Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Đối với ngành giáo dục Người căn dặn: Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng. Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhà trường và lớp lớp thế hệ học sinh Việt Nam đã thuộc lòng và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, “Học tập tốt, lao động tốt”, “Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”, “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam theo 4 phẩm chất: Biết tự học, tự giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết yêu thương
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến huyện
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT Họ và tên
Ngày tháng năm sinh
Nơi công tác Chức
danh
Trình độ chuyên môn
Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
học
Giáo viên
Đại học Tiểu học 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Tiểu học do lớp mình chủ nhiệm”
1 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9
năm 2018
4 Mô tả bản chất của sáng kiến:
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc đã từng dạy: "Có tài
mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó." Đối với ngành giáo dục Người căn dặn: "Dạy cũng như học, phải chú
trọng cả tài lẫn đức Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc quan trọng."
Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhà trường và lớp lớp thế hệ học sinh Việt Nam đã thuộc lòng và ghi nhớ 5 điều Bác Hồ dạy:
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, “Học tập tốt, lao động tốt”, “Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt”, “Giữ gìn vệ sinh thật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” Giáo dục phẩm chất nhân cách cho học sinh là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con
Trang 2người Việt Nam theo 4 phẩm chất: Biết tự học, tự giải quyết vấn đề; Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết yêu thương… Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh lớp 5C - Trường Tiểu học Tôi muốn đi sâu tìm hiểu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp mình chủ nhiệm, với mong muốn giáo dục các em trở thành những học sinh có phẩm chất tốt, có nền tảng đạo đức, luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, trở thành những công dân tốt trong tương lai, xây dựng và bảo vệ đất nước Từ đó có được những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy tôi mạnh dạn
chọn sáng kiến: “Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh Tiểu học
do lớp mình chủ nhiệm” để nghiên cứu.
a Đặc điểm tình hình:
Đặc điểm tình hình học sinh Lớp 5C năm học 2018 - 2019 như sau:
Tổng số: 26 học sinh, trong đó:
- Học sinh nữ: 12 em
- Học sinh nam: 14 em
- Học sinh dân tộc thiểu số: 11 em
- Học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn: 7 em
+ Học sinh nghèo: 02 em
+ Học sinh cận nghèo : 02 em
+ Học sinh mồ côi: 02 em
+ Học sinh mắc bệnh xã hội: 01 em
* Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học đặc biệt là công
tác giáo dục phẩm chất cho học sinh
- Bản thân giáo viên nhiệt tình trong công tác, nhiệt huyết, hết lòng vì học sinh thân yêu
- Đại đa số học sinh có đầy đủ đồ dùng học tập, đi học đều, sức khỏe tốt
Trang 3- Cơ sở vật chất của trường, lớp đảm bảo cho việc dạy và học như: Tài liệu giảng dạy; Bàn, ghế học sinh đúng quy cách và đủ chỗ ngồi cho học sinh; Bàn, ghế giáo viên; Bảng lớp; Hệ thống đèn và hệ thống quạt, có tủ đựng hồ sơ, thiết
bị dạy học
* Khó khăn:
- Một số phụ huynh còn mải làm ăn chưa có sự quan tâm nhiều đến việc học của con em mình Một số ít phụ huynh còn phó mặc việc dạy học và giáo dục cho thầy cô và nhà trường; một số em có hoàn cảnh gia đình éo le, mồ côi cha hoặc mẹ, bố mẹ bỏ nhau ở với ông bà đã hết tuổi lao động, bố vướng vào tệ nạn của xã hội
- Trình độ tiếp thu của học sinh không đồng đều, còn một số em nhận thức còn chậm
