1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc

59 744 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 440,5 KB

Nội dung

An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trước xu thế hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay, xây dựng cơ sở hạtầng vững chắc là thiết yếu đối với nước ta Bên cạnh đó, từ khi Việt Nam tham giavào WTO, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vốn hay trực tiếpxây dựng các công trình, dự án khác nhau Hiện nay những hiểm họa thiên tai, lũ lụtvà cả những rủi ro do con người gây ra như cháy nổ, sai sót trong thiết kế… thìnhững thiệt hại kinh tế gây ra thật khó lường Nhận thức sự cần thiết phải bảo hiểmcho những rủi ro này, các nhà đầu tư đã đến với các doanh nghiệp bảo hiểm Khi đótriển vọng với ngành bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm kỹ thuật nói riêngđã thực sự mở ra.

Đây cũng là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.Vấn đề nghiên cứu, cải tiến hiệu quả quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm nàygiúp các công ty bảo hiểm sử dụng để cạnh tranh trên thị trường.

Nhận thấy vị trí quan trọng và sự cần thiết to lớn của bảo hiểm xây dựng và

lắp đặt em chọn đề tài “Về quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng vàlắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô” làm chuyên đề thực tập của

mình Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 phần chính:

Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.

Chương II: Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ởCông ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô.

Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện quytrình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Công ty Bảo hiểm Dầukhí Đông Đô.

Trang 2

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

I Lịch sử hình thành và phát triển của bảo hiểm xây dựng lắp đặt

1 Quá trình hình thành và phát triển

Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là bộ phận của bảo hiểm kỹ thuật Trong suốtquá trình phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật luôn gắn liền với sự pháttriển của bảo hiểm kỹ thuật So với các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm hànghải, bảo hiểm hỏa hoạn thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời muộn hơn rất nhiều Bảo hiểmhàng hải xuất hiện năm 1547, Bảo hiểm hoả hoạn xuất hiện năm 1667, trong khi đóđơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên trên thế giới là đơn bảo hiểm đổ vỡ máy móc đượccấp năm 1859 Nhu cầu tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh thế giới lần thứ hai vàsự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kỹ thuật là động lực thúc đẩyBảo hiểm kỹ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đồng thời nó cũng trởthành một trong những loại hình bảo hiểm quan trọng không thể thiếu đối với sựphát triển của bất cứ nền kinh tế nào.

Bảo hiểm kỹ thuật hiện nay đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của hoạt độngkinh tế, xã hội trên toàn thế giới Từ việc bảo hiểm các máy móc trong hoạt độngsản xuất, các thiết bị dụng cụ tinh vi trong y tế, trong phòng thí nghiệm cho tới việcbảo hiểm cho các công trình xây lắp khổng lồ như bến cảng, sân bay hay lắp đặt cáctàu biển cỡ lớn các giàn khoan trên biển, và cho cả những con tàu vũ trụ MunichRe, cho đến nay vẫn đứng trong những công ty tái Bảo hiểm hàng đầu thế giới vàđược coi là một trong những công ty đã sáng lập và phổ biến rộng rãi loại hình bảohiểm kỹ thuật Ngày nay, hầu hết các công ty Bảo hiểm trên thế giới thực hiệnnghiệp vụ này đều áp dụng quy tắc Bảo hiểm của Munich Re

Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng hay đơn bảo hiểm mọi rủi ro cho chủthầu đầu tiên được cấp vào năm 1929 để đảm bảo cho việc xây dựng cầu Lamberthbắc qua sông Thames, không lâu sau đó đã xuất hiện đơn Bảo hiểm mọi rủi ro lắpđặt Tuy nhiên, cả hai đơn bảo hiểm này chỉ giành được vị trí quan trọng trong giaiđoạn xây dựng sau chiến tranh thế giới năm 1945 và công cuộc phát triển sau đótrên thế giới của các nền kinh tế đang nổi Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại vàcông nghệ ngày càng thúc đẩy việc đưa ra các phạm vi bảo hiểm mới hơn, phức tạp

Trang 3

hơn Và cho đến hiện nay bảo hiểm kỹ thuật đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, baogồm các loại hình chính sau:

- Bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu;- Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt;- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc;- Bảo hiểm thiết bị điện tử;

- Bảo hiểm mất thu nhập do máy móc ngừng hoạt động;- Bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí.

Như vậy, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là một bộ phận của bảo hiểm kỹthuật Sự ra đời của nó đã đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng và lắp đặthạn chế những rủi ro có thể do thiên tai đem lại như : Mưa bão, lũ lụt, động đất, núilửa hoặc những sự cố do con người gây ra như sai lầm trong thiết kế, sai lầm củangười trực tiếp thi công, khuyết tật của nguyên vật liệu Trên thực tế, bảo hiểm xâydựng và lắp đặt là những mắt xích không thể thiếu được trong bảo hiểm kỹ thuật.Nó đảm bảo cho khâu xây dựng và lắp đặt của một công trình xây dựng Bảo hiểmxây dựng và lắp đặt là những loại hình có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô cũngnhư chất lượng nghiệp vụ do nhu cầu xây dựng và lắp đặt của các nước trên thế giớingày càng có xu hướng phát triển ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Tại Việt Nam, trước những năm 1970, chính quyền Sài Gòn cũ đã thực

hiện nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Thời kỳ này, thị trường bảo hiểm SàiGòn chịu ảnh hưởng lớn của thị trường bảo hiểm Mỹ Các công trình xây dựng - lắpđặt được Bảo hiểm lúc bấy giờ chủ yếu là nhà tư nhân của một số tướng tá cấp caotrong quân đội Mỹ và chính quyền tay sai Bởi vì không đảm bảo được nguyên tắc“số đông bù số ít” nên nghiệp vụ này không phát triển Cho đến năm 1980, nghiệpvụ này bắt đầu được chú ý ở miền Bắc, Bảo Việt đã cử một số người sang Đức đểhọc tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ Tuy nhiên, nghiệp vụ này vẫn chưa đượcđưa vào thực tế vì cho đến năm 1986, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Các công trình xây dựng - lắp đặt có quy môlớn chủ yếu thuộc sở hữu Nhà nước, được Ngân sách Nhà nước bao cấp Nếu nhưchẳng may rủi ro xảy ra gây thiệt hại thì đã có Nhà nước gánh chịu Hơn nữa, giaiđoạn này đầu tư nước ngoài vào Việt Nam còn quá ít nên loại hình bảo hiểm xâydựng và lắp đặt cũng như các loại bảo hiểm khác vẫn chưa được quan tâm tới Chỉđến sau đại hội VI (1986), khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới toàn diện thìbảo hiểm xây dựng và lắp đặt mới thực sự được quan tâm, phát triển Sự ra đời của

Trang 4

Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm 1987 là cột mốc đầu tiên đánh dấu tiềmnăng to lớn của Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam

Bảo Việt là Công ty bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam triển khai nghiệp vụbảo hiểm này Khi Bộ Tài chính ban hành quyết định số 253/TCQĐ-91 cho phéptiến hành nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thì Bảo Việt và các công ty Bảohiểm địa phương của nó bắt đầu triển khai Theo sau đó là hàng loạt các Thông tư,Quyết định của Bộ tài chính được ban hành nhằm bổ sung hoàn thiện cho việc triểnkhai nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam.

Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên được cấp ở Việt Nam là đơn bảo hiểm mọirủi ro lắp đặt cho trạm thu phát vệ tinh mặt đất Láng Trung Kể từ đó, nghiệp vụ bảohiểm xây dựng và lắp đặt ngày càng phát triển và trở thành một trong những loạihình Bảo hiểm mũi nhọn của các Công ty Bảo hiểm trong toàn quốc Tuy nhiên, banđầu kết quả đạt được chưa cao, hầu như chỉ có các công trình xây dựng có vốn đầutư nước ngoài tham gia Bảo hiểm, còn các công trình của Nhà nước do Nhà nướcquản lý, chủ công trình chưa có ý thức tham gia Bảo hiểm Chỉ đến khi có Nghịđịnh số 177/CP ra ngày 20-10-1994 và Thông tư số 105/TC/ĐT được ban hành, tạimục 1, điều 52 quy định : “ Chủ đầu tư phải mua Bảo hiểm cho công trình” thìnghiệp vụ này mới thực sự có đà phát triển.

