Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
490 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại là một xu thế khách
quan bởi sự phát triển mãnh mẽ của lực lượng sảnxuất do tác động của khoa học và
công nghệ đã làm cho sự phân công lao động quốc tế vượt ra khỏi biên giới từng
quốc gia, trở thành vấn đề toàn cầu. Với một nước đang phát triển như Việt Nam, cần
có những chính sách nhằm xúc tiến quan hệ kinh tế đối ngoại để tham gia vào xu
hướng toàn cầu hóa và mang lại hiệu quả cao, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở
thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Văn kiện của Đảng đã chỉ rõ chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước “hướng mạnh vào xuất khẩu” và coi đây là một định hướng chiến lược phát
triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải khai thác và tận dụng những lợi thế của
chúng ta một cách tốt nhất.
Ngành dệtmaycủa Việt Nam ngày càng khẳng định được vai trò của mình
trong nền kinh tế thị trường và là một trong những ngành xuấtkhẩu chủ lực của Việt
Nam. Trên thị trường thế giới, Việt Nam cũng đã khẳng định được vị thế của mình
khi có quan hệ với hơn 250 côngty thuộc 60 quốc gia trên thế giới.
Công tySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệtmay trực thuộc Tập đoàn dệtmay Việt
Nam là một trong những côngty có kim ngạch xuấtkhẩuhàng năm lớn, đã thiết lập
được những thị trường truyền thống như Nhật Bản và đứng vững trên một số thị
trường lớn như EU, Trung Đông. Thông qua hoạt động xuất khẩu, Côngty có thể tận
dụng được các tiềm năng sẵn có để sảnxuất ra các loại hàng hóa phục vụ cho việc
trao đổi, buôn bán với các quốc gia khác để thu ngoại tệ, phục vụ cho quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng như thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân trong
nước.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của việc thúcđẩyxuấtkhẩu
của Côngty trong thời gian tới. Sau một thời gian thực tập tại CôngtySảnxuấtXuất
nhập khẩuDệtmay em đã chọn đề tài: “Giải phápthúcđẩyxuấtkhẩuhàngdệt
3
may củaCôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệt may” cho chuyên đề thực tập
chuyên ngành của mình.
1.2.Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu đề tài này, bằng việc phân tích tình hình và đành giá hiệu quả
xuất khẩu cũng như đưa ra những giảipháp nhằm thúcđẩy hoạt động xuấtkhẩu , hy
vọng phần nào tháo gỡ được những vướng mắc hiện đang tồn tại trong họat động sản
xuất hàngdệtmaycủaCông ty, nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả xuất khẩu,
đưa dệtmay lên vị trí xứng đáng với tiềm năng phát triển của mình.
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuấtkhẩuhàngdệtmaycủa
Công tySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệt may.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong CôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệt
may.
1.4.Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài, em sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng,
phương pháp đi từ phân tích, so sánh đến tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề
trong đề tài.
1.5.Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuấtkhẩu
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuấtkhẩucủaCôngtySảnxuấtXuấtnhập
khẩu Dệtmay
Chương 3: Một số biện phápthúcđẩy hoạt động xuấtkhẩucủaCôngtySản
xuất XuấtnhậpkhẩuDệt may
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu
1.1. Khái niệm xuấtkhẩuhàng hóa và vai trò củaxuấtkhẩuhàng hóa
trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm củaxuấtkhẩuhàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế đang diễn ra hàng giờ, hàng ngày giữa các quốc gia trên
khắp thế giới, có thể nói, thương mại quốc tế là một phần không thể thiếu cho sự
phát triển của các quốc gia ngày nay, từ các nước nghèo, các nước đang phát triển tới
các nước phát triển đều cùng tham gia vào hoạt động này.
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia khác
nhau trên thế giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Hoạt động thương mại
quốc tế là biểu hiện của một hình thức quan hệ xã hội ở phạm vi quốc tế và phản ánh
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sảnxuấthàng hóa riêng biệt.
Hoạt động xuấtkhẩu là một mặt quan trọng trong hoạt động thương mại quốc
tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá trình bán những hàng
hóa của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác trên thế giới nhằm thu ngoại
tệ.