b Thực trạng:
- Nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin: 7 em (biểu hiện thường xuyên: Ngại giao tiếp, ngại phát biểu ý kiến, trả lời ấp úng, trình bày ý kiến trước cô giáo và các bạn rụt rè, )
- Ý thức kỉ luật còn hạn chế: 4 em (Đôi khi còn chưa nghiêm túc trong các hoạt động tập thể, đi học muộn giờ, nói chuyện tự do trong giờ học, chưa tự giác chấp hành nội quy của nhà trường, )
- Mất đoàn kết với các bạn: 2 em (Đôi khi còn nói tục, chửi bậy, chế giễu bạn bè, đánh bạn, chưa biết nhường nhịn bạn, )
- Chưa trung thực: 2 em (Đôi khi còn nói dối cô giáo, nói dối bố mẹ, không nhận lỗi, tự ý lấy đồ dùng học tập của bạn, chưa tự làm bài tập mà mượn bài của bạn chép, )
- Học và thực hiện yêu cầu một cách đối phó, chưa tự giác: 7 em (Biểu hiện thường xuyên: ngại học, làm bài tập cho xong hoặc mượn bài của bạn chép, chưa hứng thú tự giác học tập, khi được kiểm tra nhắc nhở mới thực hiện, )
- Chưa lễ phép với người lớn: 1 em (Hay cãi lại bố mẹ, chưa nghe lời người lớn)
Trang 4- Chưa có trách nhiệm về việc làm của mình: 3 em (Đánh rơi sách của bạn, làm rách sách vở của bạn, làm em nhỏ vấp ngã nhưng không tìm cách khắc phục
và xin lỗi, )
- Chưa chăm làm: 4 em (Thường xuyên không tự giác làm trực nhật, uể oải khi làm các công việc được nhà trường hoặc cô giáo phân công)
Với những biểu hiện trên về phẩm chất ở học sinh tiểu học chưa phải là trầm trọng nhưng nếu không được quan tâm, giáo dục uốn nắn kịp thời thì sẽ phát triển một cách lệch lạc Đó là mầm mống của những con người sẵn sàng gian lận, trộm cắp, lười biếng, bạo lực để có lợi cho bản thân, làm đẩy lùi
sự phát triển của xã hội, của đất nước
c Nguyên nhân:
* Bản thân học sinh:
- Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học còn nhỏ Một số học sinh chưa có tính tự giác, tự quản, tự lực còn hạn chế ỷ lại, chưa cố gắng, chưa phân biệt được tốt, xấu, sống theo bản năng
* Về phía gia đình:
- Một số gia đình coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc uốn nắn giáo phẩm chất cho các em, không để các em làm bất cứ việc gì ở gia đình dù là việc nhỏ vừa sức với lứa tuổi như quét nhà, nhặt rau, rửa bát khiến các em không có kĩ năng sống, ngại làm việc nhà
- Một số gia đình, cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống, ảnh hưởng tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em (buôn bán gian lận, bố
mẹ không hòa thuận, bạo lực gia đình, nói tục, chửa bậy, )
- Một số gia đình để các em tự sử dụng máy tính, internet, điện thoại, xem ti vi không có sự kiểm soát của bố mẹ, gây tình trạng bắt chước những hiện tượng tiêu cực, bạo lực dẫn tới chán học, ngại học, mệt mỏi, uể oải, ngại làm việc
- Một số bố mẹ đi làm ăn xa, bỏ nhau, các em ở với ông bà đã hết tuổi lao động, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường, cho thầy cô, không quan tâm tới việc giáo dục con em mình,
Trang 5* Về phía giáo viên:
- Một số giáo viên còn thiên về trách phạt, quát mắng học sinh khi mắc lỗi, làm học sinh thực hiện đối phó mà thiếu tính tự giác Còn coi trọng dạy kiến thức kĩ năng hơn việc quan tâm, uốn nắn giáo dục phẩm chất cho học sinh
- Chưa tìm hiểu và phân tích đúng được những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển lệch lạc theo chiều hướng xấu về phẩm chất đạo đức của học sinh, giúp giáo viên có được những biện pháp đúng đắn để giáo dục các em trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay
Trước thực trạng và nguyên nhân trên ngay trong tháng 9 năm 2018, tôi đã tiến hành phiếu điều tra với 26 học sinh Lớp 5C và thu được kết quả như sau:
* Phiếu khảo sát đánh giá phẩm chất của học sinh Lớp 5C đầu năm học
- Mức độ hình thành và phát triển Phẩm chất:
+ Các môn học và hoạt động giáo dục
Môn học
Số lượng
Tỉ lệ
% Số lượng Tỉ lệ% Số lượng Tỉ lệ%
Lịch sử & Địa lí 8/26 30,8 18/26 69,2 0 0
d Những giải pháp đã áp dụng.
