1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÊ BÌNH văn học là gì

80 3,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 269,05 KB

Nội dung

PHÊ BÌNH văn học là gì

Trang 1

PHÊ BÌNH VĂN HỌC LÀ GÌ???

MỤC LỤC

1.Một số vấn đề của phê bình văn học: 1

1.1.Phê bình văn học là gì? (Bản chất của phê bình văn học): 1

1.1.1.Khái niệm: 1

1.1.2.Bản chất của phê bình văn học: 3

1.2.Phương pháp phê bình văn học: 6

1.2.1.Bản chất và cấu trúc của phương pháp phê bình văn học: 6

1.2.2.Phương pháp phê bình như một hệ thống nguyên tắc, thao tác, thủ pháp: 7

1.3.Vai trò, tác động của phê bình văn học đối với đời sống văn học: 10

1.3.1.Phê bình tác động đến hoạt động sáng tạo của nhà văn: 10

1.3.2.Phê bình tác động trực tiếp đến tác phẩm văn học: 11

1.3.3.Phê bình có tác động giáo dục đối với người đọc: 12

1.3.4.Tiểu kết: 12

2.Lịch sử phê bình văn học thế giới: 13

2.1.Lịch sử phê bình văn học phương Đông (Trung Quốc): 13

2.1.1.Phê bình văn học Trung Quốc thời cổ trung đại: 13

2.1.2.Phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại: 20

2.2.Lịch sử phê bình văn học phương Tây: 27

2.2.1.Sự hình thành phê bình văn học Phương Tây: 27

2.2.2 Lịch sử phê bình văn học phương Tây : 27

3.Lịch sử phê bình văn học Việt Nam: 29

3.1.Phê bình văn học Việt Nam trước thế kỷ XX (những tiền đề đầu tiên): 29

3.2.Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945: 32

3.2.1.Những vấn đề chung: 32

3.2.2.Giai đoạn 1900-1930: 39

3.2.3.Giai đoạn 1930-1945: 40

Trang 2

3.3.Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954: 44

3.4.Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1954-1975: 46

3.4.1.Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh: 46

3.4.2.Quan niệm về thơ: 48

3.5.Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975 đến nay: 50

3.6.Tiểu kết: 55

3.6.1 Đuổi bắt thế giới: 55

3.6.2 Trên chuyến tàu tốc hành: 55

3.6.3 Chiến lược của kẻ đi chậm 57

4.Các nhà phê bình tiêu biểu: 58

4.1.Phạm Quỳnh (1892-1945) 58

4.2.Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Trương Chính: 59

4.3.Vũ Ngọc Phan: 62

4.4.Hải Triều, Đặng Thai Mai: 64

Tác phẩm: 64

Tác phẩm: 65

4.5.Đỗ Lai Thúy: 66

5.Một vài tác phẩm phê bình tiêu biểu: 67

5.1.Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh: 67

5.2.Bút pháp của ham muốn-Đỗ Lai Thúy: 74

1.Một số vấn đề của phê bình văn học:

1.1.Phê bình văn học là gì? (Bản chất của phê bình văn học):

1.1.1.Khái niệm:

Theo ngữ nguyên: Trước khi được dùng để chỉ một bộ môn văn học, từ ngữ phê bình

có nghĩa là một trạng thái tinh thần; đó là khuynh hướng phân tích, khuynh hướng mà tiếng Hi Lạp diễn tả bằng động từ XPRVEIV, ý nói “phân loại ra để rồi phán đoán” từ ngữ này được dùng trước tiên trong y học

Trang 3

Theo giáo trình Lý luận văn học – tập 1 – bản chất và đặc trưng văn học thì phê bình

văn học là một hình thức và cấp độ tiếp nhận văn học mang tính chất xã hội hóa cao, gắnliền với hoạt động đầy ý thức chuyên môn nhằm đánh giá, thẩm định giá trị của đốitượng, xuất phát từ những đòi hỏi chủ yếu của cuộc sống đương đại V.G.Biêlinxki quanniệm phê bình là sự tự ý thức của văn học Phê bình văn học tác động vào các khâu củaquá trình sáng tác – giao tế văn học Phê bình là một loại hình hoạt động tinh thần nằmgiữa khoa học và nghệ thuật Là khoa học, phê bình có hệ thống tiêu chuẩn cùng phươngpháp đánh giá riêng đối với các hiện tượng văn học Là nghệ thuật, phê bình cũng mangđậm dấu ấn chủ quan Từ văn bản của nhà văn, nhà phê bình đã xây dựng nên một siêuvăn bản có giá trị độc lập, làm giàu có thêm cho đời sống văn học, đời sống tinh thần củacon người

Theo giáo trình Lý luận văn học - tập 1 – văn học, nhà văn, bạn đọc thì phê bình là

hoạt động tác động, là nhân tố tổ chức quá trình văn học Nền tảng tạo nên sức thuyếtphục của phê bình vẫn là tính khoa học trong việc nhận thức, định giá thẩm mĩ Phươngpháp luận phê bình hiện đại vũ trang cho nhà phê bình những cơ sở khoa học quan trọngnhất Phê bình văn học chính là phân tích, miêu tả những hệ thống tín hiệu của ngônngữ, xác định những quy luật của ngôn ngữ, cho biết tác giả nói lên những gì họ địnhnói

Theo Đại cương phê bình văn học của Lưu Khôn thì:

 Phê bình có nghĩa là tán dương, khen tặng Phê bình có nghĩa là so sánh

 Phê bình có nghĩa là phán đoán Phê bình có nghĩa là thưởng ngoạn

 Phê bình có nghĩa là giải thích, tìm hiểu

Phê bình văn học có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông tục của ngôn ngữ thườngnhật hay nghĩa hẹp, nghĩa chuyên môn của khoa học văn học

Theo nghĩa thứ nhất, phê bình chỉ bất kỳ một sự khen chê, bình phẩm, đánh giá nào đó

về một tác phẩm, một sự kiện văn học, một tác giả, từ vi mô một nhãn tự, một câu văn,một dòng thơ đến vĩ mô một sự nghiệp sáng tạo, một nền văn học dân tộc Nó có thể chỉ

là một lời nhận xét thông thường thoát ra từ cái miệng bình dân của con nhà khó, nhưngcũng có thể là những phương châm, những nguyên lý chỉ đạo văn chương từ một ý thức

Trang 4

hệ triết học hoặc thẩm mỹ nào đó dội xuống giống lời thánh truyền, như lời Khổng Tử về

Kinh Thi, lời Aristote trong Nghệ thuật thơ ca Phê bình văn học ở nghĩa này là kẻ song

sinh với sáng tác, có sáng tác là có phê bình Và sáng tác thì khó còn phê bình thì dễ Phê bình theo nghĩa rộng thường chỉ biết đến tác phẩm Một thứ tác phẩm không cóliên lạc gì đến tác giả và người đọc Và người phê bình văn học đứng ngoài hệ thống vănhọc này Hơn nữa, khi nhận xét tác phẩm, người phê bình thường cũng chỉ coi đó là mộtcái cớ để phát biểu những ý kiến chủ quan của mình, thoảng hoặc nếu có chiếu cố đến tácphẩm thì cũng chỉ để so sánh nó với những nguyên lý đã được định trước, những lời chỉdạy của thánh hiền, những khuôn vàng thước ngọc của cổ nhân Bởi vậy, phê bình này rấtchú trọng đến ý nghĩa đạo đức của tác phẩm văn học, đôi khi có để mắt tới một cạnh khíanghệ thuật nào đó của nó thì cũng chỉ là để đối chiếu với những quy phạm ngặt nghèo củathể tài, cũng là một thứ đạo đức khác, đạo đức thể loại Phê bình văn học theo nghĩa chuyên môn thì mãi đến đầu thế kỉ XIX, khi nhân loại đãbước vào Thời đại mới mới xuất hiện ở châu Âu Đó là một loại hình sinh hoạt văn họcgắn liền với văn hóa đô thị Phê bình này ra đời trên cơ sở báo chí và xuất bản Chính báochí đã biến sách vở với tư cách là sản phẩm văn hóa từ một thứ văn hóa quà tặng thànhvăn hóa hàng hóa Xưa, một bài thơ, một bài văn được tác giả viết ra trước là để cho mình(di dưỡng tinh thần), sau mới để cho người (thưởng thức và học tập): thi dĩ ngôn chí, văn

dĩ tải đạo (Đỗ Lai Thúy)

Theo Nguyễn Dương Côn thì phê bình văn học là một hình thái vận động của đời

sống văn hóa văn học Nó không phải là một thể loại văn học Nó gắn bó huyết mạch tấtyếu với vận động sáng tạo - hưởng thụ văn học

1.1.2.Bản chất của phê bình văn học:

Từ lâu chúng ta đã xem phê bình văn học là một trong ba khoa học về văn chương,bên cạnh lý luận văn học và lịch sử văn học Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển mạnh

mẽ của văn học trên tất cả các lĩnh vực như hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu không cònthỏa mãn với việc xếp phê bình vào một trong ngành khoa học về văn chương nữa Đã córất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề giải quyết bản chất của phê bình văn học

Có ý kiến xem phê bình như một loại khoa học, có ý kiến lại xem phê bình là một loại

Trang 5

hình nghệ thuật, cũng có ý kiến xếp phê bình vào lĩnh vực nghệ thuật hay ý kiến khác chorằng phê bình là một hiện tượng văn hóa, v.v…Tất cả những ý kiến khác nhau nêu trênđặt ra một vấn đề lớn mà chúng ta cần giải quyết, đó là đi vào xem xét, nhìn nhận lại bảnchất của phê bình văn học

1.1.2.1.Tính khoa học của phê bình văn học?

Trước tiên, chúng ta cần phải thấy rằng phê bình là một lĩnh vực độc lập của đời sốngnghệ thuật, tuy gần với khoa học nhưng không phải là khoa học Nó gắn bó với hoạt độngsáng tác, cảm nhận tác phẩm và mang tính chính luận rõ rệt

Về nguồn gốc, phê bình xuất phát từ nhu cầu của xã hội muốn có tiếng nói về bản thânđời sống, về sự vận động của văn học nghệ thuật Phê bình là cầu nối giữa văn nghệ vàthời đại, là một hình thức tập hợp dư luận Vì vậy, khác với lý luận và lịch sử văn học,phê bình văn học bao giờ cũng mang tính thời sự hơn Có thể thấy rõ rằng phê bình vănhọc là tiếng nói chung, là cảm nhận chung của công chúng về nền văn học nói chung và

về những tác phẩm nói riêng Tiếng nói của nhà phê bình vì thế không phải đơn giản làtiếng nói cá nhân mà là đại diện cho tiếng nói của cộng đồng, là sự thể hiện tư tưởng xãhội đối với văn học

Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn tính khoa học của phê bình Sựkhác nhau giữa khoa học về văn chương và phê bình là ở chỗ phê bình không thuần lýthuyết mà tính chất thực tiễn Phê bình không bao quát toàn bộ hiện tượng văn chương

mà chỉ quan tâm đến tác phẩm Chính vì vậy, phê bình không nhằm đến mục đích là rút

ra cái bản chất, cái quy luật của văn học mà chỉ hướng tới cái cụ thể Phê bình cho phép

sự xuất hiện của ấn tượng chủ quan, những tình cảm, cảm xúc mang tính cá nhân Tuynhiên đó phải là những cảm xúc mang tính đại diện mới có giá trị cao

Như đã nói trên, phê bình không thuần túy là khoa học, nó còn là một khâu trong quátrình văn chương, là cầu nối giữa nhà văn và bạn đọc, là bạn của cả hai Phê bình là conđường dẫn nhà văn đến với độc giả Có một thực tế dễ thấy là công chúng biết đến nhàvăn qua các nhà phê bình nhiều hơn là qua đọc tác phẩm của nhà văn ấy Trong quá trìnhthực hiện công việc phê bình, nhà phê bình cũng đang làm công việc của một nhà văn.Khi giới thiệu, giải thích tác phẩm cho người đọc, nhà phê bình tiếp tục công việc của

Trang 6

nhà văn bằng cách truyền đạt những tư tưởng, những quan niệm, những cảm xúc của nhàvăn được hình tượng hóa trong tác phẩm đến với bạn đọc, chỉ có khác ở chỗ là ngôn ngữcủa nhà phê bình là ngôn ngữ chính luận, còn nhà văn thì dùng ngôn từ nghệ thuật để thểhiện tư tưởng, quan niệm, cảm xúc của mình Phê bình cũng là một hình thức cảm thụvăn chương Nó chứa đựng những ấn tượng, ý kiến, suy nghĩ của bạn đọc, của dư luậnđối với tác phẩm Bằng cách này, phê bình tác động trở lại đến sáng tác, gợi ý hay nêuvấn đề, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Chính vì thế, phê bình gópphần tạo ra chất lượng văn chương Nó là hành động tự ý thức của văn chương, cả về tưtưởng và thẩm mỹ

Về mối quan hệ giữa phê bình và bạn đọc, ta có thể thấy, một mặt phê bình phản ánhtâm trạng, suy nghĩ, đánh giá của công chúng đối với sáng tác của nhà văn; mặt khác, nógiải thích, hướng dẫn để người đọc hiểu được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Từ phươngdiện này, phê bình nâng cao thị hiếu của người đọc, hướng dẫn người đọc tham gia vàoquá trình sáng tạo nghệ thuật

1.1.2.2.Phê bình văn học cũng là văn học:

