Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 49 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
49
Dung lượng
261,5 KB
Nội dung
Đề án môn học
Phần Mở Đầu
Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương
mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành
dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt
may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu,
ngành dệtmay Việt Nam đãvà đang là nguồn cung cấp hàngmay mặc tiềm
năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều
sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh
nghiệp dệtmay Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ
thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp
tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp
dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh
với các doanh nghiệp dệtmay nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của
họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa.
Trong khuôn khổ đàm phán về thương mại, dệtmayvà nông nghiệp được
đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới
vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động
trong ngành dệtmay hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ
tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối
tác quan tâm đến xuấtkhẩuhàngdệtmayđã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm
thuế đối với hàngdệtmaythành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức
đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ
chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàngdệtmay khi gia nhập
WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này.
Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệtmay khi gia nhập WTO
chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệtmay Việt Nam là một
khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6
công đoạn cơ bản:
Phạm Thùy Nhung 1 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
+ Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo…
+ Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ
và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận.
+ Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.
+ Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận.
+ Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận.
+ Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối.
Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng
qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối
cùng là dịch vụ bán hàngvà sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc
tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động
bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản
xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu.
Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua
chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà
bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty
có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâucủa chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó
khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trongkhâu nghiên cứu và phát triển, thiết
kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và
bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh
nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm
cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đâylàkhâu được đánh giá
có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại làkhâu quan trọngvà mang lại nhiều
công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những
ngành xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệtmay có nhiều cơ hội để phát
triển sau khi trở thànhthànhthànhviênchínhthứccủaWTO vào ngày
11.1.2007 vàthực hiện lộ trình cam kết củaWTO đối với dệt may.
Phạm Thùy Nhung 2 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Chương I. Tổng Quan Về Những Cam Kết Của Việt Nam Trong
Lĩnh Vực DệtMay Khi Gia Nhập WTO.
1. Những cam kết và lộ trình thực hiện.
1.1. Mức và lộ trình giảm thuế.
- Về xuất khẩu, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập
khẩu hiện hành, gồm 10.600 dòng thuế. Mức cắt giảm chung là từ mức bình
quân 17,4% xuống 13,4%, giảm 23%. Nếu không tính các mức thuế trần, thì
thuế bình quân hiện hành sẽ được cắt giảm xuống chỉ còn 11,6%, giảm khoảng
33%, tương đương mức thuế MFN của một số nước trong khu vực. Thời gian
thực hiện là sau 5 - 7 năm. Tính trên cả biểu thuế việc cắt giảm trên diện rộng sẽ
được thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu, các năm sau có phạm vi ít hơn và đồng
đều hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành mức thuế MFN cho hàngdệtmay nhập
khẩu từ tất cả các thànhviênWTO khác vàthực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu
theo đúng cam kết trong WTO. Trước khi gia nhập, Việt Nam chỉ phải dành
mức thuế MFN cho các nước hoặc lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định song
phương hoặc các thỏa thuận tương tự. Tuy nhiên, kể từ thời điểm gia nhập
WTO, theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ phải dành mức thuế MFN cho tất cả
các thànhviênWTO khác. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng phải dành
những mức thuế ưu đãi đãi cho một số đối tác theo các thoả thuận đã ký kết như
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) hay thoả thuận dệtmay Việt
Nam – EU.
- Về nhập khẩu, thuế nhập khẩu phải thực hiện việc cắt giảm ngay khi Việt
Nam gia nhập WTO. Toàn bộ thuế nhập khẩu trước khi gia nhập (đối với sản
phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải
giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thànhviên
WTO. Cụ thể là nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%,
Phạm Thùy Nhung 3 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ
50% xuống 20%.
1.2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm
quy định của WTO.
Ngành dệtmay được hưởng các hình thức trợ cấp: Ưu đãi về tín dụng; Ưu
đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến
thương mại.
Trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số
xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thuộc loại trợ cấp
bị cấm và Việt Nam sẽ phải cam kết bỏ hình thức này ngay từ thời điểm gia
nhập. Các hình thức trợ cấp còn lại thuộc dạng trợ cấp đèn vàng, tức là các hình
thức trợ cấp có thể bị khiếu kiệntrong WTO.
1.3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ
cả ba Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham
gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để
thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.
Trong các Hiệp định trên, việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó
khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0%
sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động;
máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5
năm, tối đalà sau 7 năm. Việc tham gia Hiệp định dệtmay ( thực hiện đa
phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệtmay với EU, Hoa Kỳ )
cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống
12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.
