Kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc (Trang 42 - 44)

III. Thực tế triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt của công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô

4. Kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

 Kết quả kinh doanh của các nghiệp vụ bảo hiểm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, nó quyết định sự sống còn của mỗi công ty bảo hiểm. Cùng với nghiệp vụ bảo hiểm khác, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cũng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của công ty.

Ta có lợi nhuận của công ty được tính theo công thức sau:

Lợi nhuận (trước thuế) = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận (sau thuế) = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Mặc dù kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng – lắp đặt vẫn chưa đóng góp được nhiều vào tổng doanh thu toàn công ty, nhưng chỉ sau 3 năm hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này đã đạt được những kết quả rất khả quan. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7:Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

Năm

1.Tổng doanh thu (trđ) Tr.đ 2.501 6.890 7.587

2.Tổng chi phí (trđ) Tr.đ 2.174 5.514 6.164

3.Lợi nhuận trước

thuế (trđ) Tr.đ 327 1.376 1.423

4.Thuế thu nhập doanh nghiệp

(trđ) Tr.đ 98,1 412,8 426,9

5.Lợi nhuận sau thuế (trđ) Tr.đ 228,9 963,2 996,1 6. Hiệu quả theo doanh thu lần 1,150 1,249 1,231 7. Hiệu quả theo lợi nhuận sau

thuế lần 0,105 0,175 0,161

(Nguồn: Phòng kế toán - PVI Đông Đô) Trong năm 2007, lợi nhuận trước thuế của nghiệp vụ xây dựng và lắp đặt đem lại chỉ có 327 triệu đồng, lượng doanh thu đem lại cũng khá thấp là do công ty đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn trong giai đoạn đầu phát triển và chưa tạo dựng được uy tín đối với khách hàng trên thị trường.

Bước sang năm 2008 do có sự đầu tư và chiến lược thích hợp công ty phát triển vượt bậc, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đem lại hơn 1 tỷ đồng lợi nhuận (trước thuế). Để đạt được kết quả này ngoài sự nỗ lực không ngừng của chính công ty thì một phần cũng do Tổng công ty quan tâm, nâng đỡ giúp công ty tạo lập thương hiệu và vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm Hà Nội.

Trong năm 2009 lợi nhuận đem lại tăng nhẹ so với năm 2008. Công ty đã phải bồi thường nhiều hơn trong năm này, đồng thời số doanh thu đem về từ nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt vẫn chưa có sự bứt phá so với năm trước. Tổng doanh thu nghiệp vụ này có tăng nhưng không nhiều. Mặt khác công ty đã phải giữ lại phần rất lớn để trích lập vào các quỹ dự phòng. Các quỹ này được coi như những khoản phải chi vì nó được dùng để bồi thường cho những tổn thất đã xảy ra nhưng chưa thanh toán và những tổn thất có thể sẽ xảy ra. Việc trích lập các quỹ này ở mức tối thiểu theo quy định của Bộ Tài chính là:

-Quỹ dự phòng phí: áp dụng phương pháp trích lập hệ số 1/24 hoặc 1/365 -Quỹ dự phòng bồi thường: Tính theo công thức mà Bộ Tài chính quy định.

-Quỹ dự phòng giao động lớn: Phải trích lập hàng năm đến khi khoản dự phòng này bằng 100% phí thực giữ lại trong năm tài chính.

toàn và khả năng thanh toán cao cho công ty (quỹ dự phòng phí trích 49% phí giữ lại). Như vậy, nếu giảm những khoản trích lập này đi thì lợi nhuận sẽ tăng lên và ngược lại. Việc quyết định lợi nhuận cao hay thấp cũng hết sức linh hoạt, nó phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty, phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo. Vì vậy, có thể lợi nhuận thấp nhưng chưa phải là kết quả kinh doanh không tốt.

Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu (lợi nhuận) đạt được và chi phí bỏ ra. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định. Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy hiệu quả theo doanh thu năm 2008 cao nhất: 1,249 lần; điều đó tức là trong năm này ta bỏ 1 triệu đồng chi phí thì thu về được 1,249 triệu đồng doanh thu. Bên cạnh đó, hiệu quả lợi nhuận sau thuế trong năm 2008 cũng là cao nhất (0,175 lần); cứ mỗi 1 đồng chi phí thì thu được lãi là 0,175 đồng.

Một phần của tài liệu An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w