MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, cần thiết đối với cuộc sống của con người, là điều kiện không thể thiếu để phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Lịch sử đã cho thấy ở đâu có nước, nơi đó sẽ có sự sống, có nền văn hóa và văn minh. Các nền văn minh của loài người đều gắn liền với các nguồn nước và các dòng sông. Hiện nay, trên thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước. Thiếu nước đang đe dọa tới sức khỏe cộng đồng, an ninh lương thực và đây là nguyên nhân bùng nổ các cuộc xung đột vũ trang trong quá trình sử dụng nguồn nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển và tồn tại của con người. Quản lý tài nguyên nước đóng một vai trò hết sức quan trọng là nhân tố hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến bảo đảm khai thác, sử dụng, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước. Quản lý nhà nước về tài nguyên nước là lĩnh vực khá phức tạp, còn nhiều mâu thuẫn: Mâu thuẫn trong quá trình khai thác và bảo vệ môi trường; mâu thuẫn giữa các ngành dùng nước; mâu thuẫn giữa sử dụng nước với sự đảm bảo phát triển bền vững. Theo quan điểm truyền thống, muốn khai thác nguồn nước cần tìm ra phương án tối ưu đó là phương án hợp lý để phát triển kinh tế đồng thời thỏa mãn các điều kiện phát triển bền vững. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã xác định tăng cường quản lý tài nguyên (trong đó có quản lý tài nguyên nước) là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Yên Bái có nguồn nước khá phong phú, bao gồm nước mưa, nước mặt và nước ngầm, trong hiện tại nếu được quản lý tốt có thể đảm bảo cung cấp cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Nhưng thực tế cho thấy khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt khi nhu cầu sử dụng nước tiếp tục tăng mạnh trong tương lai nhằm thỏa mãn các yêu cầu của phát triển kinh tế, trong khi đó số lượng nước có thể khai thác, sử dụng ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình khai thác nước giữa các ngành liên tục xảy ra. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải quản lý tại nguyên nước bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Xuất phát từ đòi hỏi thực tế, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái” để làm luận văn tốt nghiệp. 2.Tổng quan nghiên cứu Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói riêng không còn là vấn đề mới mà là đề tài có tính thời sự và cũng rất phức tạp. Đến nay có nhiều công trình được công bố dưới nhiều góc độ, hình thức thể hiện khác nhau đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí khác nhau ở Trung ương và địa phương cụ thể: Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu giải pháp phân bổ tài nguyên nước mặt cho các ngành dùng nước tỉnh Hà Nam” của tác giả Hà Thị Hồng Vân. Luận văn đã phân tích, đánh giá tài nguyên nước mặt, tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt tại tỉnh Hà Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp phân bổ tài nguyên nước tại tỉnh Hà Nam, giúp cho các nhà quản lý có một các nhìn tổng thể để ra quyết định khai thác và sử dụng nước cho các ngành. Luận văn thạc sĩ “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đăk Nông” (2017), do tác giả Tô Quang Học thực hiện nghiên cứu. Luận văn đã phân tích thực trạng từ đó tìm ra nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại tỉnh Đăk Nông để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Đăk Nông tránh tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên nước và gây ô nhiễm môi trường sống. Đề tài “Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam” (năm 2016) của nhóm tác giả Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Danh Tĩnh. Đề tài tìm hiểu và đánh giá các mô hình hiện có cùng các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Đề tài trình bày các yếu tố đảm bảo cho mô hình quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng có thể vận hành được ở Việt Nam, bao gồm các cách tiếp cận dựa vào nhu cầu, hình thức tham gia của cộng đồng, năng lực của các bên tham gia, sự hỗ trợ về mặt thể chế, chuyển giao kỹ thuật, huy động nguồn lực và sự tự chủ (chủ động) về mặt tài chính. Đề tài cũng nhấn mạnh các vấn đề về quyền lực, quyền lợi và vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình ra các quyết định liên quan đến quản lý và sự dụng tài nguyên nước. Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Việt Nam” (2014), do tác giả Phạm Thị Thùy thực hiện nghiên cứu. Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Việt Nam; vận dụng nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam, chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công cụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Bài báo cáo “Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước” (2013). Giáo viên hướng dẫn Lê Quốc Tuấn, nhóm sinh viên trường Đại học nông lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu. Các tác giả đã chỉ ra vai trò của tài nguyên nước, tình hình sử dụng tài nguyên nước hiện nay. Chỉ ra cho chúng ta thấy sự tác động của biến đổi khí hậu, các vấn đề ô nhiễm về tài nguyên nước từ đó đề ra các biện pháp quản lý nhà nước để phát triển. Các bài nghiên cứu trên chủ yếu chỉ đề cập đến vấn đề tài nguyên nước nói chung hoặc chỉ trong phạm vi nghiên cứu của các nguồn tài nguyên nước ở một số vùng trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra tác giả đang công tác tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái nên tôi nghiên cứu đề tài này để đưa ra những đóng góp thiết thực liên quan đến ngành của mình. Do vậy đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái” là cần thiết và không trùng lập với các công trình nghiên cứu đã có. 3.Mục tiêu của đề tài Đề tài hướng tới các mục tiêu cơ bản sau: - Xác định được khung nghiên cứu về quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường - Phân tích được quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, xác định được những ưu điểm, hạn chế trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái. - Đề xuất được một số giải pháp quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái - Phạm vi nghiên cứu + Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản của Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái, cụ thể như sau: (1) Xây dựng kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; (2) Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; (3) Kiểm soát đối với tài nguyên nước. - Phạm vi nghiên cứu theo không gian: Quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: thu thập dữ liệu giai đoạn 2016-2019; thu thập số liệu sơ cấp vào tháng 06/2020; đề xuất giải pháp đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Đề tài sử dụng khung nghiên cứu như sơ đồ 1. Khung nghiên cứu này xuyên suốt các nội dung trong việc phân tích, so sánh, điều tra. Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu của đề tài 5.2 Quy trình và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài dự kiến áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung nghiên cứu quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái. Những phương pháp được sử dụng ở bước này là: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp. Bước 2: Thu thấp số liệu thứ cấp thông qua các số liệu báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái về tình trạng tài nguyên và môi trường nói chung, tình trạng về tài nguyên nước nói riêng. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê và so sánh số liệu qua các năm. Bước 3: Thu thấp số liệu sơ cấp về thực trạng quản lý tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái bằng phương pháp phòng vấn, cụ thể: Đối tượng phỏng vấn: Phỏng vấn 05 đối tượng Hộp 1: Danh sách cán bộ phỏng vấn STTHọ và TênChức danh 1Hà Mạnh CườngPhó Giám đốc sở TNMT tỉnh Yên Bái 2An Thị Xuân NguyệtPhó trưởng phòng TNN, KTTV và BĐKH 3Phan Thanh HươngPhó chánh văn phòng Sở TNMT 4Vũ Văn TỉnhChánh thanh tra Sở TNMT 5Phan Đức TuấnChuyên viên phòng TNN, KTTV và BĐKH + Mục tiêu phỏng vấn: Đánh giá thực trạng thực hiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật về tài nguyên nước; Kiểm soát đối với tài nguyên nước. + Địa điểm phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng làm việc + Thời gian phỏng vấn: 4- 6/2020 Bước 4: Phân tích thực trạng, xác định điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đối với quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái. Bước 5: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đến 2025. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khung nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại sở tài nguyên và môi trường Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đến 2025.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN THỊ HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ HÀ NỘI - 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN THỊ HÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế sách Mã ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ công trình nghiên cứu khoa học riêng tơi Các thơng tin, số liệu kết sử dụng luận văn có xuất xứ rõ ràng trích dẫn đầy đủ Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật Ban giám hiệu nhà trường Đại học kinh tế quốc dân luận văn cao học Yên Bái, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Hà LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái” phải nỗ lực cố gắng không ngừng học hỏi rèn luyện trường đại học Kinh tế quốc dân Để có kết này, xin chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu nhà trường, thầy giáo, cô giáo của trường Đại học kinh tế quốc dân tận tình truyền đạt kiến thức Tơi xin cảm ơn chân thành đến tồn thể cán cơng chức, viên chức trường Cao đảng nghề Yên Bái tạo điều liện thuận lợi cho suốt trình học tập nghiên cứu để hồn thành chương trình cao học hồn thành luận văn Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, người hướng dẫn khoa học, dành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi suốt q trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Sở Tài nguyên mơi trường tỉnh n Bái, phịng Tài ngun nước – Khí tượng thủy văn biến đổi khí hậu cung cấp tài liệu tham khảo số liệu phục vụ cho việc hồn thành luận văn Tơi mong nhận góp ý thầy giáo, giáo học viện cao học – Đại học kinh tế quốc dân bạn đọc để luận văn hoàn thiện lĩnh vực Xin trân trọng cảm ơn! Yên Bái, ngày tháng năm 2020 Tác giả Nguyễn Thị Hà MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ i MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1 Tổng quan tài nguyên nước 1.1.1 Khái niệm vai trò tài nguyên nước 1.1.2 Phân loại tài nguyên nước 10 1.2 Quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường 12 1.2.1 Khái niệm mục tiêu quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường .12 1.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường 14 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường 15 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường .22 1.