Phê bình văn học là cảm nhận, đánh giá tác phẩm, thuộc một trong ba bộ phận của đờisống văn học (sáng tác, phê bình và nghiên cứu), nghĩa là phê bình cũng là văn học Nhàphê bình cũng có tác phẩm riêng của mình, và tác phẩm phê bình là một hiện tượng vănhọc Nó vừa như ý thức về cuộc đời, vừa như ý thức về chính bản thân văn học Tácphẩm phê bình thể hiện sự tự vấn của văn học và thể hiện một cách tồn tại khác của vănchương Đó là sự “tự ý thức xã hội ngoài văn học về văn học” (Lê Ngọc Trà)

Mối quan hệ giữa sáng tác và phê bình văn học là một mối quan hệ bình đẳng trongvăn học, bởi cả hai đều cần cho người đọc Sáng tác và phê bình là tiếng nói đối thoại, làgợi ý cho nhau nghĩ tiếp, là để bổ sung cho nhau, để tự điều chỉnh mình Đặc điểm nàylàm cho đời sống văn học thêm phong phú và giàu cho đời sống tinh thần của xã hội Khimột tác phẩm ra đời, xuất hiện trước giới phê bình và công chúng, nó đón nhận nhiềuluồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, nhiều lúc dẫn đến tranh cãi Chínhnhững sự kiện như vậy cho thấy sự phát triển mạnh mẽ, phong phú và sôi nổi của văn

Trang 7

học, mà trong đó, phê bình là một hoạt động đóng vai trò quan trọng, nó không bao giờnằm bên ngoài đời sống của văn học, mà luôn giữ vai trò là một nhân tố quan trọng Một điều đáng lưu ý nữa là sự khác nhau giữa dư luận xã hội và phê bình văn học Phêbình văn học không phải là xã hội học về văn học Khi một tác phẩm ra đời, nó đón nhận

dư luận xã hội, bao gồm ba bộ phậ chủ yếu Đó là phê bình văn học, nhận xét của cơ quanlãnh đạo xã hội và ý kiến của người đọc Trong ba bộ phận đó, chỉ có nhà phê bình làđang làm văn học Nhà phê bình là một bạn đọc đặc biệt, là một độc giả làm văn, anh takhông đứng bên ngoài mà đứng trong hàng ngũ các nhà văn, những con người thật sựtrăn trở, suy tư và có trách nhiệm đối với văn học

Phê bình văn học là cầu nối tác giả và người đọc Điều này chúng ta đã nói ở trên, tuynhiên, ở đây, vì phê bình văn học cũng là văn học, cho nên, nó cũng trở thành đối tượngnhận thức và cảm thụ của độc giả Nhà phê bình đọc tác phẩm, tham khảo dư luận xã hội

và cuối cùng nêu lên ý kiến của mình Công chúng vừa đọc tác phẩm, vừa đọc phê bình

về nó Họ quan sát cuộc đối thoại giữa nhà văn và nhà phê bình, phán xét và tự làm giàuvốn sống cũng như tự nâng cao thị hiếu của mình thông qua việc tiếp xúc với cả hai hìnhthức khác nhau của văn học

1.1.2.3.Phê bình, một lĩnh vực của văn hóa:

Trước tiên, ta có thể thấy phê bình cũng là một lĩnh vực sáng tạo của con người nhằmtạo ra những giá trị tinh thần, mang lại niềm vui và sự bổ ích cho con người, đánh dấu sựphát triển của con người, thể hiện trình độ văn minh của xã hội Chính vì thế, phê bình làmột lĩnh vực của văn hóa

Về phương diện văn hóa, sáng tác và phê bình đều bình đẳng như nhau Cả hai đềuhướng tới một mục đích là thể hiện tư tưởng, tình cảm cũng như quan niệm của mình Đó

là cách mà cả nhà văn và nhà phê bình thể hiện tiếng nói cá nhân, tiếng nói về cuộc sống,bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình Phê bình vì thế cũng là một hoạt động sáng tạo, chứkhông đơn thuần là kiểu vạch lá tìm sâu, bới móc, chê trách

Thứ đến, nói “văn hóa phê bình” còn có nghĩa là “trình độ” của người viết, chất lượngcủa bài phê bình Nhà phê bình cũng cần có kiến thức sâu rộng, có tầm tư tưởng bao quát,

và nhất là cần có khả năng cảm nhận văn chương sâu sắc, tinh tế

Trang 8

Cuối cùng, nói đến văn hóa phê bình còn phải đề cập đến “thái độ, cách ứng xử” củanhà phê bình.Phê bình trước hết cần cái tâm, cần sự trung thực, cần tấm lòng ưu ái đốivới văn chương và nghệ thuật, chứ không phải là những ý kiến cá nhân chủ quan, thiên

vị, độc đoán Đó là những chuẩn mực trong cách đánh giá tầm văn hóa, sự văn minh củanhà phê bình trong hoạt động của mình

1.2.Phương pháp phê bình văn học:

1.2.1.Bản chất và cấu trúc của phương pháp phê bình văn học:

Đầu tiên, ta có thể thấy phương pháp là công cụ tư duy, là phương tiện nhận thức củacon người Nền tảng khách quan của phương pháp là quy luật của thế giới hiện thực Conngười nhận thức những quy luật ấy và sáng tạo ra những phương pháp nhằm điều chỉnhquá trình nhận thức sao cho phù hợp với quy luật của thế giới khách quan Nội dung củaphương pháp vừa phản ánh những quy luật khách quan của thế giới, vừa thể hiện sự sángtạo của chủ thể nhận thức Cả chủ thể và khách thể nhận thức đều giữ vai trò quan trọngquyết định nội dung và cấu trúc của phương pháp

Cái khách thể được chiếm lĩnh để nhào nặn thành phương pháp của phê bình chính làbản thân văn học nghệ thuật Quá trình văn học và quy luật phát triển của nó, tác phẩmvăn học và đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là những nhân tố khách quan chi phối cấutrúc và nội dung của phương pháp phê bình Những nhân tố ấy bao gồm:

 Cái đương đại của quá trình văn học: Phê bình có thể dựa vào kinh nghiệm củavăn học đương đại để khảo sát toàn bộ quá trình văn học sử Những cách tân nghệthuật trong sáng tác văn học buộc phê bình phải thường xuyên đổi mới phươngpháp chiếm lĩnh đối tượng của mình

 Hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà phê bình: Đây là nhân tố có tính chất địnhhướng hoạt động nghề nghiệp của nhà phê bình Phê bình không tiếp nhận văn họcmột cách trực tiếp theo kiểu sao chép, soi gương chụp ảnh mà thông qua lăng kínhthế giới, thông qua quan niệm nghệ thuật của nhà phê bình Nó hướng sự chú ýcủa nhà phê bình tới những hiện tượng văn học cụ thể, tới khuynh hướng này haytrường phái nghệ thuật kia

Trang 9

 Kinh nghiệm và thành tựu phương pháp luận của những lĩnh vực khoa họckhác:Muốn xác định vị trí thế xã hội, số phận lịch sử của tác phẩm văn học, muốntìm hiểu thị hiếu của người đọc hoặc muốn khảo sát cơ cấu của các tầng lớp độcgiả, phê bình buộc phải sử dụng phương pháp của hướng nghiên cứu xã hội họcvăn học Hay phê bình phải sử dụng phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ do vănhọc là nghệ thuật của ngôn từ

1.2.2.Phương pháp phê bình như một hệ thống nguyên tắc, thao tác, thủ pháp:

1.2.2.1.Phương pháp phê bình như một hệ thống nguyên tắc, thao tác phân tích, giải thíchtác phẩm văn học:

Miêu tả nội dung của phương pháp phê bình, trước hết phải miêu tả hệ thống nguyêntắc thao tác phân tích, giải thích tác phẩm văn học nghệ thuật

Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật Về mặt phương pháp, để chiếm lĩnhtác phẩm như một hệ thống chỉnh thể, nhà phê bình phải tiến hành phân tích, giải thíchtheo bốn bước, bốn công đoạn, hoặc có thể gọi là bốn thao tác tư duy như sau:

 Lựa chọn quan điểm xuất phát, xác định nguyên tắc và phương hướng phân tíchtác phẩm

 Tiếp cận tác phẩm

 Thâm nhập vào cấu trúc nội tại của tác phẩm nghệ thuật

 Chiếm lĩnh nội dung cơ bản của sáng tác văn học

1.2.2.1.1.Thao tác tư duy thứ nhất: Lựa chọn quan điểm xuất phát, xác định nguyên tắc vàphương hướng phân tích tác phẩm:

Đây là thao tác của thế giới quan nhằm tạo ra cho chủ thể một trường nhìn rộng lớn vàbao quát nhất đối với khách thể nhận thức Quan điểm xuất phát của nhà phê bình phảiđược đặt trên nền tảng của một hệ thống quan niệm nhất quán về thế giới

1.2.2.1.2.Thao tác tư duy thứ hai: Tiếp cận tác phẩm:

Đây là công đoạn tạo nên sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chủ thể và khách thể nhậnthức Để tạo nên sự tiếp xúc như thế, phê bình phải xem xét, phân tích một cách toàn diệnnhững mối liên hệ bên ngoài của tác phẩm văn học Phê bình phải tiếp cận tác phẩm từnhiều phía, trên nhiều bình diện, cấp độ Tuy nhiên, nếu xét từ xa đến gần, từ cái chung

Trang 10

đến cái riêng, vẫn có thể chia những mối liên hệ vô cùng phong phú, đa dạng giữa tácphẩm văn học với thế giới bên ngoài thành ba lớp cơ bản Ba lớp quan hệ này quy định banhóm phương pháp tiếp cận chủ yếu của phê bình đối với tác phẩm văn học

 Nhóm thứ nhất tiếp cận tác phẩm từ góc độ xã hội học và nhận thức luận Haihướng tiếp cận này sử dụng khái niệm tính hiện thực làm chìa khóa để giải thíchtác phẩm Nghĩa là phê bình phải tiếp cận văn học từ góc độ quyết định luận đểxem xét tính chân thực nghệ thuật của hiện thực đời sống được miêu tả và tái hiệntrong tác phẩm

 Nhóm thứ hai tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa-lịch sử và so sánh-lịch sử vănhọc Nó sử dụng khái niệm văn hóa làm chìa khóa để phân tích, giải thích tácphẩm Tác phẩm văn học là một môi trướng văn hóa đặc thù Nó chỉ có thể đượcđọc, được hiểu, chỉ có thể xuất hiện và tồn tại như một nhân tố xã hội trong môitrường văn hóa ấy Chính vì thế, phê bình phải tiếp cận tác phẩm bằng con đườngnghiên cứu, so sánh lịch sử-văn học

 Nhóm thứ ba tiếp cận tác phẩm từ góc độ tiểu sử tác giả, quá trình sáng tác Nó sửdụng khái niệm số phận nghệ sĩ, số phận tác phẩm làm chìa khóa để phân tích, giảithích các hiện tượng văn học Cho nên, cũng có thể gọi đó là hướng tiếp cận tácphẩm từ góc độ bản thể luận Mỗi tác phẩm có một lịch sử sáng tạo riêng Nghiêncứu một cách toàn diện, kỹ lưỡng lịch sử sáng tạo văn bản nghệ thuật là điều kiệnquan trọng để nhà phê bình phân tích tác phẩm văn học một cách sâu sắc

1.2.2.1.3.Thao tác tư duy thứ ba: Thâm nhập vào cấu trúc nội tại của tác phẩm nghệthuật:

Đây là công đoạn chia cắt, bóc tách chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm thành các bìnhdiện, thành phần, bộ phận để phân tích ở cấp độ vi mô Khảo sát các phương tiện, phươngthức tổ chức thế giới nghệ thuật, phân tích phong cách (bao gồm phong cách dân tộc,phong cách cá nhân, phong cách của các trào lưu, trường phái, phong cách thời đại) vàcấu trúc ngữ nghĩa là những công việc chủ yếu khi phân tích tác phẩm ở cấp độ này Vềnguyên tắc, khi phân tích tác phẩm ở cấp độ này cần kết hợp phương pháp logic với

Trang 11

phương pháp lịch sử, xem xét các thành phần, yếu tố, cấu trúc của tác phẩm trong mốiliên hệ với tổng thể

1.2.2.1.4.Thao tác tư duy thứ tư: Chiếm lĩnh nội dung cơ bản của sáng tác văn học:

Đây công đoạn hoàn tất cả một chuỗi mắt xích thao tác tư duy phân tích, giải thích tácphẩm Thao tác này đòi hỏi sự tham gia của hàng loạt thủ pháp như khái quát, tổng hợp,giả thiết, biện luận, hệ thống hóa tất cả những gì đã được phân tích

1.2.2.2.Phương pháp phê bình như một hệ thống thao tác, thủ pháp xác định giá trị củavăn học:

Phương pháp phân tích giá trị của tác phẩm văn học cũng bao gồm bốn công đoạn,bốn thao tác tư duy cho phép khám phá cơ cấu giá trị của sáng tác nghệ thuật Bốn thaotác tư duy định giá có quan hệ mật thiết với bốn thao tác tư duy phân tích, giải thích

 Thao tác thứ nhất là lựa chọn quan điểm xuất phát làm nền tảng định giá Đó làcông đoạn xác định chuẩn mực và lý tưởng thẩm mỹ của phê bình Trong phê bìnhchân chính, quan điểm xuất phát làm nền tảng định giá văn học bao giờ cũng lànhững lý tưởng về chân, thiện, mỹ

 Thao tác thứ hai là ghi nhận sự chuyển hóa của cái hữu ích thành cái thẩm mỹ.Nghiên cứu sự chuyển hóa của cái hữu ích thành cái thẩm mỹ tức là nghiên cứugiá trị của những mối liên hệ bên ngoài của tác phẩm Công đoạn này có nhiệm vụđánh giá tầm sâu rộng, sự phong phú, đa dạng của những quan hệ thẩm mỹ giữanhà văn và thế giới trong một tác phẩm cụ thể Để làm được điều đó, phê bình phảiđối sánh sự phong phú của những quan hệ thẩm mỹ trong tác phẩm được phân tíchvới những mực thước đã ổn định trong thực tiễn nghệ thuật của thời đại

 Thao tác thứ ba có nhiệm vụ phát hiện của những mối liên hệ nội tại của tác phẩmvăn học Đó là những giá trị của kết cấu, của giọng điệu, của khả năng mở rộng vàlàm phong phú thêm những quy cách sáng tạo nghệ thuật được thể hiện trong tácphẩm

 Thao tác thứ tư có nhiệm vụ khám phá giá trị của quan niệm nghệ thuật được thểhiện trong tác phẩm Đặt trên cái nền chung của văn hóa, nghệ thuật để so sánh vớicái nhìn phổ biến về thế giới thì giá trị của một quan niệm nghệ thuật được thể

Trang 12

hiện trong tác phẩm là ở sự mới mẻ, độc đáo, in đậm dấu ấn của một cá tính sángtạo Thao tác này có nhiệm vụ khái quát kết quả của những công đoạn trước đó đểchuẩn bị đưa ra những nhận định về giá trị của tác phẩm Giá trị cao nhất của tácphẩm là giá trị được thể hiện ở một quan niệm nghệ thuật độc đáo, in đậm cá tínhsáng tạo của nhà văn Về mặt phương pháp luận, việc xác định giá trị của quanniệm nghệ thuật giúp nhà phê bình đánh giá chính xác giá trị của tác phẩm vănhọc.