Như vậy, về bản chất hoạt động xuấtkhẩu và hoạt động buôn bán trong nước
đều là một quá trình trao đổi hàng hóa (bán hàng), đó là quá trình thực hiện giá trị
hàng hóa của người sảnxuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi
hoạt động thì hoạt động xuấtkhẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuấtkhẩu cần
nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý.
1.1.1.2. Đặc điểm
Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuấtkhẩu là người nước ngoài. Do đó,
khi muốn phục vụ họ, nhà xuấtkhẩu không thể áp dụng các biện pháp giống như khi
chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, khách hàng nước ngoài có nhiều điểm
khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, phong tục tập quán… với khách hàng trong nước,
do đó sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thỏa mãn nhu cầu. Vì
5
vậy, nhà xuấtkhẩu cần có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách
hàng nước ngoài để đưa ra những hàng hóa cho phù hợp.
Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuấtkhẩu thường phức tạp và khó tiếp
cận hơn thị trường trong nước. Bởi vì thị trường xuấtkhẩu vượt ra ngoài biên giới
quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố
ràng buộc hơn.
Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuấtkhẩu thường là mua bán qua
hợp đồng xuấtkhẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả.
Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuấtkhẩu như thanh toán, vận
chuyển, ký kết hợp đồng… đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Tóm lại, hoạt động xuấtkhẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong nước ra
nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuấtkhẩu có thể đem
lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều
rủi ro hơn.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuấtkhẩu trong nền kinh tế thị trường
Hoạt động xuấtkhẩuhàng hóa của một quốc gia được thực hiện bởi các đơn
vị kinh tế của các quốc gia đó mà phần lớn là thông qua các doanh nghiệp ngoại
thương. Do vậy, thực chất của hoạt động xuấtkhẩuhàng hóa cảu các quốc gia là hoạt
động xuấtkhẩuhàng hóa của các doanh nghiệp.
Hoạt động xuấtkhẩu không chỉ có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc
dân mà còn đối với bản thân các doanh nghiệp tham gia.
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
Là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đậu tiên
trong hoạt động thương mại quốc tế, xuấtkhẩu có vai trò quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế của từng nước cũng như toàn thế giới. Nó là một trong những nhân
tố cở bản để thúcđẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế quốc gia:
Thứ nhất, xuấtkhẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhậ khẩu, phục vụ công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
6
Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăng
trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy, nguồn vốn huy động tự nước ngoài
được coi là nguồn chủ yếu cho họ phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ
từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và và người cho vay
thấy được khả năng xuấtkhẩucủa nước đó, vì đây là nguồn chính đảm bảo nước này
có thể trả nợ được.
Thứ hai, thúcđẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩysảnxuất phát
triển. Dưới tác động củaxuất khẩu, cơ cấu sảnxuất và tiêu dùng của thế giới đã,
đang và sẽ thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuấtkhẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của các quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có 2 cách nhìn nhận
về tác động củaxuấtkhẩu đối với sảnxuất và sự chuyển dịch kinh tế:
- Coi thị trường là mục tiêu sảnxuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích
cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩysảnxuất phát triển. Cụ thể là:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản
xuất, tạo ra lợi thế nhờ quy mô.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở
rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Hoạt động ngoại thương cho phép một
nước có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần so với khả
năng sảnxuấtcủa quốc gia đó.
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo vốn và thu hút kỹ thuật công nghệ
từ các nước phát triển nhằm hiện đại hóa nền kinh tế nội địa, tạo năng lực cho sản
xuất mới.
Xuất khẩu còn có vai trò thúcđẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản
xuất của từng quốc gia. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì phân công lao
động ngày càng sâu sắc. Ngày nay đã có những sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ
phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau. Để hoàn thiện được những sản phẩm
này, người ta phải tiến hành xuấtkhẩu linh kiện từ nước này sang nước khác để lắp
ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, từng nước không nhất thiết phải sảnxuất ra tất cả
7
các loại hàng hóa mà mình cần, mà thông qua xuấtkhẩu họ có thể tập trung vào sản
xuất một vài loại mà họ có lợi thế, sau đó tiến hành trao đổi lấy những hàng hóa mà
mình cần.
