1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc

30 5K 61
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 226 KB

Nội dung

Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Như chúng ta đã biết yếu tố con người trong mọi thời đại luôn là nhân tố đểphát triển, con người tồn tại không thể không lao động Công sức mà họ bỏ ra đểlao động đã được đền bù bằng kết quả lao động và người ta vẫn gọi đó là thunhập Thu nhập của người lao động luôn luôn là vấn đề được xã hội quan tâm chúý bởi ý nghĩa kinh tế và xã hội to lớn của nó Chính vì vậy, BHXH đã ra đời đểbảo vệ cuộc sống cho người lao động.

Hiện nay, trong hầu hết các quốc gia, bảo hiểm xã hội được coi là bộ phậnchính cấu thành hệ thống an sinh xã hội, là chính sách quan trọng của mỗi nướcvà ở nước ta cũng vậy Trải qua hơn 40 năm thực hiện, sửa đổi và bổ sungcho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn trongviệc đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổnđịnh chính trị - xã hội của đất nước Đến nay, BHXH Việt Nam đã được thực hiệncho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thànhphần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động, và sẽ còn tiếp tục mở rộng chonhiều đối tượng khác

BHXH cấp quận, huyện là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lýBHXH Việt Nam, là cơ sở đầu tiên để thực hiện công tác BHXH Thực hiện tốthoạt động ở BHXH cấp quận, huyện thì mới đảm bảo cho việc thực hiện của cảhệ thống BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc sự quản lý của BHXH thànhphố Hà Nội Cơ quan BHXH Quận Cầu Giấy được thành lập và bắt đầu hoạt độngtừ năm 1996 cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu như: phí thu được ngàycàng nhiều, chi trả đúng đối tượng,… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫncòn nhiều hạn chế như thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị khôngtham gia BHXH cho NLĐ hay tham gia không đủ số lượng lao động… Điều nàyđã làm cho hoạt động của BHXH kém hiệu quả và còn phải nhờ vào Ngân sáchNhà nước Như vậy vấn đề quản lý tốt đối tượng tham gia có ý nghĩa rất quantrọng đối với sự phát triển của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH quận, huyệnnói riêng trong cả nước, trong đó có BHXH quận Cầu Giấy Do vậy mà em đã

chọn đề tài: “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địabàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010” để xem xét và đánh giá kết quả của

việc quản lý đối tượng tham gia BHXHBB trong những năm qua, cũng như

Trang 2

những vấn đề còn tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại đó, để từ đó đềxuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham giaBHXHBB.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương I: Một số lý luận chung về BHXH và quản lý đối tượng tham giaBHXH bắt buộc

Chương II: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc trên địabàn Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc quản lý đốitượng tham gia BHXH bắt buộc tại Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai Thị Dung đã giúp đỡ và cho ý kiếnquý báu để em hoàn thành bài tiểu luận

Trong quá trình làm bài, mặc dù đã rất cố gắng, song do trình độ còn hạn chếnên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận đượcsự chỉ bảo, góp ý của cô giáo và các thầy cô trong khoa.

Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011

Trang 3

CHƯƠNG I

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐITƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC

I.Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm xã hội

Thời tiết có bốn mùa: xuân, hạ thu, đông Mùa xuân cấy cối tươi tốt, đâmchồi nảy lộc Qua hạ sang thu, đông lại về Đó là quy luật muôn đời của tự nhiên.Và con người cũng vậy, cũng phải trải qua các giai đoạn phát triển của đời ngườiđó là sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết đi Đó là vòng: sinh, lão, bệnh, tử - làquy luật của tạo hóa Đi theo cùng quy luật đó là những rủi ro, ốm đau, bệnh tậtcó thể đến bất cứ lúc nào trong cuộc sống Bởi lẽ trên thực tế không phải lúc nàocon người cũng chỉ gặp thuận lợi trong cuộc sống, có thu nhập ổn định như mìnhmong muốn Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫunhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiệnsinh sống khác Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mấtviệc làm hay khi tuổi già không còn khả năng lao động v.v Khi rơi vào nhữngtrường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi,ngược lại còn phát sinh thêm như: cần được khám chứa bệnh và điều trị ốm đau;tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng… Bởi vậy để tồntại và phát triển đòi hỏi con người và xã hội loài người phải tìm ra được biện phápđẻ giải quyết những vấn đề trên và thực tế là họ đã tìm ra được nhiều biện phápkhác nhau như: đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà nước Nhưngnhững cách này chỉ mang tính tạm thời và không chắc chắn.

Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển và việc thuê mướn cũng trở nên phổ biếnthì cũng là lúc mâu thuẫn giữa chủ và giới thợ bắt đầu phát sinh Lúc đầu ngườichủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảmcho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầuthiết yếu khi không may họ gặp phải rủi ro: ốm đau, tại nạn Trong thực tế, nhiềukhi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồngnào Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoảntiền lớn mà họ không muốn Vì thế, mâu thuẫn chủ - thợ phát sinh, giới thợ liênkết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết Cuộc đấu tranh này diễn ra ngàycàng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà

Trang 4

nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặtlàm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phảiđóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trêncơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê

Xuất phát từ những thực tế khách quan trên BHXH đã ra đời nhằm đảm bảođời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ nhữngmối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải,cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định.Như vậy BHXH ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan và ngày càng pháttriển cùng với sự phát triển của mỗi quốc gia, Nó trở thành quyền lợi và nhu cầucủa người lao động và được thừa nhận là nhu cầu tất yếu khách quan.

II Khái niệm

1.Khái niệm BHXH

Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH, tuỳ theo góc độ nghiêncứu, cách tiếp cận mà người ta đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau Có thể xácđịnh khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:

Theo ILO: BHXH có thể hiểu khái quát là sự bảo vệ của xã hội đối với cácthành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khókhăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thaisản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảocác chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con.

Theo nghĩa thông dụng ở nước ta, có thể hiểu BHXH là sự bảo đảm bù đắpmột phần hoặc thay thế thu nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết … trêncơ sở đóng góp và sử dụng một quyc tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn địnhđời sống cho họ và an toàn xã hội.

Trang 5

2.Khái niệm quản trị

-Nếu coi quản trị là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổ chứcthực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

- Nếu coi quản trị là một hoạt động thì nó là những hoạt động cần thiết đượcthực hiện khi con người kết hợp với nhau trong một tổ chức, trong một môitrường luôn biến động nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

3 Khái niệm quản trị BHXH

- Nếu coi quản trị BHXH là một quá trình thì nó bao gồm việc hoạch định, tổchức thực hiện và kiểm tra, giám sát nhằm đạt được mục tiêu chung của BHXHvà chính sách BHXH đó là đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ.

- Nếu coi quản trị BHXH là một hoạt động thì nó bao gồm những hoạt độngcần thiết được thực hiện như: quản lý đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởngBHXH, việc thu chi, quản lý đầu tư, kiểm tra, giám sát, ứng dụng công nghệthông tin, cải cách hành chính,… nhằm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích của NLĐ

III Vai trò của bảo hiểm xã hội

1.Đối với người lao động

Mục đích chủ yếu của BHXH là bảo đảm thu nhập cho NLĐ và gia đình họkhi gặp những khó khăn trong cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập VÌ vậy,BHXH có vai trò rất to lớn đối với NLĐ, đó là điều kiện cho NLĐ được cộngđồng tương trợ khi ốm đau, tai nạn, thai sản,… Đồng thời, BHXH cũng là cơ hộiđể mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thànhviên khác.

Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân,giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết chidùng khi già cả, mất sức lao động… góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân vàgia đình Nhờ có BHXH, thu nhập của NLĐ được đảm bảo ổn định ở mức độ cầnthiết nên thường có tâm lý yên tâm, tự tin hơn trong cuộc sống

Trang 6

2 Đối với người sử dụng lao động

- BHXH giúp cho các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp, ổn địnhhoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý khi họốm đau, tai nạn,…

- BHXH tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có trách nhiệm với NLĐ,không chỉ khi trực tiếp sử dụng lao động mà trong suốt cuộc đời NLĐ, đến khi giàyếu BHXH làm cho quan hệ lao động có tính nhân văn sâu sắc, nâng cao tráchnhiệm xã hội của doanh nghiệp.

3.Đối với xã hội

- BHXH tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao tính cộng đồng xã hội, củng cốtruyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội.

- BHXH còn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệthống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương ứng Khi kinh tế càng phát triển,đời sống của NLĐ được nâng cao thì nhu cầu tham gia BHXH của họ càng lớn.