1.3.Vai trò, tác động của phê bình văn học đối với đời sống văn học:

Tiếp nhận văn học là giai đoạn cuối cùng của hình tượng, giai đoạn hoàn tất quá trìnhsáng tác-giao tiếp văn học Khác với hoạt động tiếp nhận của công chúng bình thường,phê bình là một loại cảm thụ, một loại tiếp nhận văn học đặc biệt Sự xuất hiện của phêbình phản ánh một trình độ phát triển cao của văn học, nó đánh dấu giai đoạn văn học tựnhận thức, tự đánh giá chính mình để từ đó phát triển hơn nữa Chính vì thế, vai trò quantrọng nhất của phê bình là thúc đẩy sự vận động, phát triển của đời sống văn học Ta cóthể thấy rõ vai trò của phê bình thông qua sự tác động của nó trên từng phương diện củađời sống văn học như sau

1.3.1.Phê bình tác động đến hoạt động sáng tạo của nhà văn:

Đối với nhà văn, phê bình tác động đến quá trình sáng tạo của họ trên các phương diệnnhư sự thụ cảm thế giới, cá tính sáng tạo và quá trình sáng tác của nhà văn

 Về phương diện sự cảm thụ thế giới của nhà văn, phê bình thường gợi mở hệthống đề tài, đặt ra những vấn đề triết học đời sống, những vấn đề chính trị-xã hộibức thiết cho nhà văn Nó hướng sự chú ý của nhà văn tới phương diện này hayphương diện kia của hiện thực đời sống

 Về phương diện cá tính sáng tạo của nhà văn, phê bình tạo nên sự giám sát của xãhội đối với sự hoạt động sáng tạo của nhà văn Nó tồn tại như một cơ chế giám sátđầy hiệu năng của xã hội bên cạnh nhà văn nhằm động viên, khuyến khích haycảnh tỉnh, cảnh báo Sự giám sát đó nhiều khi gây khó chịu cho nhà văn là tạo nênnhững quan niệm không hay về công việc của các nhà phê bình, tạo nên sự bất hóagiữa giới sáng tác và giới phê bình Tuy nhiên, nếu gạt bỏ định kiến, hẳn phải thừa

Trang 13

nhận sự giám sát đó, về cơ bản là có ích, nó giúp cho nhà văn biết quay lại tự giámsát, tự điều chỉnh hoạt động sáng tạo của mình

 Về phương diện quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, phê bình chẳng nhữngkhông bỏ qua phương diện tâm lý sáng tạo của nhà văn mà còn quan tâm đến vấn

đề kỹ thuật, hình thức của tác phẩm văn học

Qua những phương diện trên, ta có thể thấy phê bình quan tâm đến hầu hết những lĩnhvực thuộc về quá trình sáng tác của nhà văn Cả nhà văn và nhà phê bình đều là nhữngcon người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật Phê bình là đồng sáng tạo, làtiếng nói tri âm của nhà văn Nhà phê bình là những người hiểu sâu, hiểu kỹ và thôngcảm với những gì nhà văn thể hiện trong tác phẩm

1.3.2.Phê bình tác động trực tiếp đến tác phẩm văn học:

Ta đều biết tác phẩm văn học tồn tại như một chỉnh thể hoàn chỉnh mà trong đó nhàvăn thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình thông qua một hệ thống hình tượng với nhiềutầng ý nghĩa khác nhau Nhiệm vụ của phê bình là phân tích, giải thích, cắt nghĩa để nắmbắt quan niệm và tư tưởng nghệ thuật chìm sâu trong các tầng nghĩa của văn bản tácphẩm Nó vừa phát hiện, vừa góp phần cấu tạo ra một tác phẩm tồn tại trong ý thức củachủ thể tiếp nhận Chẳng những thế, phê bình còn tạo ra xung quanh tác phẩm những dưluận xã hội nhất định để tác phẩm vừa tồn tại như một đối tượng hiện hữu, cụ thể, cảmtính, vừa tồn tại như một hiện tượng tinh thần đầy chất lý tưởng Phê bình mang lại chotác phẩm một số phận lịch sử, làm cho các kiệt tác không ngừng lớn lên cùng với thờigian Như vậy, đối với tác phẩm văn học, phê bình không những chỉ giải thích, đánh giá

mà còn khẳng định vị trí của nó trong đời sống văn học và trong tinh thần của người đọc

1.3.3.Phê bình có tác động giáo dục đối với người đọc:

Phê bình văn học có tác động mạnh mẽ đến người đọc Nhà phê bình không phải làngười đọc đơn thuần mà là một dạng “người đọc đặc biệt”, “người đọc tinh hoa”, bởi vậy,nhà phê bình còn có thêm tư cách của người hướng dẫn việc đọc của công chúng Sự cắtnghĩa của nhà phê bình không chỉ làm rõ giá trị của tác phẩm mà còn có tác dụng cungcấp một cách nhìn, một phương pháp tiếp cận văn học hữu hiệu, bồi dưỡng, nâng cao thịhiếu thẩm mỹ cùng tính tích cực cho công chúng

Trang 14

1.3.4.Tiểu kết:

Thông qua những tác động của phê bình trên các phương diện của đời sống văn học, ta

có thể thấy phê bình đóng một vai trò rất quan trọng đối với văn học Sáng tạo nghệ thuật

và tiếp nhận văn học là những hoạt động mang tính cá thể cao độ Cho nên, phê bình mớixuất hiện như một bộ phận hợp thành của quá trình văn học, chịu trách nhiệm tổ chức quátrình ấy Nó tác động tới tất cả các khâu, các mắt xích, các yếu tố tạo thành quá trình vănhọc thông qua vai trò tổ chức của mình Phê bình tổ chức ý kiến cá nhân thành dư luận xãhội, tạo ra những tình huống văn học nhiều khi có tác dụng quyết định tới số phận sángtạo của từng cá nhân nghệ sĩ Phê bình đưa những tác phẩm riêng lẻ vào một hệ thống vănhọc để chúng trở thành một chỉnh thể vận động

Phê bình văn học tác động một cách tích cực nhất vào động lực vận động của văn học

và là nhân tố tác động và sự phát triển của nó Chính phê bình chứ không phải một bộphận nào khác thường xuyên tiến hành các cuộc đấu tranh văn học, tổ chức các trào lưu,khuynh hướng sáng tác, phát ngôn cho các quan niệm văn chương, tuyên bố về sự mởđầu hay kết thúc cho một giai đoạn nghệ thuật Tóm lại, sự hiện diện của phê bình chính

là sự hiện diện của một nhân tố cách tân luôn cần thiết cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật

2.Lịch sử phê bình văn học thế giới:

2.1.Lịch sử phê bình văn học phương Đông (Trung Quốc):

2.1.1.Phê bình văn học Trung Quốc thời cổ trung đại:

Là một nền văn học lớn, ngay từ thời cổ trung đại, văn học Trung Quốc đã có nhữngtác phẩm phê bình nổi tiếng và cho tới nay vẫn được xem là những chuẩn mực trong lịch

sử tư tưởng lý luận phê bình văn học của đất nước này

2.1.1.1.Thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều:

Được hình thành từ rất lâu đời, ngay từ thời Tiên Tần, ở Trung Quốc đã xuất hiệnnhiều quan niệm về văn học, như quan niệm của Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử

về văn học Nhưng chỉ đến đời Ngụy Tấn Nam Bắc triều mới xuất hiện hệ thống quan

Trang 15

niệm hoàn chỉnh, trong đó bao gồm cả phê bình văn học Đây là thời kỳ mà tư tưởng lýluận phê bình văn học Trung Quốc phát triển mạnh, kế thừa tinh hoa từ giai đoạn trước và

có bước chuyển mình vượt bậc Những tác gia, tác phẩm lý luận phê bình đáng chú ý

trong thời kỳ này gồm có: Tào Phi với Điển luận, Luận văn; Tào Thực với Thư gửi

Dương Đức Tổ; Lục Cơ với Văn phú, Lưu Hiệp với Văn tâm điêu long, Chung Vinh với Thi phẩm, v.v…Lý luận và phê bình văn học giai đoạn này đề cập đến những nội dung

sau:

 Thứ nhất, đề cao địa vị và đặc trưng của văn học;

 Thứ hai, luận về sáng tác và luận về thể loại;

 Thứ ba, luận về tác gia và luận về phê bình; phê phán loại văn chương hình thứcchủ nghĩa

2.1.1.1.1.Tào Phi: Điển luận, Luận văn

Tào Phi (187-226) là nhà thơ, nhà phê bình tiêu biểu nhất của văn học Kiến An Tác

phẩm của ông được người sau biên tập lại có tên là Ngụy văn đế tập, trong đó trước tác

có liên quan đến lý luận phê bình văn học là Điển luận, Luận văn

Điển luận, Luận văn là tác phẩm lý luận cực kỳ quan trọng trong lý luận phê bình văn học Trung Quốc Trước Điển luận, Luận văn, những tác phẩm chuyên về phê bình văn học chỉ có: Thi đại tự (khuyết danh), Ly tao tự, Lưỡng đô cứ (Ban Cố)…chỉ là từng bài đơn lẻ, bàn về một thể loại Còn Điển luận, Luận văn của Tào Phi mặc dù không dài lắm,

nhưng lại bàn nhiều về thể loại và nhiều tác gia văn học khác nhau Tác phẩm này đã mở

ra một phong cách mới trong phê bình văn học

Tào Phi là người đầu tiên trong phê bình văn học Trung Quốc bàn về đặc trưng thểloại văn học Cách phân loại và bàn về đặc trưng thể loại của Tào Phi có ảnh hưởng sâu

rộng sau này Ông cũng đưa ra thuyết: “Văn phi nhất thể, tiển năng bị thiện” (Văn không

chỉ có một thể, khó có ai có thể giỏi hết cả) Khi bàn về quan hệ giữa tác giả và tác phẩm,Tào Phi rất nhấn mạnh tác dụng của Khí Với thuyết “Văn dĩ khí vi chủ”, Tào Phi chorằng phong cách tác phẩm được hình thành từ khí chất tài tình của tác giả, và theo TàoPhi, điều ấy có vẻ là tiên thiên, bất khả truyền Thuyết “Văn khí” của Tào Phi ảnh hưởng

Trang 16

rất sâu rộng đối với lý luận phê bình văn học văn học sau này mà thuyết “Phong cốt” củaLưu Hiệp là một ví dụ rõ rệt

2.1.1.1.2.Lưu Hiệp và Văn tâm điêu long :

Trong lịch sử phê bình văn học Trung Quốc, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp chiếm

địa vị quan trọng Nó tổng kết kinh nghiệm sáng tác và phê bình văn học Trung Quốc từthời Nam Tề trở về trước, bàn bạc khá toàn diện, hệ thống hóa tương đối hoàn chỉnh, mở

ra một kỷ nguyên mới cho phê bình văn học Trung Quốc Toàn bộ quyển sách đã đề cậptới nhiều vấn đề quan trọng của lý luận văn học như: quan hệ giữa văn học và hiện thực,văn học và thời đại, quan hệ giữa nội dung và hình thức, những tiêu chuẩn tư tưởng vànghệ thuật của tác phẩm văn học, quan hệ giữa phong cách tác phẩm, cá tính nhà văn vàthể loại văn học, quan hệ giữa xác lập phong cách của tác phẩm, kế thừa và cách tân, thái

độ và phương pháp phê bình văn học, v.v…

Lưu Hiệp (466-532), tự Ngạn Hòa, người đất Cử, quận Đông Hoàn, nước Lương Lúcnhỏ nhà nghèo, ham học, sau lớn lên có làm một chức quan nhỏ rồi xuất gia làm sư

