1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

23 2,5K 38

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác Minh, Giám Định Trong Hoạt Động Công Chứng – Thực Tiễn Thực Hiện Và Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành Công Chứng
Thể loại báo cáo
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 82,93 KB

Nội dung

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch và đảm bảo an toàn pháp lý cho bản thân thì mỗi Công chứng viên phải có các kỹ năng để nhận diện các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ công chứng; kỹ năng nhận diện người tham gia giao dịch công chứng. Qua đó phát hiện được các tài liệu, giấy tờ nào là giả, là đối tượng dễ bị xâm hại; phát hiện ra các đối tượng giả mạo chủ thể tham gia giao dịch công chứng. Tuy nhiên, để phát huy tốt được những kỹ năng đó thì một trong những hoạt động mà Công chứng viên phải thực hiện đó là hoạt động xác minh, giám định trong quá trình hành nghề. Đây là một hoạt động cần thiết và quan trọng giúp cho Công chứng viên đảm bảo an toàn cho người tham gia giao dịch công chứng, an toàn cho chính bản và sẽ góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường uy tín hoạt động của nghề công chứng.

Trang 1

HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH KHÁC

-BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN

KỸ NĂNG CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG

Chuyên đề: Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng

– Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Họ và tên:

Hà Nội, ngày

Trang 2

2 Các trường hợp xác minh, giám định trong hoạt động công chứng

10

b Cam đoan của các bên trong văn bản công chứng về tính xác thực của giấy tờ và không đề nghị Công chứng viên phải xác minh

e Hiện tượng bỏ sót, bỏ lọt các hành vi vi phạm liên quan

đến giấy tờ giả, giả mạo người tham gia giao dịch công chứng của các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý

14

f Kỹ năng hành nghề, chuyên môn nghiệp vụ của Công 15

Trang 3

chứng viên còn yếu kém

3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật 16

a, Nhóm các giải pháp nhằm xây dựng cơ chế pháp lý đảm bảo cho Công chứng viên thực hiện quyền xác minh

16

b, Giải pháp đối với các cơ quan, tổ chức hữu quan 17

c, Giải pháp đối với các tổ chức hành nghề công chứng và Công chứng viên

18

Trang 4

Phần 1

MỞ ĐẦU

Công chứng là hành vi của Công chứng viên chứng nhận tính xác thực của hợpđồng, giao dịch đối với những hợp đồng, giao dịch mà pháp luật buộc phải công chứnghoặc đối với những hợp đồng, giao dịch mặc dù pháp luật không quy định bắt buộcnhưng người yêu cầu công chứng tự nguyện yêu cầu Đây là hành vi của người đại diệncho cơ quan công quyền xác nhận và kiểm chứng các hợp đồng, giao dịch; đem lại sự antoàn pháp lý cho các quan hệ dân sự, góp phần ngăn chặn những giao dịch bất hợp pháp,phòng ngừa hành vi vi phạm

Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vấn nạn giấy tờ giả nói chung và vấn nạn giấy tờgiả, giả mạo chủ thể tham gia công chứng trong hoạt động công chứng nói riêng xảy rarất phổ biến.Việc giả mạo giấy tờ, giả mạo người tham gia giao dịch công chứng xảy rathường xuyên Các loại giấy tờ làm giả rất đa dạng: Từ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học,bằng đại học, giấy xác nhận số CMND, CMND và giấy tờ có giá trị lớn như đăng ký xemáy, ô tô, giấy tờ nhà, đất, sổ đỏ, sổ hồng Theo thông tin phán ánh thì hầu như ngày nàocũng có các đơn vị công chứng gặp nạn giả giấy tờ Việc giả mạo giấy tờ, giả mạo ngườitham gia giao dịch công chứng nhằm trục lợi hiện nay diễn ra với tính chất tinh vi, phứctạp Trong đó nhiều trường hợp khó có thể phát hiện ra vấn đề giả mạo, dẫn đến việc quamắt được công chứng một cách dễ dàng

