Là một công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa, công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN đã và đang từngbước khẳng định sự tồn tại của mình bằn
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Vận tải đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau vì nó đảm bảo sự luân chuyển hàng hóa, thông thương với các bạn bè năm châu
và có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành vận tải quốc tế trong nước.Vận tải quốc tế làtiền đề, là điều tiên quyết để thương mại quốc tế ra đời và phát triển
Nhưng nhắc đến hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế chúng ta không thể không nói đếndịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế vì đây là hai hoạt động không tách rờinhau, chúng có tác động qua lại thống nhất với nhau Qui mô của hoạt động xuất nhậpkhẩu trong những năm gần đây tăng lên nhanh chóng là nguyên nhân trực tiếp khiếncho giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh
mẽ Bên cạnh đó, với hơn 3000km bờ biển cùng với rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắpchiều dài đất nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự bước phát triểnđáng kể, chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vậntải khác Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớntrong tổng giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế , kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam vàcác nước ngày càng tăng cao
Có thể nói ngành giao nhận nói chung hay giao nhận hàng hóa bằng đường biểnnói riêng đã có một bề dày lịch sử và khẳng định của mình trong sự phát triển kinh tếthế giới Là một công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ giao nhậnhàng hóa, công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN đã và đang từngbước khẳng định sự tồn tại của mình bằng sự tín nhiệm của khách hàng trong môitrường cạnh tranh gay gắt này.Tuy vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, công ty khôngcòn cách nào khác là phải nhìn nhận lại tình hình, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp
thực tế để thúc đẩy hiệu qua hoạt động hơn nữa Đó là lý do em chọn đề tài “ Một số
giải pháp phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu THIÊN NHÂN “ với mong muốn nâng cao
kiến thức bản thân đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công tycũng như sự phát triển của loại hình kinh doanh dịch vụ này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề trong hoạt động giaonhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại Việt Nam nói chung và tại công ty THHH
Trang 2thương mại dịch vụ XNK Thiên Nhân nói riêng để từ đó tìm ra các giải pháp nhằmphát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa tại công ty.
3 Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và thu thập thông tin số liệu, phântích và tổng hợp, so sánh và đối chiếi thực tiễn
- Đưa ra một số kiến nghị cụ thể phù hợp với thực tiễn của hoạt động giao nhận và một
số giải pháp phát triển dịch vụ tại công ty Thiên Nhân
5 Kết cấu và nội dung của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển.Chương 2: Thực trạng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty ThiênNhân
Chương 3: Các giải pháp phát triển dịch vu giao nhận vận tải biển tại công ty ThiênNhân
Do tính phức tạp của đề tài, những hạn chế của bản thân và thời gian có hạn, bài viếtcủa em chắc chắn không tránh khỏi những thiết sót cả về nội dung lẫn hình thức em rấtmong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo-TS Trần Thị Trang, người đã trựctiếp hướng dẫn em hoàn thành bài viết khoá luận này
Sinh viên: Lê Minh Khánh
Trang 3CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG
HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
1.1 Dịch vụ giao nhận và người giao nhận
1.1.1 Dịch vụ giao nhận
1.1.1.1 Khái niệm
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối, mộtkhâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ Giao nhận vận tải thực hiện chức năngđưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ
Giao nhận gắn liền với vận tải, nhưng nó không chỉ đơn thuần là vận tải Giao nhậnmang trong nó một ý nghĩa rộng hơn, đó là tổ chức vận tải, lo liệu cho hàng hóa đượcvận chuyển, rồi bốc xếp, lưu kho, chuyển tải, đóng gói, thủ tục, chứng từ Với nộihàm rộng như vậy, nên có rất nhiều định nghĩa về giao nhận
Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế ( FIATA), dịch vụgiao nhận được định nghĩa “Là bất cứ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gomhàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hàng hoá hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch
vụ tư vấn hoặc có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính,mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá” Còn theo luậtthương mại Việt Nam thì “ Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đóngười làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển,lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàngcho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người làm dịch
vụ giao nhận khác( gọi chung là khách hàng)
Như vậy, nói một cách ngắn gọn: Dịch vụ giao nhận là một dịch vụ liên quan đến quátrình vận tải nhằm tổ chức việc vận chuyển hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giaohàng
1.1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận vận tải
Dịch vụ giao nhận vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất, nó chỉ làm cho đốitượng thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không tác động về mặt kỹ thuật làmthay dổi các đối tượng đó Nhưng giao nhận vận tải lại có tác động tích cực đến
sự phát triển của sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động
Trang 4 Mang tính thụ động: Đó là do dịch vụ này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu củakhách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, thểchế của chính phủ (nước xuất khẩu,nước nhập khẩu, nước thứ ba).
Mang tính thời vụ: Dịch vụ giao nhận là dịch vụ phục vụ cho hoạt động xuấtnhập khẩu nên nó phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu Màthường hoạt động xuất nhập khẩu mang tính chất thời vụ nên hoạt động giaonhận cũng chịu ảnh hưởng của tính thời vụ
Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch vụgiao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếpnên để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vậtchất kỹ thuật và kinh nghiệm của người giao nhận
1.1.1.3 Yêu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải
Giao nhận hàng hóa phải nhanh gọn: Nhanh gọn thể hiện ở thời gian hàng đi từnơi gửi đến nơi nhận, thời gian bốc xếp, kiểm đếm giao nhận Giảm thời giangiao nhận góp phần đưa ngay hàng hóa vào lưu thông, muốn vậy người làmgiao nhận phải nắm chắc quy trình kỹ thuật, chủng loại hàng hóa, lịch tàu và bốtrí hợp lý phương tiện vận chuyển
Giao nhận chính xác an toàn: Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo quyền lợicủa chủ hàng và người vận chuyển Chính xác là yếu tố chủ yếu quyết định chấtlượng và mức độ hoàn thành công việc bao gồm chính xác về số lượng, chấtlượng, hiện trạng thực tế, chính xác về chủ hàng, nhãn hiệu Giao nhận chínhxác an toàn sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự thiếu hụt, nhầm lẫn, tổn thất vềhàng hóa
Bảo đảm chi phí thấp nhất: Giảm chi phí giao nhận là phương tiện cạnh tranhhiệu quả giữa các công ty giao nhận khác.Muốn vậy phải đầu tư thích đáng cơ
sở vật chất, xây dựng và hoàn chỉnh các định mức, các tiêu chuẩn hao phí, đàotạo đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ
1.1.2 Người giao nhận
1.1.2.1 Khái niệm
Người giao nhận là người thực hiện các dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của kháchhàng hoặc người chuyên chở.Nói cách khác, người kinh doanh các dịch vụ giao nhậngọi là người giao nhận.Người giao nhận có thể là chủ hàng( khi anh ta tự đứng ra thực
Trang 5hiện các công việc giao nhận cho hàng hoá của mình), là chủ phương tiện vận tải( khichủ phương tiện vận tải thay mặt người chủ hàng thực hiện các dịch vụ giao nhận), đại
lý hàng hoá, công ty xếp dỡ hay kho hàng hoặc người giao nhận chuyên nghiệp haybấy kỳ một người nào khác thực hiện dịch vụ đó
1.1.2.2 Phạm vi các dịch vụ của người giao nhận
Trừ một số trường hợp bản thân người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn tự mìnhtham gia bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thường người giao nhậnthay mặt anh ta lo liệu quá trình vận chuyển hàng hoá qua các công đoạn.Người giaonhận có thể làm các dịch vụ trực tiếp hay thông qua những người ký hợp đồng phụ,những đại lý mà họ thuê,người giao nhận cũng có thể sử dụng những đại lý của họ ởnước ngoài.Những dịch vụ này bao gồm:
+ Thay mặt người nhận hàng( người nhập khẩu)
+ Thay mặt người gửi hàng( người xuất khẩu)
+ Những dịch vụ khác
Tuỳ vào từng lô hàng xuất hay nhập khẩu,người giao nhận sẽ thực hiện những côngviệc vận chuyển phù hợp để hàng hoá từ nơi nhận hàng đến nơi giao hàng
1.1.2.3 Mối quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan
Ngoài người gửi hàng và người nhận hàng,người giao nhận còn phải giao dịch vớicácbên thứ ba trong quá trình phục vụ khách hàng của mình
* Các cơ quan liên quan
- Cơ quan hải quan để khai báo làm thủ tục hải quan
- Cơ quan cảng để làm thủ tục thông qua cảng
- Cơ quan kiểm định để xin giấy kiểm định chất lượng hàng hoá
- Quan chức lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
- Cơ qua kiểm soát nhập khẩu
- Cơ quan cấp giấy phép vận tải
* Các bên tư nhân
- Người chuyên chở hay các đại lý như:
+Chủ phương tiện vận tải
+Người kinh doanh vận tải
-Người giữ kho để lưu kho hàng hoá
-Ngưởi bảo hiểm để bảo hiểm hàng hoá
Trang 6-Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng.
-Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ
1.2 Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa vận tải biển
1.2.1 Cơ sở pháp lý
Hoạt động giao nhận về thực chất là hoạt động tác nghiệp liên quan đến nhiều vấn đềnhư vận tải,hợp đồng mua bán,thanh toán,thủ tục hải quan cho nên khi thực hiệnnghiệp vụ giao nhận cần quan tâm đến những cơ sở pháp lý trực tiếp và gián tiếp điềutiết hoạt động đó
Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuấ nhập khẩu bao gồm các quy phạmpháp luật quốc tế ( các Công ước về vận đơn vận tải Công ước về hợp đồng mua bánhàng hóa); các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vậntải; các loại hợp đồng và tín dụng thư
1.2.2 Các nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc chung trong giao nhận hàng hóa
- Việc bốc dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng là do cảngtiến hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác vớicảng Người được chủ hàng ủy thác thường là người giao nhận
- Đốn với hàng không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì chủ hàng hoặc ngườiđược ủy thác có thể giao nhận trực tiếp với tàu, chỉ thỏa thuận với cảng về địa điểmbốc dỡ, thanh toán chi phí bốc dỡ và các chi phí phát sinh khác
- Việc bốc dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng do cảng tổ chức thực hiện.Nếu chủhàng đưa phương tiện và nhân công vào cảng để bốc dỡ thì chủ hàng phải thỏathuận với cảng và phải trả lệ phí liên quan nếu có
- Khi được ủy thác nhận hàng từ tàu, cảng nhận hàng bằng phương thức nào thìphài giao hàng bằng phương thức ấy
- Người giao nhận hàng phải xuất trình chứng từ hợp lệ xác nhận quyền được nhậnhàng và phải nhận đúng khối lượng hàng hóa ghi trong chứng từ Cảng không chịutrách nhiệm về hàng hóa khi ra khỏi cảng
- Việc giao nhận được tiến hành trên cơ sở ủy thác của chủ hàng tức là chủ hàng ủythác việc gì thì làm việc đó
Ngoài ra còn có những qui tắc cơ bản như việc giao nhận phải đảm bảo định mức xếp
dỡ của cảng, hàng thông qua cảng phải có đầy đủ ký mã hiệu
Trang 71.2.3 Trình tự của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển.
1.2.3.1 Giao nhận hàng xuất khẩu
* Đối với hàng hóa không phải lưu kho bãi tại cảng
Hàng không phải lưu kho bãi tại cảng là hàng xuất khẩu do chủ hàng vận chuyển từcác nơi trong nước để xuất khẩu, có thể bảo quản tại các kho riêng của mình chứkhông qua các kho của cảng Từ kho riêng chủ hàng hoặc người được ủy thác có thểgiao trực tiếp cho tàu
Các bước giao nhận bao gồm:
- Đưa hàng đến cảng: Chủ hàng ho8ạc người được ủy thác bằng phương tiện củamình vận chuyển hàng đến cảng
- Làm thủ tục xuất khẩu, giao hàng cho tàu:
+ Đăng ký với cảng về địa điểm, cầu tàu xếp dỡ
+ Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu, xin giấy chứng nhận vệ sinh, kiểmdịch nếu cần
+ Tổ chức vận chuyển, xếp hàng lên tàu
+ Liên hệ với thuyền trưởng để lấy sơ đồ xếp hàng
+ Tiến hành xếp hàng lên tàu do công nhân của cảng làm, nhân viên giao nhậnphải theo dõi quá trình để giải quyết các vấn đề xảy ra, trong đó phải xếp hànglên tàu và ghi vào phiếu kiểm kiện (tally sheet)
+ Tàu sẽ lập biên lai thuyền phó ghi số lượng, tình trạng hàng hóa xếp lên tàu (là
cơ sở để cấp vận đơn)
+ Cung cấp chi tiết hàng hóa để người chuyên chở cấp vận đơn và đưa vận đơncho người chuyên chở ký, đóng dấu
+ Lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng mà hợp đồng hoặc L/C qui định
+ Thông báo cho người nhận hàng biết việc giao hàng
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu trong hợp đồng qui định)
+ Tính toán thưởng phạt xếp dỡ hàng nhanh chậm (nếu có)
* Đối với hàng hóa lưu kho bãi tại cảng
Hàng hóa không được giao trực tiếp cho tàu mà phải thông qua cảng Trình tự giaonhận bao gồm:
- Giao hàng cho cảng
Trang 8+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác ký hợp đồng lưu kho bảo quản hàng hóavới cảng.