2 Sự cần thiết của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đưa nền kinh tế thế giớiphát triển vượt bậc, nâng cao chất lượng đời sống của con người Khi đó, nhu cầuvề Bảo hiểm tăng lên rất nhanh trên nhiều lĩnh vực trong đó phải kể đến sự tăngtrưởng của nghiệp vụ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Các dự án và các công trìnhxây dựng đòi hỏi phải có sự đảm bảo về mặt tài chính nhằm tiến triển liên tục nhanhchóng và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, do sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đặc biệtkỹ thuật xây dựng dân dụng, do yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao, giá trị công trìnhngày càng lớn và cùng với nó là sự phát sinh của nhiều rủi ro kỹ thuật, kinh tế trongquá trình xây dựng nên đã dẫn đến đòi hỏi cấp thiết việc phát triển và mở rộng loạihình bảo hiểm xây dựng lắp đặt Mặt khác, trong giá đưa ra đấu thầu, các công tyhay các hãng thầu không thể tính được đầy đủ khoản tiền dự trữ đề phòng cho cáctổn thất xảy ra khi xây dựng công trình Trong khi đó nhà bảo hiểm có thể tính toánchính xác hơn nhiều số phí bảo hiểm của công trình so với so với việc dự kiến số

Trang 5

tiền đề phòng tổn thất của các nhà thầu Hơn nữa, quy luật của bảo hiểm là lấy sốđông bù số ít nên phí bảo hiểm sẽ không cao Như vậy bảo hiểm xây dựng lắp đặtngoài ý nghĩa quan trọng là việc đóng góp vào hạ giá thành công trình còn đảm bảomặt tài chính cho các bên có liên quan tới công trình được xây dựng.

Các rủi ro trong bảo hiểm kỹ thuật rất đa dạng, từ các rủi ro do thiên tainhư : Mưa bão, lũ lụt, động đất, sóng thần cho đến các rủi ro do chính con ngườigây ra như : sai lầm trong thiết kế, khuyết tật của nguyên vật liệu, hành động pháhoại vô ý hoặc có chủ đích của người khác đều có thể xảy ra và không thể lườngtrước được Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả to lớn Vìvậy để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng lắp đặt thì họ cần có bảo hiểm

Ngoài ra, khi tiến hành bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, các công ty bảo hiểmcùng với các ngành, các cơ quan hữu quan phối hợp tiến hành công tác đề phònghạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn có hiệu quả các rủi ro có thể gây ra thiệt hại đốivới tài sản, trách nhiệm và con người Trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, theothông lệ, trước khi tiến hành bảo hiểm, Người bảo hiểm phải theo dõi, kiểm tra vàđánh giá mức độ rủi ro của các đối tượng được yêu cầu bảo hiểm, trên cơ sở đó sẽtư vấn kịp thời cho người được bảo hiểm những biện pháp cần thiết để đề phòng,hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và như vậy vô hình chung đã đem lại hiệu quả chungcho toàn xã hội.

II Những nội dung cơ bản của bảo hiểm xây dựng và lắpđặt

1 Người được bảo hiểm

Mỗi công trình xây dựng là một quy hoạch tổng thể có liên quan đến rấtnhiều khía cạnh như pháp luật, hợp đồng và kỹ thuật, cho nên việc hợp tác chặt chẽgiữa các bên là vấn đề cần thiết không thể thiếu được Chính vì vậy việc xác định rõngười được bảo hiểm trong một công trình xây dựng là rất cần thiết Trong bảohiểm xây dựng và lắp đặt, tất cả các bên có liên quan và có quyền lợi trong côngtrình xây dựng và lắp đặt, đã được nêu tên hay chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểmđều có thể là người được bảo hiểm Cụ thể như sau:

Trang 6

1.1 Người được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng:

- Nhà đầu tư: Là người bỏ tiền vốn, đất đai ra để xây dựng công trình, là nhân

vật trung tâm trong những người được bảo hiểm Quyền lợi của họ gắn liền vớichính bản thân công trình.

- Nhà thầu chính: Là người được chủ đầu tư uỷ quyền chịu trách nhiệm toàn

bộ việc xây dựng công trình thông qua một hợp đồng xây dựng được ký kết giữacác bên.

- Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng: Là các kiến trúc sư, kỹ sư, cố vấn

chuyên môn, … Họ là người thay mặt chủ đầu tư trên công trường, theo dõi, kiểmtra giám sát việc thi công của từng hạng mục công trình trên cơ sở bản vẽ thiết kế.

- Các Nhà thầu phụ: Là người ký kết hợp đồng làm thuê cho nhà thầu chính

nhằm thực hiện một phần công việc hoặc công việc được hoàn thành trong thờigian ngắn.

Do có nhiều bên được bảo hiểm nên sẽ nảy sinh vấn đề đơn bảo hiểm sẽ ghiai là người được ghi tên đầu tiên Thông thường người đứng ra ký kết hợp đồng bảohiểm và đóng phí sẽ là người đại diện của các bên trong hợp đồng bảo hiểm Họ cóthể là chủ đầu tư, chủ thầu chính hay thầu phụ Tuy nhiên, nếu do nhà thầu phụđứng ra ký kết hợp đồng thì giá trị pháp lý sẽ không thể bằng chủ đầu tư hay chủthầu chính Vì vậy, trong hợp đồng bảo hiểm xây dựng sẽ ghi tên người đứng ra đạidiện kèm theo danh sách những người có quyền lợi liên quan đến công trình

1.2 Người được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:

- Nhà đầu tư : Là người chịu trách nhiệm mua sắm máy móc thiết bị, lắp đặt

và đưa vào sử dụng với chi phí của mình.

- Nhà thầu chính : Là người làm thuê cho chủ đầu tư tiến hành công việc lắp

đặt, vận hành thử, sửa chữa và bảo hành.

- Nhà thầu phụ : Là người làm thuê từng phần việc cho nhà thầu chính.

- Các kiến trúc sư, nhà thiết kế, kỹ sư tư vấn : Họ là những người hoạt động

liên quan đến công trình lắp đặt.

- Nhài cung cấp máy móc thiết bị cho toàn bộ công trình lắp đặt

Ngoài ra, các tổ chức cho vay (như các ngân hàng) cũng là những ngườiđược bảo vệ một cách gián tiếp bởi hợp đồng này.

Chú ý là khi có bất cứ một sai sót hay hành động cố ý nào của người được Bảo hiểmdẫn đến tổn thất đều không được Bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.

Trang 7

2 Đối tượng và phạm vi bảo hiểm

2.1 Đối tượng bảo hiểm

2.1.1 Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng

Đối tượng chính của bảo hiểm xây dựng bao gồm tất cả công trình xâydựng dân dụng, công trình công nghiệp… hay nói cách khác là bao gồm tất cả cáccông trình xây dựng mà kết cấu của nó có sử dụng xi măng và bê tông cốt thép Cụthể là các nhóm công trình sau :

- Nhà ở, trường học, bệnh viện, trụ sở làm việc, rạp hát, rạp chiếu phim, cáccông trình văn hoá khác …

- Nhà máy, xí nghiệp, các công trình phục vụ sản xuất.

