1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thảo luận luật lao động chương 1

5 40 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 1: Khái Quát Về Quan Hệ Lao Động
Trường học Trường Đại Học Luật Tp Hcm
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại thảo luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hcm
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 46,98 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM THẢO LUẬN MÔN LUẬT LAO ĐỘNG NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG TP HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2021 TÌNH HUỐNG 1 a Quan hệ lao động giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động hay không? Phải xác định quan hệ lao động hay không, tồn tại hợp đồng lao động ? Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT + Giữa hai bên không ký kết hợp đồng lao động + Công ty BT không trực tiếp quản lý ông Nguyễn Ngọ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM

dddddd

THẢO LUẬN MÔN:

LUẬT LAO ĐỘNG

NỘI DUNG:

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG

TP HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2021

Trang 2

TÌNH HUỐNG 1

a Quan hệ lao động giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT có thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Lao động hay không?

Phải xác định quan hệ lao động hay không, tồn tại hợp đồng lao động ?

- Mối quan hệ giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT:

+ Giữa hai bên không ký kết hợp đồng lao động

+ Công ty BT không trực tiếp quản lý ông Nguyễn Ngọc: Công ty BT chỉ hỗ trợ Công ty Thạnh Mỹ tuyển dụng, Công ty Thạnh Mỹ là đơn vị tuyển dụng, sử dụng, trả lương, cho thôi việc

+ Công ty BT không có nghĩa vụ trả tiền lương cho ông Nguyễn Ngọc, không sử dụng người lao động

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 3 BLLĐ 2019: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người

sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể”.

=>Vì vậy, quan hệ giữa ông Nguyễn Ngọc và Công ty BT không phải là quan hệ lao động nên không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

b Nếu là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn (hoặc bị đơn) bạn sẽ đưa ra những luận cứ gì để chứng minh cho quan điểm của mình?

Trong vụ việc trên, ông Ngọc kiện công ty Bình Thạnh vì cho rằng Công ty BT là người đã tuyển dụng và sử dụng lao động chứ không phải là Công ty Thạnh Mỹ và ông yêu cầu công ty BT phải bồi thường tiền lương cũng như trả tiền bảo hiểm xã hội là hoàn toàn sai nên nhó em sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty Bình Thạnh bằng một số các lập luận như sau:

Thứ nhất, công ty BT không tuyển dụng, xác lập quan hệ lao động, trả lương cho

người lao động làm việc cho công ty Thạnh Mỹ Công ty BT chỉ hỗ trợ các công ty thuộc

sở hữu của công ty BT tổ chức tuyển dụng, xe đưa đón tới nơi làm việc Đối với trường hợp của ông Ngọc công ty không gửi thư mời thử việc, không phân công việc, không trả lương cho Ngọc và cũng không cho ông Ngọc thôi việc như ông Ngọc trình bày

Thứ hai, thông qua công ty BT, công ty Thạnh Mỹ đã tuyển dụng ông Ngọc ông

Ngọc làm việc tại công ty từ 19/2/2013 đến ngày 10/5/2013 hai bên chỉ thỏa thuận bằng lời nói thời gian làm việc dưới ba tháng nên không ký hợp đồng lao động không đóng bảo hiểm xã hội Việc công ty Thạnh Mỹ cho ông Ngọc nghỉ việc là do hành vi pháp lý đơn phương của công ty Thạnh Mỹ chứ không phải do công ty BT trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu

Trang 3

Thứ ba, xét thấy rằng ông Ngọc cho rằng công ty BT là người sử dụng lao động

trên cơ sở thư mời ông thử việc và phân công ông làm việc tại công ty Thạnh Mỹ nhưng chứng cứ ông xuất trình là văn bản có tiêu đề thư mời thử việc và trên văn bản đó thực chất là một email điện tử nên không có ký tên cũng như không có đóng dấu vào văn bản này được gửi qua hộp thư điện tử của ông Ngọc

TÌNH HUỐNG 2:

Bạn có ý kiến gì về việc điều chỉnh của pháp luật lao động đối với quan hệ giữa tài xế với Grab?

Về việc quan hệ và xác lập loại hợp đồng giữa công ty công nghệ với tài xế đang gây tranh cãi và có những luồng quan điểm khác nhau Có ý kiến cho rằng đây là quan hệ lao động, ý kiến khác lại cho rằng đây là quan hệ hợp tác kinh doanh, quan hệ dân sự

Phần lớn các tài xế công nghệ và các công ty sở hữu phần mềm gọi xe ràng buộc với nhau bởi hợp đồng kinh doanh Họ không có lương tối thiểu; không được hưởng những chính sách an sinh xã hội cơ bản như những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Bộ luật Lao động điều chỉnh Và chính khách hàng là người trả tiền cho các tài xế Tuy nhiên, tiền công thực sự mà tài xế được hưởng phải tính theo tỷ lệ phần trăm mà công ty công nghệ đó đã quy định Điều này cho thấy, tiền lương mà những tài

xế này nhận được không phải là khoản tiền được trả trực tiếp từ phía công ty, nhưng số tiền đó vẫn do công ty quyết định từ mỗi chuyến xe