- Quan điểm khác lại cho rằng, chỉ xuấtkhẩu những hàng hóa thừa trong tiêu dùng
nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sảnxuất về cơ
bản chưa đủ đáp ứng tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự thừa ra củasảnxuất thì xuất
khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi hẹp và tăng trưởng chậm, do đó ngành sảnxuất
không có cơ hội phát triển.
Thứ ba, xuấtkhẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc
làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Đối với việc giải quyết công ăn việc làm: xuấtkhẩu thu hút hàng triệu lao
động thông qua sảnxuấthàng hóa xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao
động.
Mặt khác, xuấtkhẩu tạo ra nguồn ngoại tệ để nhậpkhẩuhàng hóa, đáp ứng
nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của nhân dân.
Thứ tư, xuấtkhẩu là cơ sở để mở rộng và thúcđẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại. Xuấtkhẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuấtkhẩu là một loại hoạt động cơ bản, là hình thức ban
đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúcđẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế,
bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế…phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của
ngành này thuận lợi cho hoạt động xuấtkhẩu phát triển.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động xuấtkhẩucủa các doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân
doanh nghiệp tham gia vào thương mại quốc tế.
Thứ nhất, thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện
tham gia và cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu
tố này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sảnxuất phù hợp với thị
trường.
8
Thứ hai, sảnxuấthàngxuấtkhẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tạo ra thu nhập ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhậpkhẩuhàng tiêu
dùng. Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, vừa thu được lợi
nhuận. Sảnxuấthàngxuấtkhẩucòng giúp doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và
hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh, đồng thời có vốn để tiếp tục đầu tư vào sản
xuất không chỉ về chiều rộng mà cả chiều sâu.
Thứ ba, xuấtkhẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở
rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở cả hai
bên đều có lợi. Vì vậy đã giúp doanh nghiệp tăng được doanh số và lợi nhuận, đồng
thời chia sẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh
doanh củacông ty.
Thứ tư, xuấtkhẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của
doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt
động sản xuất, marketing cũng như sự phân phối và mở rộng kinh doanh.
Như vậy, hoạt động xuấtkhẩu có vai trò quan trọng và có tác động tích cực
tói sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của một
quốc gia.
1.2. Các phương thứcxuấtkhẩu chủ yếu
Hoạt động xuấtkhẩuhàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào
nguồn hàngxuất khẩu… Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành
một số hình thứcxuấtkhẩu và được coi là xuấtkhẩu sau:
1.2.1. Xuấtkhẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là một hình thứcxuấtkhẩuhàng hóa mà trong đó các
doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sảnxuất
trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua
công đoạn gia công chế biến).
Theo hình thứcxuấtkhẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng
hóa để xuấtkhẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản
9
xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu
của doanh nghiệp.
Xuất khẩu theo hình thức này thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn
các hình thứcxuấtkhẩu khác, bởi vì doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa
chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá cả
mua vào thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thứcxuấtkhẩu có độ rủi ro lớn, hàng hóa
có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn
đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hóa.
1.2.2. Xuấtkhẩu ủy thác
Xuấtkhẩu ủy thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp
ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuấtkhẩuhàng hóa cho
các đơn vị có hàng hóa ủy thác. Trong hình thức này, hàng hóa trước khi kết thúc
quá trình xuấtkhẩu vẫn thuộc sỡ hữu của đơn vị ủy thác. Doanh nghiệp ngoại thương
chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuấtkhẩuhàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng
hóa và được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả.
Hình thứcxuấtkhẩu này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh
nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hóa
cũng như không phải tự bỏ vốn ra mua hàng. Tuy nhiên, phí ủy thác mà doanh
nghiệp nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh.
1.2.3. Hoạt động gia côngxuấtkhẩu quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động mà một bên – gọi là bên đặt hàng – giao
nguyên liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận
gia công để sảnxuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa
sau khi sảnxuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được trả
tiền công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia
công quốc tế.