Trước tác có Văn tâm điêu long và hai tác phẩm lẻ khác Ông nghiên cứu tinh thông Phật

giáo, hiểu sâu sắc Nho học, tuy nhiên khi bàn về văn học ông lấy tư tưởng Nho gia làm

cơ sở

Văn tâm điêu long gồm có 50 thiên, trong đó thiên Tri âm chuyên bàn về phương pháp

và thái độ cần có khi tiến hành phê bình văn học, đề ra những nguyên tắc phê bình văn

học tương đối có hệ thống Đây là một thiên quan trọng trong toàn bộ Văn tâm điêu long Thiên Tri âm mở đầu bằng việc cho rằng trong văn học là khó gặp được tri âm Điều

ấy cũng có nghĩa là rất khó gặp được người phê bình công bằng hợp lý Tiếp theo, kếthợp với những ví dụ cụ thể, Lưu Hiệp chỉ ra ba nguyên nhân khó gặp được tri âm:

 Một là quý xưa coi thường nay (quý cổ tiên kim)

 Hai là đề cao mình, hạ thấp người (Sùng kỷ ích nhân)

 Ba là tin điều giả mê lầm điều thật (tín giả mê chân)

 Ngoài ba điểm trên, thiên Tri âm còn đưa ra nguyên nhân từ tính cách, hứng thúcủa người ta không giống nhau, từ việc thưởng thức văn học thiên lệch, và đó cũng

Trang 17

là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc phê bình văn học không côngbằng

Lưu Hiệp cũng đưa ra ý kiến cụ thể của mình về vấn đề người có tài năng như thế nàothì có thể khắc phục được thiên kiến, có thể phê bình được công chính và toàn diện Đó là

“Lục quan” (sáu vấn đề phải xem xét) như sau:

 Vị thể: xem tác phẩm sử dụng thể tài nào

 Tri từ: khảo sát tác phẩm vận dụng từ ngữ như thế nào

 Thông biến: khảo sát tác phẩm đã kế thừa những gì của các tác phẩm trước đó vàsáng tạo được cái gì

 Kỳ chính: khảo sát phương pháp biểu hiện với hai loại kỳ (kỳ lạ) và chính (bìnhthường, chính thống), tức là vấn đề “giữ điều chính và chế ngự điều kỳ lạ” (chấpchính ngự kỳ)

 Sự nghĩa: khảo sát vấn đề “căn cứ sự việc vào những sự việc tương tự, viện dẫnchuyện cổ để làm chứng cho chuyện ngày nay” (Cứ sự dữ loại nghĩa, viện cổ dĩchứng kim)

 Cung thương: khảo sát thanh luật của tác phẩm

Lưu Hiệp cho rằng, khi tiếp cận với tác phẩm cần dựa vào Lục quan, nhưng ông cũngkết hợp chặt chẽ sáng tác với phê bình Trong sáng tác, ông yêu cầu xem rộng để làmgiàu kiến thức, trong phê bình, ông cũng yêu cầu quan sát rộng để có thể hiểu biết đượcđầy đủ, tức là đều nhấn mạnh đến việc đọc rộng rãi, kiến thức phong phú Theo LưuHiệp, người sáng tác trước tiên cần phải có tư tưởng tình cảm, nhưng sau đó thể hiện nótrong một hình thức văn từ nhất định; nhưng người phê bình tiếp xúc trước tiên là vớihình thức văn từ của tác phẩm, nhưng sau đó thông qua nó để hiểu tư tưởng tình cảm củatác giả Hai quá trình này hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng có chung một mắt xích là tácgiả và người phê bình đều cần phải nắm chắc đó là hình thức của tác phẩm

Những vấn đề mà Lưu Hiệp nêu ra trong Văn tâm điêu long đã hấp thu những thành quả nghiên cứu của người đi trước và làm cho nó phong phú, mới mẻ hơn lên Văn tâm

điêu long xứng đáng có một vị trí quan trọng trong lịch sử phê bình văn học Trung Quốc

2.1.1.1.3.Chung Vinh và Thi phẩm :

Trang 18

Thi phẩm của Chung Vinh là sách chuyên luận về thơ cổ nhất của Trung Quốc hiện

còn, nó trình bày một cách có hệ thống về thơ ngũ ngôn từ thời Hán, Ngụy đến Namtriều, Tề, Lương với nhiều kiến giải thấu đáo, có ảnh hưởng rất lớn đối với thi luận đờisau

Thi phẩm bao gồm hai nội dung chính Thứ nhất, tác phẩm trình bày về tiêu chuẩn tư

tưởng, nghệ thuật và lịch sử phát triển của thơ ngũ ngôn Thứ hai, luận về tác giả và các

dòng phái thơ ngũ ngôn Thi phẩm có ba quyển phê bình 122 nhà thơ từ Hán đến Lương,

phân ra thành 3 phẩm: Thượng phẩm gồm 11 người, Trung phẩm có 39 người và Hạphẩm có 72 người Thông qua việc bình luận các nhà thơ này, Chung Vinh thể hiện cáchnhìn của mình đối với thi ca, cũng trình bày quan hệ kế thừa giữa các nhà thơ, chỉ ra cácdòng phái quan trọng trong lịch sử phát triển của thơ ngũ ngôn

Thi phẩm của Chung Vinh thông qua việc phê bình, phân tích cụ thể nhiều nhà thơ,

trình bày một cách tường tận tinh tế các dòng phái và sự phát triển của thơ ngũ ngôn từHán Ngụy đến Tề Lương, đưa ra ý kiến của mình một cách có hệ thống Việc làm ấy mở

ra một con đường mới trong phê bình, nghiên cứu văn học Việc xếp thứ bậc các nhà thơcòn có chỗ chưa hợp lý, việc phân tích phê bình cũng còn có chỗ phiến diện và khiêncưỡng, nhưng trong đó cũng có không ít những ý kiến hay, có ảnh hưởng rất lớn đến cáccông trình thi luận và thi thoại đời sau, rất đáng để người đời sau học tập

2.1.1.2.Thời Tùy, Đường, Ngũ đại:

Trong lịch sử Trung Quốc, thời Tùy (581-618) và thời Ngũ đại (907-960) là hai thời

kỳ ngắn, sáng tác và phê bình văn học ít có thành tựu, cho nên trong chương này chủ yếunói đến thời Đường (618-907) Điều đặc biệt chú ý trong giai đoạn này là sự phát triểncủa phê bình thơ ca và sự phân chia phê bình thơ và phê bình văn

Ở thời Ngụy Tấn, Nam Bắc triều phê bình chung thơ phú, biền văm và tản văn, trừ có

trường hợp duy nhất là Thi phẩm của Chung Vinh chuyên phê bình thơ Đến đời Đường,

sáng tác thơ ca rất phong phú, vì thế phê bình thơ cũng rất phong phú, không chỉ là bàiđơn lẻ, mà cả tập sách chuyên biệt, có cả những tuyển tập thơ có thêm lời bình, hình thức

Trang 19

rất đa dạng, quang cảnh rất phồn vinh, trước nay chưa hề thấy Bên cạnh đó, các nhà cổvăn khi tiến hành hoạt động lý luận, lại chỉ bàn đến tản văn Điều ấy cho thấy việc phânchia giữa phê bình văn và thơ khá rõ nét Hiện tượng này gây ảnh hưởng đến cả đờiTống, Nguyên, Minh, Thanh sau này

Ở giai đoạn này nổi lên hiện tượng phê phán văn phong khuynh diễm ủy mị thời TềLương Tập hợp xung quanh hiện tượng này có nhiều tác giả thuộc những khuynh hướng

tư tưởng và nghệ thuật khác nhau Có những nhà thơ có khuynh hường đề cao nội dung

tư tưởng mạnh mẽ có ích như Trần Tử Ngang, Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị; cũng cónhững nhà nho thuần túy phê phán văn học Tề Lương vì coi nó là xa rời đạo Nho, tiêubiểu như Vương Thông, phần nào đó là Hàn Dũ, Liễu Tông Nguyên

Đồng thời với khuynh hướng phê phán thi phong phù diễm của Tề Lương, lại xuấthiện một loại lý luận thơ ca khác đề cao âm vận và vẻ đẹp của thơ ca Khuynh hướng nàyxuất phát từ Ân Phan Ân Phan một mặt vẫn nhấn mạnh đến phong cốt, nhưng mặc kháclại tán thưởng “Hứng tượng” “Hứng tượng” chủ yếu để chỉ tình cảm và hứng thú của cácnhà thơ thuộc phái sơn thủy điền viên trong hoàn cảnh u tĩnh Ân Phan tán dương toàndiện đối với những nhà thơ thuộc thi phái này

2.1.1.3.Thời Tống, Nguyên:

Trong thời Tống, Nho học phát triển mạnh mẽ, cho nên lý luận phê bình văn học thời

kỳ này đi sâu bàn về mối quan hệ giữa văn và đạo Ở thời này, chúng ta có những tên tuổinổi tiếng về phê bình như sau:

Âu Dương Tu: Tác phẩm phê bình văn học đáng chú ý là Lục Nhất thi thoại.

Trước kia bàn về thơ người ta chỉ chú trọng đến bình phẩm, hoặc là cách lệ (luậtlệ), cách làm, hoặc nội dung của bài thơ ấy Âu Dương Tư là người mở ra thể “thithoại”, đồng thời mở ra phong khí thơ bàn về thơ (thi luận thi) của người đờiTống

 Mai Thánh Du là nhà thơ, cũng là nhà phê bình nổi tiếng đời Tống Bàn về thơ,ông nhấn mạnh đến hai yếu tố “ý mới và lời khéo”

 Tô Đông Pha thì chủ trương thơ phải tự nhiên

Trang 20

Đến thời Nguyên thì lý luận phê bình văn học không phát triển lắm do lúc này đấtnước Trung Quốc nằm dưới ách thống trị của một ngoại tộc, đó là người Mông Cổ

2.1.1.4.Thời Minh, Thanh:

Ở thời kỳ này có phái Đồng Thành là văn phái lớn nhất đời Thanh với cơ sở triết họcquan phương Thơ ca có hai dòng phái lớn là Tông Đường (theo thơ Đường) và TôngTống (theo thơ Tống) Thời kỳ này có nổi lên một số tác gia phê bình và nghiên cứu vănhọc như sau:

 Tiền Khiêm Ích, Ngô Vĩ Nghiệp (Thanh sơ) chú trọng thời đại của thơ ca vànhững suy nghĩ, cảm xúc về thân thế

 Vương Sĩ Chân (thời Khang Hy) chủ trương thuyết “thần vận”

 Diệp Tiếp (thời Càn Long) dùng Lý, Sự, Tình, Tài, Đảm, Lực để phân tích thơ ca

 Chương Học Thành trong Văn sử thông nghĩa chủ trương kế hợp ba vấn đề Nghĩa

lý, Bác học, và Văn chương

 Liêu Yến phản đối việc dùng văn bát cổ để tuyển kẻ sĩ, cho đó là chính sách ngudân; coi sáng tác là “bày tỏ sự phẫn uất và tính linh”, tìm tự do sáng tác, học ở thếgiới khách quan, có nhân tố yêu cầu giải phóng cá tính

 Viên Mai với thuyết “Tính linh” đề cao việc bày tỏ tình cảm chân thật của conngười

 Triệu Dục tôn sùng sự sáng tạo mới mẻ

Ngoài ra đời Thanh còn xuất hiện quan niệm chính thống coi trọng kinh sử thi văn mà

khinh tiểu thuyết, hí khúc Đời Thanh xuất hiện Mao Tôn Cương bình Tam quốc diễn

nghĩa, Trương Đạo Thâm bình Kim bình mai, Nhàn Trai Lão bình Nho lâm ngoại sử,

Phùng Trấn Loan bình Liêu trai chí dị.

2.1.1.4.1.Kim Thánh Thán, bình điểm cổ thư:

Kim Thánh Thán (1608-1661) là nhà phê bình văn học cuối đời Minh đầu đời Thanh

Ông nổi tiếng nhờ bình điểm cổ thư Các tiểu thuyết, hí khúc được ông bình điểm có “Đệ

ngũ tài tử thư Thủy Hử truyện”, Đệ lục tài tử thư Tây sương ký Ông còn có các trứ tác

khác như Ngữ lục toán, Thánh nhân thiên án, Tùy thủ thông, Trầm ngâm lâu tá Đỗ thi,

Tả truyện thích,v.v…

Trang 21

Những đóng góp của Kim Thánh Thán cho phê bình văn học Trung Quốc:

Cống hiến đầu tiên của ông là làm cho bản Thủy hử 70 hồi mà ông bình điểm được

lưu hành rộng và thành một giai tác có ảnh hưởng lớn

 Cống hiến thứ hai là khi ông bình điểm bao quát cả tư tưởng văn học Ông đánh

giá Thủy hử và tác giả của nó rất cao Theo ông tính cách nhân vật sáng sủa là tiêu

chuẩn quan trọng của nghệ thuật tiểu thuyết Ông còn nhấn mạnh ý nghĩa phổ biếncủa nhân vật điển hình Cuối cùng, ông minh xác sự khác biệt và liên hệ giữa tiểuthuyết và sách sử

 Cống hiến thứ ba là ông nhấn mạnh tình cảm có tác dụng quan trọng trong sáng

tác, ông cho rằng văn của Tây sương ký sâu sắc ở tình

Tính sáng tạo trong phê bình văn học của Kim Thánh Thán phát huy thành lý luận văn

họ của Lý Chí, Viên Hoằng Đạo sau này

2.1.1.4.2.Nhà bình điểm tiểu thuyết Trương Trúc Pha:

Trương Trúc Pha (1670-1690), vốn tên Đạo Thâm, nổi tiếng nhờ bình điểm bộ Kim

bình mai, gọi là “Bành Thành Trương Trúc Pha phê bình Kim bình mai đệ nhất kỳ thư”,

đây có thể coi là tác phẩm nghiên cứu phân tích toàn diện Kim bình mai

Cống hiến của ông là ở điểm đề xuất ra thuyết “Đệ nhất kỳ thư”, bác bỏ dư luận coi

đây là “dâm thư”, ông chỉ ra Kim bình mai chỉ có một tội là “có tài và có sắc”, là tác phẩm nói lên lòng căm phẫn Ông còn so sánh Kim bình mai với Sử ký, khẳng định dứt khoát địa vị của Kim bình mai trong lịch sử văn học.