Trang 6Từ tình hình thực tiễn trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy của các môn học, những giờ sinh hoạt, những hoạt động của nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao Để thực hiện tốt việc giáo dục phẩm chất cho học sinh, đem lại kết quả cao tôi nhận thấy cần phải áp dụng một số biện pháp sau:
* Giải pháp thứ nhất: Giúp cho học sinh xác định việc học tập và rèn luyện phẩm chất là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi học sinh.
- Ngay từ đầu năm học, tiết sinh hoạt lớp đầu tiên, tôi tổ chức cho học sinh học tập các nhiệm vụ của người học sinh, nắm rõ nội dung 4 phẩm chất cần rèn luyện, đó là: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương
- Ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, học nội quy của lớp, … Thảo luận về câu nói của Bác Hồ “Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng” Nhằm giúp học sinh hiểu được, con người không chỉ cần có tài mà còn cần có đức, tức là có phẩm chất tốt để trở thành người có ích
- Giáo viên lấy ví dụ cụ thể: người vô kỉ luật, bất hiếu với cha mẹ, trộm cắp, … thì có giúp ích được cho gia đình không? Cuộc sống của họ có bình yên, hạnh phúc không ? Vì sao? Gia đình của họ thế nào? … giúp các em xác định học tập tốt và rèn luyện phẩm chất tốt là nhiệm vụ quan trọng của mỗi người học sinh
Từ những hiểu biết và nhận thức được việc học tập và rèn luyện phẩm chất
là những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi học sinh Dựa vào cách đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh Tiểu học Tôi hướng dẫn các em để tự các em sẽ cùng nhau thảo luận, xây dựng và đi đến thống nhất nội quy lớp học để cả lớp cùng thực hiện Các em đọc và phân tích, làm rõ và từng nội quy, học thuộc ghi nhớ nội quy lớp học, để không có bạn nào vi phạm nội quy lớp học, nội quy mà do chính các em đề ra
Nội quy lớp học
Trang 7* Giải pháp thứ hai: Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống
- Đối với học sinh tiểu học, cô giáo là người mà các em xem như thần tượng để học tập, bắt chước, làm theo Bởi vậy giáo viên cần rèn luyện cho mình phẩm chất tốt, nhân hậu, chuẩn mực trong mọi hành vi, lời nói, thái độ đối với mọi đối tượng, đặc biệt thân thiện, ân cần, yêu thương, bao dung và công bằng đối với tất cả học sinh Quan tâm lo lắng, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, lúc các em bị mệt, bị ốm, …bằng tấm lòng của người mẹ
Cô giáo quan tâm động viên khi học sinh bị mệt mỏi trong lúc đang học
- Là tấm gương tận tụy, có trách nhiệm trong công việc, trung thực, đặc biệt cần giữ lời hứa đối với học sinh …
- Trò chuyện hàng ngày, quan sát lắng nghe để hiểu được những suy nghĩ, tâm tư tình cảm, sở thích, tích cách và nội tâm của mỗi em, kịp thời giúp đỡ các
em gặp khó khăn, khuyến khích khen ngợi các em khi tiến bộ, có việc làm tốt và đặc biệt là quan tâm, nhắc nhở, uốn nắn ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc về suy nghĩ, hành động, ứng xử, lời nói chưa đúng với chuẩn mực của mỗi học sinh…
- Quan tâm giáo dục phẩm chất cho học sinh nhưng không làm các em sợ sệt, mất đi sự hồn nhiên tinh nghịch của lứa tuổi, không bắt các em phải thực hiện một cách gò ép, áp đặt phải thế này, thế kia … mà tạo hứng thú, tính tự giác, tạo môi trường học tập trong lớp một cách nhẹ nhàng, thân thiện, cô và trò cùng hòa mình vào các hoạt động học tập, vệ sinh lớp học, … trong các hoạt động đó, các em có thêm những trải nghiệm kiến thức, hiểu biết, những lời khuyên bảo của cô, được khích lệ sẽ tự tin, mạnh dạn hơn, cảm nhận được sự yêu thương của cô, đoàn kết với các bạn, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ
* Giải pháp thứ ba: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động.
