050225 13/2/2020 19/2/2020 158 Lê Thanh X 74 000020050236 13/2/2020 21/2/2020 159 Nguyễn Thị U 74 000020043270 8/2/2020 21/2/2020 160 Trần Thị H 81 000020028892 29/01/2020 21/2/2020 161 Đỗ Văn L 86 000020057476 20/2/2020 24/2/2020 162 Trần Thị Thảo L 48 000020052344 15/2/2020 24/2/2020 163 Đỗ Văn T 70 000020054075 17/2/2020 25/2/2020 164 Nguyễn Thị H 73 000020058804 20/2/2020 26/2/2020 165 Lê Thị M 53 000020052836 17/2/2020 27/2/2020 166 Phan Thị C 52 000020063141 25/2/2020 27/2/2020 167 Võ Thị C 58 000020063332 25/2/2020 28/2/2020 168 Võ Văn V 69 000020052981 17/2/2020 28/2/2020 169 Nguyễn Văn T 66 000020065550 26/2/2020 28/2/2020 170 Lý Thị M 68 000020050157 13/2/2020 25/2/2020 171 Bùi Thuý N 61 000020065313 26/2/2020 3/3/2020 172 Nguyễn Thị D 71 000020065702 26/2/2020 4/3/2020 173 Phạm Thị H 72 000020058821 20/2/2020 4/3/2020 174 Nguyễn Thị N 81 000020052460 16/2/2020 4/3/2020 175 Thạch N 66 000020065495 26/2/2020 4/3/2020 176 Nguyễn Văn E 56 000020056186 19/2/2020 5/3/2020 177 Lê Thị M 69 000020060540 20/2/2020 6/3/2020 178 Dương Thị U 58 000020067569 28/2/2020 6/3/2020 179 Lưu Thị T 69 000020062037 24/2/2020 6/3/2020 180 Tống Thị H 76 000020074480 5/3/2020 9/3/2020 181 Trần Văn T 40 000020098502 27/2/2020 01/3/2020 182 Trần Thị T 87 000020000268 30/2/2020 3/3/2020 183 Nguyễn Thị Đ 63 000020095057 23/2/2020 3/3/2020 184 Nguyễn Thị Y 45 000020099971 28/2/2020 6/3/2020 185 Danh Kim P 72 000020098446 26/2/2020 3/3/2020 186 Nguyễn Văn V 57 000020096151 24/2/2020 7/3/2020 PL7 187 Nguyễn Thị D 73 000020099666 27/2/2020 7/3/2020 188 Lý Thị Phương T 55 000020000181 28/2/2020 7/3/2020 189 Nguyễn Văn S 61 000020093069 21/2/2020 8/3/2020 190 Hồ Ni N 27 000020004333 3/3/2020 8/3/2020 191 Lê Hoàng H 83 000020005167 6/3/2020 9/3/2020 192 Trương Đăng T 90 000020005338 6/3/2020 9/3/2020 193 Nguyễn Thị Thu H 64 000020005330 6/3/2020 10/3/2020 194 Nguyễn Thị N 66 000020006604 7/3/2020 10/3/2020 195 Võ Thị Xuân L 75 000020008082 8/3/2020 10/3/2020 196 Phan Thị C 52 000020010570 12/3/2020 13/3/2020 197 Thạch C 74 000020005945 6/3/2020 14/3/2020 198 Trần Thị Q 56 000020009562 10/3/2020 14/3/2020 199 Lữ Thị T 64 000020010169 11/3/2020 15/3/2020 200 Đặng Thị N 87 000020009123 9/3/2020 16/3/2020 201 Trần Văn K 84 000020093203 21/2/2020 9/3/2020 202 Tô Văn T 69 000020010656 12/3/2020 20/3/2020 203 Nguyễn Văn B 90 000020003333 02/3/2020 17/3/2020 204 Nguyễn Văn V 57 000020012325 14/3/2020 17/3/2020 205 Lê Thị Minh N 54 000020006217 6/3/2020 9/3/2020 206 Trịnh Thị Q 48 000020098483 26/2/2020 01/3/2020 207 Bùi Kim T 57 000020064729 26/2/2020 9/3/2020 208 Trần Văn P 62 000020058428 20/2/2020 6/3/2020 209 Phạm Thị T 74 000020069433 01/3/2020 4/3/2020 210 Lê Thị C 68 000020057392 19/2/2020 25/2/2020 Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2020 Sinh viên thực DUYỆT GIÁM ĐỐC Trần Thị Trúc Phương PL8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC - ĐIỀU DƯỠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc GIẤY XÁC NHẬN ĐÃ BỔ SUNG, SỬA CHỮA KHÓA LUẬN THEO Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM KHÓA LUẬN Họ tên sinh viên: TRẦN THỊ TRÚC PHƯƠNG Lớp: Đại học Dược 10D Ngành: Dược học MSSV: 15D720401368 Tên đề tài khóa luận: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01/2020 – 3/2020 Giảng viên hướng dẫn: GS TSKH BÙI TÙNG HIỆP Khóa luận bổ sung sửa chữa điểm sau: Phần mục lục: Thêm dấu chấm sau số mục Thay đổi danh mục bảng, danh mục hình, danh mục từ viết tắt theo mẫu trường Phần mở đầu: Bổ sung nguồn trích dẫn Chương 1: Bỏ phần giới thiệu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ Chương 2: Thêm phần tiêu chuẩn đánh giá tình hình sử dụng thuốc vào mục 2.3.2 Chương 3: Nội dung mục 3.1.8 3.1.9 để phía sau mục 3.2.5 Chỉnh lại màu tương phản biểu đồ Bổ sung thêm khu vực, vùng miền tiến hành nghiên cứu khác so sánh với nghiên cứu phần bàn luận Bỏ dấu phẩy trước dấu ba chấm 10 Thêm “và cs.,” vào tài liệu có nhiều tác giả 11 Phụ lục A: Thêm xét nghiệm ure, creatinin đường huyết lúc đói Cần Thơ, ngày tháng năm 2020 Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực Thư ký hội đồng Chủ tịch hội đồng ... ? ?Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ Khoa Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01 /20 20 – 3 /20 20” thực giúp hiểu rõ tình hình sử dụng thuốc điều trị đái. .. nhân đái tháo đường, nghiên cứu ? ?Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ khoa Nội tiết bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 01 /20 20 đến tháng 03 /20 20” tiến hành... 24 2. 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 26 2. 3.1 Khảo sát đặc điểm bệnh nhân ĐTĐ typ 26 2. 3 .2 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ typ .28 2. 3.3 Xử lý số liệu 31 iv 2. 4

Ngày đăng: 15/04/2022, 20:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w