- Đường sá (bao gồm cả đường bộ và đường sắt), đường băng sân bay.- Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng …

Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác định và dựtính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng các máy móc trang thiết bị cầnthiết phục vụ cho công tác xây dựng Để thuận tiện cho việc tính phí bảo hiểm cũngnhư giải quyết khiếu nại trong trường hợp tổn thất xảy ra, một công trình xây dựngcó thể được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, cụ thể gồm:

* Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng: Hạng mục này chiếm phần lớn

giá trị của công trình Nó bao gồm toàn bộ các công việc do nhà thầu chính tiếnhành ( kể cả các nhà thầu phụ) theo hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầuchính và chủ đầu tư: Từ công tác chuẩn bị mặt bằng (đào đất, san nền), xây dựngcác cấu trúc tạm thời phục vụ công tác thi công (làm kênh dẫn nước, đê bảo vệ côngtrình …) cho đến công tác đóng cọc, làm móng và xây dựng cấu trúc chính củacông trình Ngoài ra khi xây dựng một công trình, còn có cả công tác lắp đặt máymóc thiết bị như hệ thống thang máy, điều hoà điện nước, thiết bị bảo vệ công trìnhđó Nếu người được bảo hiểm có yêu cầu thì người bảo hiểm sẽ xem xét và bảohiểm cho công tác chạy thử các máy móc thiết bị được lắp đặt mà đáng lẽ phảithuộc phạm vi đơn bảo hiểm lắp đặt Tuy nhiên nếu giá trị lắp đặt các máy móc,thiết bị đó lớn hơn 50% tổng giá trị của cả công trình xây dựng thì không được bảohiểm bằng đơn bảo hiểm xây dựng mà phải áp dụng đơn bảo hiểm lắp đặt

* Các trang thiết bị xây dựng: Gồm các thiết bị cố định phục vụ thi công như

các công trình phụ trợ (lán trại, trụ sở tạm thời, kho bãi, nhà xưởng), giàn giáo, hệthống băng tải, thiết bị cung cấp điện nước, rào chắn …Khi yêu cầu bảo hiểm chocác trang thiết bị này, cần phải có danh sách kèm theo đơn bảo hiểm

Trang 8

* Máy móc xây dựng : Bao gồm các loại máy móc dùng trong quá trình xây

dựng như máy móc có động cơ tự hành hoặc không tự hành phục vụ công tác thicông ( như máy xúc, máy ủi, xe chuyên dùng, …) thuộc quyền sở hữu của ngườiđược bảo hiểm hoặc do họ đi thê Các loại máy móc này chỉ được Bảo hiểm trongthời gian sử dụng trên công trường Khi yêu cầu Bảo hiểm cho các máy móc nàycần phải có danh sách kèm theo đơn Bảo hiểm.

* Các tài sản có sẵn trên và xung quanh công trường thuộc quyền sở hữu,quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm: Trường hợp này thường

có ở các công trình mở rộng hoặc cải tạo lại, các tài sản trên có thể bị thiệt hại trongquá trình xây dựng mới Giá trị của tài sản này không nằm trong giá trị của côngtrình mới nên chúng thường không thuộc phạm vi bảo hiểm Tuy nhiên nếu ngườiđược bảo hiểm có nhu cầu thì có thể xem xét và mở rộng phạm vi bảo hiểm theođiều khoản bổ sung.

* Chi phí dọn dẹp hiện trường : Bao gồm các chi phí phát sinh do việc thu dọn

và di chuyển mảnh vụn, đất đá do các rủi ro được bảo hiểm gây ra trên phạm vicông trường Khoản chi phí này chỉ được nhà bảo hiểm thanh toán khi người đượcBảo hiểm kê khai giá trị và yêu cầu bảo hiểm Người bảo hiểm thường gợi ý chongười được bảo hiểm mua 5% giá trị công trình làm số tiền bảo hiểm cho phần chiphí này.

* Trách nhiệm dân sự của người được Bảo hiểm đối với bên thứ ba : Bao gồm

các trách nhiệm pháp lý do thiệt hại về tài sản và (hoặc) thương tật thân thể của bênthứ ba phát sinh trong quá trình thi công công trình hoặc xung quanh khu vực côngtrường.

Mặc dù bảo hiểm xây dựng là loại hình bảo hiểm tài sản, nhưng để hấp dẫnkhách hàng và nhằm giảm bớt thủ tục hành chính cho họ cũng như cho công ty Bảohiểm nên đơn bảo hiểm xây dựng đã được mở rộng để bảo hiểm cho cả trách nhiệmđối với người thứ ba Tuy nhiên, người thứ ba không phải là người thân, người làmcông hoặc người đại diện của người được bảo hiểm Đối với người làm công, họđược bảo hiểm bằng đơn bảo hiểm tai nạn lao động hoặc trách nhiệm của chủ thầuđối với người làm thuê.

Trang 9

2.1.2 Đối tượng được bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:

Đối tượng bảo hiểm lắp đặt được hiểu là các máy móc lắp đặt, trang thiết bịphục vụ cho công tác lắp đặt và một số công việc, hạng mục liên quan tới công việclắp đặt Đối tượng được bảo hiểm được phân loại như sau:

- Các máy móc, dây chuyền đồng bộ trong một xí nghiệp hay trong khi tiếnhành lắp đặt các máy móc, thiết bị đó;

- Các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho lắp đặt;- Các phần việc xây dựng phục vụ cho công tác lắp đặt;- Trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba;

- Chi phí dọn dẹp vệ sinh.

2.2 Phạm vi bảo hiểm

2.2.1 Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng Các rủi ro bảo hiểm:

Đơn bảo hiểm xây dựng do công ty bảo hiểm cấp thường là đơn bảo hiểm

mọi rủi ro nên phạm vi được bảo hiểm thường rất rộng, chỉ trừ các rủi ro loại trừđược nêu rõ trong đơn (theo thông lệ quốc tế) còn hầu hết các rủi ro bất ngờ vàkhông lường trước được đều được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm xây dựng Cụ thể cóthể chia thành những loại rủi ro như sau :

- Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy;- Lũ lụt, mưa, tuyết rơi, tuyết lở, sóng thần;

- Bão tố các loại;

- Động đất, sụt lở đất đá;- Trộm cắp;

- Thiếu kinh nghiệm, sơ suất, bất cẩn, hành động ác ý hay lỗi của con người;.Ngoài ra, tùy vào từng công trình, mỗi đơn cấp còn có các điều khoản bổsung thêm đối với các rủi ro phụ để phù hợp với nội dung công việc.Ví dụ: Điềukhoản sửa đổi bổ sung số 001: Bảo hiểm cho các tổn thất gây ra bởi đình công, bạoloạn, xung đột nội bộ; Điều khoản sửa đổi bổ sung số 011: Tổn thất hàng loạt …

Các rủi ro loại trừ:

Các rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách nhiệm:- Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn,ngừng công việc theo yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào.

- Hành động cố ý hay có sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặcngười đại diện của họ.

Trang 10

- Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ.Rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất.

- Các tổn thất có tính chất hậu quả như : Tiền phạt do chậm trễ hay viphạm hợp đồng, mất thu nhập do thời gian xây dựng kéo dài …

- Những hỏng hóc về cơ khí/ điện hay trục trặc của máy móc, trangthiết bị xây dựng

- Tổn thất do thiết kế sai, nguyên vật liệu kém chất lượng hay khôngđúng chủng loại.

- Chi phí thay thế, sửa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyênvật liệu và (hoặc) do tay nghề (các tổn thất do hậu quả thì được bảo hiểm).

Các loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm :

- Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thểđược bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm xâydựng.

- Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cộtchống.

2.2.2 Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm lắp đặt:

Rủi ro được bảo hiểm

Những rủi ro chính được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm lắp đặt được chialàm 3 loại chính Đó là:

- Các rủi ro thiên tai bao gồm động đất, động biển gây ra sóng thần, gió mạnh( do bão, gió xoáy, cuồng phong), mưa lớn, lũ, lụt, đóng băng, sét đánh, cháy do sétđánh núi lửa, đất đá lún, sụt lở.

- Các hiểm hoạ tổn thất gây ra bởi hoạt động của con người trên công trườngnhư: thiếu kinh nghiệm, lỗi của con người, bất cẩn, trộm cắp, hành động ác ý, vậnchuyển, khuân vác nguyên vật liệu, lỗi thiết kế, cường độ công việc cao do thời gianxây dựng lắp đặt quá ngắn, phối hợp công việc thiếu hợp lý, bảo vệ công trườngkhông tốt, thiếu biện pháp ngăn ngừa tổn thất, lỗi vận hành, lỗi người vận hànhmáy.

- Các rủi ro kỹ thuật, vận hành bao gồm áp suất ép quá lớn, chân không, nhiệtđộ quá lớn, lực li tâm, lỗi nguyên vật liệu, mất kiểm soát phản ứng hoá học, lỗi củahệ thống hay thiết bị điều hành, điều khiển.