Trương Trúc Pha còn tiến hành tổng kết đặc sắc nghệ thuật của bộ tiểu thuyết này, từ

đó quy ra đặc trưng cơ bản của loại văn học chợ búa (thị tỉnh văn học), phân tích cụ thểkết cấu “ngàn gian nan đau khổ” “máu lệ liên tiếp” và các thủ pháp miêu tả đặc điểm cátính nhân vật, v.v…Lần đầu tiên Trương Trúc Pha đánh giá, khẳng định sự kiệt xuất của

tiểu thuyết trường thiên Kim bình mai, tạo ảnh hưởng rất lớn, chẳng những giúp cho Kim

bình mai lưu truyền rộng rãi mà còn làm phong phú thêm cho lý luận tiểu thuyết Trung

Quốc Vì vậy, trong lịch sử phê bình tiểu thuyết Trung Quốc, ông chiếm địa vị quantrọng, chỉ kém Kim Thánh Thán chút ít

2.1.2.Phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại:

Trang 22

Tiếp bước những thành tựu rực rỡ của lý luận phê bình văn học thời cổ trung đại, lýluận phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại cũng đã có những bước tiến nhấtđịnh góp thêm vào để lý luận phê bình phương Đông ngày càng phát triển rực rỡ hơn.Qua phần lịcn sử phê bình văn học Trung Quốc thời cổ trung đại, ta có thể thấy tên tuổi

của Lưu Hiệp với Văn tâm điêu long hay Chung Vinh với Thi phẩm, Kim Thánh Thán…

là những tiền đề quan trọng để đến thế kỉ XX thì phê bình văn học Trung Quốc đã thực

sự bước vào quỹ đạo của nó với những phương pháp thực sự của một môn khoa họcnghiên cứu – nghiên cứu phê bình lí luận văn học

Giới phê bình lí luận Trung Quốc xem sự bắt đầu của lý luận phê bình văn học thời

kỳ cận hiện đại là từ khoảng những thế kỷ XVIII, XIX nhưng nó chỉ được coi là thực sự phát triển và có những hoạt động sôi nổi nhất là vào thế kỷ XX mà cụ thể là thập kỷ 80,

90 của thế kỷ XX đánh dấu bằng cái mốc “hội nghị toàn thể trung ương khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc” tháng 11 năm 1978 với cái tên gọi “văn học thời kỳ mới” và gắn liền với đường lối cải cách mở của của Trung Hoa thời kỳ này Nhưng cũng có người chorằng “văn học thời kỳ mới” được bắt đầu từ khi “lũ bốn tên” bị lật đổ tháng 10 năm

1976 Song lại có người đặt dấu chấm cho văn học thời kỳ mới vào cuối thập kỷ 90 và gọi là “ cửu thập niên văn học”, “ tân thời kỳ hậu văn học”, “ thế kỷ mạt văn học”…

nhưng kỳ thực tên gọi văn học thời kỳ mới này được đưa ra chỉ là do nhất thời chưa tìm được tên gọi nào thích hợp hơn mà thôi vì vậy mà nó mang đậm sắc thái chính trị, với các

trào lưu văn học chính như “ văn học viết thương”, “văn học phản tư” , “văn học tầm

can” …

Phê bình văn học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã dần bắt đầu và đi vào những trật

tự chung , tập trung vào các nội dung chính là văn nghệ và chính trị , vấn đề tính chủ thểtrong văn học , nhân tính và nhân đạo (phê phán tính vô nhân đạo trong xã hội chuyênchế phong kiến Trung Quốc mà nổi bật cho nội dung này là nhà văn Lỗ Tấn )… nhưngnhìn chung văn học cũng như lý luận phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ này chưa cónhững định hướng rõ ràng cho bước phát triển của mình nên ta có thể dễ dàng bắt gặpphong cách các nhà văn, nhà phê bình Tây Âu trong cách sáng tác của các nhà văn cũngnhư cách phê bình thẩm định, đánh giá các tác phẩm văn học của các nhà phê bình

Trang 23

Trung Quốc, chính vì vậy sau một thời gian thử nghiệm tìm tòi , từ chỗ mô phỏng rậpkhuôn một cách ngấu nghiến thì nay văn học Trung Quốc đã tự chiêm nghiệm và đúc rút

ra rằng : “Văn học Trung Quốc sau khi trải qua giai đoạn bộc lộ, gào thét , sẽ đi vào giaiđoạn khái quát, hồi cố, suy ngẫm lại” (Vương Mông)

Bước sang thế kỷ XX ,được cho là thời kỳ phát triển rực rỡ và sôi nổi nhất của củaphê bình văn học Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại, đặc biệt là những thập niên 80, 90của thế kỷ XX khi phê bình văn học Trung Quốc đã ở một bước cao hơn với những tràolưu và khuynh hướng rõ ràng hơn, đây chính là cái mốc để đánh giá bươc phát triển củaphê bình văn học Trung Quốc trong thời kỳ mới - thời kỳ cận hiện đại và cũng là bước đi

mở đường một cách rõ ràng nhất cho các trào lưu phê bình văn học các giai đoạn sauphát triển một cách có định hướng

Nói phê bình văn học thời kỳ này phát triển nhất ở thế kỷ XX nhưng thực chất nó chỉthực sự thăng hoa, phát triển và có những thành tựu rực rỡ nhất vào những thập kỷ 80, 90của thế kỷ XX , vì vậy để tiện cho viêc nghiên cứu chúng ta có thể chia phê bình văn họcTrung Quốc thời kỳ cận hiện đại này ra làm hai giai đoạn chính sau :

Giai đoạn 1: thập kỷ 80 của thế kỷ XX

Giai đoạn 2: thập kỷ 90 của thế kỷ XX.

2.1.2.1.Giai đoạn 1 : Thập kỷ 80 của thế kỷ XX:

Thập kỷ 80 , giới phê bình văn học Trung Quốc đánh dấu sự thay đổi lớn lao, sự xuấthiện một hiện tượng kỳ lạ, đó là sự chuyển đổi vị trí giữa quan niệm văn học và phươngpháp nghiên cứu của Trung Quốc với phương pháp nghiên cứu của Âu Mỹ , cố gắngthoát ra khỏi cái khung lý luận vốn có, tìm tòi những điểm tựa mới về phê bình văn học,giải thích các hiện tượng văn học, bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của lý luận văn học chủnghĩa cấu trúc Phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 80 đã giới thiệu ồ ạt các trườngphái phê bình lưu hành ở Âu Mỹ gần trăm năm qua, đó là sự chuyển đổi lý luận phê bìnhvăn học Trung Quốc từ nghiên cứu lí luận kiểu nhân văn chủ nghĩa sang nghiên cứu xãhội học; chủ nghĩa tân lịch sử, lý luận phê bình văn học chủ nghĩa Mác, chuyển sangnghiên cứu phê bình văn học chủ nghĩa phản chủng tộc mang đậm khuynh hướng chính

Trang 24

trị; nghiên cứu văn học nữ quyền chủ nghĩa, trong đó có lý luận phê bình của trường pháihình thức chủ nghĩa “ phê bình mới” lí luận chủ nghĩa cấu trúc và tự sự học được ca ngợi

và được cho là điểm tựa cho phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ này

Nhìn chung trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX được các nhà phê bình Trung Quốc tậptrung vào hai vấn đề chính sau:

Thứ nhất : Những vấn đề chính trong văn học Trung Quốc thời kỳ cận hiện đại.

Thứ hai : Tính hiện đại trong phê bình lí luận văn học Trung Quốc thời kỳ mới.

2.1.2.1.1 Những vấn đề chính trong văn học trung quốc thời kỳ cận hiện đại

Các nhà phê bình văn học thời kỳ này chỉ ra một số nội dung chính và có ảnh hưởngsâu sắc tới phát triển của lý luận phê bình văn học, đó là các nội dung sau:

 Mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị

 Vấn đề nhân tính và nhân đạo chủ nghĩa

 Tính chủ thể trong văn học

Những vấn đề nêu trên không chỉ được các nhà văn quan tâm mà con thu hút cả giới

lý luận phê bình Trung Quốc nữa Những vấn đề như mối quan hệ giữa văn nghệ vàchính trị, tính nhân đạo trong văn chương, tính chủ thể của văn học, văn học có cần thiếtcho chính trị hay không, giai đoạn này tư tưởng “ văn dĩ tải đạo” có còn chiếm vị trí chủđạo nữa hay không, trong văn học tính nhân đạo giữ vị trí như thế nào hay chủ thể củavăn học là gì ,đặc biệt là văn học ngày nay là những vấn đề được đặt ra trong giai đoạnnày? Cũng xin nói luôn rằng ngày nay “văn dĩ tải đạo” không còn là tư tưởng sáng tácchính cho các nhà văn nữa Nhưng văn học lại là một một phần của chính trị, nó khích lệđộng viên nhân dân Bên cạnh đó, các nhà phê bình cũng quan tâm đến tính nhân đạo vàtính chủ thể trong văn học, đi xa hơn nữa phê bình còn nghiên cứu cả sự hình thành cũngnhư phát triển của ngôn từ trong các sang tác của nhà văn …

Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, theo Mạnh Phồn Hoa, thì mọi sự thay trong đời sống xãhội đều được phản ánh trong các sáng tác Phê bình văn học trong thời kỳ này nhìn chung

là nhất trí đồng bộ với nhau, mọi người làm gì là cùng nhau đổ xô lại làm, nào là “văn

học vết thương”, “văn học cải cách”, “văn học thực nghiệm”…Những vấn đề chính

những xuất phát điểm mà mọi người suy nghĩ , phương pháp phê bình mà mọi người sử

Trang 25

dụng , vốn tư tưởng chủ yếu của mọi nguời nhìn chung về đại thể là giống nhau Ở thời

kỳ này có những nhà phê bình lớn như là Vương Mông , Mạc Ngôn, Lí Kiến Bình và đặc

biệt là Tiền Trung Văn với một số những tác phẩm như “Chủ nghĩa hiện thực và chủ

nghĩa hiện đại” , “Văn học nguyên lí- phát triển luận”,” Lý luận văn học” ,” Tân lý tính tinh thần văn học luận” …Những tác phẩm của Tiền Trung Văn đã nói lên đươc tính đa

dạng của lý luận phê bình văn học, những quan niệm về văn học trong thời kỳ mới,những hướng đi mới cho văn học cũng như phê bình văn học trong thời kỳ này của vănhọc Trung Quốc nói chung và phê bình văn học Trung Quốc nói riêng Bên cạnh đótrong giai đoạn này phê bình văn học Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng của một số trào

lưu văn học và phê bình văn học phương Tây, điển hình như chủ nghĩa cấu trúc và một

số các cuốn sách như “tương lai của lý luận văn học” (1989) của một học giả người Mỹ Ralf Cohen và cuốn “Phê bình của phê bình” của Tzvetan Todorov- nhà lí luận chủ nghĩa

cấu trúc Những cuốn sách trên nói về lí do tại sao mà phải thay đổi thực tiễn của vănhọc, chúng ta nên tiếp nhận những gì và nên từ bỏ những gì trong thời kỳ văn học củachúng ta đang phát triển cùng với sự phát triển của những ngành kghoa học khác

2.1.2.1.2.Tính hiện đại trong lý luận phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ mới:

Ở giai đoạn này cùng với sự phát triển để hướng tới một nền văn học hiện đại, lý luậnphê bình văn học Trung Quốc vừa cố gắng nỗ lực để phát triển nền văn học mang tínhhiện đại cao, cả về nội dung lẫn hình thức, đồng thời phê bình Trung Quốc cũng không

quên đi lịch sử văn học cũng như lịch sử của chính mình,với những cuốn sách như Văn

học mã luận của Mã Tôn Hoắc (1925), Thi luận của Chu Quang Tiềm (1942), hay một số

cuốn sách khác như Trung Quốc văn học phê bình sử của Phương Hiếu Nhạc, Trung

quốc phê bình văn học sử của Quách Thiệu Nhu, Đàm Lục Nghệ Bên cạnh đó còn có

một số những cuốn sách khác được xuất bản do những nhà phê bình tên tuổi viết như

Trung Quốc văn học phê bình thông sử 7 quyển, 8 tập do Vương Vận Huy, Cố Dịch Sinh

chủ biên, bộ Trung Quốc mỹ học tư tưởng sử 3 quyển của Mẫn Trạch và bộ Văn học tư

tưởng sử nhiều quyển của La Tôn Cường được xem là những sự kiện lớn trong nghiên

cứu lý luận phê bình văn học cổ Ngoài ra còn một số những tác phẩm khác như Trung

Quốc thi học thông luận của Viên Hành Bái , bộ Trung Quốc thi học phê bình sử của