Tình trạng này không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất cho người dân, gây tâm lýhoang mang cho cả xã hội mà còn tạo ra sự bất an cho Công chứng viên Kể cả người dânkhi yêu cầu công chứng và cả Công chứng viên khi thực hiện hoạt động công chứng đều

có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này bất cứ lúc nào Như vậy thì vai trò, chức năngcủa hoạt động công chứng nêu trên không thể thực hiện và phát huy để mang lại những ýnghĩa tích cực của nó cho xã hội

Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo an toàn pháp lý cho cácgiao dịch và đảm bảo an toàn pháp lý cho bản thân thì mỗi Công chứng viên phải có các

kỹ năng để nhận diện các tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ công chứng; kỹ năng nhận diệnngười tham gia giao dịch công chứng Qua đó phát hiện được các tài liệu, giấy tờ nào làgiả, là đối tượng dễ bị xâm hại; phát hiện ra các đối tượng giả mạo chủ thể tham gia giaodịch công chứng Tuy nhiên, để phát huy tốt được những kỹ năng đó thì một trong nhữnghoạt động mà Công chứng viên phải thực hiện đó là hoạt động xác minh, giám định trongquá trình hành nghề Đây là một hoạt động cần thiết và quan trọng giúp cho Công chứngviên đảm bảo an toàn cho người tham gia giao dịch công chứng, an toàn cho chính bản và

sẽ góp phần phòng ngừa vi phạm pháp luật, tăng cường uy tín hoạt động của ngành công

Trang 5

Với những lý do nêu trên, là học viên đang theo học lớp đào tạo nghề công chứng

tại Học viện Tư pháp em lựa chọn đề tài: ”Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật” làm báo cáo thi kết

thúc học phần Thông qua báo cáo này, em xin được trình bày thực trạng về việc xácminh, giám định trong hoạt động công chứng Đồng thời mạnh dạn đề xuất một số giảipháp để hoàn thiện pháp luật về cơ chế này trong hoạt động nghề công chứng

Trang 6

Phần 2 NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT

ĐỘNG CÔNG CHỨNG

1 Một số khái niệm chung

- Xác minh trong hoạt động công chứng là việc Công chứng viên xem xét, kiểmtra những thông tin do người yêu cầu công chứng cung cấp và các giấy tờ, tài liệu liênquan tới nội dung cần công chứng để làm căn cứ đánh giá, kết luận về những thông tin,giấy tờ, tài liệu và đối tượng của hợp đồng, giao dịch phù hợp với quy định của phápluật

Xác minh trong hoạt động công chứng do Công chứng viên thực hiện hoặc có thể

do cơ quan chức năng chuyên ngành thực hiện nhằm thu nhập thông tin, tài liệu từ cácđối tượng cần xác minh Qua đó, Công chứng viên có cơ sở để đánh giá một cách chínhxác người tham gia giao dịch là có năng lực hành vi dân sự, mục đích, nội dung của hợpđồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Tuy nhiên, có một số trường hợp Công chứng viên không thể thực hiện xác minh

do tài liệu, giấy tờ hoặc năng lực chủ thể phải do những chuyên gia có chuyên môn sâucủa ngành, lĩnh vực thực hiện hoặc phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật đặc biệtthực hiện thì Công chứng viên cần phải yêu cầu giám định Hiện nay chưa có quy định vềviệc giám định trong hoạt động công chứng mà chỉ quy định về giám định tư pháp

- Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phươngtiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề

có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụviệc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật

Đặc trưng cơ bản của hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do

chuyên gia thực hiện Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng

có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong nhữngbiện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp Theo quy định của pháp luật tố tụng thìtrong một số trường hợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, cơquan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định tư pháp Cơ quan tiến hành tố tụng cóthể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ

án để thực hiện giám định Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sửdụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quychuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện giám định và phải chịu trách

Trang 7

nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện Xuất phát từ nguyên tắc chịutrách nhiệm cá nhân nên khi thực hiện giám định, người giám định không phải chịu chiphối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền Hoạt động giám định tư phápkhông mang tính quyền lực nhà nước Mục đích hoạt động Giám định tư pháp được thựchiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơquan tiến hành tố tụng Ngoài ra, hiện nay, nhu cầu cần giám định để phục vụ công tácquản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức,

cá nhân ngày một nhiều

Trên cơ sở quy định về hoạt động giám định tư pháp như trên, thì trong hoạt độngcông chứng khi có những trường hợp mà Công chứng viên thấy cần thiết phải giám định,

sử dụng kết quả giám định làm căn cứ để thực hiện công chứng giao dịch thì có thể yêucầu giám định từ cơ quan có thẩm quyền