Các rủi ro loại trừ

Trang 11

Trong đơn bảo hiểm lắp đặt các rủi ro loại trừ được chia làm 3 loại rủi rochính:

- Loại trừ chung: Áp dụng cho cả phần bảo hiểm thiệt hại vật chất và tráchnhiệm Các rủi ro loại trừ ở phần này là:

+ Mọi tổn thất hậu quả

+ Lỗi thiết kế, khuyết tật nguyên vật liệu+ Hao mòn và xé rách

+ Các tổn thất về hồ sơ, bản vẽ, tài liệu,…

+ Các tổn thất được phát hiện vào thời điểm kiểm kê (mất cắp, mất tích) - Các loại trừ áp dụng đối với phần thiệt hại về trách nhiệm

+ Các khoản miễn thường.

+ Những chi tiêu hay chi phí sửa chữa có liên quan đến sửa chữa những thiệthại được bảo hiểm trong phần bảo hiểm vật chất.

+ Trách nhiệm đối với thương tật của con người tham gia vào quá trình thicông công việc

+ Tổn thất và thiệt hại đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hay chăm sóc,quản lý của bất cứ người được bảo hiểm nào.

+ Tổn thất gây ra bởi xe cơ giới, tàu (biển, sông), máy bay.

+ Bất cứ khoản bồi thường nào vượt quá phạm vi bảo vệ qui định trong hợpđồng bảo hiểm.

3 Thời hạn bảo hiểm:

Thời hạn bảo hiểm được ghi rõ trong đơn bảo hiểm Thời hạn bảo hiểmthường là thời gian thi công được tính từ khi bắt đầu khởi công công trình( sau khibốc dỡ vật tư, máy móc,…xuống công trường) đến khi hoàn thiện hay chuyển giaohoặc đưa vào hoạt động Trên thực tế, thời gian thi công không nhất thiết phải trùngvới thời hạn ghi trong hợp đồng Nếu công trình hoàn thành trước thời hạn thì hiệulực của hợp đồng cũng chấm dứt ngay sau khi công trình được bàn giao đưa vào sử

Trang 12

dụng trong trường hợp thời gian thi công kéo dài vượt quá thời hạn quy định thìngười được bảo hiểm phải có yêu cầu gia hạn thêm đối với hợp đồng bảo hiểm đồngthời phải thanh toán thêm phí bảo hiểm cho trường hợp vượt quá này.

Thông thường thì thời hạn bảo hiểm của bảo hiểm xây dựng và lắp đặt baogồm

- Lưu kho trước khi xây dựng hay lắp đặt (thời gian lưu kho không được vượtquá ba tháng).

- Giai đoạn xây dựng, lắp đặt

- Kiếm nghiệm, chạy thử Đối với các máy móc, thiết bị cũ (đã sử dụng rồi) thìtrách nhiệm của người bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt sẽ chấm dứt ngay sau khilắp đặt xong - không bảo hiểm cho quá trình chạy thử của các máy móc này.

- Giai đoạn bảo hành Nếu người được bảo hiểm yêu cầu thì thời hạn bảo hiểmcó thể mở rộng thời gian bảo hành cho công trình, khi đó sẽ áp dụng điều khoản sửađổi bổ sung 004 (Bảo hiểm bảo hành mở rộng).

4 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

4.1 Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng

Xác định được giá trị bảo hiểm (GTBH) trong bảo hiểm xây dựng là vấn đềquan trọng và rất phức tạp, nó bao gồm các phần giá trị sau :

* GTBH của phần công tác xây dựng : Thường là giá trị ước tính và có thể là

một trong những giá trị sau :

- Tổng giá trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn thất toàn bộvà phải tiến hành xây dựng lại

- Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng.

- Giá trị tổn thất nhỏ nhất hoặc lớn nhất trong trường hợp sự cố xảy ra.Tuy nhiên, việc xác định cụ thể giá trị của phần công tác xây dựng theo giátrị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng là hợp lý nhất Khi công trình hoànthành, giá trị này được điều chỉnh lại theo giá trị thực tế và phí bảo hiểm cũng đượcđiều chỉnh lại cho phù hợp.

Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng thường bao gồm chi phílập công trình, giá trị các nguyên vật liệu do nhà thầu cung cấp, chi phí nhân côngcủa chủ thầu, những chi phí trả cho khối lượng công việc thầu phụ hay dịch vụ, chiphí liên quan đến việc sử dụng máy móc thi công xây dựng, nhà xưởng thiết bị vàcác công trình tạm thời, kỹ thuật và giám sát, chi phí hành chính, lợi nhuận.

Trang 13

* GTBH của máy móc và trang thiết bị xây dựng: được xác định theo giá trị

thay thể tương đương của máy móc, thiết bị đó mua tại thời điểm thi công côngtrình và bao gồm cả các chi phí vận chuyển, lắp ráp.

Trong trường hợp xảy ra tổn thất bộ phận của máy móc thiết bị người đượcbảo hiểm sẽ nhận được số tiền sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận thiệt hại màkhông được khấu trừ đi khoản khấu hao của các bộ phận đó.

* GTBH của phần chi phí dọn dẹp: Giá trị này do người được bảo hiểm căn cứ

vào việc dự kiến nếu xảy ra tổn thất thì chi phí cần thiết ước tính để có thể tiến hànhdọn dẹp mảnh vỡ, đất đá … là bao nhiêu Thông thường các công ty Bảo hiểm xácđịnh giá trị này bằng 5% - 10% giá trị hợp đồng xây dựng.

* GTBH cho các công trình hoặc tài sản có sẵn trong hoặc xunh quanh khuvực thi công thuộc quyền sở hữu, trông nom hoặc coi sóc của người được bảohiểm : Được xác định theo giá trị thực tế của các tài sản đó tại thời điểm yêu cầu

bảo hiểm trong hợp đồng.

* Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảohiểm đối với bên thứ ba do việc thi công công trình: Mức trách nhiệm này thường

được xác định trên cơ sở giá trị tổn thất tối đa có thể Đây là giới hạn thoả thuận chomỗi tai nạn nhưng không giới hạn trong suốt thời gian bảo hiểm.

Thông thường công ty bảo hiểm thường thuyết phục người được bảo hiểmtham gia bảo hiểm ngang giá trị Trong trường hợp người được bảo hiểm tham giabảo hiểm dưới giá trị thì sẽ áp dụng phương pháp bảo hiểm theo tỉ lệ đối với cácthiệt hại xảy ra.

4.2 Giá trị bảo hiểm trong bảo hiểm lắp đặt:

Trong bảo hiểm lắp đặt, GTBH được tính cho từng hạng mục bảo hiểm Cụ thể từnghạng mục như sau:

- GTBH đối với thiết bị được lắp đặt: được tính bằng giá trị thay thế mới củabất kỳ máy móc, thiết bị mới tương đương, gồm giá mua, chi phí kỹ thuật, cước phívận chuyển, thuế hải quan, chi phí lắp đặt, phí kho bãi.

- GTBH đối của các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác lắp đặt;GTBH đối với chi phí dọn dẹp vệ sinh; GTBH của các tài sản có sẵn trên và xungquanh công trường lắp đặt thuộc quyền quản lý, sở hữu của người được bảo hiểm( tương tự như bảo hiểm xây dựng).

4.3 Số tiền bảo hiểm

Trang 14

Số tiền bảo hiểm (STBH) là khoản tiền ghi trong đơn bảo hiểm để xác địnhgiới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm đối với công trình xây dựng - lắp đặt.STBH được xác định dựa trên cơ sở GTBH và sự thoả thuận của hai bên Thôngthường STBH trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt bằng GTBH

Đối với phần Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đốivới bên thứ ba thì STBH hoàn toàn dựa trên sự thoả thuận giữa hai bên.

Nếu giá trị lắp đặt lớn hơn 50% tổng STBH thì công ty bảo hiểm cấp đơnbảo hiểm lắp đặt Còn nếu giá trị xây dựng lớn hơn 50% tổng STBH thì cấp đơn bảohiểm xây dựng trên thực tế thì tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể sẽ có các sửa đổi bổsung phù hợp với từng đơn cấp ra.

