BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC XK Đơn vị: tỷ đồng
3.2.1.2. Tăng dần tỷ trọng xuất FOB, tiến tới xuất CIF, giảm tỷ trọng gia công xuất khẩu và xuất khẩu qua nước thứ ba
xuất khẩu và xuất khẩu qua nước thứ ba
Xuất khẩu trực tiếp là biên pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp cần:
- Đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu: các doanh nghiệp dệt cần cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành dệt để có thể đáp ứng được nhu cầu của ngành may, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa các ngành dệt và ngành may. Kết hợp phát triển sản xuất phụ liệu trong nước với việc tranh thủ đàm phán để giành quyền chủ động chọn nhà cung cấp phụ liệu cho sản phẩm dệt may.
- Từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín trên thị trường quốc tế: để có thể xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng các nhãn mác của chính mình trên thị trường quốc tế. Muốn vậy:
+ Cần tập trung đầu tư cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu mã vải cũng như sản phẩm dệt may.
+ Tổ chức công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.
+ Trước mắt các doanh nghiệp nào chưa có khả năng tạo mốt thị cần phải hợp tác với các Viện mốt thời trang hoặc thuê các chuyên gia thiết kế mẫu của nước ngoài để đẩy nhanh quá trình hòa nhập vào thị trường thế giới.
- Chú trọng công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Ở nhiều nước, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện tại, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác. Để có thể xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm dệt may Việt Nam cần khẳng định vị trí của chính mình trên thị trường thế giới bằng nhãn hiệu của chính mình. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chịu nhiều chi phí có khi lên tới hàng ngàn USD. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để cùng đăng ký nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.
- Nâng cao hiệu quả của gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang xuất khẩu trực tiếp.
Cần khẳng định rằng trong thời gian tới, các doanh nghiệp của ta vẫn sẽ gia công hàng may xuất khẩu rất lớn, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may thế giới, mặt khác do ngành dệt may của chúng ta cũng chưa thể hoàn chỉnh để có thể hoàn toàn xuất khẩu trực tiếp.
Gia công là bước đi cần thiết và quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới bằng những ưu thế riêng biệt như giá rẻ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn… Đồng thời thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích lũy đổi mới trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.