Phạm Thùy Nhung 4 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành:
Hiệp định tự do hóa theo ngành Số dòng thuế Thuế suất MFN Thuế suất
cam kết cuối
cùng
1. Hiệp định công nghệ thông
tin ITA- tham gia 100 %
330 5.2% 0%
2. Hiệp định hài hòa hóa chất
CH- tham gia 81%
1300/1600 6.8% 4.4%
3. Hiệp định thiết bị máy bay
dân dụng- tham gia hầu hết
89 4.2% 2.6%
4. Hiệp định dệtmay TXT-
tham gia 100%
1170 37.2% 13.2%
5. Hiệp định thiết bị y tế ME-
tham gia 100%
81 2.6% 0%
Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số Hiệp định khác như thiết bị khoa học,
thiết bị xây dựng…
1.4. Các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế ngay từ đầu năm 2007.
Gồm 1.812 dòng thuế, chiếm 17% biểu thuế; mức cắt giảm bình quân 44%
so hiện hành. Đâylà các mặt hàng đang có thuế suất cao từ 30% trở lên và chủ
yếu làhàng tiêu dùng nên đa số người dân sẽ được hưởng lợi; Riêng ngành dệt
may có mức cắt giảm thuế tương đối lớn, sẽ có tác động quan trọng tới sản xuất
và giá cả của nhóm dệt may.
Phạm Thùy Nhung 5 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính:
Ngành
hàng / Mức
thuế
Thuế suất
MFN (%)
Cam kết với WTO
Thuế suất khi
gia nhập (%)
Thuế suất
cuối cùng
(%)
Thời gian thực
hiện
Dệt May
(thuế suất
bình quân)
37.3 13.7 13.7 Ngay khi gia
nhập ( thực tế
đã thực hiện
theo hiệp định
dệt may với Mỹ
và EU )
1.5. Về vấn đề hạn ngạch:
Các thànhviênWTO sẽ không được áp dụng hạn ngạch dệtmay đối với ta
khi vào WTO, riêng trường hợp ta vi phạm quy định WTO về trợ cấp bị cấm đối
với hàngdệtmay thì một số nước có thể có biện pháp trả đũa nhất định. Ngoài
ra thànhviênWTO cũng sẽ không được áp dụng tự vệ đặc biệt đối với hàngdệt
may của ta.
1.6. Theo cam kết với Mỹ, Việt Nam phải bãi bỏ quyết định về tăng tốc dệt
may.
Theo đó, Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển và một
số cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệtmay Việt
Nam đến năm 2010 sẽ được bãi bỏ. Trong phiên đàm phán cuối cùng với Mỹ về
việc gia nhập WTO hồi đầu tháng 5/2006. Dệtmaylà vấn đề căng thẳng nhất và
đây là điểm cuối cùng được thảo thuận trong quá trình đàm phán của hai bên.
Phía Mỹ đã bảy tỏ lo lắng về khả năng tăng trưởng xuấtkhẩu quá mức củadệt
may Việt Nam sau khi vào WTO sẽ ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này của
Mỹ. Trong đó, Mỹ đã đưa ra dẫn chứng là Quyết định 55 và cho rằng Việt Nam
hỗ trợ cho phát triển dệtmayvà yêu cầu bãi bỏ điều này. Đâylà một sự hiểu lầm
Phạm Thùy Nhung 6 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
về tác động của Quyết định 55, nhưng để đạt được mục tiêu sớm kết thúc đàm
phán gia nhập WTO nên Việt Nam chấp nhận bỏ quyết định này. Vì vậy, việc
chấm dứt hiệu lực của QĐ 55 chínhlà bước thực hiện cam kết của Việt Nam
trong quá trình gia nhập WTO. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 126/2006/QĐ - TTg chấm dứt hiệu lực Quyết định
55/2001/QĐ-TTg ngày 23-4-2003 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển và
một số cơ chế hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệtmay Việt Nam.
Theo Quyết định 55/2001/QĐ-TTg, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển ngành dệt
may Việt Nam giai đoạn 2001-2005 khoảng 35.000 tỷ đồng, giai đoạn 2006-
2010 khoảng 30.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng
bông đến năm 2010 khoảng 1.500 tỷ đồng. Tại quyết định này, Chính phủ quy
định một số biện pháp hỗ trợ ngành dệtmay phát triển như hỗ trợ vốn cho các
dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm
công nghiệp dệt, ưu đãi tín dụng cho các dự án ở một số lĩnh vực nhất định. Việc
bãi bỏ Quyết định 55/2001/QĐ-TTg nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các ngành, các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
trong điềukiện mới, nhất là việc gia nhập WTO.