+ Cung cấp cho cảng các giấy tờ như: chỉ dẫn xếp hàng ( Shipping Instruction),danh mục hàng hóa xuất khẩu ( Cargo list), thông báo xếp hàng của hãng tàu cấp(Shipping Order)
+ Giao hàng vào kho, bãi của cảng
- Cảng giao cho tàu
+ Trước khi giao hàng cho tàu,chủ hàng phải làm các thủ tục cần thiết để xuấtkhẩu như làm thủ tục hải quan, kiểm dịch, vệ sinh, báo cho cảng ngày giờ dựkiến tàu đến và giao cho cảng sơ đồ xếp hàng
+ Xếp và giao hàng cho tàu
Trước khi xếp, tổ chức vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lịch xếp hàng,
ấn định máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân, người áp tải (nếu cần)
Tiến hành bốc xếp và giao hàng cho tàu Việc xếp hàng lên tàu do côngnhân của cảng làm Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diệnhải quan Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi
số lượng hàng giao vào tờ báo cáo kiểm đếm (Tally Report), cuối ngày phảighi vào báo cáo hàng ngày (Daily Report) và khi xếp xong một tàu, ghi vàobáo cáo cuối cùng (Final Report) Bên phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm
và ghi tình hình vào bản kiểm kê (Tally Sheet) Việc kiểm đếm cũng có thểthuê nhân viên của công ty khác chuyên kiểm đếm kiện hàng hóa
Khi giao nhận xong một lô hoặc cả tàu, cảng phải lấy biên lai thuyền phó(Mate’s Receipt) để trên cơ sở đó lập vận đơn
- Lập bộ chứng từ thanh toán
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, người giao nhận phải lập các chứng từ cầnthiết hợp thành bộ chứng từ , xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiềnhàng Nếu thanh toán bằng L/C thì bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp với nhau
và phù hợp về mặt hình thức với L/C và phải xuất trình trong thời hạn hiệu lực củaL/C
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa nếucần
* Đối với hang container
Trang 9- Gửi hàng nguyên container (FCL- Full Container Load)
+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác sẽ phải giao dịch với hãng tàu hoặc đại diệncủa hãng tàu để xin container và/hoặc đàm phán giá cả
+ Sauk hi hai bên đã thỏa thuận, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container
+ Chủ hang lấy container rỗng về địa điểm đóng hang của mình
+ Mời đại diện hải quan, kiểm định, kiểm dịch dến kiểm tra và giám sát việc đónghang vào container Sauk hi đóng hang xong, cán bộ hải quan sẽ niêm phong,kẹpchì
+ Chủ hàng sẽ giao container cho tài tại bãi container quy định trong trong thờigian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8tiếng trước khi xếphang) và lấy biên lai nhận container để chở của tàu
+ Sau khi container đã được xếp lên tàu thì mang biên lai này đến hang tàu để đổilấy vận đơn
- Gửi hàng lẻ ( LCL- Less than Container Load)
+ Chủ hang giao dịch với hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho
họ những thôngtin cần thiết về hang xuất Sauk hi được chấp nhận, hai bên sẽ thỏathuận với nhau về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hang
+ Chủ hàng hoặc người giao nhận hàng mang hàng đến giao cho ngườichuyên chở tại CFS hoặc ICD quy định
+ Các chủ hàng mời đại diện hải quan kiểm tra,kiểm hóa, giám sát việc đónghàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng Sau khi hải quanniêm phong kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc containerlên tàu và yêu cầu cấp vận đơn
+ Người chuyên chở cấp biên lai nhận hàng hoặc một vận đơn chính( Master Bill of Ladinh)
+ Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển hàng đến nơi đến.1.2.3.2 Giao nhận hàng hóa nhập khẩu
* Hàng không phải lưu kho bải tại cảng
- Chủ hàng hoặc người được ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.Để có thể tiếnhành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu cập cảng, chủ hàng phải trao cho cảng một sốchứng từ sau:
+ Bản lược khai hàng hóa (2 bản)
Trang 10+ Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan- 2 bản)
+ Chi tiết hầm hàng ( 2 bản)
+ Chi tiết về hàng quá khổ quá tải (nếu có)
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện hãng tàu để lấy lệnh giao hàng (D/O)
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thi61t trong quá trình nhận hàngnhư:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm bảo lưu tráchnhiệm của tàu về những tổn thất xảy ra sau này
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu ( do đại lý hàng hải lập)
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng và mời hải quan xuốngkiểm hóa.Nếu hàng không có niêm phong kẹp chì thì phải có hải quan áp tải về kho
- Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập
- Vận chuyển hàng về kho hoặc phân phối ngay hàng hóa
* Hàng phải lưu kho, lưu bãi tãi cảng
Cũng như đối với hàng xuất khẩu, trình tự nhận hàng gồm các bước sau:
+ Chủ hàng nộp phí chứng từ, phí lưu kho, đặt cọc mượn vỏ hoặc tiền đặt cọc
vệ sinh (nếu có), phí xếp dỡ và lấy biên lai
+ Chủ hàng mang lệnh giao hàng cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến vănphòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận vào lệnh giao hàng và tìm vị trí hàng.Sau đó
Trang 11chủ hàng mang bộ chứng từ này đến bộ phận kho CFS để làm phiếu xuất kho Bộ phậnnày giữ một bản lệnh giao hàng và làm 3 phiếu xuất kho cho chủ hàng.