Trang 8- Phẩm chất học sinh được hình thành thông qua việc tiếp xúc, giao tiếp, trải nghiệm trong các hoạt động Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, phẩm chất các em được bộc lộ rõ nét trong các hoạt động cá nhân: học tập, vui chơi, hoạt động tập thể như thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ, trải nghiệm, … Trong các hoạt động này giáo viên linh hoạt tổ chức hoạt động thi đua theo nhóm, hoạt động
của cá nhân, luôn quan sát những biểu hiện ở học sinh, kịp thời khuyến khích,
uốn nắn, khuyên bảo các em tiến bộ Rèn tính kỉ luật, trung thực, đoàn kết, có trách nhiệm, tự tin, tương trợ, giúp đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ …
Hình ảnh học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
- Phẩm chất các em được bộc lộ rõ nét thông qua hoạt động lao động, chăm sóc bồn hoa Từ đó rèn cho các em kĩ năng làm vườn, giúp các em biết yêu lao động, yêu và quý trọng sản phẩm lao động, biết chăm sóc vườn trường, biết hỗ trợ cùng làm một công việc chung, mỗi người đều có trách nhiệm về việc làm của mình, thêm yêu thiên nhiên cuộc sống
Hình ảnh học sinh Lớp 5C chăm sóc bồn hoa
- Theo kế hoạch của nhà trường, của Liên đội, tổ chức các hoạt động mang tính giáo dục về tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách như: Quyên góp ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, trong trường nhân dịp Tết đến xuân về để tất cả các em đều có một cái Tết vui vẻ, ủng hộ các bạn nạn nhân chất độc màu da cam, mua tăm ủng hộ người mù
Hình ảnh học sinh ủng hộ gạo trong ngày hội “Hũ gạo tình thương, tiếp sức đến trường”
- Ngoài ra còn giáo dục học sinh có tấm lòng tương thân tương ái, giúp đỡ các bạn, không may hoạn nạn không chỉ ở trong lớp mà ở cả trong trường …Ví dụ: gia đình em Dương Gia Bảo lớp 4B không may bị tai nạn (bố mất, mẹ bị gãy xương sườn, gãy xương gò má, chọc vào mắt, tiên lượng xấu, nguy cơ bị hỏng một mắt phải điều trị ở viện Việt Đức Hà Nội Giáo viên tuyên truyền kêu gọi học sinh ủng hộ gia đình bạn Bảo Tập thể giáo viên trong trường cùng các em học sinh đã chung tay ủng hộ gia đình bạn Bảo, để làm vơi đi nỗi đau mất cha,
Trang 9giúp em tiếp tục được đến trường Sau mỗi hoạt động, giáo viên nhận xét, đánh giá cụ thể, biểu dương các em Học sinh hiểu được ý nghĩa của hoạt động, tích cực hào hứng tham gia, qua đó giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người
Hình ảnh các cô giáo và học sinh đến thăm và ủng hộ gia đình em Dương Gia Bảo
Tấm lòng tương thân tương ái không chỉ thể hiện ở việc giúp đỡ các bạn trong trường trong lớp Theo kế hoạch của nhà trường, Liên đội đã tổ chức buổi giao lưu văn hóa - văn nghệ mang nhiều ý nghĩa với đoàn trẻ khuyết tật đến từ trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam với chủ
đề “Nhịp cầu cộng đồng” với ý nghĩa giúp các em hiểu hơn về cuộc sống khó khăn của các bạn khuyết tật đồng thời học tập các bạn về nghị lực vươn lên trong cuộc sống