Phạm Thùy Nhung 7 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
Chương II. Thực Trạng Hoạt Động Xuất Nhập KhẩuHàngDệt
May Của Việt Nam.
1. Thực trạng xuất nhập khẩuhàngdệtmay trước khi Việt Nam chínhthức
trở thànhthànhviêncủa WTO.
Ngành DệtMay Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua,
kim ngạch xuấtkhẩuhàngdệtmay luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàngxuất
khẩu chủ lực của Việt Nam chỉ đứng sau dầu thô và được xem là ngành công
nghiệp trọng điểm của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có hơn 1000 nhà máydệt
may, thu hút số lượng lớn lao động , chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn
ngành công nghiệp và tăng không ngừng hàng năm.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TT, xác định phát
triển ngành DệtMay trở thành một trong những ngành trọng điểm, mũi nhọn về
xuất khẩu. Chỉ tiêu đặt ra đối với ngành là đến năm 2010 đạt kim ngạch xuất
khẩu 8-9 tỷ USD. Từ số liệu của Tổng cục Thống kê về doanh thu, lợi nhuận,
thuế và tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước, cho thấy tốc độ tăng trưởng của
doanh thu, lợi nhuận toàn ngành luôn ở mức cao nhưng đã báo hiệu có khuynh
hướng giảm sút.
Năm 2005, sau khi bãi bỏ hiệp định ACT, DệtMay Việt Nam đã có một
năm khó khăn. Xuấtkhẩu toàn ngành chỉ đạt khoảng 4,85 tỷ USD ( theo Cục
Kinh tế ), mức tăng trưởng 10,4% so với năm 2004. Trong đó, xuấtkhẩu sang
Mỹ tăng 5,2%; sang EU tăng 17,33%; sang Canađa tăng 65,71%. Đáng chú ý,
xuất khẩutrong những tháng cuối năm sang thị trường Mỹ và EU tăng mạnh trở
lại. Tuy chưa đạt kế hoạch, nhưng kim ngạch kim ngạch xuấtkhẩucủa ngành
dệt may được coi là khá ấn tượng trong bối cảnh cạnh tranh rất khốc liệt, đặc
biệt khi mà Việt Nam vẫn còn bị áp đặt hạn ngạch của thị trường Mỹ trong khi
các nước thànhviênWTOđã được bãi bỏ hạn ngạch từ ngày 1/1/2005. Khi Việt
Nam gia nhập WTO, toàn bộ hạn ngạch đối với hàngdệtmay phải được loại bỏ,
Phạm Thùy Nhung 8 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
hàng dệtmay sẽ được giao thương như các loại hàng hoá thông thường khác
trong khuôn khổ quy định của WTO. Khi đó dệtmay Việt Nam sẽ có nhiều lợi
thế nhưng đồng thời cũng đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt vấn đề đặt ra là
đến năm 2008 khi sự hạn chế đối với hàngdệtmaycủa Trung Quốc hết hiệu lực,
liệu các doanh nghiệp Việt Nam có tiếp tục đứng vững và phát triển, đạt được
mục tiêu đã đặt ra không?