2 Các trường hợp xác minh, giám định trong hoạt động công chứng

Trong hoạt động công chứng việc xác minh, giám định là một trong những hoạtđộng nghiệp vụ quan trọng của Công chứng viên trong việc chứng nhận các hợp đồng,giao dịch đúng quy định của pháp luật Để văn bản công chứng có giá trị chứng cứ cầnphải chấp hành đúng các quy định của pháp luật chung và đặc biệt là pháp luật chuyênngành về công chứng

Luật công chứng năm 2014 quy định những trường hợp xác minh, giám định tronghoạt động công chứng như sau:

- Khoản 5 Điều 40 quy định về công chứng hợp đồng, giao dịch: “Trong trườnghợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kếthợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vidân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được

mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đềnghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầugiám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng"

- Khoản 2 Điều 56 quy định về công chứng di chúc: "Trường hợp công chứng viênnghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức

và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bịlừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ,trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó

Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứngkhông phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này nhưngphải ghi rõ trong văn bản công chứng"

Trang 8

- Điều 57 Khoản 3 quy định về công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản:

"Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sửdụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người đượchưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản

là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêucầu công chứng, Công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứngvăn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng"

Mục đích của việc xác minh trong hoạt động công chứng là để bảo đảm tính xácthực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch Các nội dung cần xác minh trong hoạt động côngchứng có thể: xác minh về chủ thể (tư cách của chủ thể, tính xác thực của chủ thể), vềnăng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng, về đối tượng của hợp đồng, giaodịch, về các giấy tờ pháp lý liên quan (giấy tờ chứng minh về quyền của chủ thể, giấy tờ

về tài sản) và các thông tin do các bên tham gia hợp đồng, giao dịch cung cấp

Như vậy, đối với hoạt động công chứng nhiều trường hợp phải thực hiện xác minh,giám định do có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa,cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặcđối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghịngười yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng Côngchứng viên tiến hành xác minh để bảo đảm được an toàn pháp lý cao cho văn bản côngchứng Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng do Công chứng viên hoặc có thể

do cơ quan có chức năng thực hiện nhằm thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ từ các đốitượng cần xác minh Từ đó, để có cơ sở cho Công chứng viên xác nhận chính xác ngườitham gia giao dịch có đủ năng lực hành vi dân sự hoặc mục đích, nội dung của hợp đồng,giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội hoặc đối tượng của hợpđồng giao dịch là có thật, chữ ký trong hợp đồng, giao dịch là đúng chữ ký của ngườitham gia hợp đồng, giao dịch Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng là xemxét những sự việc có thật liên quan tới nội dung cần công chứng để làm căn cứ đánh giá,kết luận cho hành vi công chứng của Công chứng viên đúng quy định Việc xác minh,giám định là để làm rõ tính xác thực của nội dung hợp đồng, giao dịch mà cá nhân, tổchức yêu cầu công chứng nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, bảo đảm hành lang pháp lý

an toàn, ngăn ngừa các tranh chấp xảy ra

Trong hoạt động công chứng những sự việc cần xác minh, giám định mà bỏ quahoặc xác minh, giám định không chính xác sẽ gây thiệt hại đến quyền lợi của nhữngngười liên quan khi tham gia công chứng hợp đồng, giao dịch Trong thủ tục, trình tựcông chứng việc tiếp nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ và xử lý hồ sơ rất quan

Trang 9

trọng, các bước tác nghiệp này cần có nhận định chính xác, cần có kỹ năng nghề nghiệpmới nhận biết được vấn đề cần xác minh, giám định Công chứng viên phải xác địnhđược pháp luật liên quan để áp dụng và yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết để chứng minh.Đối với trường hợp người yêu cầu công chứng có dấu hiệu mất năng lực hành vi dân sựhoặc mất năng lực hành vi dân sự một phần, Công chứng viên cần phải kiểm tra bằngnhững câu hỏi liên quan đến nội dung của hợp đồng, giao dịch để xác minh năng lựchành vi dân sự.