Trang 26

Trần Lương Vận và bộ Trung Quốc lý luận phê bình phát triển sử của Trương Thiếu

Khang… Đó là những sự nỗ lực phấn đấu của thời kỳ này Song bên cạnh đó cũng cần

nói tới một số trào lưu văn học trong lịch sử như là “văn học viết thương” , “văn học tầm

căn” , “văn học phản tư”(suy ngĩ lại) … trong đó đặc trưng cá thể hóa của ý thức thẩm

mỹ được biểu hiện khá rõ ở chỗ nhà văn bắt đầu quan tâm đến số phận con người, ý thức

về giá trị của con người bắt đầu được thức tỉnh, đồng thời trong phương diện phê phánthẩm mỹ đã xuất hiện sưc sống mới … Đó cũng là những trào lưu nổi bật được nhắc tớitrong thời kỳ này

Nhìn chung phê bình văn học Trung Quốc thập kỷ 80 của thế kỷ XX tuy phát triểnmạnh và có những hoạt động hết sức sôi nổi nhưng có thể nói đó mới chỉ là sự phát triểncủa hình thức bên ngoài cũng như những nội dung một cách chung chung và thực sự chưa

có hệ thống một cách rõ ràng nhất, thêm vào đó, sự ảnh hưởng khá sâu sắc của nhữngphong cách và phương pháp phê bình của các nhà phê bình Âu Mỹ, cũng như sự dunhập một cách ồ ạt những trào lưu phê bình văn học phương tây làm cho lý luận phê bìnhvăn học Trung Quốc thời kỳ này trở nên đa dạng nhưng cũng rất phức tạp Đây cũngchính là điểm hạn chế của phê bình văn học giai đọan này và cần được khắc phục

2.1.2.2.Giai đoạn 2: thập kỷ 90 của thế kỷ XX:

Trong giai đoạn này, phê bình văn học Trung Quốc có bước phát triển hơn so với giaiđoạn trước cả về nội dung lẫn hình thức Phê bình văn học giai đoạn này xét về mọi mặtđều phát triển hơn hẳn so với thập kỷ trước, các nhà lý luận phê bình văn học đều có mộthướng đi cho riêng mình, tuy không sôi động nhưng nó lại tạo ra được nhiều vấn đề chogiới lý luận phê bình, thời kỳ này cũng xuất hiện rất ít những trào lưu, những khuynhhướng văn học chủ yếu Trong thập kỷ này, phê bình văn học tập trung vào những vấn đềnhư con người và hiện thực xã hội Trung Quốc, văn học quan tâm nhiều hơn tới đời sốnghiện thực của nhân dân mà tập trung chủ yếu trong các tiểu thuyết Khác với giai đoạntrước, các nhà lý luận phê bình văn học Trung Quốc thời kỳ này đã tự đi bằng chính đôichân của mình chứ không đi theo, bắt chước những trào lưu, phong cách của những nhà

Trang 27

phê bình phương Tây Trong giai đoạn này, lý luận phê bình văn học Trung Quốc đãmang đậm tính dân tộc hơn, cuộc sống của người dân và những nỗi đau khổ của họ cũngđược nói tới Vì vậy mà phê bình văn học giai đoạn này mang đậm tính dân tộc cao cảvới những tiểu thuyết “ xung kích ba”(tiểu thuyết như làn sóng va đập của chủ nghĩa hiệnthực ) Thời kỳ này nổi lên một số cây viết lớn như Mạc Ngôn, một số nhà phê bình mớinhư Vương Quang Minh, Mạnh Phồn Hoa, Đào Đông, Phong Hạ, Thiệu Tuấn … đã gópphần làm phong phú và đa dạng hơn cho nền phê bình văn học thời kỳ này.

Nhìn chung trong giai đoạn thập kỷ 90 của thế kỷ XX phê bình văn học dường nhưchỉ đặt sự quan tâm của mình tới một vấn đề duy nhất đó là các vấn đề trong tiểu thuyếtthời kỳ mới, cụ thể như sau :

 Thứ nhất : diễn tiến các trào lưu tiểu thuyết Trung Quốc trong giai đoạn này

 Thứ hai : các vấn đề chính trong tiểu thuyết Trung Quốc được nói tới trong thập

kỷ này

Nói về diễn tiến các trào lưu tiểu thuyết Trung Quốc trong giai đoạn này, khi văn họcthời kỳ mới đi qua giai đoạn lịch sử đầu tiên của nó, giới phê bình văn học từng lấy “sựxung đột giữa văn minh và mu muội”, “sự phát hiện và hun đúc đối với linh hồn dân tộc”,

“chủ nghĩa phản phong kiến” và “chủ nghĩa nhân đạo” để khái quát các trào lưu văn họcchính của mười năm đầu thời kỳ mới Đối tượng bàn luận chính của các nhà phê bìnhchủ yếu nhằm vào các trào lưu tiểu thuyết “ viết thương”(thương ngấn), “phản tư”(suynghĩ lại), “cải cách” và “tầm căn”( tìm về cội nguồn)…Chủ đề cơ bản của những trào lưutrên và việc đề xướng giải phóng tư tưởng trong giới văn hóa tư tưởng hoàn toàn nhất trívới nhau và cùng quan tâm tới một vấn đề chính đó là lý tính , dân chủ và nhân đạo.Chung quy lại những điều mà từ tiểu thuyết “viết thương” đến “phản tư” và “cải cách”thể hiện chủ yếu là một kiểu khai sáng xã hội,được xác lập dựa trên tính hợp pháp củalịch sử “ thời kỳ mới” thông qua sự phản tư suy nghĩ lại lịch sử đối với đường lối cực tả,đối với xã hội và sự phê phán của lịch sử đối với cách mạng văn hoá dưới sự chỉ đạo củađường lối tư tưởng chính trị Một số tiểu thuyết “viết thương” thời kỳ này được nói tới

như Tướng quân nơi thị trấn, Ngọc lan đỏ dưới bức tường, Lối rẽ trải đầy hoa …một

loại tiểu thuyết nữa cũng được nhắc tới trong giai đoạn này đó là tiểu thuyết “tân tả thực”,

Trang 28

“tiểu thuyết vãn sinh đại”, chủ yếu phản ánh cảnh ngộ hư vô cá thể và sự phản khángbất đắc dĩ trong bối cảnh xã hội thập kỷ 90 Ngoài ra còn một số trào lưu khác nữa như là

“tiểu thuyết khai sáng” , “tiểu thuyết tân tả thực ….”cũng được nói tới và là mối quantâm của các nhà phê bình văn học Trung Quốc trong thời kỳ này Bên cạnh đó, các vấn đềchính trong tiểu thuyết Trung Quốc giai đoạn này như vấn đề hiện thực xã hội phongkiến Trung Quốc , vấn đề về con người, và cả những vấn đề về yêu cầu của tiểu thuyếtthời kỳ này cũng được các nhà phê bình đặc biệt quan tâm và chú trọng đến Trong đóvấn đề được giới phê bình quan tâm nhất đó là vấn đề về hiện thực, tiểu thuyết phải mangtính hiện thực, phải phản ánh đúng thực trạng xã hội phong kiến; tiểu thuyết phải bắtnguồn từ dân gian và mang tính hiện thực của đời sống nhân dân một cách sâu sắc hơn Nói tóm lại tiểu thuyết Trung Quốc trong giai đoạn này phải mang đậm bản sắc dân tộc ,phải mang tính hiện thực và thấm nhuần tính nhân văn sâu sắc, “tiểu thuyết phải đờihơn”

Thập kỷ 90 của thế kỷ XX đánh dấu sự phát triển của nền văn học về sáng tác, lý luậncũng như phê bình Văn học Trung Quốcbước sang một giai đoạn mới, giai đoạn pháttriển hiện đại và hoàn thiện hơn Kể từ đây phê bình văn học Trung Quốc bước sang mộttrang mới với những thành tựu to lớn hơn dựa trên những thành tựu của các giai đoạn vàthời kỳ trước và cũng góp phần đưa nền phê bình văn học Trung Quốc nói riêng vàphương Đông nói chung tiến tới những chặng đường mới và phát trển ngày một rực rỡhơn

2.2.Lịch sử phê bình văn học phương Tây:

2.2.1.Sự hình thành phê bình văn học Phương Tây:

Văn học phương Tây được hình thành từ cái nôi văn học Hy- La Cùng với thời gian

nó có sự phát triển mạnh mẽ và có nhiều chuyển biến phức tạp Càng về sau văn học càng

có nhiều bước tiến, cùng với sự phát triển của văn học phương Tây thì phê bình văn học

ra đời Khi mới ra đời lĩnh vực phê bình còn non kém, đến thế kỉ XVIII, nhất là thế kỉXIX phê bình văn học xuất hiện những tên tuổi lừng lẫy như Vônte, Điđơrô, Rútxô( Pháp ), Vinkenman, Létxing, Kant,Sinle, Hêghen ( Đức) , Bieelinxki, Sécnưsepxki

Trang 29

( Nga) …nhưng đến thế kỉ XX thì phê bình văn học phương Tây mới thực sự đi vàonghiên cứu sâu.

Thế kỉ XX phát triển rầm rộ trên mọi lĩnh vực gọi chung là thời đại “ bùng nổ trithức”, các lĩnh vực về kinh tế phát triển vượt bậc đồng thời cũng xảy ra nhiều biến động

về xã hội Từ sự phát triển siêu tốc của các ngành khoa học đến sự thắng lợi của cáchmạng thàng Mười Nga thành công, rồi hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với hệ thốngthuộc địa tan rã,…đã làm thay đổi sâu sắc quan điểm về vũ trụ, nhân sinh đến phươngthức sống của con người Trước tình hình đầy biến động như vậy thì mặc dù phê bình vănhọc có truyền thống lâu dài cũng phải có sự diễn biến khá phức tạp

2.2.2 Lịch sử phê bình văn học phương Tây :

2.2.2.1.Trước thế kỷ XX:

Hêghen với quan niệm “ Cái đẹp là hiện thân cảm tính của ý niệm”, với hạt nhân triếthọc là “ ý niệm tuyệt đối” – siêu nhiên phi nhân bản, thoát ly con người thực tế Với quanniệm này Hêghen đã xây dựng toàn bộ hệ thống lý luận nghệ thuật của mình Nghệ thuậtlúc đầu theo ‘hình thái tượng trưng’ đến “hình thái cổ điển” sau đó đến “hình thái lãngmạn” Như vậy có thể thấy tính chất lý tính cực đoan trong lý luận nghệ thuật của Hêghentập trung ở hai mặt phi nhân bản và phi thực chứng khoa học Chình quan điểm này đãtạo nên sự đối kháng với nhiều người cùng thời đại ông

A.Schopenhauer là một trong số những người chống lại Hêghen Ông cho rằng bảnchất và nguyên động lực của thế giới không phải là “ý niệm tuyệt đối” mà là “ý chí củasinh mệnh” Sau A Schopenhauer là F.W Nietzche đã xây dựng hệ thống triết học và

mỹ học duy ý chí, mở đầu cho khuynh hướng xuất phát từ con người sinh tồn thực tế vớinhững trạng thái hoặc yếu tô tâm lí của nó để xây dựng những khái niệm hạt nhân của hệthống triết học hoặc mỹ học phi lý tính chống lại Hêghen Đó là nguồn gốc sâu xa của cáctrào lưu lí luận phê bình

Ta có thể nhận thấy rõ, nghiên cứu lí luận phê bình văn học thời kì trước thế kỉ XXtập trung ở hai mặt “ phi nhân bản” và “phi thực chứng khoa học” thì đến thế kỉ XX,khuynh hướng chủ đạo đó là “thiên nhân bản’ và “ thiên khoa học”.Những tư tưởng trên

Trang 30

đã trở thành nền tảng cho việc nghiên cứu văn học nghệ thuật, trong đó có các trào lưu líluận phê bình góp phần tạo nên một nền lí luận phong phú, đa dạng

Với sự phát triển của lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX thì với giai đoạnnày có thể chia thành các thời kì trải dài:

2.2.2.2.Giai đoạn 30 năm đầu thế kỉ XX:

Giai đoạn này kế thừa trực tiếp tinh thần nhân bản và khoa học thực chứng ở cuối thể

kỉ XIX nhưng chính thức xác lập nền tảng của cả thế kỉ mới

Lý luận văn nghệ 30 năm đầu này phát triển rất đa dạng qua các trường phái chủ yếu :

trường phái biểu hiện của B Crose, chủ nghĩa trực giác của B.Bergson, chủ nghĩa hình thức Nga, phân tâm học của Freud, v.v… Văn học so sánh chính thức hình thành trường

phái ngay từ đầu thế kỉ này

Trong giai đoạn này, các trường phái cũng đưa ra luận điểm riêng của mình bên cạnhnhững luận điểm chung Ví dụ như cùng thiên về nhân bản nhưng người thì nhấn mạnhtrực giác, người thì nhấn mạnh vô thức,v.v… hoặc là cùng thiên về khoa học thực chứngnhưng người thì nhấn mạng ngôn ngữ, người thì nhấn mạnh hình thức,v.v…Trong giaiđoạn này người ta tập trung vào chủ thể sáng tạo

2.2.2.3.Giai đoạn đầu những năm 30 đến cuối những năm 50

Chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa trực giác vẫn tiếp tục phát triển, phân tâm học củaS.Freud trở thành phân tâm học của H.S Sullivan, K.Horney, E.Fromm,…Giai đoạn nàynhiều trường phái chính thức ra đời từ cơ sở lý thuyết đã được manh nha từ giai đoạntrước, làm cho lý luận nghệ thuật trong giai đoạn này đông đảo, phong phú và phát triểnhơn hẳn các giai đoạn khác.Tỉ lệ các trường phái gây ảnh hưởng sâu rộng nhất như mỹhọc phân tích , Hiện tượng luận, chủ nghĩa hiện sinh,…