Theo số liệu được tổng hợp cuối năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩucủa
toàn ngành dệtmay đạt một con số rất ấn tượng 5,9 tỷ USD, tăng 22% với năm
2005, đóng góp 17% GDP của Việt Nam. Trong đó, kim ngạch xuấtkhẩuhàng
dệt maycủa Việt Nam sang Mỹ đạt 3,044 tỷ USD, tăng 16,97% so với năm
2005. Cơ chế phân bổ hạn ngạch rõ ràng đã tạo điềukiện cho các doanh nghiệp
xuất khẩuhàngdệtmay sang Mỹ được thuận lợi, hạn ngạch ở các Cat hầu như
đều hoàn thành 100%. Năm 2006 là năm rất thành công đối với các doanh
nghiệp tham gia xuấtkhẩuhàngdệtmay sang thị trường EU. Tổng kim ngạch
xuất khẩuhàngdệtmaycủa Việt Nam sang EU tăng tới 37% so với năm 2005,
đạt 1,243 tỷ USD. Kết quả xuấtkhẩu năm 2006 sang EU cao nhất từ trước tới
nay. Trong khi hàngdệtmaycủa Việt Nam xuấtkhẩu tăng mạnh sang Mỹ và
EU, thì xuấtkhẩu sang Nhật Bản lại tăng chậm, còn xuấtkhẩu tới Đài Loan lại
giảm. Kim ngạch xuấtkhẩuhàngdệtmaycủa Việt Nam sang Nhật Bản chỉ tăng
3,93%, đạt 627 triệu USD. Đâylà một thách thức rất lớn đối với các doanh
nghiệp xuấtkhẩuhàngdệtmaycủa Việt Nam. Bởi các doanh nghiệp phải thực
hiện hai nhiệm vụ, tăng trưởng xuấtkhẩu sang Mỹ và EU trong khi vẫn phải duy
trì và tăng trưởng xuấtkhẩu vào Nhật Bản. Trước những rào cản từ thị trường
Mỹ thì Nhật Bản vẫn luôn là một trong những khách hàng thích hợp đối với các
doanh nghiệp xuấtkhẩuhàngdệtmay Việt Nam trong năm 2007 và những năm
sau. Trong khi xuấtkhẩu sang Đài Loan - khách hàng truyền thống vàlà thị
trường xuấtkhẩu lớn thứ 4 của Việt Nam lại không duy trì được tiến độ, giảm so
với năm 2005 chỉ đạt 181 triệu USD, thì xuấtkhẩu sang các thị trường khác lại
Phạm Thùy Nhung 9 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
Đề án môn học
tăng mạnh, cụ thể xuấtkhẩu sang Hàn Quốc tăng 67%, đạt 82 triệu USD, xuất
khẩu sang Nga tăng 30%, đạt 62 triệu USD, xuấtkhẩu sang Canada tăng 20%,
đạt 97 triệu USD, xuấtkhẩu sang UAE tăng 35,1%, đạt 27 triệu USD Ngoài
ra, xuấtkhẩuhàngdệtmay sang các nước trong khu vực ASEAN cũng tăng khá
như Malaixia tăng 37%; Singapore tăng 28,5%; Campuchia và Indonesia tăng
kỷ lục… Cùng với đó, xuấtkhẩu sang các nước châu Á khác cũng tăng mạnh
như Hồng Kông tăng 14,8%. Nhưng xuấtkhẩuhàngdệtmaycủa Việt Nam sang
một số thị trường như Trung Quốc giảm 9,9%; Ôxtraylia giảm 5%
Hiện nay, ngành may Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện phươngthức gia
công cho các hãng nước ngoài. Theo phươngthức này, các hãng nước ngoài đặt
gia công sẽ cung cấp mẫu mã sản phẩm và các nguyên phụ liệu chủ yếu, các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng lao động và cơ sở vật chất của mình, tổ chức
quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàngvà nhận tiền gia công theo đơn
giá và sản phẩm đã nghiệm thu. Phươngthức này thích hợp với điềukiện năng
lực kỹ thuật, vốn và tiếp cận thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt
Nam còn nhiều hạn chế. Tuy độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh thấp, nhưng
hiệu quả kinh tế mà các doanh nghiệp thu được cũng thấp kém, vì các doanh
nghiệp chủ yếu xuấtkhẩu “sức lao động”. Để hiểu sâu hơn về ngành dệt may,
chúng ta có thể tham khảo kim ngạch xuất nhập khẩuhàngdệtmay một số năm
trước đây.