Phía công ty đặt ra những điều kiện mà phía tài xế phải đáp ứng nếu muốn kí hợp

đồng như việc “có giấy phép lái xe”, “nhận hoàn toàn trách nhiệm và nghĩa vụ” 1… Khi

đã giao kết hợp đồng với phía công ty, các tài xế phải thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm

mà họ đã cam kết dưới sự giám sát của công ty nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo thỏa thuận đã giao kết Điều này thể hiện bản chất quan hệ lao động cá nhân giữa tài xế lái xe

và công ty công nghệ hay còn gọi là quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ Tuy nhiên, tài xế cần phải tự chủ về phương tiện hoạt động cũng như thời gian làm việc Điều này lại thể hiện tài xế chỉ là những “đối tác” và hợp đồng giao kết chỉ là hợp đồng dân sự

Theo quan điểm của nhóm em, mối quan hệ giữa tài xế công nghệ và Grab mang những đặc điểm của mối quan hệ giữa NSDLĐ và người lao động Tuy nhiên, trên thực tế

cả hai bên lại giao kết với nhau bằng hợp đồng kinh doanh, điều đó cho thấy từ phía Grab xem các tài xế là đối tác kinh doanh Nếu xét đây là quan hệ hợp đồng dân sự, dựa trên cơ

sở bình đẳng thỏa thuận thì quyền và lợi ích của tài xế công nghệ có thực sự được bảo đảm Grab là một doanh nghiệp lớn, có sức ảnh hưởng vì thế khó tránh khỏi việc chèn ép tài xế công nghệ với đưa ra các điều khoản có lợi hơn trong giao kết hợp đồng vì mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp Vì thế nếu để quan hệ này là một quan hệ Dân sự thông

Trang 4

thường thì không đảm bảo sự bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau Nhóm chúng em cho rằng mối quan hệ này nên được xem xét trong mối quan hệ do Luật Lao động điều chỉnh, tạo cơ hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tài xế công nghệ, được hưởng những chính sách an sinh xã hội cần thiết

TÌNH HUỐNG 3:

a) Có tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee

C và Công ty D không? Vì sao?

Không tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee C

và Công ty D

Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, theo đó: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể” Có thể thấy là ông Lee không có bằng chứng nào để chứng minh mình

là lao động làm việc cho công ty D, trong bản án, ông có đề cập tới việc được công ty gửi hợp đồng lao động qua email thế nhưng email này đã bị xoá, do đó, không đủ cơ sở để xác minh được ông có đến làm việc tại công ty hay không

Mặt khác, do cả hai bên không kí HĐLĐ và không có tài liệu, chứng cứ nào chứng minh ông Lee C là người lao động cho công ty D

b) Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, hãy giải quyết vụ việc này.

Vì không tồn tại mối quan hệ lao động do Luật Lao động điều chỉnh giữa ông Lee

C và Công ty D, mặt khác, công ty D hiện nay không thừa nhận ông Lee C là người lao động của công ty và ông Lee C cũng không chứng minh được mình đã và đang làm việc cho công ty D, cho nên những vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng lao động giữa các bên sẽ không được áp dụng nên khi phát sinh tranh chấp, yêu cầu đòi quyền lợi của ông đối với công ty D sẽ không được chấp thuận và ngược lại công ty D cũng không thể buộc ông Lee C thực hiện bất cứ nghĩa vụ lao động nào Quan hệ xã hội điều chỉnh giữa ông Lee C và công ty D chỉ là quan hệ dân sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành, sau khi xin giấy phép lao động thì phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 2 của Nghị định

152/2020/NĐ-CP, theo đó: “Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động” Tuy nhiên, dựa trên những chứng cứ, tài liệu

Trang 5

và thông tin mà các bên đưa ra trong bản án, có thể thấy cả nguyên đơn và bị đơn đều thừa nhận rằng hai bên chưa ký hợp đồng lao động với nhau Chính vì vậy, trong trường hợp này loại trừ đi khả năng dựa vào hợp đồng lao động để xác định mối quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động

Liên quan đến vấn đề trả tiền lương, không có một căn cứ nào để chứng minh

phía bị đơn đã chuyển phần tiền lương làm việc cho nguyên đơn Đồng thời, cũng theo Bản án, nội dung chuyển tiền ở đây cũng không được ghi nhận là trả tiền lương, có thể đặt ra giả thiết trong trường hợp này giao dịch chuyển tiền của ông Han đến tài khoản của ông Lee có thể là một giao dịch thông thường

Vì thế, quan hệ lao động giữa ông Lee C và công ty D không đủ cơ sở để chứng minh là có tồn tại

Ngày đăng: 11/04/2022, 01:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w