Đây là giai đoạn cực thịnh của lý luận phê bình văn học thế kỉ XX ở phương Tây

2.2.2.4.Giai đoạn từ đầu những năm 60 đến đầu những năm 90

Giai đoạn này các trường phái ít có sự tiếp nối với các trường phái trước kia, trừ mĩhọc phân tích, các trường phái mới xuất hiện cũng không nhiều : chủ nghĩa cấu trúc, giảithích học, Mí học tiếp nhận, chủ nghĩa cấu trúc “Phát sinh”, xã hội học văn học, phê bìnhhậu thực dân, phê bình nữ quyền…

Trang 31

3.Lịch sử phê bình văn học Việt Nam:

3.1.Phê bình văn học Việt Nam trước thế kỷ XX (những tiền đề đầu tiên):

Sự xuất hiện của thể loại phê bình văn học ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ

XX không phải là một hiện tượng đột biến mà là tiệm tiến Đó là kết quả của một quátrình chuyển biến khá dài, do rất nhiều yếu tố hợp thành Trong đó, một yếu tố quan trọngcần phải xác định và khảo sát trước hết là bản thân hoạt động phê bình của các thời kỳtrước thế kỷ XX Đây là những tiền đề đầu tiên, đóng vai trò làm nền tảng cho sự pháttriển của phê bình văn học Việt Nam trong những giai đoạn sau này

Tuy nhiên, khi đi vào tìm hiểu về phê bình văn học Việt Nam trước thế kỷ XX ta cóthể thấy ngay một trở ngại đầu tiên và quan trọng nhất đó là tình hình tư liệu, sách vở củaông cha ta bị mất quá nhiều sau các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang Ngoài ra,việc sưu tầm nghiên cứu chưa thật hệ thống đối với lý luận thơ văn cũng là một nguyênnhân sâu xa, có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định thời điểm khởi đầu của nền phêbình văn học Việt Nam Vì những nguyên nhân nêu trên mà thời điểm ra đời của phêbình văn học Việt Nam vẫn còn là một dấu hỏi lơ lửng Trong các bộ lịch sử văn học ViệtNam từ trước đến nay, có thể xuất phát từ quan niệm xem phê bình văn học là một hiệntượng thuộc thời kỳ văn học hiện đại nên các nhà nghiên cứu không đề cập đến phê bình

trong các công trình của mình Căn cứ vào tư liệu của Từ trong di sản và Người xưa bàn

về văn chương, trong luận án tiến sĩ Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của

mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân đã cho rằng phê bình văn học Việt Nam

có mầm mống khoảng từ thế kỷ XV Trong công trình này, Nguyễn Thị Thanh Xuân có

nhắc đến luận án tiến sĩ của Lê Giang với ý kiến cho rằng Việt Âm thi tập (1433) là “bộ

thi tuyển đầu tiên của nước ta Trong thi tuyển này còn có ba lời tựa rất quan trọng củaPhan Phu Tiên, Lý Tử Tấn, Chu Xa và những lời phê bình của Lý Tử Tấn, vì thế còn cóthể coi bộ sách này là mốc mở đầu cho lịch sử nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà”.Tiếp đó, Lê Giang còn nhắc đến hai tập sách cũng thuộc về thế kỷ XV của Quách Hữu

Nghiêm (phê bình Văn Minh cổ xúy) và Đào Cử (phê bình Cổ tân bách vịnh) như là hai

tập phê bình hoàn chỉnh đầu tiên của Việt Nam, rất tiếc là hiện chưa tìm thấy văn bản

Trang 32

Từ những tư liệu thu thập được như trên, Nguyễn Thị Thanh Xuân kết luận rằng, nếuquan niệm phê bình văn học như một công việc tiến hành phân tích và đánh giá tác giả vàtác phẩm văn chương (thường là đương thời) thì có thể cho rằng ngay từ thế kỷ XV, cácbài Tựa, các lời Bạt, các cuộc nói chuyện thơ, các lời bình cũng đã chứa đựng nhữngphán đoán có ý nghĩa nguyên tắc và tích cực đối với tác phẩm văn học Có điều, còn nằmtrong giai đoạn phôi thai và trong hình thái văn học truyền thống phương Đông, hoạtđộng phê bình giai đoạn này mang những đặc điểm và trình độ khác với phê bình hiện đạirất nhiều Như vậy là từ thế kỷ XV, phê bình văn học Việt Nam đã xuất hiện dưới hìnhthức các bài Tựa, các lời Bạt, các cuộc nói chuyện thơ, các lời bình Đến cuối thế kỷXVIII lại có thêm hình thức phê bình, tranh luận và vịnh lại tác phẩm bằng thơ Đó làcuộc tranh luận giữa Nguyễn Huy Lượng và Phạm Thái, giữa Phan Văn Trị và Tôn ThọTường bằng cách họa lại bài thơ với những ý kiến đối lập Thực ra đây là cuộc tranh luận

về chánh kiến, không nằm trong phạm vi văn học Hình thức những bài vịnh có Phạm

Quý Thích vịnh Kiều, Yên Đỗ vịnh Kiều; đặc biệt có tập Thanh Tâm tài nhân thi tập và bài Tựa tổng luận về Kiều của Chu Mạnh Trinh, đáng xem là một áng văn phê bình đặc

sắc, mang đậm những dấu ấn của phê bình theo truyền thống phương Đông

Từ những hình thức ban đầu còn mang tính chất sơ khai của phê bình văn học nhưtrên, ta có thể thấy phê bình văn học Việt Nam trước thế kỷ XX có những đặc điểm nhưsau:

 Về mặt tiêu chí xác định các bài Tựa, các lời Bạt, các cuộc nói chuyện thơ, các lờibình thuộc về phê bình, ta có thể thấy qua thái độ của cha ông ta Đó là thái độtách khỏi đối tượng-tác giả, tác phẩm, giai đoạn văn học- để viết về chúng với cảmhứng nhận định và tư duy phân tích (tất nhiên còn giản đơn) Tiếp theo là sự sửdụng một số khái niệm mang tính công cụ (của phê bình) để tiếp cận đối tượng vàđánh giá chúng trên cơ sở văn bản, qua đó thể hiện những quan điểm nghệ thuật.Cuối cùng là tính chất giao lưu, đối thoại về quan điểm văn học dù mới trongphạm vi giữa những nhà thơ, những trí thức Nho học có quen biết nhau

 Sinh hoạt phê bình giai đoạn này mới chỉ diễn ra trong một bộ phận trí thức Nhohọc và các nhà thơ Do tính chất văn sử triết bất phân của văn học và do tính chất

Trang 33

phong bế của xã hội phong kiến, phê bình văn học đã phải chịu vị trí “chùm gởi”,nghĩa là nó chưa được đề cao, chưa được đánh giá đúng mức mà chỉ dừng lại ởmức như là những cảm nhận đơn thuần của người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm

 Hoạt động phê bình trong các thế kỷ này được gọi chung là “bình” và được viếthoàn toàn bằng chữ Hán

 Phê bình giai đoạn này đã nêu lên được những vấn đề cơ bản của tác giả và tácphẩm như thân thế và phong cách của nhà thơ, một số đặc điểm về thể loại, quátrình hình thành tác phẩm và cái thần của từng bài thơ Đó là những phán đoán hếtsức vắn tắt, hàm súc Các tác giả thường đưa ra nhận định mà rất ít chứng minh

Đó là lối phê bình trực giác

 Tinh thần chung của phê bình giai đoạn này là trân trọng, chân tình Sự phân tíchđánh giá thấu tình, đạt lý, không ồn ào thô bạo, không cao giọng phán quyết Phêbình không đưa người đọc đi vào cấu trúc bên trong tác phẩm, mà chỉ giới thiệumột cái nhìn bao quát có tính xuyên suốt, để nêu lên cái thần của tác phẩm vàphong cách tác giả

Những đặc điểm của phê bình văn học Việt Nam trước thế kỷ XX nêu trên là nhữngtiền đề quan trọng cho sự phát triển của phê bình văn học sau này Chúng ta sẽ gặp lạinhững đặc điểm này trong các giai đoạn sau

3.2.Phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900-1945:

3.2.1.Những vấn đề chung:

3.2.1.1.Các nguồn ảnh hưởng chính:

Trải qua gần năm thế kỉ tương đối bình lặng, đến đầu thế kỉ XX, phê bình văn học cónhững biến đổi quan trọng về quan điểm, hình thái, ký thuật, ngôn ngữ,… nhưng từ trongcăn bản, những tố chất mang tính đặc trưng của dân tộc vẫn còn lưu lại : đó là những ảnhhưởng của phê bình văn học truyền thống Bên cạnh đó, thì phê bình văn học Việt Namgiai đoạn này còn chịu ảnh hưởng của phê bình văn học nước ngoài, đặc biệt là vai tròcủa phê bình văn học Pháp và phê bình văn học theo quan điểm Mac- xít

3.2.1.1 1.Ảnh hưởng của phê bình văn học Việt Nam truyền thố ng:

Trang 34

Về quan điểm phê bình : có hai nét lớn được kế thừa

 Thứ nhất : quan niệm phê bình trước hết là đi tìm và phán đoán nội dung tư tưởng

và chủ đích luân lý của tác phẩm hơn là phân tích giá trị hiện thực và cấu trúcnghệ thuật

 Thứ hai : quan niệm phê bình như một sự “đồng thanh tương ứng, đồng khí tươngcầu” hơn là có thái độ “lạ hóa” đối tượng

Về phương pháp phê bình:

 Đó là tính chất thiên về cảm nhận bằng trực giác hơn là suy luận bằng lý trí; cácphán đoán thường mang tính tổng hợp hơn là mang tính phân tích, thường trìnhbày, nhận định không cắt nghĩa, chứng minh thành những tiêu chí, những căn cứ

rõ ràng cụ thể

 Do tính chất văn chương cổ nhiều điển cố nên còn có một bộ phận nhà phê bìnhchỉ đi vào giải thích câu chữ, âm điệu theo phép tắc văn chương xưa mà khôngtiến đến phân tích tác phẩm như một cấu trúc hoàn chỉnh

 Những đặc diểm được kế thừa về phong cách là sự sở trường về phê bình thơ vănhơn là phê bình văn xuôi Ngôn ngữ phê bình thường bóng bẩy, hàm súc, đầynhững ngữ điệu đăng đối, trầm bổng Nhiều khái niệm xưa được chọn lại

 Phê bình truyền thống thường dựa vào những tiêu chí phổ quát ổn định mang tínhcộng đồng hơn là ủng hộ những cái đặc thù, mới lạ Nên các nhà phê bình truyềnthồng của giai đoạn này đến với văn chương trước hết là để bày tỏ một sự đồngtình hoặc để phản bác về các vấn đề tư tưởng ( thường là đạo đức, xã hội…)

 Các nhà phê bình kế thừa quá khứ có chọn lọc, với họ, phê bình là đồng cảm, chia

sẻ, là đồng sáng tạo Họ quan niệm bài phê bình như một tác phẩm hoàn chỉnh cótính khoa học và tính nghệ thuật.( Nhà phê bình Thiếu Sơn)

Nhược điểm của sự kế thừa: Phê bình văn học Việt Nam truyền thống đã để lại bêncạnh mặt mạnh còn có mặt yếu của nó trong giai đoạn này

 Quan niệm phê bình văn học thiên về đi tìm bài học tư tưởng Quan niệm phê bìnhnày rất phiến diện, nó giản lược văn chương khi đồng nhất cái thiện với cái mĩ

Trang 35

Đặc biệt, quan niệm phê bình này sẽ là trở lực cho sự phát triển của văn chương,khi nó tham vọng trở thành tiếng nói độc tôn.

 Nhiều nhà phê bình Việt Nam đi theo con đường phê bình trực cảm, nếu phươngpháp này không được bổ sung phát triển thêm thì chỉ phát huy tác dụng trong mộtphạm vi nhất định Phương pháp này chỉ phù hợp khi đi vào phê bình những tácgiả, tác phẩm riêng lẻ, khó mà vươn đến những đối tượng có quy mô lớn như mộtgiai đoạn lịch sử văn học hoặc loại tiểu thuyết có dung lượng hoành tráng

Tuy nhiên ảnh hưởng của phê bình văn học Việt Nam truyền thống cũng làm cho phêbình văn học Việt Nam giai đoạn này mang đậm tính dân tộc

3.2.1.1.2 Ảnh hưởng của phê bình văn học Pháp :

Những thiết chế xã hội, giáo dục, văn hóa mà chế độ thực dân Pháp xây dựng trên đấtnước ta đã là những điều kiện khách quan đưa đến ảnh hưởng lớn lao của phê bình vănhọc Pháp đối với phê bình văn học Việt Nam

Phần lớn các nhà phê bình văn học Việt Nam giai đoạn này đều đã từng được tiếpnhận sự đào tạo của nhà trường Pháp Đồng thời, các nhà phê bình còn tự tìm hiểu quasách báo Điều này đã giúp cho người cầm bút Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảngcách với sinh hoạt văn học thế giới hiện đại

Những biểu hiện của sự ảnh hưởng của phê bình văn học Pháp đối với Việt Nam:

 Biểu hiện cụ thể của ảnh hưởng này là các lời phát biểu về việc tiếp thu phươngpháp phê bình phương Tây của Phạm Quỳnh, Phan Khôi, Thiếu Sơn,…; nhữngtuyên bố công khai về phương pháp phê bình mà mình tiếp thu và vận dụng vàovăn học Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Lê Thanh, …; rất nhiềucác dẫn chứng những ý kiến của các nhà phê bình Pháp

 Trước năm 1930, Phạm Quỳnh và Phan Khôi chỉ mới nêu lên chủ trương học tậpphương pháp phê bình phương Tây nói chung Quan điểm tiếp thu này mang tínhchủ động : chọn lọc ở người những điều mà ta thiếu để bổ sung vào, chứ khôngphủ định hoàn toàn cái ta đã có để tiếp nhận hoàn toàn cái mới

Trang 36

 Từ năm 1930 trở đi, ảnh hưởng của văn học Pháp đã dần dần đi vào chiều sâu, thểhiện ở quan niệm về văn học nói chung và quan niệm về phê bình nói riêng Mỗiquan niệm thường gắn với một phương pháp phê bình, thể hiện rất đa dạng.

