Mở rộng thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 32 - 34)

BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng

3.2.1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu

Có thể nói khó khăn chủ yếu nhất của Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may cũng như toàn ngành dệt may Việt Nam hiện nay và cả trong những năm trước mắt là tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Để mở rộng thị trường xuất khẩu cần tiến hành đồng bộ một số biện pháp sau:

- Cần phải quan tâm tới mọi khu vực thị trường với những mức độ khác nhau nhằm thích ứng và khai thác tối đa ưu thế của mỗi thị trường. Nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm của nó về tiêu thụ sản phẩm dệt may nhằm tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa khả năng sản xuất của mình và đặc điểm tiêu dùng của từng thị trường trên từng khu vực thị trường nhằm thích ứng được với nó cũng như có định hướng trọng tâm với những mức độ khác nhau trong chiến lược thị trường nhằm khai thác tối đa ưu thế của mỗi thị trường là giải pháp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp thị. Đây là giải pháp then chốt để khai thác và phát triển thị trường. Cả hai hình thức mua bán nguyên liệu thành phẩm và gia công đòi hỏi các nhà sản xuất và kinh doanh phải am hiểu thị trường. Muốn am hiểu về thị trường thì cần phải nghiên cứu thị trường và nên tổ chức công tác nghiên cứu thị trường để có thể thích ứng với thị trường luôn biến đổi là biện pháp quan trọng để tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp xuất khẩu nào. Chú trọng công tác nghiên cứu phát triển thị trường nhiều khi là yếu tố quyết định cho thành công của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Để có thể nắm bắt thông tin về thị trường

thì không ai khác mà chính là doanh nghiệp cần chủ động tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, coi trọng công tác thị trường phải trở thành nguyên tắc trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Rõ ràng khi đưa một loại sản phẩm có sẵn hay triển khai một sản phẩm mới vào một thị trường xuất khẩu nào đó như thị trường Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, hay Nhật Bản thì điều cốt lõi để đảm bảo sản phẩm có phù hợp và thích ứng với người tiêu dùng của nước nhập khẩu do vậy cần phải nắm vững các đặc điểm, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng sản phẩm dệt may của thị trường đó.

Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, trước hết các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng đến công tác nghiên cứu phát triển thị trường và phải đặt thành nội dung quan trọng trong chiến lược Marketing của mình. Từ đó cần có kế hoạch, biện pháp tổ chức và đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường. Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển thị trường phải được xem là bộ phận không thể thiếu được trong kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Với điều kiện của chúng ta, mặc dù kinh phí còn hạn hẹp thì cần phải vận dụng tối đa biện pháp nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin qua các nguồn tài liệu và đặc biệt là qua bạn hàng là rất quan trọng.

Thông qua các mối quan hệ với bạn hàng đang tìm hiểu hoặc đang làm ăn với doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần tìm hiểu để nắm bắt được bí quyết kinh nghiệm của họ trong việc nghiên cứu thị trường vì đây là cách hiệu quả nhất để hiểu biết về thị trường một cách sát thực trong khi điều kiện khảo sát thị trường trực tiếp còn khó khăn và khôn phải lúc nào cũng thực hiện được.

Để nắm thông tin và tìm bạn hàng, một vấn đề cơ bản là các doanh nghiệp cần phải duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước như Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may , Thương vụ của ta tại các nước…để có thể nắm bắt thông tin và tìm bạn hàng một cách có hiệu quả nhất.

- Tổ chức tốt các đầu mối tiếp thị. Những yếu kém và hạn chế trong sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta như không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thiếu thông tin, thiếu thị trường, bị ép giá gia công, tỷ lệ bán FOB nhỏ…đều bắt nguồn từ những yếu kém trong việc tổ chức các đầu mối tiếp thị của ngành Dệt may xuất khẩu nước ta. Vì vậy tổ chức thật tốt, có hệ thống các đầu mối

tiếp thị để các đầu mối này hoạt động có hiệu quả là giải pháp quan trọng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu dệt may (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w