- Ở Việt Nam, thông qua chính sách BHXHBB đối với khu vực chính thức,BHXH góp phần thúc đẩy quá trình từ sản xuất lạc hậu, nhỏ lẻ tiến lên sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ hiện đại nhanh chóng hơn

IV Một số vấn đề về quản lý đối tượng tham gia BHXHBB

1 Đối tượng và phạm vi quản lý

a Đối tượng quản lý

* NLĐ tham gia BHXHBB

- Theo quy định tại Điều 2 – Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 vàThông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007, đối tượng tham giaBHXHBB được quy định như sau:

NLĐ tham gia BHXHBB là công dân Việt Nam bao gồm:

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, côngchức

Trang 7

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên vàhợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền côngtheo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tácxã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệpthuộc lực lượng vũ trang

+ Sỹ quan, quân nhân, công an nhân dân

+ NLĐ theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong vàngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước

+ NLĐ đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về NLĐ Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm:

 Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụđưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ranước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.

 Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình ởnước ngoài.

 Hợp đồng cá nhân

* NSDLĐ tham gia BHXHBB

- NSDLĐ tham gia BHXHBB, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh nghiệp;

+ Các công ty Nhà nước thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước đangtrong thời gian chuyển đổi thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty Cổphần theo Luật Doanh nghiệp;

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghềnghiệp, tổ chức xã hội khác’

Trang 8

+ Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực: giáo dục – đào tạo, y tế,văn hóa, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, giađình, bảo vệ chăm sóc trẻ em và các ngành sự nghiệp khác;

+ HTX, Liên hiệp HTX thành lập, hoạt động theo Luật HTX;

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và các nhân có thuê mướn, sửdụng và trả công cho NLĐ theo quy định của pháp luật lao động;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnhthổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ướcquốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia cóquy định khác.

2 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXHBB

- Quản lý danh sách lao động tham gia BHXHBB trong từng đơn vị SDLĐ,danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXHBB.

- Quản lý tiền lương, tiền công hoặc thu nhập làm căn cứ đóng BHXH, BHYT,BHTN Bảng kê khai mức tiền lương, tiền công hoặc mức thu nhập làm căn cứđóng BHXH do đơn vị SDLĐ và người tham gia lập theo mẫu quy định củaBHXH VN.

- Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị và từng người tham gia trên cơ sởdanh sách tham gia BHXH của từng đơn vị và Bảng kê khai mức tiền lương, tiềncông hoặc mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị SDLĐ lập.

Trang 9

- Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia BHXH và hàng năm ghi bổ sungvào sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật vềBHXH.

- Tổ chức thu BHXH.

3 Vai trò của quản lý đối tượng tham gia BHXHBB

- Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH đúng đối tượng, đủ sốlượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH và đúng thời gian quy định.

- Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH của NLĐ, của đơn vịSDLĐ và của công dân theo quy định của pháp luật về BHXH.

- Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH nhằm thực hịên mụctiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tới thực hiện BHXH cho mọingười vì sự an sinh và công bằng xã hội theo chủ trương của Nhà nước.

- Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH cho các đối tượng tham giatheo đúng quy định của pháp luật về BHXH.

- Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạmpháp luật về BHXH của tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiệnpháp luật về BHXH.

4 Công cụ quản lý đối tượng tham gia BHXHBB

- Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy BHXH và các nhà quản trị BHXH làmviệc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ Trung ương đến địaphương.

- Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện: là những quy định về các loại văn bản,giấy tờ cần thiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải

Trang 10

thực hiện Trong đó, quy định rõ hồ sơ và thủ tục thực hiện đối với cá nhân ngườitham gia và hồ sơ tham gia đối với các đơn vị SDLĐ Đây là một trong nhữngcông cụ không thể thiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào.

- Công nghệ thông tin: Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị BHXH nóichung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việc làm tất yếu KhiCNTT được sử dụng làm công cụ quản lý đối tượng tham gia, thì các thủ tục hànhchính được cải cách, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn.

- Các cơ quan, tổ chức hữu quan:

+ Việc quản trị đối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối hợp nhịpnhàng, chặt chẽ giữa tổ chức BHXH với các cơ quan, tổ chức hữu quan kháctrong việc kiểm soát sự tuân thủ pháp luật của NLĐ và các đơn vị SDLĐ.