 Từ Thiếu Sơn, phê bình được quan niệm như một thể loại riêng, một hoạt độngchuyên môn có những nguyên tắc riêng Sự xác lập này bắt nguồn từ thực tiễn vănhọc Việt Nam nhưng rõ ràng được gợi ý từ kinh nghiệm đi trước của văn họcPháp

 Những dấu ấn lớn và mang tính bao trùm của ảnh hưởng phê bình Pháp trong phêbình văn học Việt Nam giai đoạn này chính là sự khẳng định vai trò của chủ thểphê bình Có thể nói : chỉ với tác động của quan niệm phê bình văn học Pháp hiệnđại mới cho phép hình thành một thực tế : một mặt thúc đẩy phê bình trở thànhmột sinh hoạt xã hội rộng lớn, một mặt khẳng định vai trò của cá nhân trong côngviệc phê bình Tinh thần này rất quan trọng và là một trong những nhân tố đưa đếnthành tựu của phê bình nửa đầu thế kỉ XX

Sự ảnh hưởng của phê bình văn học Pháp thông qua các phương pháp phê bình:

 Về phương pháp phê bình văn học đầu tiên gây ảnh hưởng có lẽ là phê bình giáokhoa Phương pháp này để lại hầu hết các dấu vết trên các nhà phê bình giai đoạnnày bởi tính rành mạch, chặt chẽ và trong sáng của nó Phương pháp này đói hỏinhà phê bình phải làm việc một cách hết sức kiên trì và một thái độ khoa học thậtsự

 Phê bình trực cảm Pháp khi vào Việt Nam như gặp một mảnh đất phù hợp tạo mộtbước phát triển mới trong xu hướng phê bình này

 Ảnh hưởng của phê bình văn học Pháp còn nhận thấy trên sự giới thiệu và thểnghiệm bước đầu phương pháp phê bình khách quan, phương pháp phê bình phântâm học, hoặc ý muốn dung hợp các phương pháp nói trên với nhau, nhưng nhìnchung ảnh hưởng này chưa đem lại thành tựu đáng kể

3.2.1.1 3.Ảnh hưởng của phê bình văn học theo quan điểm Mac-Xít :

Đối với văn học Việt Nam, quan điểm Mac-xít là một lý thuyết mang tính tiên nghiệmvới toàn bộ những tư tưởng và hệ thống luận điểm, khái niệm hết sức mới lạ, nhưng nó

Trang 37

cũng có một quan điểm gặp gỡ với phê bính văn học truyền thống Việt Nam ở quan niệmxem văn học là công cụ phục vụ trực tiếp cho nước cho dân.

Việc vận dụng tư tưởng Mac-xit vào nghiên cứu phê bình tác phẩm trong giai đoạnnày còn hạn chế vì thực tế sáng tác chưa có, khả năng chiếm lĩnh phương pháp của nhàphê bình còn chưa đủ độ chín muồi

Với Văn học khái luận của Đăng Thai Mai, phê bình văn học mác- xit đã đạt được một

thành tựu có tính nền tảng

Ưu điểm của phê bình Mác-xít

 Tính chất thuyết phục cảm hóa trên tinh thần của một lựa chọn trong nhiều lựachọn Đó cũng là sự tiếp thu trên một cái nhìn rộng rãi đầy đủ mọi mặt của vấn đề.Ngoài ra phê bình Mac-xít với quan điểm gắn chặt với đời sống xã hội đã luônluôn nhắc nhở nhà phê bình phải có một cảm quan xã hội rõ ràng

 Rất nhiều khái niệm thoát thai từ văn học phương Tây và hệ thồng tư tưởng xít đã trở nên quen thuộc, được sử dụng phổ biến và nhuần nhị trong văn phê bình

mac- Kết cấu và ngữ điệu của câu văn phê bình đã được xây dựng trên mô hình của câuvăn pháp “ gọn ghẽ, giản dị, dễ hiểu Sự trong sáng và chặt chẽ của ý tưởng tiếpthu từ văn phê bình Pháp được diễn đạt trong một văn phong giàu cảm xúc baybổng mềm mại vốn có của văn học Việt Nam

Có thể thấy những nhà phê bình Việt Nam giai đoạn này đã đững vững trên mảnh đấtriêng của dân tộc mình mà còn đón nhận những ảnh hưởng của phê bình nước ngoài

3.2.1.2.Các xu hướng phê bình tiêu biểu:

Khái niệm xu hướng phê bình ở đây bao hàm trong nó quan niệm về văn học nói chung

và phê bình nói riêng, phương pháp phê bình và cả phong cách phê bình Sự phân loạidưới đây chỉ có ý nghĩa tương đối và chúng tôi sẽ xác định đặc điểm, tính chất và đội ngũcác nhà phê bình của từng xu hướng

3.2.1.2.1.Phê bình truyền thống:

Về mặt đặc điểm, phê bình truyền thống đề cao vai trò của văn học ở khía cạnh họcthuật và giáo dục Các nhà phê bình theo xu hướng này quan niệm văn học trước hết như

Trang 38

một phương tiện giáo hóa con người Từ đó, khi phê bình nghiên cứu một tác phẩm, họthiên về đi tìm bài học đạo đức hơn là các vấn đề khác của văn học

Về phương pháp, các nhà phê bình truyền thống đã ít nhiều tiếp thu kỹ thuật phân tíchcủa phương Tây nhưng vẫn giữ bút pháp cũ với những khái niệm cổ và văn phong đăngđối

Về quá trình phát triển và đội ngũ các nhà phê bình: Xu hướng phê bình truyền thống

có mặt rất sớm và giữ vai trò chủ lực trong thời kỳ hình thành của phê bình chữ quốcngữ Trước năm 1930, ta có tên tuổi các nhà phê bình thuộc xu hướng này như PhạmQuỳnh, Phan Kế Bính, Phan Khôi, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Văn Ngọc,

Lê Dư, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng…Từ năm 1930-1945 lại xuất hiện

Bùi Kỷ, Hoa Bằng, Chất Hằng, Trúc Hà, Thái Phỉ, Mộng Sơn

Các nhà phê bình theo xu hướng này chủ yếu phát biểu về những vấn đề lý thuyết vănhọc, tham gia các cuộc tranh luận, nghiên cứu các tác giả và tác phẩm văn học quá khứ, ítkhi phê bình tác phẩm và tác giả văn học đương thời

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của xu hướng phê bình này là vô hình trung nhà phêbình đã đồng nhất văn học với giáo dục Phê bình theo xu hướng này mang nặng tínhgiáo điều khi nhà phê bình nhân danh cái chung để lướt thắng cái riêng Tác phẩm vănhọc không còn được nhìn nhận đúng như bản chất của nó: đặc thù, đơn nhất, phức tạp và

bí ẩn

3.2.1.2.2.Phê bình giáo khoa:

Về mặt đặc điểm, phê bình giáo khoa xem văn học như đối tượng khảo sát kháchquan, các nhà phê bình giáo khoa thường chọn những tác giả và tác phẩm mang tính ổnđịnh và đặt chúng trong một bối cảnh, thời đại, tiểu sử để xem xét một cách khách quan.Văn phong của phê bình giáo khoa thường ít màu sắc cảm xúc mà mang tính chặt chẽhợp logic, ít tính đối thoại mà mang tính trình bày

Về mặt phương pháp, nhà phê bình làm việc trên một chương trình chặt chẽ, tỉ mỉ dựatrên những dữ kiện chính xác để miêu tả đối tượng với những phân tích công phu và nhậnđịnh chừng mực

Trang 39

Các nhà phê bình giáo khoa giai đoạn 1900-1945 phần lớn là những người tiếp thu cảhai nguồn tri thức, Nho học và Tây học, nhưng ảnh hưởng Tây học đã để lại dấu ấn rõ rệthơn Đó là các tác giả xuất hiện rất sớm trong nền văn học quốc ngữ như Đào Duy Anh,Dương Quảng Hàm, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đổng Chi…Họ đã chuẩn bị rất lâu để đến năm

1940 trở về sau cho ra đời những công trình và các tác giả lớp sau như Kiều Thanh Quế,

Vũ Ngọc Phan

Kiểu phê bình này thiên về phác họa một giai đoạn văn học dài, một thời kỳ văn họcvừa qua, một tác giả ưa thích trên cơ sở khảo sát tiểu sử và sự nghiệp thơ văn của ông ta.Các công trình thành công nói chung thường toát ra tính công phu nghiêm túc, có giá trị

tư liệu và đã phác được những đường hướng phân kỳ văn học sử hoặc phân loại thể loại,bên cạnh đó có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn

Ưu nhược điểm: Phê bình theo kiểu này có một giá trị rõ ràng trong việc lưu giữ lạitính lịch sử cụ thể cho toàn bộ quá khứ văn học, nhất là đối với những công trình lịch sửvăn học cổ, sự am hiểu về tinh thần và ngôn ngữ văn học chữ Hán là khó thay thế trongnhững thời gian sau Đặc biệt, phê bình giáo khoa có giá trị trong việc hướng dẫn nhữngngười mới bắt đầu tìm hiểu văn chương, bởi tính giản dị, cụ thể và khoa học của nó Tuynhiên, bên cạnh đó, phê bình giáo khoa thiên về dựng lại yếu tố vĩ mô hơn là các yếu tố

vi mô của tác phẩm, do đó cũng nhiều khi đánh mất tính sinh động và truyền cảm của vănchương

3.2.1.2.3.Phê bình Mác-xít:

Phê bình Mác-xít quan niệm rằng tác phẩm văn học là sản phẩm của xã hội, kể cả từnguồn gốc phát sinh, từ thuộc tính phản ánh lẫn chức năng phục vụ Văn học như thế phảichịu sự ràng buộc chặt chẽ của các yếu tố xã hội như kinh tế, chính trị mà trong đó yếu tốchủ đạo là cuộc đấu tranh giai cấp Các nhà phê bình Mác-xít công khai tuyên bố văn học

là vũ khí đấu tranh giai cấp và hơn nữa, nhà văn, nhà phê bình phải là chiến sĩ tham giavào cuộc đấu tranh đó

Từ những quan niệm văn học như trên, các phê bình Mác-xít chủ trương rằng phải căn

cứ vào những vấn đề xã hội để soi rọi và định giá tác phẩm văn chương, mà cụ thể là xuất

Trang 40

phát từ những nhiệm vụ đặt ra trước xã hội trong một giai đoạn phát triển cụ thể của nó.Phê bình Mác-xít đòi hỏi tính nguyên tắc và sự nhất quán về mặt quan điểm

Tư tưởng Mác-xít được giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX, nhưngđến cuộc tranh luận nghệ thuật 1935-1939, khi Hải Triều khởi xướng thì phê bình Mác-xít mới chính thức trở thành một xu hướng phê bình văn học Cùng trong xư hướng phêbình này có Hải Triều, Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Minh Tước, Bùi Công Trừng,Lâm Mộng Quang, Thạch Động, Hải Thanh, Hải Khách…Trong đó, Hải Triều xem như

là người mở đầu cho xu hướng này với bài tranh luận hùng hồn, đanh thép để đến cuốigiai đoạn, xu hướng này được Đặng Thai Mai phát triển lên một bước mới

Phê bình Mác-xít giai đoạn này mới ở dạng lý luận phê bình tổng quát dựa trên nềntảng của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đang trên đường quảng bá chứchưa thể đi đến việc vận dụng phương pháp ấy vào đánh giá tác phẩm

3.2.1.2.4.Phê bình trực cảm:

Phê bình trực cảm có đặc điểm mơ hồ (vì không mấy khi chứng minh) nhưng chínhxác (vì rất có sức thuyết phục) Phương pháp này cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm và cốgắng truyền đạt lại cho người đọc tất cả những ấn tượng sinh động Tác phẩm phê bìnhđược thể hiện bằng một văn phong đẹp và gợi cảm, cho nên rất dễ đi vào lòng người

Khởi điểm chung của những nhà phê bình trực cảm là đến với văn chương như một sựchia sẻ mang tính đồng điệu Tìm cái đẹp và biểu dương cái đẹp trong tác phẩm, họ cókhao khát tạo nên những văn bản mới mang tính hoàn chỉnh nghệ thuật trong đó đưa ranhững cách đọc khác nhau về đối tượng Khi tiếp cận tác phẩm văn học, các nhà phê bìnhtrực cảm sử dụng trực giác như một yếu tố cần thiết và giữ vị trí khởi đầu để đi sâu vàovăn bản

Ở Việt Nam, phê bình trực cảm thực sự đã có nguồn gốc từ lâu, nằm trong nét chungcủa phê bình truyền thông phương Đông Đến thời kỳ 1900-1945, nó lại được kế thừa vàsau đó phát triển thêm bằng phương pháp phê bình trực cảm phương Tây, đồng thời bổsung một số điểm của phương pháp phê bình giáo khoa Xu hướng phê bình này có sựgóp mặt của các tên tuổi như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Lê Tràng Kiều, Đinh Gia Trinh,

Ngày đăng: 18/02/2014, 00:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w