- Làm thủ tục hải quan
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ liên quan như :
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Giấy phép nhập khẩu
- Bản kê chi tiết hàng hóa( Packing Liat)
- Hợp đồng mua bán ngoại thương
- Một bản vận đơn gốc( Bill of Lading)
- Giấy chứng nhận xuất sứ,giấy chứng nhận kiểm định (nếu có)
- Hóa đơn thương mại ( Invoice)
+ Hải quan sẽ kiểm tra các chứng từ và hàng hóa, tính và thông báo thuế phảinộp
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể ân hạn trong vòng 30ngày) và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan
+ Sau khi hải quan xác nhận “ Đã làm thủ tục hải quan” thì chủ hàng có thểmang hàng ra khỏi cảng và chở về kho riêng
* Hàng container
- Nhập nguyên container (FCL)
+ Khi nhận được thong báo hang đến do hang tàu gửi thì chủ hang mang vậnđơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan hoặc giấy ủy quyền (nếu có) đến hang tàu để lấylệnh giao hàng
+ Chủ hàng mang lệnh giao hàng đến hải quan làm thủ tục hải quan và đăng kýkiểm hóa (có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quannhưng phải trả vỏ đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
+ Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng mang bộ chứng từ nhận hàngcùng lệnh giao hàng đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận lệnh giao hàng
+ Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
- Đối với hàng lẻ (LCL): Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đếnhãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy lệnh giao giao hàng, sau đó nhận hàngtại CFS quy định và làm các thủ tục như hàng FCL
Trang 12KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chuơng 1 trình bày những kiến thức cơ bản giới thiệu về dịch vụ giao nhận hàng hóanói chung và dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển nói riêng Bên cạnh đó,chương 1 cũng là cơ sở lý luận về dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biểnnhư các khái niệm về dịch vụ giao nhận, cơ sở pháp lý và các nguyên tắc chung tronggiao nhận hàng hóa
Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới ngàycàng tăng cao thì vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế vô cùng quan trọng
nó giúp cho hàng hóa được lưu thông nhanh chóng và chính xác
Trên đây là cơ sở nghiên cứu để ta có một cái nhìn tổng quát chung trong lĩnh vực giaonhận hàng hoá bằng đường biển Qua chương 2 sẽ trình bày về thực trạng giao nhậnhàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân
Trang 13CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY THIÊN NHÂN
2.1 Giới thiệu Công ty Thiên Nhân
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu THIÊN NHÂNTên quốc tế: ThienNhan Import Export Serviess Co.,Ltd
Năm 2002 là năm mà ngành kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa đã phát triển và
có sự cạnh tranh gay gắt Ban đầu công ty chỉ với 10 người bắt đầu xây dựng và pháttriển dịch vụ giao nhận theo yêu cầu của khách hàng
Từ 2003 đến nay,công ty luôn có tầm nhìn và bắt kịp với sự phát triển của thị trườngkinh doanh dịch vụ giao nhận Khi thị trường có nhiều thành phần, tổ chức kinh tếtham gia vào lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty phải bướcvào cuộc canh tranh gay gắt với nhiều công ty khác có cùng hoạt động trong lĩnh vựcgiao nhận.Để đứng vững trên thương trường và khẳng định thế mạnh của mình , công
ty đã tiến hành đổi mới toàn diện từ định hướng chiến lược,phương thức hoạt động đếnquy mô, hình thức và cách tổ chức hoạt động, điều hành Công ty không chỉ chú trọngtới việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật mà còn chú ý đào tạo nghiệp vụ, ngoại ngữcho đội ngũ nhân viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như uytín của công ty
THIÊN NHÂN là công ty chuyên cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhậpkhẩu,trong đó có giao nhận hàng hóa bằng đường biển bao gồm các dịch vụ khobãi,vận chuyển, làm các chứng từ hàng hóa,làm thủ tục khai báo hải quan
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
* Chức năng
Trang 14Theo điều lệ của công ty có các chức năng sau:
+ Phối hợp với các tổ chức khác ở trong và ngoài nước để tổ chức chuyên chở, giaonhận hàng hóa xuất nhập khẩu, chứng từ liên quan
+ Nhận ủy thác dịch vụ giao nhận, kho bãi, thuê và cho thuê kho bãi, lưu cước cácphương tiện vận tải bằng các hợp đồng trọn gói “ từ cửa tới cửa” và thực hiện các dịch
vụ khác liên quan đến hàng hóa như gom hàng, chia hàng lẻ, làm thủ tục xuấtkhẩu,nhập khẩu, thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao hàng hóa đó chongười chuyên chở để chuyển tiếp đến nơi quy định
+ Thực hiện các dịch vụ tư vấn về giao nhận, vận tải kho hàng và các vấn đề khác cóliên quan theo yêu cầu của khách hàng
+ Nhận ủy thác xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hóatrên cơ sở giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ Tài Chính cấp cho công ty
+ Tiến hàng làm các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hànghóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiện chuyên chởcủa mình hoặc thông qua phương tiện của người khác
+ Liên doanh liên kết với các công ty trong và ngoài nước trong lĩnh vực vận chuyển,giao nhận, kho bãi, thuê phương tiện
* Nhiệm vụ
Với các chức năng trên, công ty phải thực hiện nhửng nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Xây dụng kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty nhằmthực hiện đúng mục đích và chức năng đã nêu của công ty
+ Bảo đảm việc bảo toàn và bổ xung vốn trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm trangtrải tài chính, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn vốn, làm tròn nghĩa vụ nộpthuế đối với nhà nước
+ Mua sắm, xây dụng, bổ xung và thường xuyên cải tiến, nâng cấp trang thiết bị, cơ sởvật chất của công ty
+ Thông qua việc liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để thực hiện việc giao nhận,chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức tiên tiến, hợp lý, an toàn trên các luồng,các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở, chuyển tải, lưu kho, lưu bãi giao nhận hànghóa và đảm bảo, bảo quản hàng hóa an toàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty.+ Nghiên cứu tình hình thị trường kinh doanh dịch vụ giao nhận, kho bãi, kiến nghị cảitiến giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy chế hiện hành, đề ra các
Trang 15biện pháp thích hợp để đảm bảo quyền lợi của các bên khi ký hợp đồng nhằm thu hútkhách hàng, củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốctế.
+ Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi của người laođộng, trả lương cho người lao động theo đúng người đúng việc.Chăm lo đời sống, đàotạo và bồi dưỡng nhân viên của công ty nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyênmôn để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty
GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC
Khối KD Dịch Vụ
đường biển hàng khôngGiao nhận Marketing dịch vụ
Trang 162.1.4 Tình hình kinh doanh chung của công ty trong những năm gần đây.
Bàng 2.1: Bảng kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây
n v : Tri u VN Đơn vị : Triệu VNĐ ị : Triệu VNĐ ệu VNĐ Đ
Năm Doanh thu Tỷ trọng (%) Lợi nhuận Tỷ suất LN (%)
Nguồn: Phòng kế toán-Cty Thiên Nhân
Có thể nói năm 2006 và 2008 là những mốc son trong hoạt động của ThiênNhân,doanh thu tăng cao, thu nhập của công nhân viên được đảm bảo, đóng góp khálớn vào ngân sách nhà nước, các quỹ đầu tư và phát triển sản xuất không những đượcduy trì mà còn được mở rộng, đội ngũ lao động có tinh thần làm việc hăng say, năngđộng
Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan, dù doanh thu tăng đều và khá cao nhưng tỷ
lệ lãi trên doanh thu (phản ánh tỷ suất lợi nhuận của công ty) lại có phần giảm sút tronghai năm 2008 và 2009.Xu hướng này thể hiện rất rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % lợi nhuận/ doanh thu của công ty
Trang 17Bên cạnh đó, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho công ty càng gặp nhiều khó khănhơn Nhưng nhờ những cố gắng cùng những cải tổ kịp thời, đó là sự thay đổi trong bộmáy lãnh đạo, những người tài năng và nhiệt huyết đã được đảm nhận những vị tríquan trọng cùng với những điều kiện thuận lợi trong trong chính sách Nhà nước, công
ty đã gặt hái được nhiều thành tựu, triển vọng phát triển ngày càng khả quan
Công ty đã mở thêm những dịch vụ như kinh doanh kho, mở rộng hoạt động gomhàng, vận tải đa phương thức, làm đại lý cho các hãng vận tải nước ngoài, hơn thế còngửi nhân viên đi đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn Nhờ đó có thể tintưởng rằng công ty sẽ còn phát triển mạnh trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa tại ViệtNam
2.2 Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty Thiên Nhân.2.2.1 Một số đặc thù của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tạicông ty
2.2.1.1 Hoạt động mang tính thời vụ
Trang 18Đây không chỉ là đặc thù hoạt động của công ty mà của hầu hết các doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực này Tính thời vụ trong hoạt động giao nhận xuất phát từ tính thời
vụ của các mặt hàng xuất nhập khẩu Chẳng hạn như vào thời điểm đầu năm, hoạtđộng giao nhận thường giảm sút do khối lượng hàng vận chuyển giảm sút
Trong các tháng tiếp theo, các doanh nghiệp sản xuất bắt đầu lên kế hoạch cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình, nhưng thời điểm này họ củng chỉ nhập khẩu một
số máy móc, nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất Hoạt động giao nhận ởthời điểm này khá hạn chế Chỉ đến tháng 4 khi mà các nhà máy cho ra sản phẩm, hoạtđộng giao nhận mới trở nên nhộn nhịp Nhu cầu vận chuyển hàng ở thời điểm này làrất lớn cà đối với hàng xuất lẫn hàng nhập
Chỉ đến gần cuối năm, khi mà nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh, ở Châu Âu
là giáng sinh, năm mới, ở Châu Á là tất cổ truyền thì những người làm giao nhận mớithực sự bận rộn Lương hàng giao nhận cuối năm rất phong phú cả về chủng loại vàkhối lượng Nhu cầu giao nhận tăng gấp nhiều lần so với những tháng trước
Từ đó ta thấy nắm được đặc thù hoạt động của ngành mình là rất quan trọng, nó giúpcho công ty có được kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả và tiếp kiệm nhất
2.2.1.2 Phương tiện phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải biển
Một đặc điểm bất lợi của công ty đó là công ty hoàn toàn không có đội tàu haycontainer của riêng mình phục vụ cho giao nhận vận tải biển Đây là một điểm bất lợicủa công ty so với các doanh nghiệp giao nhận khác vì điều này dễ khiến công ty rơivào tình trạnh bị động, đặc biệt là vào mùa hàng hải Chẳng hạn như công tyGEMATRANS hay VICONSHIP đồng thời là người chuyên chở và người giao nhậnnên các công ty này có thể chủ động về thiết bị cho khách hàng trong mọi trường hợp,
từ đó tạo được uy tín trên thị trường
Tuy vậy, bù lại công ty có các thiết bị làm hàng như đội xe tải, xe nâng cẩu khá hiệnđại, đặc biệt công ty có hệ thống kho bãi khá rộng và an toàn ở quận Thủ Đức và quận
9, rất thuận lợi cho công tác làm hàng Trong thời gian gần đây, công ty đang tập trungđầu tư mua sắm, xây dựng thêm nhiều phương tiện, trang thiết bị Có thể nói, khốilượng và hàng hóa giao nhận nói chung và giao nhận bằng đường biển nói riêng nhờthế sẽ được đẩy mạnh
2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đườngbiển tại công ty
Trang 192.2.2.1 Bối cảnh quốc tế
Đây là hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nên nó chịu tác độngrất lớn từ tình hình quốc tế Chỉ một sự thay đổi nhỏ nào đó trong chính sách xuất nhậpkhẩu của một nước mà công ty có quan hệ cũng có thể khiến lượng hàng tăng lên haygiảm đi Trong thời gian gần đây, thế giới có nhiều biến động, tình hình lạm phát tăngcao, nạn thất nghiệp diễn ra nhiều quốc gia cũng làm ảnh hưởng rất lớn tới việc giaothương hàng hóa