Trong chương trình giao lưu, các em của đoàn cùng với học sinh của nhà trường đã thể hiện được các tiết mục rất đặc sắc như: Làm ảo thuật, các bài hát, điệu múa…thể hiện tình yêu cuộc sống Họ đã khẳng định được giá trị bản thân, khả năng, tài trí của mình là không hề thua kém người thường Điều này chứng
tỏ rằng, dù con người ta có sống đời khuyết tật, nhưng không phải là chỉ im lặng tồn tại trong nỗi đau, mà là phải biết vượt lên chính bản thân mình Qua đó giáo dục các em đức tính kiên cường, sống phải có nghị lực, vượt lên trên mọi số phận, giáo dục các em lòng nhân ái, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ mọi người với tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" Các em đã tham gia một cách tích cực
Hình ảnh cô và trò Lớp 5C quyên góp ủng hộ trẻ thiệt thòi
* Giải pháp thứ tư: Tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt ở lớp ở trường để giáo dục phẩm chất cho học sinh.
Trang 10Khuyến khích, nêu những tấm gương người tốt việc tốt ở ngay trong lớp, ở trường, để các em hứng thú làm nhiều việc tốt trung thực, thật thà, nhặt được của rơi, trả người đánh mất
Ví dụ: Bạn Tô Thảo Nguyên không tham của rơi, bạn nhặt được một chiếc vòng bạc của một em học sinh lớp 1 ở vườn cây, bạn đã trả lại Bạn Giang cho bạn mượn bút Bạn Minh vứt rác không đúng nơi quy định, bạn đã dũng cảm nhận lỗi … Đồng thời khuyến khích học sinh phát hiện những việc làm chưa tốt của bạn để nhắc nhở, uốn nắn kịp thời Qua đó, các em phân biệt được tốt xấu trong phẩm chất của con người, thấy được trong cuộc sống, có rất nhiều người tốt, sống cao thượng, giàu lòng nhân ái, yêu thương con người, có hiếu với cha
mẹ, sẵn sàng giúp đỡ người khác … Các em thấy yêu cuộc sống, cố gắng học tập và rèn luyện tốt Các em đã có những biểu hiện tiến bộ như biết yêu thương giúp đỡ bạn, có cảm xúc bày tỏ đồng tình hay lên án, chăm chỉ, tự giác hơn trong mọi hoạt động
Hình ảnh em Nguyên trả lại chiếc vòng bạc cho em Đức học sinh Lớp 1D
* Giải pháp thứ năm: Thường xuyên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục phẩm chất cho học sinh.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên có kế hoạch và đến thăm gia đình học sinh
để tìm hiều hoàn cảnh, gặp gỡ, trò chuyện với phụ huynh, thường xuyên liên lạc qua điện thoại trao đổi về những biểu hiện của học sinh đặc biệt là những học sinh chưa ngoan hoặc có những biểu hiện bất thường Qua đó giáo viên nắm được rõ hơn về hoàn cảnh, những thuật lợi, khó khăn, cách giáo dục của gia đình từng em, biết được nguyên nhân để tác động phối hợp giáo dục học sinh
VD: Trò chuyện, thuyết phục, phân tích hậu quả của việc nuông chiều, đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi của các em Cần hướng dẫn và khuyến khích các em làm việc nhà vừa sức phù hợp với lứa tuổi, quản lí chặt việc sử dụng mạng internet, xem chương trình trên ti vi phù hợp với lứa tuổi, theo dõi, khuyên bảo