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước tài nguyên nước số sở tài nguyên môi trường học cho Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái .27 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước tài nguyên nước số sở tài nguyên môi trường .27 1.3.2 Bài học cho Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái 30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2016-2019 .32 2.1 Khái quát tỉnh Yên Bái Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái .32 2.1.1 Khái quát tỉnh Yên Bái .32 2.1.2 Khái quát Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái .36 2.2 Thực trạng tài nguyên nước hoạt động tài nguyên nước địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 .43 2.2.1 Thực trạng tài nguyên nước địa bàn tỉnh Yên Bái 43 2.2.2 Thực trạng hoạt động tài nguyên nước địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 .48 2.3 Thực trạng quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 51 2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, sách pháp luật tài nguyên nước 51 2.3.2 Tổ chức thực quy hoạch, kế hoạch, sách, pháp luật tài nguyên nước 55 2.3.3 Kiểm soát tài nguyên nước .70 2.4 Đánh giá quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 73 2.4.1 Đánh giá thực mục tiêu quản lý nhà nước tài nguyên nước 73 2.4.2 Điểm mạnh quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái 73 2.4.3 Hạn chế quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái 75 2.4.4 Nguyên nhân hạn chế quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2025 78 3.1 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái đến năm 2025 78 3.1.1 Mục tiêu quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái đến năm 2025 78 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái đến năm 2025 79 3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái đến năm 2025 80 3.2.1 Hồn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch, sách pháp luật tài nguyên nước 80 3.2.2 Hoàn thiện tổ chức thực quy hoạch, kế hoạch, sách pháp luật tài nguyên nước 81 3.2.3 Hồn thiện kiểm sốt tài ngun nước 83 3.2.4 Một số giải pháp khác 84 3.3 Một số kiến nghị 84 3.3.1 Kiến nghị với cấp quyền tỉnh Yên Bái 84 3.3.2 Kiến nghị với quan quản lý nhà nước Trung ương 85 3.3.3 Khuyến nghị chủ thể hoạt động tài nguyên nước 85 KẾT LUẬN 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CT HĐND PTQĐ TNMT UBND VPĐK Chỉ thị Hội đồng nhân dân Phát triển quỹ đất Tài nguyên Môi trường Ủy ban nhân dân Văn phòng đăng ký DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Nguồn nhân lực Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 -2019 40 Bảng 2.2 Tổng hợp lượng nước mưa giai đoạn từ năm 2016-2019 .45 Bảng 2.3 Tổng hợp trữ lượng nước đến từ mưa tỉnh Yên Bái .45 Bảng 2.4 Tổng hợp trữ lượng tiềm nước đất tỉnh Yên Bái theo lưu vực giai đoạn 2016-2020 49 Bảng 2.5 Tổng hợp thực trạng thăm dò nước đất giai đoạn 2016-2019 50 Bảng 2.6.Tổng hợp giếng khoan, giếng đào phục vụ quy mơ gia đình 51 Bảng 2.7 Thực trạng cơng trình cấp nước tập trung tỉnh Yên Bái 52 Bảng 2.8 Tổng hợp văn tham mưu giai đoạn 2016-2019 .54 Bảng 2.9 Tổng hợp cán bộ, công chức thực công tác quản lý tài nguyên nước thuộc tỉnh Yên Bái 59 Bảng 2.10 Kết thực nhiệm vụ nhân lực quản lý tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 .60 Bảng 2.11 Danh mục thủ tục hành tài nguyên nước tỉnh Yên Bái 62 Bảng 2.12 Tổng hợp kết thẩm định hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước giai đoạn 2016 - 2019 .64 Bảng 2.13 Tổng hợp kết hoạt động tuyên truyền 66 Bảng 2.14 Phân vùng bảo vệ tài nguyên nước đất 70 Bảng 2.15 Công tác giám sát, tra, kiểm tra giai đoạn 2016-2019 73 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HỘP SƠ ĐỒ: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức máy Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái 38 Sơ đồ 2.2 Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước tài nguyên nước tỉnh Yên bái 58 HỘP: Hộp 2.1: Đánh giá Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, sách pháp luật tài nguyên nước giai đoạn 2016-2019 .57 Hộp 2.2: Tổ chức máy quản lý nhà nước tài nguyên nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2019 61 Hộp 2.3: Đánh giá công tác thẩm định hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước 65 Hộp 2.4: Đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tài nguyên nước tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 67 Hộp 2.5: Đánh giá công tác bảo vệ tài nguyên nước giai đoạn 2016-2019 Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái .71 Hộp 2.6: Đánh giá công tác tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định pháp luật đất đai xử lý vi phạm pháp luật đất đai quyền thị xã Nghĩa Lộ giai đoạn 2017-2019 tháng đầu năm 2020 .74 ... cứu quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường - Phân tích quản lý nhà nước tài nguyên nước Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái, xác định ưu điểm, hạn chế quản lý nhà nước tài nguyên. .. mưa, nước đất, nước biển Quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường Khái niệm mục tiêu quản lý nhà nước tài nguyên nước sở tài nguyên môi trường Khái niệm quản lý nhà nước tài nguyên. .. Kinh nghiệm quản lý nhà nước tài nguyên nước số sở tài nguyên môi trường học cho Sở tài nguyên môi trường tỉnh Yên Bái Kinh nghiệm quản lý nhà nước tài nguyên nước số sở tài nguyên môi trường Bài