5 Phí bảo hiểm và trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

5.1 Phí bảo hiểm

5.1.1 Đánh giá các yếu tố rủi ro trong xây dựng và lắp đặt

Đây là một trong những công việc không thể thiếu của các công ty bảohiểm trước khi cấp đơn bảo hiểm cho một công trình xây dựng, lắp đặt cũng nhưtrong quá trình hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực Việc đánh giá tốt các hiểm hoạ vànguy cơ có thể xảy ra đối với một công trình xây dựng, lắp đặt sẽ giúp cho ngườibảo hiểm cũng như người được bảo hiểm quản lý rủi ro tốt hơn cũng như lựa chọncác điều khoản Bảo hiểm phù hợp Việc đánh giá này được dựa trên cơ sở xem xétmột cách thận trọng và chính xác các nhân tố chủ quan, khách quan có thể ảnhhưởng đến một công trình Các nhân tố này cũng đóng góp một vai trò quan trọngtrong việc tính toán xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp với từng công trình xâydựng.

* Các nhân tố chủ quan : Đó là các nhân tố có thể gây ra do sự vô ý hoặc cố ý

của con người Nó liên quan đến kinh nghiệm của chủ đầu tư, chủ thầu trong xâydựng Tiến độ thi công công trình và thời gian thi công cũng là một nhân tố vô cùngquan trọng trong việc đánh giá các rủi ro.

* Các nhân tố khách quan : Là các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của con

người, ví dụ như các hiểm hoạ tự nhiên, điều kiện địa chất thuỷ văn, cháy nổ, …Ngoài ra, còn rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng đến quá trình xây dựng mộtcông trình như phương án thi công, các biện pháp an toàn, đồ án thiết kế, ảnh hưởnggiữa công trình và các công trình lân cận,…

5.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm

Trang 15

Cơ sở định phí bảo hiểm phải căn cứ vào một số nhân tố nhất định như :+ Loại công trình xây dựng, lắp đặt

+ Khu vực xây dựng, lắp đặt theo địa hình, khí hậu, điều kiện sinh thái+ Loại rủi ro, nhóm rủi ro (bao gồm các rủi ro cơ bản, các rủi ro bất ngờ, cácrủi ro phụ)

+ Số tiền bảo hiểm

+ Mức độ đảm bảo của bảo hiểm (Mức miễn thường và điều kiện bồi thườngđược thoả thuận trên hợp đồng bảo hiểm).

Ngoài ra, còn một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc tăng giảm phí nhưkinh nghiệm của nhà thầu, tiền sử các vụ khiếu nại trước khi tham gia Bảo hiểm củangười được bảo hiểm, tay nghề của lao động, …

5.1.3 Phương pháp tính phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm xây dựng:

Thông thường phí bảo hiểm xây dựng được xác định theo một tỷ lệ phầntrăm trên giá trị bảo hiểm Nhưng trong thực tế không thể đặt ra một biểu phí với tỷlệ cố định cho loại hình bảo hiểm này vì mỗi công trình riêng có các thông số kỹthuật riêng, chịu ảnh hưởng của những trạng thái, điều kiện tự nhiên khác nhau tạitừng khu vực … Nhưng nói chung, phí bảo hiểm xây dựng được xác định theo sựrủi ro thông thường là những rủi ro chung nhất mà bất kỳ một công trình xây dựngnào cũng có khả năng gặp phải, ngoài ra còn tính đến những rủi ro đặc biệt như :động đất, lũ lụt, sóng thần …

Phí bảo hiểm của một công trình xây dựng bao gồm hai phần chính là:

Phí bảo hiểm tiêu chuẩn:

Phí bảo hiểm tiêu chuẩn là phí bảo hiểm tính cho các rủi ro tiêu chuẩn (cácrủi ro tiêu chuẩn theo đơn bảo hiểm của công ty tái bảo hiểm Munich Re đang đượcáp dụng tại Việt Nam) bao gồm các rủi ro thiên tai, các rủi ro bất ngờ và các rủi rokhác như tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm,… Phí bảo hiểm tiêu chuẩn gồm có phícơ bản tối thiểu, phụ phí rủi ro động đất và phụ phí rủi ro lũ lụt.

* Phí cơ bản tối thiểu: là mức phí tối thiểu cho một công trình xây dựng, được

tính bằng tỷ lệ phần nghìn của số tiền bảo hiểm.

* Phụ phí rủi ro động đất: được tính cho từng loại công trình, phụ thuộc vào

độ nhạy cảm của công trình đối với rủi ro động đất Trong kỹ thuật mức độ nhạycảm của công trình được chia làm năm loại C,D,E,F và G ( trong đó công trình loại

Trang 16

C là có độ nhạy cảm với rủi ro động đất thấp nhất, loại G có độ nhạy cảm với rủi rođộng đất cao nhất)

Tỉ lệ phí động đất được tính bằng phần nghìn/ năm Nếu công trình xâydựng có thời gian xây dựng trên hoặc dưới một năm được tính phí như sau:

Đối với khu vực xây dựng công trình: theo bản đồ phân chia khu vực độngđất của công ty tái bảo hiểm Munich Re, các nước trên thế giới được chia thành 5khu vực, được đánh số từ 0 đến 4 theo mức độ tăng dần của động đất tính theo heođộ Mercalli sửa đổi Theo bản đồ đó thì các tỉnh thuộc miền Trung và miền Namcủa Việt Nam thuộc khu vực có rủi ro động đất là 0 (hầu như không xảy ra độngđất), còn miền Bắc thuộc khu vực 1 ( ít xảy ra động đất ).

Bảng 1: Biểu phụ phí rủi ro động đất áp dụng cho Việt Nam

Độ nhạy cảm của côngtrình

Phụ phí

(Nguồn: PVI Đông Đô)

Phụ phí rủi ro lũ lụt: được tính cho một năm căn cứ vào tính chất của từng

loại công trình chịu tác động của rủi ro lũ lụt Tỉ lệ phí xác định bằng phần nghìntrên số tiền bảo hiểm và tùy thuộc vào thời gian thi công ( mùa mưa hay mùa khô)

Việc xác định phụ phí cho rủi ro lũ lụt được dựa vào những yếu tố sau:- Sức chịu đựng của công trình đối với tác động của lũ lụt (được chia ralàm 3 loại sức chịu đựng : I, II, III) Mỗi công trình đều ứng với một cấp chịuđựng nhất định được ghi trong biểu phí.

- Khu vực rủi ro nơi tiến hành công trình xây dựng: Có 3 khu vực rủi rolà 1, 2 và 3:

Khu vực 1 : ít chịu ảnh hưởng của bao, lũ lụt : Khoảng cách tới sông, hồ,biển hay nhánh sông ít nhất từ 1km trở lên, độ cao trung bình so với nước biển ítnhất là 25m.

Phụ phí động đất

( trong thời gian xây dựng ) =

Phí chomột năm

Thời hạn bảo hiểm(tháng)12 thángx

Trang 17

Khu vực 2 : Vùng chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt : Khoảng cách tới sông, hồ,biển hay nhánh sông dưới 1km, độ cao trung bình dưới 10m so với mặt nước biển,lượng mưa cao nhất ghi nhận được là 40 –100mm/ngày.

Khu vực 3 : Khu vực chịu ảnh hưởng rất nhiều của bão, mưa, lũ : Khoảngcách tới sông, biển, hồ hay nhánh sông dưới 300m và độ cao trung bình so với mặtnước biển dưới 3m, lượng mưa trên 100mm/ngày.

Bảng 2:Biểu phụ phí rủi ro bão, lũ lụt

Sức chịu đựng của công trình

Phụ phí rủi ro bão Phụ phí rủi ro lũ lụt

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

Phí bảo hiểm lắp đặt

Trong công trình lắp đặt có thể có một phần công việc xây dựng và phầncông việc này có thể bảo hiểm luôn bằng đơn bảo hiểm lắp đặt Khi đó cần lưu ýcách tính phí như sau:

- Nếu giá trị của phần xây dựng nhỏ hơn 20% tổng giá trị của công trình thìmức phí tính như tỷ lệ phí của bảo hiểm lắp đặt.

