BẢNG 2.4: CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 2002-

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 25 - 26)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết sản xuất kinh doanh của Công ty)

Thị trường xuất khẩu của công ty là khá rộng, các thị trường có mặt trên hầu hết thế giới, thể hiện công ty đã và đang có nhiều đối tác ở khắp các nước và khu vực lớn trên thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào bảng biểu chúng ta có thể thấy những thị trường này biến động khá mạnh, ngoại trừ thị trường Châu Úc là hầu như thay đổi không đáng kể, còn lại các thị trường khác đều có những biến động lớn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu của công ty hàng năm.

Đối với thị trường xuất khẩu Châu Âu mà tập trung chủ yếu vào khu vực thị trường EU, là thị trường lớn nhất ở Châu Âu. Những năm 02, 03 doanh thu xuất khẩu vào thị trường này đều tăng do thời kỳ này công ty đang phát triển mạnh, có nhiều đối tác, doanh nghiệp đặt mua hàng. Nhưng từ năm 2004 trở đi, do EU áp dụng hạn ngạch dệt may, áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn kỹ thuật đối với nước ta do đó sản lượng xuất khẩu vào thị trường này giảm một cách rõ rệt (từ 2.48 triệu USD năm 2003 xuống chỉ còn 0.93 triệu USD vào năm 2004 và tiếp tục giảm còn 0.74 triệu USD vào năm 2005). Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của toàn công ty, mặt khác, nó làm công ty gần như mất đi một thị trường đầy tiềm năng, mang lại nguồn lợi lớn cho công ty.

Cũng giống như thị trường Châu Âu, thị trường Châu Mỹ mà chủ yếu tập trung vào hai quốc gia lớn là Mỹ và Canada. Kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường này tăng đều cho đến năm 2004 và giảm một cách rõ rệt vào năm 2005 (từ 2.57 triệu USD xuống còn 0.87 triệu USD). Nguyên nhân là do Mỹ cũng đã thay

Thị trường Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 (6 th đầu năm)Năm 2006

Châu Âu 1.87 2.48 0.93 0.74 0.35

Châu Á 2.51 3.33 4.35 5.26 2.48

Châu Mỹ 1.08 1.43 2.57 0.87 0.41

Châu Úc 0.012 0.015 0.082 0.002 0.0013

những kiểm định nghiêm ngặt, những biện pháp bảo hộ ngành dệt may của Mỹ, rồi chính sách chống bán phá giá. Điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này trong đó có công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may. Sự thay đổi này đã làm cho công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường ở các khu vực này. Buộc công ty phải có những chiến lược nhằm mở rộng thị trường ở khu vực Châu Á, một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng trong khi thị trường Châu Úc hầu như không thể phát triển hơn được nữa.

Có thể nói, thị trường Châu Á là thị trường chính của công ty trong nhiều năm, đặc biệt là thị trường Nhật Bản hàng năm vẫn nhập khẩu một số lượng lớn các sản phẩm dệt may của công ty. Doanh thu xuất khẩu vào thị trường Châu Á liên tục tăng trong các năm, khẳng định đây là một thị trường lâu dài, bên cạnh thị trường đã quen thuộc như Nhật Bản thì Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ là những nước có tiềm năng rất lớn do đây là những nước công nghiệp mới, dân số đông, nhu cầu về hàng may mặc là rất lớn. Công ty cần phải có những biện pháp và chiến lược nhằm tiếp cận với các thị trường mới này và dần biến họ trở thành những đối tác quen thuộc, tạo ra những thị trường chiến lược cho tương lai.

2.2.3. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu mặt hàng

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w