Trong hoạt động giao nhận vận tải biển quan trọng nhất phải kể đến là tình hình tự dohóa dịch vụ vận tải biển trong tổ chức thương mại thế giới (WTO) Trong hợp tác đaphương dịch vụ vận tải biển là một trong những ngành dịch vụ nhạy cảm và được cácquốc gia rất quan tâm, nhưng tiến trình tự do hóa ngành dịch vụ này gặp nhiều khókhăn do một số nước luôn đưa ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng củamình nhằm bảo hộ ngành vận tải biển trong nước Trên thực tế, môi trường kinh doanhcủa ngành dịch vụ này vẫn tiếp tục được cải thiện và tự do hóa đáng kể Lý do chính lànhững người ủng hộ tự do hóa vẫn tiếp tục kiên trì tiến hành tự do hóa đơn phươnghoặc tham gia đàm phán trong khuôn khổ các diễn đàn hợp tác kinh tế như diễn đànhợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á ( ASEAN) Nhờ vậy mà những người làm giao nhận mới có điều kiện tin tưởng vào
sự phát triển dịch vụ trong thời gian tới
2.2.2.2 Cơ chế quản lý của nhà nước
Đây là nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến hoạt động giao nhận vận tải vì Nhànước có những chính sách thông thoáng , rộng mở sẽ thúc đẩy sự phát triển của giaonhận vận tải, ngược lại sẽ kìm hãm nó
Khi nói đến cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước, chúng ta không thể chỉ nói đến nhữnhchính sách riêng về vận tải biển hay giao nhận, cơ chế ổ đây bao gồm tất cả các chínhsách có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung Chính phủ Việt Nam đãđưa ra nhiều chính sách tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó tạo ra nguồnhàng cho hoạt động giao nhận như áp mức thuế suất 0% cho hàng xuất khẩu, đổi mớiluật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu, luật thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…tuynhiên không phải chính sách nào nhà nước đưa ra cũng có tác dụng tích cực, nhiều quyđịnh hay thông tư khi ban hành ra gây ra ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sảnxuất hàng hóa cũng như các doanh nghiệp giao nhận vận tải
Trang 202.2.2.3 Tình hình xuất nhập khẩu trong nước
Như trên đã nói, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa có quan hệ mật thiết với hoạtđộng giao nhận hàng hóa Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có dồi dào, người giaonhận mới có hàng để giao nhận, sản lượng và giá trị giao nhận mới tăng, ngược lạihoạt động giao nhận không thể phá triển
Ở đây giá trị giao nhận được hiểu là doanh thu mà người giao nhận có được từ hoạtđộng giao nhận hàng hóa Tuy giá trị giao nhận không chịu ảnh hưỡng của giá trị xuấtnhập khẩu nhưng nó lại chịu ảnh hưởng rất lớn ttừ sản lượng xuất nhập khẩu Thực tế
đã cho thấy rằng, năm nào khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lênthì hoạt động giao nhận của công ty cũng sôi nổi lên
Có thể nói, qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu phản ánh qui mô của hoạt động giaonhận vận tải
2.2.2.4 Biến động thời tiết
Hoạt động giao nhận hàng hóa là hoạt động vận chuyển và làm các dịch vụ liên quan
để hàng hóa di chuyển từ người gửi đến người nhận nên nó chịu ảnh hưởng rất rõ rệtcủa các biến động điều kiện thời tiết Trong quá trình hàng lênh đênh trên biển, nếusóng yên biển lặng tức là thời tiết đệp thì hàng sẽ an toàn hơn nhiều Ngược lại, nếugặp bão biển, động đất, núi lửa, sóng thần, thậm chí mưa to gió lớn thôi thì nguy cơhàng hóa hư hỏng, tổn thất đã là rất lớn Không chỉ là thiên tai, có khi chỉ là sự thayđổi nhiệp độ giữa hai khu vực địa lý khác nhau thôi cũng ảnh hưởng, chẳng hạn nhưlàm cho hàng hấp hơi, để bảo quản đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhưdùng loại container đặc biệt như Fully Ventilated Container Điều đó làm tăng chi phívận chuyển lên khá nhiều
2.2.2.5 Các nhân tố nội tại của công ty
Hoạt động giao nhận vận tải biển của công ty còn chịu ảnh hưỡng bởi các nhân tố như:nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh,chính sách của công ty đối với nhân viên, đối với khách hàng, trình độ chuyên mônnghiệp vụ của đội ngũ các bộ công nhân viên Đây được coi là các nhân tố nội tại củacông ty Nhóm nhân tố này được coi là có ý nghĩa quyết định tới kết quả của hoạt độngsản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động giao nhận vận tải biển nói riêng
Chẳng hạn như nhân tố nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Nếu công tytạo được một cơ ngơi khang trang, phương tiện làm việc hiện đại trước hết sẽ tạo được
Trang 21lòng tin nơi khách hàng, điều này rất quan trọng do đặc thù của dịch vụ giao nhận đó
là có giao fịch với nhiều khách hàng nước ngoài Hơn thế mới đáp ứng được yêu cầugiao nhận phát triển ngày càng mạnh mẽ Bên cạnh đó, một công ty có tiềm lực về vốncũng là một lợi thế rất lớn trong kinh doanh
Ngoài ra, các cơ chế chính sách của bản thân công ty cũng có ảnh hưởng quan trọngđến hoạt động giao nhận Trong giao nhận vận tải biển, lượng khách hàng lớn và ổnđịnh là khá nhiều, nếu công ty có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng này thìkhông chỉ có được sự gắn bó của khách hàng mà còn tạo thuận lợi cho chính các nhânviên của công ty trong quá trình đàm phám, thương lượng, ký kết hợp đồng với khách.Một nhân tố vô cùng quan trọng nữa đó là trình độ, kinh nghiệm, kiến thức của độingũ các bộ nhân viên của công ty Đó là những kiến thức về luật pháp, thủ tục thươngmại quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm về nghiệp vụ Chỉ một sự non nớt khi ký kếthợp đồng ủy thác giao nhận có thể gây thiệt hại to lớn cho cà công ty, một sự bất cẩnkhi kiểm nhận hàng có thể dẫn đến sự tranh chấp không đáng có Có thể nói, nhân tốcon người sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của công ty
2.2.3 Quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty
2.2.3.1 Giao nhận hàng xuất khẩu
Đối với một lô hàng xuất khẩu, quy trình giao nhận được tiến hành theo các bước sau:
Trang 22Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu
* Nhận hàng từ người gửi hàng (người xuất khẩu)
Giữa công ty và người gửi hàng sẽ có thỏa thuận về phương thức và địa điểm nhậnhàng Về phương thức, người gửi hàng có thể trực tiếp mang hàng đến hoặc sử dụngdịch vụ vận chuyển nội địa của công ty Về địa điểm, hàng hóa có thể được vậnchuyển trực tiếp ra cảng hoặc mang về kho của công ty ở quận Thủ Đức hoặc quận 9nếu chủ hàng ở TP HCM
Việc nhân hàng từ người gửi hàng cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt vì sau khingười giao nhận nhận hàng, trách nhiệm về hàng hóa sẽ thuộc về người giao nhận.Nếu hàng là hàng nguyên container thì người giao nhận còn được giảm nhẹ tráchnhiệm, còn đối với những lô hàng lẻ, những dịch vụ mà công ty thực hiện có thể là táichế lại hàng hóa hoặc đóng gói hàng hóa cho phù hợp với thương thức vận chuyển,tuyến đường vận chuyển Hàng hóa đòi hỏi phải phù hợp với hợp đồng mua bán ngoạithương Sau khi đã kiễm nhận chính xác, công ty có trách nhiệm bảo quản hàng hóachờ giao cho người chuyên chở
* Thuê người chuyên chở hàng hóa
Thuê người chuyên chở hàng hoá
Nhận hàng từ người gửi hàng
Tổ chức giao hàng lên tàu
Lập bộ chứng từ hàng hóa
Trang 23Dù hàng hóa được xuất khẩu theo điều kiện FOB hay CIF thì người giao nhận cũngthường đượcủy thác thuê tàu để chuyên chở hàng hóa Người ủy thác tùy từng trườnghợp có thể là người gửi hàng (shipper) hay người nhận hàng (consignee)
Nếu công ty được ủy thác thuê tàu, đối với từng tuyến đường cũ, thường xuyên cóhàng đi, công ty phải liên hệ với hãng tàu mà công ty đã làm giá trước đó để đặt chỗ,lưu cước hoặc xin mượn container nếu là hàng đóng trong container Còn đối vớituyến đường mới chưa có giá hoặc giá cũ đã hết hạn thì phải xin giá ở nhiều hãng tàukhác nhau, sau đó chọn một giá tốt để chào giá cho khách hàng Người giao nhậnthường được ủy thác thuê tàu vì người giao nhận có lợi thế là luôn có lượng hàng lớn
và ổn định nên thường được hãng tàu cho hưởng những ưu đãi về giá cả, dịch vụ màkhách hàng nhỏ lẻ không có được
* Tổ chức giao hàng lên tàu
Trước khi tàu đến cảngbốc hàng
Hành trình của một con tàu thường là chở hàng đến cảng, dỡ hàng ra, lưu lại tải từ 1-3ngày, xếp hàng mới lên tàu rồi khởi hành Đối với một số cảng của Việt Nam như cảngCát Lái, thời gian một con tàu lưu lại chỉ 1 ngày Do đó, trước khi tàu cập cảng , hãngtàu sẽ gửi thông báo thời gian dự kiến tàu vào cảng (ETA) cho người giao nhận Thờigian này phụ thuộc vào thuyến đường, thỏa thuận giữa hãng tàu và người giao nhận.Đối với công ty, nếu tuyến đường xa, ETA được gửi trước từ 24h-48h, còn đường gầnETA phải gửi trước 48h-72h
Khi biết được thời gian dự kiến tàu đến cảng, nhân viên giao nhận của công ty sẽ phảilàm một số công việc sau:
- Xin kiểm định, kiểm dịch cho hàng hóa để lấy giấy chứng nhận kiểmđịnh, kiểm dịch
- Lập tờ khai hải quan, tiến hành thông quan hàng xuất khẩu
- Nộp thuế xuất khẩu cho hàng hóa (nếu có)
- Cung cấp chỉ dẫn xếp hàng cho hãng tàu đồng thời nhận thông báo xếphàng do hãng tàu cấp
- Lập bảng kê khai hàng hóa (Cargo List) gồm 5 bản để gửi cho cảng vàgửi cho tàu Nội dung chính của Cargo List gồm: Tên công ty xuất nhập khẩu,tên người nhập khẩu, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lương
Trang 24Nếu là hàng xuất đóng trong container thì cùng với bản danh mục hàng hóa, ngườigiao nhận phải xin hãng tàu lệnh giao vỏ container rỗng để đưa cho khách hàng vềđóng hàng, sau đó làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì container Còn nếu làhàng lẻ thì người giao nhận sẽ cấp cho người gửi hàng vận đơn gom hàng (House Bill
of Lading- HB/L), tập hợp các lô hàng lẻ và đóng vào container sau khi đã qua kiểmtra của cán bộ hải quan
Khi tàu vào cảng
Tàu khi vào cảng, dỡ hết hàng và sẵn sàng cho việc xếp hàng, hãng tàu sẽ gửi thôngbáo sẵn sàng xếp dỡ (NOR- Notice Of Readiness) Sau khi nhận được NOR, nhân viêngiao nhận của công ty sẽ kiểm tra xem thực tế tàu đã sẵn sàng xếp dỡ chưa và ký chấpnhận vào NOR.Sau đó người giao nhận phải làm các công việc sau:
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa ra cảng nếu hàng còn ở trong kho
- Căn cứ vào bảng kê khai hàng hóa, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng (Cargo plan), ngườigiao nhận cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng, xếp hàng lêntàu
- Trong thời gian xếp hàng lên tàu, người giao nhận phải luôn có mặt để giải quyếtmọi vấn đề phát sinh Chẳng hạn hàng xếp lên tàu phải đảm bảo kỹ thuật tránh
hư hỏng tổn thất trong lúc bốc xếp Trong trường hợp hàng bị hư hỏng tổn thất,người giao nhận phải cùng cảng và cácbên liên quan lập các biên bản cần thiết
* Lập bộ chứng từ
Sau khi hàng đã được xếp lên tàu, nếu được ủy thác, người giao nhận phải lấy đượcbiên lai thuyền phó (Mate’s Receipt- MR) để đổi lấy vận đơn Để thuận tiện cho việclấy được tiền hàng, vận đơn phải sạch, đã xếp hàng lên tàu và cướctrả trước (nếu ngườixuất khẩu phải trả tiền cước) Nếu là hàng lẻ, người giao nhận trên cơ sở chi tiết làmvận đơn nhận từ chủ hàng tiến hành lập vận đơn gom hàng
Sau đó, người giao nhận tập hợp vận đơn cùng một số chứng từ khác như hóa đơnthương mại (Invoice), hợp đồng mua bán ngoại thương, phiếu đóng gói (Packing list)lập thành bộ chứng từ thanh toán gửi cho chủ hàng Ngoài ra, người giao nhận cònphải mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu cần, thông báo cho người gửi hàng biết ngày tàurời cảng để họ thông báo cho người nhận hàng, thanh toán các chi phí cần thiết chocảng như chi phí bốc hàng, bảo quản, lưu kho, tính toán thưởng phạt xếp dỡ nếu có
Trang 25Cuối cùng, người giao nhận sẽ tiến hành kết toán các chi phí giao nhận với người gửihàng.