- Nếu giá trị của phần công việc xây dựng từ 20 - 50% giá trị của công trìnhthì phí bảo hiểm cho phần công việc này được tính riêng theo biểu phí trong bảohiểm xây dựng.

- Nếu giá trị công việc xây dựng lớn hơn 50% giá trị công trình thì áp dụngđơn bảo hiểm xây dựng để bảo hiểm cho công việc này

Về cơ bản, phương pháp tính phí bảo hiểm lắp đặt cũng giống như phươngpháp tính phí bảo hiểm xây dựng, chỉ có một số điểm khác đó là:

- Phí cơ bản tối thiểu trong bảo hiểm lắp đặt tối thiểu là 300USD hoặc tươngđương bằng các loại tiền khác

Trang 18

- Việc xác định phụ phí rủi ro lũ lụt phụ thuộc vào sức chịu của công trình đốivới tác động của gió, bão, lũ lụt.

5.2 Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm

Thông tư số 76/2003/TT -BTC đã quy định “Khi xảy ra sự cố thuộc tráchnhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho bên mua bảo hiểmtheo đúng các điều kiện và điều khoản của hợp đồng bảo hiểm”

Khi xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bảo hiểm, trước khi giải quyết bồithường người bảo hiểm phải tiến hành giám định tổn thất một cách cẩn thận.

5.2.1 Nguyên tắc chung trong công tác giám định và bồi thường tổn thất

Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong bảo hiểm kỹ thuật phảituân thủ theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo quyền lợi cho công ty bảohiểm cũng như người được bảo hiểm Cụ thể như sau:

- Việc giám định và giải quyết bồi thường phải đảm bảo kịp thời, chính xác,khách quan và thỏa đáng Ngoài ra, do tính chất phức tạp và đặc thù của các đốitượng bảo hiểm trong bảo hiểm kỹ thuật, các nhà bảo hiểm có thể trực tiếp hoặcthuê giám định viên chuyên nghiệp thực hiện công tác giám định.

- Nhà bảo hiểm phải giải quyết bồi thường trong vòng 15 ngày sau khi hoàntất hồ sơ khiếu nại.

- Người được bảo hiểm mua bảo hiểm theo đơn giá nào thì bồi thường theođơn giá đó, việc sửa đổi, điều chỉnh chỉ có hiệu lực trước khi xảy ra tổn thất.

5.2.2 Các bước cơ bản trong giám định và bồi thường tổn thất

Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định

Khi tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay chongười bảo hiểm, đồng thời giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp đềphòng, hạn chế tổn thất phát sinh thêm Sau một khoảng thời gian nhất định phảihoàn thành các giấy tờ sau và gửi cho người bảo hiểm:

- Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất;- Giấy yêu cầu giám định;

- Giấy chứng nhận bảo hiểm; - Hoá đơn thanh toán phí bảo hiểm;

- Xác nhận của các nhân chứng về tai nạn hoặc sự cố;- Các giấy tờ khác ( nếu có ).

Trang 19

Tiến hành giám định:

Công tác này đòi hỏi người giám định viên phải giải quyết những công việcsau:

- Xem xét và chụp ảnh hiện trường

- Thu thập toàn bộ các số liệu, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến tổnthất

- Lập biên bản giám định hiện trường

- Thẩm tra lại các bên có liên quan về tai nạn hoặc sự cố và các biệnpháp đề phòng hạn chế tổn thất phát sinh thêm.

Giải quyết khiếu nại và bồi thường:

Nguyên tắc chung của quy trình thông báo và giải quyết khiếu nại của tấtcả các sự cố phát sinh như sau:

- Tất cả các sự cố - Thông báo phải bằng fax hoặc email trong vòng 24 giờ kểtừ khi phát sinh.

- Sự cố lớn hoặc nghiêm trọng phải ngay lập tức thông báo bằng điện thoại sauđó thông báo bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố.

- Tất cả các sự cố - đề nghị fax mẫu Thông báo tổn thất đính kèm tại phụ lụctrong vòng 7 ngày kể từ khi xảy ra sự cố.

Một bộ hồ sơ khiếu nại yêu cầu bồi thường bao gồm:+ Giấy chứng nhận bảo hiểm

+ Các hoá đơn đóng phí bảo hiểm + Biên bản giám định hiện trường+ Báo cáo của công an (nếu cần).+ Lời khai của nạn nhân, nhân chứng.

Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm căn cứ vào thời hạn hiệu lực bảohiểm, phạm vi bảo hiểm Trách nhiệm của công ty bảo hiểm chỉ phát sinh đối vớiđối tượng được bảo hiểm và khi người được bảo hiểm khiếu nại yêu cầu bồi thườngtrong thời gian quy định.

Giới hạn trách nhiệm Bảo hiểm cao nhất mà người bảo hiểm phải gánh chịu:+ Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm;

+ Mức giới hạn trách nhiệm đối với bên thứ ba;

+ Giới hạn trách nhiệm đối với các tổn thất do các rủi ro bổ sung (Giới hạntrách nhiệm cao nhất trong các trường hợp tổn thất do các rủi ro thiên tai).

Trang 20

Trong trường hợp xảy ra tổn thất mà chưa rõ nguyên nhân, công ty bảohiểm cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an làm sáng tỏ nguyên nhân vàtrách nhiệm của người được bảo hiểm, tránh để xảy ra trục lợi bảo hiểm.

Sau khi đã xem xét, đánh giá và thực hiện đầy đủ các công việc trên đồngthời nhận đầy đủ giấy tờ cần thiết từ người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm tiếnhành bồi thường cho người được bảo hiểm và phải thông báo bằng văn bản kể cảtrong trường hợp từ chối bồi thường kèm theo băn bản ghi rõ nguyên nhân từ chối.

Trình tự giải quyết một vụ bồi thường có thể được minh họa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Sơ đồ thông báo và giải quyết sự cố:

6 Hợp đồng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Hợp đồng bảo hiểm là bản cam kết trách nhiệm giữa người bảo hiểm vàngười tham gia bảo hiểm Nội dung của hợp đồng bảo hiểm thường ghi rõ nhữngđiểm mà hai bên thoả thuận, cùng với những văn bản pháp lý trong thực hiện hợpđồng

- Thông báo tổn thất bằng công văn hoặc mẫu thông báo tổn thất.

- Phối hợp, tạo điều kiện cho Giám định viên thực hiện công tác giám định.

- Cung cấp các thông tin cần thiết nếu được yêu cầu.- Hoàn thiện hồ sơ bồi thường

theo hướng dẫn của công ty bảo hiểm.

- Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện thông báo tổn thất và fax cho côngty bảo hiểm

- Kiểm tra, đánh giá sơ bộ tổn thất.- Thực hiện giám định tổn thất (nếu

- Họp định kỳ với khách hàng và các bên có liên quan trong quá trình giám định, giải quyết khiếu nại nếu tổn thất lớn và phức tạp.- Thông báo kết quả giám định, kết

quả trao đổi thống nhất giữa các bên.

- Hoàn thiện hồ sơ bồi thường.- Thông báo cho khách hàng về số

tiền bồi thường.

- Thanh toán bồi thường.

Trang 21

Sau khi thu xếp xong một hợp đồng xây dựng - lắp đặt Người bảo hiểm cấpđơn bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm Bộ đơn bảo hiểm xây dựng và lắp đặtđầy đủ bao gồm các tài liệu sau:

- Bản câu hỏi và yêu cầu bảo hiểm.- Bản đánh giá rủi ro

- Hợp đồng bảo hiểm

- Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Điều khoản bảo hiểm/ điều khoản bồi thường và các điều khoản bổ sung (nếucó).

- Thông báo thu phí bảo hiểm.

Một trong những công việc quan trọng của người bảo hiểm trước khi cấp đơnbảo hiểm cho một công trình xây dựng - lắp đặt là phải đánh giá các rủi ro có thểảnh hưởng đến công trình Tuy nhiên để có thể tính toán được các yếu tố ảnh hưởngnói trên thì người được bảo hiểm phải trả lời một cách chính xác và chân thật bảncâu hỏi mà người bảo hiểm đưa ra cho mỗi loại công trình.