+ Các cơ quan hữu quan thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước vềBHXH, các tổ chức đại diện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh traBHXH, ngân hàng, kho bạc…

Trang 11

1 Quận Cầu Giấy

Cầu Giấy là một quận của thủ đô Hà Nội, được thành lập theo Nghị định số 74– CP của Chính phủ Việt Nam ngày 22/11/1996 trên cơ sở toàn bộ diện tích tựnhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịchvà 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà Vì trùng tên với quận nên thị trấn CầuGiấy phải đổi tên thành phường Quan Hoa Quận Cầu Giấy khi mới thành Lậpgồm 7 phường: Quan Hoa, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Dịch Vọng, Yên Hoàvà Trung Hoà Hiện nay, quận có diện tích 12,04 km2 , bao gồm 8 phường vớidân số là 236981 người (thời điểm 2010) Quận Cầu Giấy nằm ở phía Tây nộithành Hà Nội Phía Đông giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình; phía Tây giáphuyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Thanh Xuân; phía Bắc giáp quận Tây Hồ.

Từ một vùng đất ven đo, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, kinh tế còn nghèonàn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giờ đây Cầu Giấy là quận nội thành với kết cầu hạtầng đô thị ngày càng văn minh hiên đại, an ninh quốc phòng được đảm bảo Trong những năm gần đây, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm của quận Cầu Giấybình quân đạt 30%, thu ngân sách bình quân tăng 64% làm cho đời sống tinh thầnnhân dân cũng được cải thiện đáng kể.

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, quận Cầu Giấy là một trong những địabàn sinh tụ của cư dân đất Việt, đã từng góp phần làm nên nền văn minh sôngHồng rực rỡ Dù ở thời kỳ nào, Cầu Giấy cũng luôn gắn bó với đất thành ThăngLong, là một phần của những con đường thuỷ, bộ chính nối thành Thăng Longvới mọi miền đất nước, do vậy vùng đất này đã đóng góp một phần rất lớn trongviệc phát triển kinh tế - quân sự của thành Thăng Long xưa cũng như Hà Nội nay.

Trang 12

2 BHXH quận Cầu Giấy

BHXH quận Cầu Giấy là đơn vị trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội Hiệnnay cơ quan BHXH quận Cầu Giấy có 27 cán bộ với 1 giám đốc và 2 phó giámđốc Trong 27 cán bộ có 6 nam và 21 nữ ở độ tuổi trung bình là 38 tuổi, với trìnhđộ chuyên môn: 21 đại học, 6 trung cấp, trình độ lý luận chính trị: 3 cao cấp và có19/27 đảng viên BHXH quận Cầu Giấy quản lý hơn 1500 đơn vị với 68150 laođộng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: cơ quan Nhà nước, tư nhân, cáccông ty liên doanh,…

BHXH quận có chức năng giúp Giám đốc BHXH Thành phố tổ chức thựchiện các chính sách, chế độ BHXH và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn.BHXH quận chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố,chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của UBND quận.

Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH quận Cầu Giấy

Ban giám đốc:

- Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ - Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và cơ quan cấp trên về việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch được giao

- Tổ chức, chỉ đạo và đề ra các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế hoạch được giao

Ban giám đốc

Bộ phận kế toán

Bộ phận thu

Bộ phận giám định chi BHXH quận Cầu Giấy

Bộ phận hồ sơ 1 cửa

Trang 13

Thu BHXH các đơn vị trực thuộc thành phố, tổ chức thực hiện để hoànthành kế hoạch hàng năm và phấn đấu thu năm sau cao hơn năm trước, tận thucác đơn vị tồn đọng nợ…

Bộ phận giám định chi:

- Lập dự toán chi hàng năm tích duyệt cấp trên

- Tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH, chế độ thai sản, nghỉ dưỡngsức

- Đầu mối ngân hàng để tiền mặt chi trả hàng tháng theo kế hoạch cụ thểvà thực hiện thanh quyết toán với BHXH cấp trên.

Bộ phận hồ sơ một cửa có chức năng:

- Tiếp nhận hồ sơ.- Kiểm tra tính pháp lý.