3 Đối tượng cần xác minh, giám định trong hoạt động công chứng

Việc yêu cầu công chứng các hợp đồng, giao dịch hết sức đa dạng, cụ thể như:chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà, thế chấp tài sản, phân chia tài sản chung,tài sản riêng của vợ chồng, khai nhận di sản thừa kế… Trong mỗi loại hợp đồng, giao dịchyêu cầu công chứng đều liên quan đến nhiều vấn đề cần phải xác minh, giám định khácnhau Kết quả xác minh, giám định để làm căn cứ cho việc chứng nhận tính xác thực, tínhchính xác của hợp đồng, giao dịch Xác minh, giám định trong hoạt động công chứng cóthể thực hiện theo các biện pháp và kinh nghiệm sau: Biện pháp đơn giản là Công chứngviên nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc yêu cầu công chứng, trao đổi với ngườiyêu cầu công chứng để đạt được mục đích xác minh hoặc Công chứng viên phải đến nơicần xác minh để tìm hiểu, thu thập chứng cứ các vấn đề cần xác minh Trường hợp phứctạp phải yêu cầu cơ quan có chức năng giám định sau đó cung cấp thông tin kết luận việcgiám định cho Công chứng viên

Thực tế trong hoạt động tại một số tổ chức hành nghề công chứng, những đốitượng cần phải xác minh, giám định trong quá trình tác nghiệp của Công chứng viên, cóthể là:

- Năn lực hành vi của người tham gia giao dịch công chứng

Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, thông qua việc trao đổi và nghiên cứu hồ sơ,nếu Công chứng viên nhận thấy người có liên quan đến nội dung yêu cầu công chứng cónhững dấu hiệu bất thường về tinh thần, tâm lý, về sự thể hiện ý chí… thì phải dùng kỹnăng nghề và biện pháp nghiệp vụ để xác định về trạng thái tinh thần và tâm lý của người

đó Nếu có những dấu hiệu có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chếhoặc mất năng lực hành vi dân sự … thì phải tạm dừng việc công chứng và yêu cầu giámđịnh pháp y tâm thần để xác định khả năng nhận thức, làm chủ hành vi và thể hiện ý chícủa người đó

- Các giấy tờ về tài sản

Việc xác minh, giám định đối với các giấy tờ về tài sản trong quá trình thực hiệncông chứng là việc Công chứng viên xem xét các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu,

Trang 10

quyền sử dụng tài sản có được cấp đúng thẩm quyền hay không, hiện trạng thực tế của tàisản có đúng với tình trạng pháp lý được ghi nhận trong giấy tờ về tài sản hay không?Con dấu, chữ viết, chữ ký của người có thẩm quyền, thời gian cấp giấy tờ có đúng vớitrình tự thủ tục pháp luật quy định hay không?

Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp hiện trạng thực tế của tài sản đã thay đổi

so với hiện trạng được ghi nhận theo giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng cấpcho chủ sở hữu nhà ở ghi nhận: nhà có 1 tầng, nhưng thực tế chủ sở hữu đã xây dựng, sửachữa lại, thêm nhiều tầng nữa Trong những trường hợp như vậy, Công chứng viên phảitrao đổi kỹ với các bên hoặc tiến hành xác minh về hiện trạng và tình trạng pháp lý củatài sản, để bảo đảm cho việc công chứng hợp đồng, giao dịch được chính xác, tránh tranhchấp về sau

Việc xác minh, giám định có thể được tiến hành tại các cơ quan có thẩm quyềncấp giấy tờ về quyền sử hữu, quyền sử dụng tài sản như: Phòng Cảnh sát giao thôngđường bộ (đối với xe oto, mô tô, xe máy …), Sở Giao thông vận tải (đối với phương tiệnthủy nội địa), Văn phòng đăng ký đât đai (đối với nhà ở, quyền sử dụng đất…) Ngoài raCCV có thể xác minh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản hoặc nơi cư trí của ngườiyêu cầu công chứng

- Giấy tờ tùy thân, giấy tờ hộ tịch

Đối với giấy tờ tùy thân của người tham gia giao dịch công chứng thì chứng minhnhân dân là giấy tờ quan trọng nhất, nhưng thường xuyên bị các đối tượng làm giả mạohoặc tẩy xóa, sửa chữa

Việc kiểm tra giấy tờ tùy thân là để nhận diện thông tin căn cước của người thamgia giao dịch công chứng (ngày tháng năm sinh, họ tên, nơi thường trú…) có phù hợp vớicác địa điểm ghi trên giấy tờ tùy thân hay không hoặc có phù hợp với thông tin trên cácloại giấy tờ khác như hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn … hay không?