Bản câu hỏi và yêu cầu bảo hiểm: bản câu hỏi do người được bảo hiểmđiền vào theo mẫu in sẵn của người bảo hiểm Đây là cơ sở quan trọng để người bảohiểm căn cứ vào đó để đánh giá rủi ro, tính phí bảo hiểm và sau đó cấp đơn bảohiểm Bản câu hỏi này có nội dung như: tên, địa điểm công trình, thông tin về chủđầu tư (chủ giao thầu), chủ thầu chính, các rủi ro đặc biệt như cháy nổ, đất lở, bãogió lốc, Đối với công trình tương đối đặc biệt như cầu, đập, cảng, đường xe lửa,cống thoát nước thì ngoài bản câu hỏi nói trên còn có thêm các câu hỏi bổ sung.

III Đặc điểm quy trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt1 Đặc điểm của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là loại hình bảohiểm tương đối phức tạp Hiện nay, trên thế giới bảo hiểm xây dựng và lắp đặtkhông chỉ phát triển với tốc độ tăng nhanh về doanh thu, lợi nhuận mà còn hoànthiện đa dạng hoá các đơn bảo hiểm Tuy ra đời muộn, nhưng bảo hiểm xây dựng vàlắp đặt đã phát triển và hoàn thiện nhanh chóng Hiện nay, nghiệp vụ này vẫn đangtừng bước được cải tiến và mở rộng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tham giaBảo hiểm.

Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mang tính tất yếu khách quan.Nhu cầu xây dựng ngày càng tăng về số lượng cũng như quy mô Quy mô càng lớn

Trang 22

thì giá trị và thời gian để hoàn thành càng lớn Điều này có nghĩa là xác suất rủi rovà tổn thất cao, giá trị thiệt hại lớn Do vậy, tất yếu xuất phát nhu cầu về bảo hiểmxây dựng và lắp đặt

Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt rất nhạy cảm với tình hình đầu tưvà gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Số tiền bảo hiểm trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt thường rất lớn có khilên đến hàng trăm triệu USD Và hầu hết các trường hợp thì số tiền bảo hiểm bằnggiá trị bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm lắp đặt là đơn bảo hiểm mọi rủi ro, hầu hết tất cả các rủi roxảy ra trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị (trừ các rủi ro đặc biệt được loại trừtrong đơn bảo hiểm) đều được đảm bảo bằng đơn bảo hiểm lắp đặt.

Đơn bảo hiểm lắp đặt cũng có thể bao gồm cả các công việc xây dựng, nếugiá trị của phần việc xây dựng nhỏ hơn 50% giá trị của cả công trình Trong trườnghợp giá trị của phần việc xây dựng chiếm hơn 20% giá trị của cả công trình thì phíbảo hiểm cho phần xây dựng này được tính riêng theo phí bảo hiểm của Bảo hiểmxây dựng nhưng vẫn sử dụng đơn bảo hiểm lắp đặt.

2 Đặc điểm của quy trình triển khai nghiệp vụ

Đặc điểm của ngành xây dựng lắp đặt là các công trình ngoài trời, chịu ảnhhường của thời tiết, khí hậu Giá trị công trình rất lớn, thời gian thi công kéo dài,liên quan tới nhiều bên trong quá trình thực hiện công trình Các công trình thườngđược xây dựng vào mùa khô hay nói cách khác bảo hiểm xây dựng và lắp đặt mangtính thời vụ Vì vậy, nó ảnh hưởng đến việc bố trí nguồn lực khai thác, mở rộng mốiquan hệ theo nhiều đối tượng, thời gian khai thác thường phải kéo dài.

Thị trường bảo hiểm phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảohiểm mới ra đời góp phần tăng cường khai thác các rủi ro mới Bên cạnh đó thịtrường bảo hiểm hoàn thiện hơn giúp cho doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chấtlượng khai thác, phương thức tiếp cận khách hàng có nhiều thay đổi Vì vậy hoạtđộng khai thác bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng chịu sự tác động của thị trườngbảo hiểm nói chung Nếu thị trường bảo hiểm càng phát triển thì chi phí cho hoạtđộng khai thác sẽ tương xứng với hiệu quả mà DNBH đạt được trong quá trình triểnkhai bảo hiểm.

Trong quá trình triển khai nghiệp vụ này nếu nhận thức của chủ thầu, nhàđầu tư về tác dụng của bảo hiểm ngày càng được nâng cao thì việc khai thác bảohiểm xây dựng và lắp đặt sẽ dễ dàng hơn Và ngược lại nếu nhận thức của các nhà

Trang 23

đầu tư, chủ thầu chưa cao thì hoạt động khai thác có thể sẽ tốn nhiều chi phí hơnnhưng lại không đạt hiệu quả cao

Khai thác viên bảo hiểm là người tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu kháchhàng, tạo ấn tượng,hình ảnh của doanh nghiệp bảo hiểm cho khách hàng Vì vậy, cókhai thác hay duy trì được hợp đồng bảo hiểm hay không là phụ thuộc một phần vàokĩ năng, trình độ của cán bộ khai thác.

Hoạt động nhận tái của các công ty tái trên thị trường: Sự gia tăng năng lựcnhận tái bảo hiểm từ thị trường thế giới và khu vực góp phần giúp các công ty bảohiểm trong nước có thêm sự lựa chọn trong việc thu xếp chương trình tái bảo hiểm.Nhưng nếu hợp đồng nào có phí quá thấp có thể sẽ không được nhận tái Điều nàytác động đến việc lựa chọn phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm củacán bộ khai thác Và có thể tác động đến việc chuyển hướng khai thác của doanhnghiệp bảo hiểm.

CHƯƠNG II

THỰC TẾ TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XÂYDỰNG VÀ LẮP ĐẶT Ở CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ

ĐÔNG ĐÔ

Trang 24

I Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bảohiểm Dầu khí Đông Đô

1 Lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy của Công ty

1.1 Lịch sử hình thành Công ty

Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lậptheo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính tiền thân làCông ty Bảo hiểm Dầu khí, từ loại hình Công ty 100% vốn nhà nước - thành viêntập đoàn Dầu khí Việt Nam trở thành Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chính làTập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 59,48% vốn điều lệ), cóphạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài Kể từ khi thành lậpđến nay, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã trưởng thành vàphát triển mạnh mẽ về quy mô cũng như tiềm lực tài chính.

PVI được đánh giá là Công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam tronglĩnh vực bảo hiểm công nghiệp và trở thành Doanh nghiệp có thị phần bảo hiểm gốclớn thứ 2 thị trường PVI không ngừng tăng trưởng, trong năm 2009 tổng doanh thuthực hiện đạt 3.006,15 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2008 Vốn điều lệ năm 2009là 1035,5 tỷ đồng, kế hoạch sẽ tăng lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010 Hệ thống kinhdoanh bao gồm 25 công ty thành viên và hơn 150 phòng kinh doanh trên toàn quốcđảm bảo phục vụ và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng Đặc biệt PVIđược Standard&Poor’s – hãng định mức tín nhiệm danh tiếng thế giới lựa chọn vàodanh sách Top 5 cổ phiếu hàng đầu Việt Nam.

Với những nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, thương hiệu PVI đã đượcbiết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và có chỗ đứng nhất định trên thị trườngquốc tế Năm 2002, Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 - DNV(Det Norske Veritas) - Giấy chứng nhận số: HT 409/2.08.32 ngày 22/11/2002 Đặcbiệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, vàotháng 9 năm 2005 đã được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và tháng 7/2007được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh Năm 2006, khi thực hiện bán cổ phần lầnđầu, cổ phiếu PVI đã xác lập kỷ lục là cổ phiếu có giá đấu cao nhất thị trườngchứng khoán Việt Nam Tháng 10/2007 là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặnggiải thưởng Sao Vàng Đất Việt Các đồng chí Lãnh đạo PVI được nhận các danhhiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, Cúp Doanh nhân Asean, Giải thưởng Doanh

Trang 25

nhân tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương, Danh hiệu chiến sỹ thi đua toànquốc Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệumang tên PVI.

Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô (PVI Đông Đô) được thành lập vàongày 02/04/2007 theo quyết định số 66/QĐ-PVI, là đơn vị trực thuộc của Công tycổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, PVI Đông Đô đã đóng gópmột phần không nhỏ vào sự phát triển của Tổng công ty Hiệu quả hoạt động củaCông ty được thể hiện bằng sự đóng góp doanh thu phí vào tổng doanh thu của toànTổng công ty: doanh thu từ 15,8 tỷ đồng trong năm 2007 tăng lên đến hơn 91 tỷđồng trong năm 2009 Cùng như toàn thể công ty, PVI Đông Đô ngày càng hoạtđộng hiệu quả và đến nay đã đứng vững trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Hiện nay, thị trường Bảo hiểm có xu thế ngày càng sôi động và phức tạp,do đó Công ty PVI Đông Đô phải luôn nỗ lực phấn đấu, kịp thời nắm bắt tình hìnhđể giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

1.2 Tổ chức bộ máy của Công ty

Ngay khi được cấp phép thành lập và đăng ký kinh doanh, công ty đãnhanh chóng triển khai phát triển bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh bảo hiểmtại khu vực Hà Nội và các khu vực lân cận.

Trang 26

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty bảo hiểm PVI Đông Đô:

2 Lĩnh vực hoạt động

Để phục vụ cho nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức kinh tế, các nhàđầu tư cũng như mọi thành phần kinh tế khác, công ty PVI Đông Đô đã và đang tiếnhành các nghiệp vụ bảo hiểm sau:

- Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

- Bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt

- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

Trang 27

- Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu sông, tàu đánh cá) và trách nhiệm dân sự củachủ tàu

- Bảo hiểm dầu khí- Bảo hiểm hàng không- Bảo hiểm trách nhiệm- Bảo hiểm nhà tư nhân- Bảo hiểm tài sản- Bảo hiểm tiền

- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh- Bảo hiểm con người

- Bảo hiểm du lịch- Bảo hiểm học sinh- Bảo hiểm y tế tự nguyện

3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây

Địa bàn Hà Nội là nơi tập trung tất cả các Công ty bảo hiểm đã được Nhànước cấp giấy phép hoạt động, là nơi tập trung tất cả các chính sách cạnh tranh củacác Công ty bảo hiểm khác Tại thời điểm thành lập Công ty PVI Đông Đô cũng đãphải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt với các Công ty bảo hiểm trong và ngoàinước, mỗi công ty đều có những chính sách, thủ thuật riêng nhằm giành giật, chiếmlĩnh thị phần Trước điều kiện khó khăn như vậy, Công ty đã tổ chức phục vụ tốtkhách hàng để tạo lập địa bàn và phát triển kinh doanh, đồng thời áp dụng linh hoạtcác chính sách của Nhà nước, các quy định của Tổng công ty vào hoạt động kinhdoanh Cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn và hỗ trợ tích cực, kịp thời của các phòngban trên Tổng công ty, đặc biệt là sự tín nhiệm và mến mộ của khách hàng nên côngty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3: Doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2007-2009

(triệu đồng)

Phí BH thực thu(triệu đồng)

Tỷ lệ tăng tương đối(theo doanh thu) (%)

Trang 28

2007, nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác nhân sự, khai thác bởi vậydoanh thu khi đó chỉ đạt 15,8 tỷ đồng Sau 2 năm hoạt động, hoạt động kinh doanhđi vào ổn định khiến doanh thu phí bảo hiểm đã tăng rất nhanh (tăng 270% năm2008 và 56% năm 2009) Để đạt được kết quả đó, Công ty đã phải nỗ lực khôngngừng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác bảo hiểm, gia tăng cả về sốlượng và chất lượng của các chuyên viên, đại lý bảo hiểm…

Bảng 4: Kết quả hoạt động doanh thu theo nghiệp vụ

(Nguồn: Phòng kế toán - PVI Đông Đô)Doanh thu phí bảo hiểm của tất cả các nghiệp vụ qua các năm đều tăngnhưng không tăng đều nhau Trong suốt 3 năm phát triển, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơgiới vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất so với tất cả các nghiệp vụ khác Doanh thudo nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới mang về luôn chiếm từ 56-59% tổng doanh thu.Điều đó cho thấy nghiệp vụ này đã được thực hiện rất tốt công tác tìm kiếm, khaithác khách hàng, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty Tuy nhiên đây vẫn là nghiệpvụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường khá cao, trong 2 năm 2008, 2009 số tiền bồi thườngchiếm khoảng 37% doanh thu nghiệp vụ.

Đặc biệt trong năm 2009, PVI Đông Đô đã ký được rất nhiều đơn bảo hiểmhàng không thông qua các dịch vụ chuyển giao/phối hợp với Tổng công ty mà mứcphí thấp nhất là 21 triệu đồng và cao nhất lên tới gần 6 tỷ đồng tiền phí bảo hiểm.Điều này làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm kháctăng đột biến (từ 3,7 tỷ đồng năm 2008 lên 12,2 tỷ đồng năm 2009).

Tại PVI Đông Đô, trừ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ra thì các nghiệp vụbảo hiểm còn lại đóng góp một phần khiêm tốn vào tổng doanh thu toàn công ty(chiếm khoảng từ 5-15% tổng doanh thu) Bởi vì các nghiệp vụ bảo hiểm cháy, bảo

Trang 29

hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải, … cần phải có một thời gian nhất định để có thểtiếp cận, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng Qua đó mới có thể thỏa thuận,hợp tác với khách hàng để họ tham gia bảo hiểm Tiềm năng của các nghiệp vụ bảohiểm này là rất lớn vì chỉ với một đơn bảo hiểm xây dựng lắp đặt có thể mang lạivài trăm đến hàng tỷ đồng tiền phí bảo hiểm cho công ty.

Trong suốt 3 năm qua, Công ty PVI Đông Đô luôn cố gắng để hoàn thànhmức kế hoạch mà Tổng công ty giao, những con số trên thể hiện sự nỗ lực hết mìnhcủa ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên công ty trong điều kiện kinh doanh cạnhtranh gay gắt như hiện nay.

II Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệpvụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô

1 Thuận lợi

Sau 3 năm kể từ khi thành lập đến nay có thể thấy những thuận lợi cơ bảnđã góp phần vào sự thành công của hoạt động bảo hiểm xây dựng lắp đặt như sau:

Thứ nhất: Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm từng bước

được cải thiện Cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảohiểm đã được xây dựng và ban hành Hệ thống các văn bản này sẽ tăng cường hiệulực quản lý của nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp bảohiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm.

Thứ hai: Tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại

Việt Nam Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinhtế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận Cùng vớimức tăng trưởng GDP các năm luôn đạt cao ( năm 2005 là 8,43%; 2006 đạt 8,17%,2007 đạt 8,44%, 2008 đạt 6,18%, 2009 đạt 5,53% ), ngành bảo hiểm Việt Nam tiếptục có những bước phát triển vững chắc Song song với nó, bảo hiểm kỹ thuật đãđóng góp một phần tương đối lớn vào sự phát triển chung đó và hứa hẹn sự pháttriển cao hơn trong tương lai Sở dĩ bởi vậy vì thị trường bảo hiểm xây dựng và lắpđặt ở Việt Nam chứa đựng tiềm năng lớn.

Thứ ba: Môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư

nước ngoài bởi tình hình kinh tế chính trị ổn định, có nhiều chính sách khuyếnkhích đầu tư, và đang được cải thiện rất nhanh chóng về kiến trúc thượng tầng, cùngvới chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng lắp đặt tăng

Ngày đăng: 23/11/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2:Biểu phụ phí rủi ro bão, lũ lụt - An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc
Bảng 2 Biểu phụ phí rủi ro bão, lũ lụt (Trang 17)
Bảng 4: Kết quả hoạt động doanh thu theo nghiệp vụ - An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc
Bảng 4 Kết quả hoạt động doanh thu theo nghiệp vụ (Trang 28)
Để đánh giá kết quả cụ thể, ta theo dõi tình hình chi giám đinh – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt qua bảng sau: - An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc
nh giá kết quả cụ thể, ta theo dõi tình hình chi giám đinh – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt qua bảng sau: (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w