Theo hình thứcxuấtkhẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập
nguyên vật liệu, bán thành phẩm về cho đơn vị nhận gia công từ các khách hàng
nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn
10
vị nhận gia công và xuất thành phẩm này sang cho khách hàng nước ngoài đã đặt gia
công. Đơn vị ngoại thương sẽ nhận được tiền thu lao gia công.
Hoạt động gia côngxuấtkhẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại thương
không phải bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro
và khả năng thanh toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp
muốn thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải quan hệ được với các khách
hàng đặt gia công có uy tín. Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình
thỏa thuận với bên khách hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên liệu và tỷ lệ
thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công. Do đó, các cán bộ kinh doanh của
doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các nghiệp vụ và quá trình gia côngsản
phẩm.
1.2.4. Họat động xuấtkhẩu theo hình thức buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng
hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích củaxuất
khẩu không phải là thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hóa khác có
giá trị tương đương.
1.2.5. Hoạt động xuấtkhẩu theo nghị định thư
Đây là hình thứcxuấtkhẩuhàng hóa thường là hàng trả nợ được thực hiện
theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuấtkhẩu theo hình thức này
có nhiều ưu điểm như: khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho
doanh nghiệp), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên
cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng.
1.2.6. Một số loại hình xuấtkhẩu khác
Theo Nghị định số 33/CP của Chính phủ ngày 14/04/1994 về quản lý Nhà
nước đối với hoạt động xuấtnhậpkhẩu có quy định các hình thức dưới đây cũng
được coi là xuấtkhẩuhàng hóa:
1.2.6.1. Tạm nhập tái xuất
11
Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho
một nước khác (nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các
thủ tục nhậpkhẩu rồi lại làm các thủ tục xuấtkhẩu không qua gia công chế biến.
Đối với hàng hóa nhậpkhẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng một
thời gian sau, vì một lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước
ngoài thì không được coi là hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất.
Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tái xuất được lưu
chuyển ở Việt Nam là 60 ngày.
1.2.6.2. Chuyển khẩuhàng hóa
Chuyển khẩuhàng hóa là việc mua hàngcủa một nước (nước xuất khẩu) để
bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhậpkhẩu cũng
như thủ tục xuấtkhẩu từ các nước này.
1.2.6.3. Quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ của
nước thứ hai, có sự cho phép của Chính phủ nước này. Nếu các doanh nghiệp Việt
Nam có đủ điều kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể xem xét cho thực
hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập.
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuấtkhẩuhàng hóa
Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nói chung
và hoạt động xuấtkhẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vị những nhân tố này thường
xuyên làm ảnh hưởng tới kết quả cũng như tiến triển trong tương lai của hoạt động
xuất khẩucủa doanh nghiệp. Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm nhận diện
các nhân tố ảnh hưởng, chiều hướng tác động của chúng đến họat động xuấtkhẩu
của doanh nghiệp.
1.3.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng trong nước
1.3.1.1. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng nằm bên trong đất nước nhưng không chịu sự
kiểm soát của doanh nghiệp, các nhân tố đó là:
12
[...]... chủ động về nguồn hàng, có dự trữ tốt nên CôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệtmay đã hoàn thành tốt chỉ tiêu của Tổng Côngty đề ra, nâng dần kim ngạch xuấtkhẩu qua từng năm 2.2.5 Phân tích tình hình xuấtkhẩucủaCôngty theo phương thứcxuấtkhẩu Hiện nay, phương thứcxuấtkhẩu chủ yếu củaCôngty nói riêng và của toàn ngành dệtmay nói chung vẫn là gia côngxuấtkhẩu và xuấtkhẩu trực tiếp chỉ... trường phù hợp với sản phẩm đó 3.2 Các giảipháp nhằm thúcđẩy hoạt động xuấtkhẩucủaCôngty 3.2.1 Giảipháp từ phía doanh nghiệp 3.2.1.1 Mở rộng thị trường xuấtkhẩu Có thể nói khó khăn chủ yếu nhất củaCôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệtmay cũng như toàn ngành dệtmay Việt Nam hiện nay và cả trong những năm trước mắt là tìm kiếm thị trường xuấtkhẩu Để mở rộng thị trường xuấtkhẩu cần tiến hành... tăng doanh thu cho Công ty, thu về nhiều ngoại tệ hơn cho đất nước Chương 3: Định hướng và một số biện phápthúcđẩy hoạt động xuấtkhẩucủaCôngtySản xuất Xuấtnhậpkhẩu Dệt may 3.1 Định hướng nhằm thúcđẩy hoạt động xuấtkhẩucủaCôngty Với tổng giá trị kim ngạch xuấtkhẩu lớn thứ hai (chỉ sau dầu khí) trên cả nước, dệtmay đang được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay, đóng... củaCôngty các năm 2002 - 2005) 2.2 Tình hình hoạt động xuấtkhẩucủaCôngty 2.2.1 Về kim ngạch xuấtkhẩucủaCôngty BẢNG 2.3: KIM NGẠCH XUẤTNHẬPKHẨUCỦACÔNGTY 25 Đơn vị: tỷ đồng Phòng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 XNK Dệt – May 3,325 5,722 3,517 KDVT 0,014 0,02 0,13 Khác 0,14 0,1 0,19 Tổng 3,479 5,842 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh củaCôngty ) 3,837 Có thể thấy kim ngạch xuấtkhẩucủa Công. .. cáo tổng kết kinh doanh củaCông ty) 2.2.4 Phân tích tình hình xuấtkhẩucủaCôngty theo thời gian Mặt hàngmay mặc tuy là có tính thời vụ rất cao, song do phạm vi mặt hàng kinh doanh rộng nên kim ngạch xuấtkhẩucủaCôngty cũng không thay đổi nhiều giữa các quý Có những mặt hàng tiêu thụ mạnh vào mùa đông như khăn bông, bông…nhưng mặt hàng mayxuất khẩu, dệt kim xuấtkhẩu lại xuất được nhiều vào mùa... cho Côngty Tuy nhiên, sang năm 2006, Côngty đã gặp một số khó khăn làm cho kim ngạch xuấtkhẩucủa cả bốn quý đều giảm khiến cho tổng kim ngạch xuấtkhẩucủaCôngty cũng giảm theo từ 93,467 tỷ đồng năm 2005 xuống còn 61,392 tỷ đồng năm 2006 Côngty đang chú trọng cải tiến mẫu mã, chất lượng hàng dệtmayxuấtkhẩu nhằm cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, dẫn tới tăng kim ngạch xuấtkhẩucủa mặt hàng. .. nên những rủi ro lớn cho Côngty - Vống lưu động ít nên số tiền vay nhân hàng để kinh doanh là lớn - Chi phí vận chuyển và chi phí đầu vào tiếp tục tăng cao 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động củaCôngtyCôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩudệtmay (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng côngtyDệt – May Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng công ty) hoạt động theo luật... đăng ký nhãn hiệu xuấtkhẩu chung cho từng loại sản phẩm - Nâng cao hiệu quả của gia côngxuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuấtkhẩu trực tiếp 36 Cần khẳng định rằng trong thời gian tới, các doanh nghiệp của ta vẫn sẽ gia công hàng mayxuấtkhẩu rất lớn, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sảnxuất tất yếu của ngành dệtmay thế giới, mặt khác do ngành dệtmaycủa chúng ta cũng... nhạy cảm Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng về suy thoái kinh tế của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuấtkhẩucủa các doanh nghiệp xuấtkhẩu nước ta 17 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuấtkhẩucủaCôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệtmay 2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh củaCôngty trong thời gian qua 2.1.1 Môi trường hoạt động... nhưng toàn côngty đang cố gắng nỗ lực để có thể đạt được chỉ tiêu kế hoạch thậm chí vượt so với kế hoạch (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh củaCôngty các năm 2002 - 2006) 22 BIỂU ĐỒ 2.1: DOANH THU 2002 – 2005 Tỉ đồng Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh củaCông ty) 2.1.4 Tình hình tài sản - nguồn vốn củaCôngtyCôngtySảnxuấtXuấtnhậpkhẩuDệtmay là đơn . cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của
Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong Công ty Sản xuất Xuất. của Công ty Sản xuất Xuất nhập
khẩu Dệt may
Chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Sản
xuất Xuất nhập khẩu Dệt may
4
Chương