Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô

Một phần của tài liệu An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc (Trang 29 - 33)

vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại PVI Đông Đô

1. Thuận lợi

Sau 3 năm kể từ khi thành lập đến nay có thể thấy những thuận lợi cơ bản đã góp phần vào sự thành công của hoạt động bảo hiểm xây dựng lắp đặt như sau:

Thứ nhất: Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm từng bước được cải thiện. Cho đến nay, về cơ bản các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm đã được xây dựng và ban hành. Hệ thống các văn bản này sẽ tăng cường hiệu lực quản lý của nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo của doanh nghiệp bảo hiểm, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người được bảo hiểm.

Thứ hai: Tiềm năng to lớn của thị trường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, mặc dù bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn có những bước phát triển đáng ghi nhận. Cùng với mức tăng trưởng GDP các năm luôn đạt cao ( năm 2005 là 8,43%; 2006 đạt 8,17%, 2007 đạt 8,44%, 2008 đạt 6,18%, 2009 đạt 5,53% ), ngành bảo hiểm Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển vững chắc. Song song với nó, bảo hiểm kỹ thuật đã đóng góp một phần tương đối lớn vào sự phát triển chung đó và hứa hẹn sự phát triển cao hơn trong tương lai. Sở dĩ bởi vậy vì thị trường bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ở Việt Nam chứa đựng tiềm năng lớn.

Thứ ba: Môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn rất hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi tình hình kinh tế chính trị ổn định, có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, và đang được cải thiện rất nhanh chóng về kiến trúc thượng tầng, cùng với chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nhu cầu xây dựng lắp đặt tăng lên

không ngừng. Mặt khác, Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO vào đầu năm 2007 đã làm cho vị thế của nước ta được nâng lên tầm cao mới trên trường quốc tế. Đầu tư trong nước và nước ngoài gia tăng, kéo theo sự phát triển của các cơ sở hạ tầng trong nước. Sự tăng trưởng vượt bậc của FDI vào Việt Nam trong năm 2007, 2008 và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo tạo điều kiện cho bảo hiểm xây dựng và lắp đặt tiếp tục phát triển.Đây là những nhân tố ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt tại Việt Nam.

Ngoài những dự án đang triển khai như Đường cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Sài Gòn - Trung Lương, Hà Nội - Lào Cai, Đại lộ Đông tây, Hầm Thủ Thiêm, Cầu Cần Thơ… thì những dự án sẽ triển khai với tổng vốn đầu tư lên tới 150 tỷ USD như các tuyến Metro Hà Nội, TP. HCM; dự án Đường cao tốc Hà Nội - TP. HCM; các dự án phát triển năng lượng hạt nhân tại Bình Thuận… góp phần giúp mảnh đất bảo hiểm thêm màu mỡ để các doanh nghiệp khai thác.

Thứ tư: Nhận thức của các nhà đầu tư, chủ thầu, … ngày càng được nâng cao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tuyên truyền của các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, tập quán mua bảo hiểm của các nhà đầu tư nước ngoài cũng ảnh hưởng một phần tới nhận thức của họ, khiến họ dần tiếp cận và quyết định tham gia bảo hiểm. Điều này cũng đã góp phần làm cho hoạt động khai thác bảo hiểm trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Thứ năm: Đến nay công ty đã đào tạo được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong khai thác, đánh giá và quản lý rủi ro, đồng thời có một quy trình làm việc rất khoa học, nghiêm túc. Không những thế công ty còn luôn chú trọng tới việc thu hút, đào tạo nguồn nhân lực trẻ. Trong tương lai gần, đội ngũ này có thể làm chủ các quy trình nghiệp vụ góp phần đưa công ty phát triển hơn nữa.

2. Khó khăn

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi song hoạt động khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt của Công ty PVI Đông Đô vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn nhất định:

•Hệ thống pháp lý về kinh doanh bảo hiểm còn thiếu và chưa đồng bộ. Do chưa có luật về phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, thiếu văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nên dẫn tới hiện tượng các doanh nghiệp vi phạm các quy định về hợp tác và cạnh tranh, không thực hiện triệt để các quy định của pháp luật về báo cáo thống kê, một số doanh nghiệp thành lập chi

nhánh, bổ nhiệm người điều hành không xin phép chấp thuận trước của cơ quan có thẩm quyền...

Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Phương thức kiểm tra, giám sát còn nặng về hành chính, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhà nước. Hệ thống các chỉ tiêu giám sát, đánh giá rủi ro về vốn, về hoạt động tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước còn thiếu. Công nghệ quản lý còn lạc hậu, chưa có hệ thống phần mềm quản lý và nối mạng với các doanh nghiệp để phục vụ cho quản lý được kịp thời.

Chính những khó khăn, bất cập này làm cho thị trường bảo hiểm Việt Nam bị hạn chế phát triển.

•Luật Xây dựng và Luật Kinh doanh bảo hiểm đều quy định về mua bảo hiểm trong hoạt động xây dựng. Tuy nhiên, mỗi luật lại quy định một kiểu. Cụ thể, trong luật xây dựng quy định các nhà thầu khảo sát, thiết kế, giám sát thi công có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Nhà thầu thi công công trình có nghĩa vụ mua bảo hiểm. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm (có hiệu lực từ 1/4/2001) lại quy định bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Việc mua bán bảo hiểm trong hoạt động xây dựng được thực hiện như đối với các loại hình bảo hiểm tự nguyện phi nhân thọ khác.

Các doanh nghiệp có quyền chủ động xây dựng quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm của từng loại hình bảo hiểm tương tự các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.

Trong khi mức mua và mức chi trả bảo hiểm tương ứng không được quy định mức sàn, nên các doanh nghiệp thường là mua giá trị thấp, chiếu lệ.

•Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt đang tiềm ẩn những rủi ro lớn do tình trạng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đang cạnh tranh bằng cách giảm chi phí kỹ thuật, tăng mức giữ lại quá quy định, thậm chí mở rộng phạm vi bảo hiểm, sửa đổi điều khoản bổ sung, giảm mức miễn thường, tăng chi phí khai thác hoa hồng và môi giới… Theo quy định, để thực hiện một hợp đồng dịch vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt cho các công trình có vốn đầu tư trên 50 triệu USD, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước buộc phải thu xếp việc tái bảo hiểm với các doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài có mức độ tín nhiệm nhất định nhằm đảm bảo an toàn tài chính cho dự án. Thực tế có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm trong nước đã chào phí thấp hơn cả mức phí của công ty tái bảo hiểm. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ nếu có các sự cố dẫn đến phải bồi thường, các nhà tái bảo hiểm có thể sẽ từ chối thanh toán do hợp đồng của nhà bảo

hiểm gốc với khách hàng không đúng tiêu chuẩn. Trong khi đó, các công ty bảo hiểm mới thành lập lại thường chưa có tích lũy nhiều từ các khoản dự phòng nghiệp vụ. Điều này có thể làm doanh nghiệp dẫn tới bờ vực phá sản.

Hiện trên thế giới, các doanh nghiệp bảo hiểm đều áp dụng điều khoản chuẩn về bảo hiểm trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, nhưng vì Việt Nam chưa có nên các điều kiện, điều khoản bảo hiểm trong lĩnh vực này của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam không đồng bộ với nhau.

•Bên canh đó các tư vấn cho những công trình riêng lẻ của dân cư trong đô thị hầu như không mua bảo hiểm. Kết quả là khi xảy ra sự cố, do sơ suất nghề nghiệp, đơn vị tư vấn không đủ khả năng tài chính để khắc phục, gây thiệt hại cho xã hội và phức tạp cho việc quản lý các hoạt động xây dựng.Bản thân các chủ đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng nhà mặt phố, công trình nhỏ không quan tâm bảo vệ các đơn vị tư vấn mua bảo hiểm; không ép nhà thầu mua bảo hiểm; không thuê giám sát... nên rủi ro do sự cố càng cao.

Thực tế hiện nay, việc mua bảo hiểm công trình xây dựng, trang thiết bị và máy móc phục vụ xây dựng thường chỉ tiến hành với những dự án lớn, đặc biệt các dự án liên quan đầu tư nước ngoài. Với những gì đang diễn ra thì việc mua bảo hiểm ở nhiều công trình chỉ mang tính hình thức.

•Một vấn đề khác mà công ty đang phải đối mặt, đó là sự chi phối của các công ty môi giới. Thị trường Nhật Bản có 33 hãng môi giới bảo hiểm, nhưng doanh thu phí bảo hiểm được thu xếp qua môi giới chỉ chiếm 0,47% tổng doanh thu toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2009. Ở Việt Nam, thị trường đang bị chi phối khá mạnh bởi các công ty môi giới, họ thường thao túng các dự án lớn, đặc biệt là đối với những dự án có vốn ODA cũng như những dự án có vốn ngân sách cấp.

•Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không coi trọng việc mua bảo hiểm vì để có được công trình thi công, nhà thầu cũng như chủ đầu tư đã phải chi phí qua nhiều khâu. Do vậy, để cạnh tranh trúng thầu, phương án đầu tiên là cắt giảm chi phí và khoản cắt giảm phí bảo hiểm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, đó chỉ là những nhận thức của chủ thầu thiếu kinh nghiệm. Với các công trình lớn, đặc biệt các công trình có sự tham gia của các đối tác nước ngoài thì hầu hết chủ đầu tư và chủ thầu đều mua bảo hiểm.

•Hiện nay số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia tăng nhanh, nhưng chất lượng dịch vụ còn thấp, bởi cán bộ chuyên trách yếu, nhiều nhân viên tư vấn bán hàng

chưa được qua đào tạo, đội ngũ giám định bồi thường thiếu kinh nghiệm, công ty giám định và tính toán tổn thất thiếu chuyên nghiệp… Nhiều nhân viên bảo hiểm còn chưa hiểu hết được hoặc chưa đúng nội dung các điều kiện bảo hiểm làm cho khách hàng hiểu sai, dẫn tới tranh chấp giữa khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm đặc biệt đối với tổn thất của những công trình lớn trong bảo hiểm xây dựng và lắp đặt.

Một số công ty sử dụng những cán bộ nhân viên không có nghiệp vụ bảo hiểm hay thực hiện chế độ khoán doanh thu phí bảo hiểm cho các chi nhánh, phòng bảo hiểm khu vực hay đại lý. Để đạt chỉ tiêu được giao khoán, các bộ phận này buộc phải chạy theo doanh số, không đánh giá, khảo sát rủi ro, bán sản phẩm bảo hiểm bằng mọi giá.

•Những khó khăn xuất phát từ bản thân công ty: Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt cần phải có một thời gian nhất định để tiếp cận, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng. Trong khi đó, PVI Đông Đô mới thành lập từ năm 2007 nên còn gặp khá nhiều khó khăn trong công tác khai thác, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, một số cán bộ trên các phòng nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm thực tế trong khai thác, quản lý khách hàng. Ngoài ra, nguy cơ trục lợi bảo hiểm luôn tồn tại, nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng và lắp đặt lại rất phức tạp, nên việc phát hiện ra trục lợi cũng khó khăn, phức tạp.

Một phần của tài liệu An sinh giáo dục Thực trạng và một số biện pháp phát triển nghiệp vụ này ở công ty Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.doc (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w