Thực tế xảy ra nhiều trường hợp người yêu cầu công chứng không phải là người

có tên trên giấy tờ tùy thân, nhưng lại sử dụng các thủ đoạn giả mạo, gian dối để thayhình, chèn hình, chèn đặc điểm nhận dạng vào giấy tờ tùy thân, để qua mặt CCV thựchiện thành công thủ đoạn giả mạo, gian dối

Ngoài ra, đối với các giấy tờ hộ tịch của người yêu cầu công chứng như giấychứng nhận kết hôn, hộ khẩu, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy khai sinh, giấychứng tử … Công chứng viên cũng phải kiểm tra kỹ hoặc tiến hành xác minh tại cơ quan

có thẩm quyền cấp các loại giấy tờ này nếu thấy có những nghi vấn về việc giả mạo giấytờ

Trang 11

- Tài sản

Việc kiểm tra, xác minh tài sản là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều quyđịnh pháp luật, nhiều cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức có liên quan, mất nhiềuthời gian Nội dung xác minh có thể là: về tình trạng hiện hữu của tài sản, tình trạng pháp

lý của tài sản trong thực tế với các giấy tờ về tài sản

Có rất nhiều trường hợp thực tế tài sản không còn hiện hữu nữa, mà chỉ còn giấy

tờ chứng minh về quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc quyền sử dụng đất và nhà trên đất

đã bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa hoặc bị phá dỡ nhưng chưa thu hồi giấy chứng nhậnquyền sở hữu, quyền sử dụng Nếu Công chứng viên thấy có căn cứ để nghi vấn nhưngkhông tiến hành xác minh, dẫn tới việc chứng nhận hợp đồng, giao dịch khi tài sản khôngcòn trên thực tế sẽ dễn đến tranh chấp và nếu phát sinh thiệt hại thì Công chứng viên cókhả năng phải chịu bồi thường

Đối với nhà ở, các phát sinh thường gặp là nhà được xây dựng tăng thêm diện tích

sử dụng, làm thay đổi hiện trạng, kết cấu nhà mà phần tăng thêm này không được chứngnhận sở hữu theo quy định pháp luật

Đối với các tài sản khác không phù hợp giữa tài sản thực tế và giấy tờ chứng minhquyền sở hữu như các phương tiện thủy nội địa, tàu biển đã có thay đổi về kích thước,vậtliệu đóng, thay đổi tính năng sử dụng nhưng không được chứng nhận quyền sở hữu vàkhông được cập nhật trên giấy tờ chứng minh quyền sở hữu

Như vậy việc xác minh, yêu cầu giám định của Công chứng viên khi tác nghiệp làrất quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho người tham gia giao dịch công chứng, tránh chanhchấp có thể xảy ra và phòng ngừa giả mạo trong hoạt động công chứng

II THỰC TIỄN VIỆC XÁC MINH, GIÁM ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

1 Thực tiễn hoạt động xác minh, giám định trong hoạt động công chứng

a Công chứng viên chịu trách nhiệm về nội dung công chứng nhưng lại không đương nhiên có quyền thực hiện xác minh, giám định tất cả nội dung trong hợp đồng công chứng.

- Luật công chứng năm 2014 – Tại Điều 46 quy định người yêu cầu công chứngphải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp và tính chính xác của các giấy tờ đem đến côngchứng Theo đó, công chứng viên phải bảo đảm các nội dung như chứng nhận người thamgia hợp đồng, giao dịch hoàn toàn tự nguyện, có năng lực hành vi dân sự; mục đích, nộidung của hợp đồng, giao dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; chữ kýhoặc dấu điểm chỉ trong hợp đồng, giao dịch đúng là chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người

Ngày đăng: 07/04/2022, 13:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w