Chính sách về tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 42 - 43)

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng

3.2.2.6. Chính sách về tổ chức quản lý

Khắc phục những bất cập trong công tác quản lý, xuất nhập khẩu, các chính sách tài chính – thuế, vốn, ưu đãi đầu tư… cải cách thủ tục hành chính rườm rà đang gây nhiều trở ngại cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhằm tạo một môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp, tạo thế mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài thông qua hệ thống chính sách hợp lý, thông thoáng.

Tiếp tục công tác tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Dệt may trên phạm vi cả nước theo phương châm gần vùng công nghiệp Dệt với vùng nguyên liệu, công nghiệp May với các trung tâm tiêu thụ và xuất khẩu. Cụ thể là:

- Gắn vùng công nghiệp Dệt – May với các ngành công nghiệp khác nhằm tận dụng lao động, mối quan hệ liên ngành.

- Gắn các công trình mới về kéo sợi và dệt vải tổng hợp với khu vực quy hoạch của Nhà nước về dầu khí; các công trình chế biến kéo sợi dệt tơ tằm với vùng nguyên liệu dâu tằm.

- Gắn công nghiệp Dệt – May (là công nghiệp sử dụng nhiều lao động) vào các vùng trung tâm dân cư để vừa tận dụng lao động tại chỗ, vừa tận dụng điều kiện hạ tầng giao thông, dịch vụ văn hóa, thông tin, vận chuyển…

- Gắn công nghiệp Dệt – May quy mô nhỏ, xí nghiệp cổ phần, xí nghiệp tư nhân và các hộ cá thể với vùng làng nghề truyền thống để phát huy mạnh mọi thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển ngành.

- Gắn công nghiệp Dệt – May thành khu liên hoàn nguyên liệu sợi, dệt, nhuộm, may, dịch vụ… giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm nâng cao một bước công nghiệp hóa và có điều kiện thu hút vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w