2.2.3.2 Giao nhận hàng nhập khẩu
Khi nhận được yêu cầu giao nhận một lô hàng nhập khẩu,người giao nhận phải tiếnhành các bước sau:
Sơ đồ 2.3: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu
* Trước khi tàu cập cảng
Người giao nhận phải được người nhận hàng hoặc đại lý của mình cung cấp thông tincần thiết về lô hàng Cụ thể:
- Thông tin về tàu: tên tàu, quốc tịch, thời gian dự kiến tàu cập cảng dỡ hàng
- Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) để biết hình hình hàng hóa
Chủ hàng phải giao cho người giao nhận vận đơn gốc và các chứng từ khác của hànghóa như: giấy phép nhận khẩu, hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán ngoại thương.Người giao nhận phải lên kế hoạch nhận hàng đồng thời nếu được ủy thác sẽ phối hợpvới chủ hàng giao hàng cho các chủ hàng nội địa
* Khi tàu cập cảng
Khi nhận được giấy báo hàng đến do hãng tàu fax đến, người giao nhận sẽ lập giấy báohàng đến gửi cho chủ lô hàng để chủ hàng chủ động chuẩn bị các phương tiện lấyhàng
Đồng thời, nhân viên giao nhận phải thực hiện các công việc sau:
- Xin kiểm đinh, kiểm dịch hàng hóa nếu cần
Lấy thông tin trước
khi tàu cập cảng
Làm các thủ tục cần thiết khi tàu cập cảng
Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao hàng
Xin kiểm
định,kiểm dịch
hàng hoá(nếu cần)
Làm thủ tục khai báo Hải Quan
Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro
Trang 26- Nếu là hàng nguy hiểm hay hàng đặc biệt, người giao nhận phải phối hợp vớicác bên có liên quan như cảng, hải quan, phòng cháy chữa cháy để lên kế hoạchphòng ngừa.
- Khai hải quan hàng nhập khẩu
Được sự ủy thác của chủ hàng, người giao nhận sẽ mang vận đơn gốc hoặc bản saovận đơn đến hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng
* Tổ chức nhận hàng từ tàu và giao chủ hàng
Thông thường người giao nhận sẽ cùng với cảng tiến hành nhận hàng từ tàu và lập cácbiên bản cần thiết như biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu (do cảng vàthuyền trưởng lập), biên bản kết toán với tàu (Report On Receipt Of Cargo), giấychứng nhận hàng thiếu (CSC- Certificate of Shortlander Cargo) nếu số hàng thực nhận
ít hơn số hàng ghi trong vận đơn
Sau khi dỡ hàng xong, nếu hàng bị hư hỏng thì lập biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng(COR-Cargo Outturn Report), nếu nghi ngờ có tổn thất hàng hóa thì lập thư dự kháng(LR-Letter of Reservation) để chứng minh rằng người nhận hàng đã có thông báo tổnthất không rõ rệt cho người chuyên chở và gửi cho tàu hoặc đại lý tàu trong vòng 3ngày kể từ ngày dỡ hàng xong
Người giao nhận sau khi lấy lệnh giao hàng phải đóng phí lưu kho, lưu bải (nếu có),phí xếp dỡ rồi mang lệnh giao hàng đến kho để nhận hàng và làm thủ tục hải quan.Nếu là hàng nguyên container có thể mượn về kho riêng để dỡ hàng nhưng phải nộptiền đặt cọc mượn vỏ, hoặc dỡ hàng ngay tại cảng
Người giao nhận sẽ giúp chủ hàng mời giám định, khiếu nại đòi bồi thường nếu có tổnthất xảy ra đối với hàng hóa Và cuối cùng người giao nhận sẽ kết toán các chi phí giaonhận với chủ hàng
2.2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại côngty
2.2.4.1 Thị trường giao nhận và đối thủ cạnh tranh
* Thị trường giao nhận
Một số thị trường có lượng hàng giao nhận lớn của công ty hiện nay là:
- Khu vực Đông Nam Á: Bao gồn các nước trong khối ASEAN như Thái Lan,Singapore
- Khu vực Đông Bắc Á: chủ yếu là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan
Trang 27- Khu vực Châu Âu: Khối EU
- Khu vực Châu Mỹ: Mỹ, Canada
Ta thấy rằng đây đều là những nước có cảng biển lớn, thuận lợi cho việc ra vào củatàu Nhưng không có nghĩa những nước không có cảng biển thì công ty không nhậnhàng Công ty vẫn có thể làm dịch vụ kéo hàng từ một cảng vào một địa điểm nào đótrong nội địa Nhờ vậy, thị trường giao nhận của công ty ngày càng được mở rộng.Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, công ty ngày càng mở rộng phạm vithị trường giao nhận, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu khách hàng
Bảng 2.2: Cơ cấu thị trường giao nhận vận tải biển của công ty
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm
Về khu vực Châu Âu, trước kia chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 80% sản lượng giao nhận.Đến nay tuy giảm xuống nhưng vẫn là thị trường giao nhận lớn nhất của công ty, chủyếu là các mặt hàng may mặc Đây là thị trường mà công ty hoạt động trong nhiềunăm qua nên rất có kinh nghiệm, bạn hàng, hơn thế các luồng tuyến, mức cước đãđược xây dựng hoàn chỉnh, rất phù hợp với yêu cầu của khách hàng
Khu vực ASEAN là thị trường khá quwn thuộc với Việt Nam, lại có lợi thế về khoảngcách địa lý, các điều kiện về văn hóa, luật pháp tương đối tương đồng Tuy nhiên công
ty lại chưa khai thác tốt mảng thị trường này, giá trị giao nhận chỉ chiếm 20% Đó là