- Chuyển hồ sơ đến các phòng nghiệp vụ.- Trả hồ sơ đã được giải quyết đến hạn

Từ ngày mới thành lập cho đến nay, BHXH quận Cầu Giấy đã gặp không ítkhó khăn Tuy nhiên, các cán bộ trong cơ quan đã đoàn kết, nỗ lực hết mình đểtừng bước vượt qua khó khăn, ổn định công việc Trong những năm qua họ đãkhông ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩmchất chính trị,… và đã đạt được nhiều kết quả như: số đơn vị và số NLĐ tham giaBHXH ngày càng tăng, luôn luôn cố gắng chi trả cho các đối tượng đúng, đủ vàkịp thời,… Hàng năm cơ quan BHXH luôn hoàn thành chỉ tiêu và kế hoạch được

Trang 14

giao Từ năm 2000 đến nay BHXH quận Cầu Giấy đã đạt được những thành tíchđáng kể như:

+ Năm 2005, 2008 được BHXH Việt Nam tặng bằng khen.

+ Năm 2003, 2005, 2006 được Ủy ban Nhân dân thành phố tặng bằng khen vàcờ.

+ Năm 2007 được Bảo hiểm xã hội thành phố Hà nội tặng giấy khen và đượcỦy ban nhân dân Quận tặng cờ

+ Nhiều năm đạt tập thể lao động giỏi, tiên tiến của Ủy ban Nhân dân Quận.

II Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH tại Quận CầuGiấy

1.Tình hình thực hiện quản lý đối tượng tham gia tại BHXH quận Cầu Giấygiai đoạn 2007 – 2010

Trong những năm qua, BHXH quận Cầu Giấy đã không ngừng đề ra phươnghướng nhiệm vụ, các biện pháp và bước đi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể của từng giai đoạn để mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo mụctiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Theo đó, BHXH quận Cầu Giấy trong nhữngnăm qua đã tổ chức thực hiện một số hoạt động như sau:

- Phối hợp với các ngành, các cấp, đoàn thể địa phương để tuyên truyền vậnđộng NSDLĐ và NLĐ tích cực tham gia.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện BHXH cho NLĐ.- Tham mưu cho các cơ quan cấp trên về công tác quản lý thu BHXH, giảiquyết các chế độ chính sách BHXH nhằm giảm thiểu bớt những thủ tục hànhchính tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ và NSDLĐ.

2 Đánh giá tình hình thực hiện

a Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang dần ổn định và phát triển,kéo theo đó là sự xuất hiện của các khu công nghiệp mới, các khu đô thị mới, vìvậy các thành phần tham gia vào nền kinh tế cũng ngày càng đa dạng và phong

Trang 15

phú hơn làm cho số lượng đơn vị thuộc diện tham gia BHXHBB cũng gia tăngđáng kể.

Số đơn vị tham gia BHXHBB của Quận Cầu Giấy giai đoạn 2007 – 2010được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giaiđoạn 2007 - 2010

Tiêu chí2007200820092010Lượng tăng giảm% tăng giảm2008

so với2007

2009so với2008

2010so với2009

2008so với2007

2009so với2008

2010so với2009Tổng số đơn vị

Khu vực ngoàiquốc doanh

Cơ sở ngoàicông lập

(Nguồn BHXH quận Cầu Giấy)Theo bảng số liệu trên thì số đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn quận CầuGiấy trong giai đoạn 2007- 2010 có xu hướng tăng Nếu năm 2007 chỉ có 883 đơnvị tham gia BHXH thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 1635 đơn vị Con sốnày có được là do số đơn vị tham gia BHXH tăng dần qua các năm Cụ thể nhưsau: Năm 2008 tăng 74 đơn vị so với năm 2007, tương ứng tăng 6.41% Năm2009 tăng 230 đơn vị, tương ứng tăng 21.66% Năm 2010 số đơn vị tham gia

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ bộ máy tổ chức BHXH quận Cầu Giấy - Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc
Sơ đồ b ộ máy tổ chức BHXH quận Cầu Giấy (Trang 12)
Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 - Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc
Bảng 1 Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 15)
Bảng 1: Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai   đoạn 2007 - 2010 - Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc
Bảng 1 Số đơn vị tham gia BHXHBB, trên địa bàn quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 15)
Bảng 2: Số lao động tham gia BHXHBB tại quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 - Quản lý đối tượng tham gia BHXH.doc
Bảng 2 Số lao động tham gia BHXHBB tại quận Cầu Giấy trong giai đoạn 2007 - 2010 (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w