Phạm Thùy Nhung 10 Lớp: Thương mại quốc tế_K46
[...]... Mỹ và EU đều phải áp đặt hạn ngạch đối với hàngdệtmay Trung Quốc Nhưng theo dự kiến thì EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch với hàngdệtmay Trung Quốc vào năm 2008, và Mỹ sẽ bãi bỏ vào năm 2009 Điều này gây bất lợi cho hàngdệtmay Việt Nam Phạm Thùy Nhung 24 Lớp: Thương mại quốc tế_K46 Đề án môn học Chương III PhươngHướngVà Giải PhápThúcĐẩyXuấtKhẩuHàngDệtMay Trong ĐiềuKiệnĐãLàThànhViênChính Thức. .. đối với mặt hàngdệtxuấtkhẩu sang US/Canada chiếm 6.9% tổng chi phí, đối với mặt hàngmay mặc vào hai thị trường này là 7.1% và chi phí do hạn ngạch sinh ra khi xuấtkhẩu sang EU đãlà 7.5% đối với mặt hàngdệtvà 7.2% đối với mặt hàngmay mặc Khi gia nhập WTO, với việc các thànhviênWTO phải bỏ hạn ngạch đối với Việt Nam, hàngdệtmayxuấtkhẩucủa Việt Nam sẽ có điềukiện giảm giá xuấtkhẩu do không... giám thống kê 2 Thực trạng xuất nhập khẩuhàngdệtmay sau khi Việt Nam chínhthức trở thànhthànhviêncủaWTO Việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006 đã đánh dấu một bước ngoặt, ngành Dệtmay Việt Nam có cơ hội bình đẳng với các nước trên thế giới trong việc xuấtkhẩuhàngdệt may, đồng thời chế độ hạn ngạch áp dụng với hàngdệtmayxuấtkhẩucủa Việt Nam sang Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ được bãi bỏ... xuấtvàxuất nhập khẩucủa các doanh nghiệp Thứ hai, hàngdệtmay sản xuấttrong nước có thể bị cạnh tranh mạnh hơn do thuế giảm Trước khi gia nhập WTO, thuế nhập khẩuhàngmay mặc vào Việt Nam là 50%, thuế nhập khẩu vải là 40%, thuế nhập khẩu sợi là 20% Sau khi gia nhập WTO, tất cả phải giảm xuống 2/3 ( khoảng 10-15% ), là mức chung của các thànhviênWTO Như vậy, các doanh nghiệp dệtmay sẽ phải chịu... EU, trong 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuấtkhẩuhàngdệtmaycủa Việt Nam sang EU tăng 6%, đạt hơn 608 triệu USD Đức là nước nhập khẩu nhiều mặt hàngdệtmay nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩuhàngdệtmay Việt Nam sang Đức chiếm tới 27% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Tiếp đến là Vương quốc Anh, tăng 54% so với cùng kỳ, đạt 105 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuấtkhẩu Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu. .. dệtmay 9 tháng sang Hoa kỳ mà Hải quan Hoa Kỳ công bố, giá xuấtkhẩu trung bình hàng tháng đã có xu hướng giảm xuống và lượng xuấtkhẩu có xu hướng tăng lên, thêm vào đó yếu tố chính trị nội bộ của Hoa Kỳ làm tăng thêm nguy cơ khiến các nhà nhập khẩu càng e ngại trong việc đặt hàng tại Việt Nam, cản trở đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩuhàngdệtmay trong năm tới Vì vậy, theo Hiệp hội dệt may, ... phép xuấtkhẩuhàngdệtmay tại Trung Quốc và việc nhập khẩu mặt hàng này vào EU Điều này ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đối với xuấtkhẩudệtmaycủa Việt Nam sang thị trường này, tuy nhiên Việt Nam và các nước xuấtkhẩudệtmay khác vẫn phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệtmay Trung Quốc do hạn chế về số lượng đã bị xóa bỏ, nhất là Trung Quốc có năng lực cạnh tranh lớn do chủ động được nguyên phụ liệu và. .. lao động ở Việt Nam, là một trong những ngành xuấtkhẩu chủ lực của Việt Nam Ngành dệtmay có nhiều cơ hội để phát triển sau khi trở thànhthànhthànhviênchínhthứccủaWTO vào ngày 11.1.2007 vàthực hiện lộ trình cam kết củaWTO đối với dệtmay 2 - Về xuất khẩu, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm 10.600 dòng thuế Mức cắt giảm chung là từ mức bình quân 17,4%... ThứcCủaWTO 1 Định hướngxuấtkhẩuhàngdệtmay đến năm 2010 Theo Hiệp hội Dệtmay Việt Nam - Vitas, mục tiêu kim ngạch xuấtkhẩucủa ngành là 13-15 tỷ USD vào năm 2010, tăng từ 8 tỷ USD năm 2008 Để đạt được chỉ tiêu đề ra, các nhà sản xuấthàngdệtmaytrong nước đang phấn đấu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 50% và giá trị gia tăng lên 50% trong 3 năm tới Hiệp hội cũng khuyến khích các công ty dệt may. .. ngạch xuất khẩuhàngdệtmay sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng 811,54%, đạt 2,37 triệu USD, đưa kim ngạch xuất khẩuhàngdệtmay sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 10 tháng năm 2007 đạt 31,73 triệu USD, tăng 584,94% so với cùng kỳ năm 2006 Điều này khẳng định hàngdệtmaycủa Việt Nam có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường Thổ Nhĩ Kỳ Hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 1 trong 10 thị trường xuấtkhẩuhàngdệtmay lớn nhất của nước . Khẩu Hàng Dệt
May Của Việt Nam.
1. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng dệt may trước khi Việt Nam chính thức
trở thành thành viên của WTO.
Ngành Dệt May Việt. thức mà ngành dệt
may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu,
ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng