Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Dệt May Trong Điều Kiện Đã Là Thành Viên Chính Thức Của WTO

44 92 0
Phương Hướng Và Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Hàng Dệt May Trong Điều Kiện Đã Là Thành Viên Chính Thức Của WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Năm 2007, Việt Nam kỷ niệm tròn một năm gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Một năm trôi qua đã tạo nên những cơ hội rất lớn cho ngành dệt may phát triển, bên cạnh đó cũng là nhiều khó khăn thách thức mà ngành dệt may đã phải đương đầu. Với tư cách là một trong các ngành hướng ra xuất khẩu, ngành dệt may Việt Nam đã và đang là nguồn cung cấp hàng may mặc tiềm năng cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập WTO, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến và được tiếp cận rộng hơn với thị trường quốc tế, có cơ hội hợp tác phát triển tốt và bình đẳng hơn. Bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ phải chịu thêm nhiều sức ép cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may nước ngoài để thâm nhập được vào thị trường của họ, mà còn cạnh tranh với họ trên chính thị trường nội địa. Trong khuôn khổ đàm phán về thương mại, dệt may và nông nghiệp được đề cập nhiều nhất và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất vì nó ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và thu nhập cho người nghèo. Riêng ở Việt Nam số lao động trong ngành dệt may hiện nay vào khoảng hơn 2 triệu lao động và dự kiến sẽ tăng lên đến 3,5-4 triệu lao động vào 2010. Theo đó trong đàm phán, một số đối tác quan tâm đến xuất khẩu hàng dệt may đã gây sức ép đòi Việt Nam phải giảm thuế đối với hàng dệt may thành phẩm (hiện nay Việt Nam duy trì cách thức đánh thuế leo thang tức là áp dụng mức thuế càng cao đối với hàng có mức độ chế biến càng lớn). Nhiều khả năng mức thuế đối với hàng dệt may khi gia nhập WTO sẽ phải giảm để đáp ứng yêu cầu của các đối tác này. Trước khi đi vào phân tích tác động của ngành dệt may khi gia nhập WTO chúng ta cần tìm hiểu một chút về ngành này. Ngành dệt may Việt Nam là một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chuỗi giá trị của ngành này được chia làm 6 công đoạn cơ bản: + Công đoạn cung cấp sản phẩm thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và nhân tạo… + Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ và sợi, vải do các công ty dệt đảm nhận. + Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm. + Công đoạn sản xuất do các công ty may đảm nhận. + Công đoạn xuất khẩu: do các trung gian thương mại đảm nhận. + Cuối cùng là công đoạn maketing và phân phối. Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may.

Ngày đăng: 02/09/2018, 09:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chuỗi giá trị là quá trình biến một sản phẩm, dịch vụ phát triển từ ý tưởng qua nghiên cứu thử nghiệm đến sản xuất rồi đến tay người tiêu dùng và cuối cùng là dịch vụ bán hàng và sau bán hàng. Mỗi một công đoạn trên tùy thuộc tính chất của mỗi hàng hóa và dịch vụ làm một cách có hệ thống. Các hoạt động bao gồm hàng loạt các hãng khác nhau đảm trách, tạo thành một mạng lưới sản xuất, lắp ráp dịch vụ nằm rải rác trên khắp thế giới tạo ra chuỗi giá trị toàn cầu. Dệt may nằm trong hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu do thị trường và người mua chi phối (global value chain driven by marketer). Các nhà bán lẻ lớn hay các nhà bán buôn đặt hàng cung cấp các sản phẩm với các đặc tính rõ ràng. Các công ty có thương hiệu nổi tiếng kiểm soát hệ thống sản xuất trên phạm vi toàn cầu và tác động đến lợi nhuận trong mỗi khâu của chuỗi giá trị. Trong chuỗi giá trị đó khâu tạo ra giá trị lợi nhuận cao nằm trong khâu nghiên cứu và phát triển, thiết kế, marketing và chiến lược kết nối các nhà sản xuất trên phạm vi toàn cầu và bán các sản phẩm các thị trường tiêu dùng chính. Trong hệ thống này các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển như Việt Nam đóng vai trò sản xuất sản phẩm cuối cùng cho người tiêu dùng nước ngoài. Mặc dù đây là khâu được đánh giá có giá trị gia tăng thấp nhất nhưng nó lại là khâu quan trọng và mang lại nhiều công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động ở Việt Nam, là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ngành dệt may có nhiều cơ hội để phát triển sau khi trở thành thành thành viên chính thức của WTO vào ngày 11.1.2007 và thực hiện lộ trình cam kết của WTO đối với dệt may.

    • 1. Mức và lộ trình giảm thuế.

    • Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, gồm 10.600 dòng thuế. Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%). Thời gian thực hiện sau 5- 7 năm. Tính trên cả biểu thuế việc cắt giảm trên diện rộng sẽ được thực hiện trong vòng 2-3 năm đầu, các năm sau có phạm vi ít hơn và đồng đều hơn.

    • Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử. Đối với ngành dệt may, toàn bộ thuế nhập khẩu trước khi gia nhập (sản phẩm may mặc là 50%, sản phẩm sợi là 20% và sản phẩm vải là 40%) sẽ phải giảm xuống mức thấp, khoảng từ 10-15%, là mức chung của các thành viên WTO. Cụ thể là nhóm hàng xơ, sợi giảm thuế nhập khẩu từ 20% xuống còn 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống còn 12%; quần áo, đồ may sẵn phải giảm từ 50% xuống 20%.

    • Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành mức thuế MFN cho hàng dệt may nhập khẩu từ tất cả các thành viên WTO khác và thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo đúng cam kết trong WTO. Trước khi gia nhập, Việt Nam chỉ phải dành mức thuế MFN cho các nước hoặc lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định song phương hoặc các thỏa thuận tương tự. Tuy nhiên, kể từ thời điểm gia nhập WTO, theo nguyên tắc MFN, Việt Nam sẽ phải dành mức thuế MFN cho tất cả các thành viên WTO khác. Điều này có nghĩa là Việt Nam cũng phải dành những mức thuế ưu đãi đãi cho một số đối tác theo các thoả thuận đã ký kết như Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) hay thoả thuận dệt may Việt Nam – EU.

    • Bảng cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu mặt hàng dệt may:

      • 2. Về trợ cấp: Việt Nam cam kết cắt giảm các hình thức trợ cấp vi phạm quy định của WTO.

      • Ngành dệt may được hưởng các hình thức trợ cấp: Ưu đãi về tín dụng; Ưu đãi về đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư; Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại.

      • Trợ cấp dưới dạng cấp phát tiền trực tiếp cho doanh nghiệp theo doanh số xuất khẩu khi tham gia các chương trình xúc tiến thương mại thuộc loại trợ cấp bị cấm và Việt Nam sẽ phải cam kết bỏ hình thức này ngay từ thời điểm gia nhập. Các hình thức trợ cấp còn lại thuộc dạng trợ cấp đèn vàng, tức là các hình thức trợ cấp có thể bị khiếu kiện trong WTO.

        • 3. Về tham gia các Hiệp dịnh tự do hóa theo ngành: Ta cam kết đầy đủ cả ba Hiệp định là ITA, dệt may, thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3-5 năm.

        • Trong các Hiệp định trên, thì việc tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3-5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.

        • - Về tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa Kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.

        • Bảng các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành:

          • Hiệp định tự do hóa theo ngành

          • Số dòng thuế

          • Thuế suất MFN

          • Thuế suất cam kết cuối cùng

          • 1. Hiệp định công nghệ thông tin ITA- tham gia 100 %

          • 330

          • 5.2%

          • 0%

          • 2. Hiệp định hài hòa hóa chất CH- tham gia 81%

          • 1300/1600

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan