1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5

22 3,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhàtrường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”.Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh h

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Lê Thị Mai Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Quảng Tâm SKKN thuộc lĩnh vực : Chủ nhiệm

THANH HOÁ NĂM 2017

Trang 2

1 MỞ ĐẦU Trang 2 1.1 Lí do chọn đề tài Trang 2 1.2 Mục đích nghiên cứu Trang 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu Trang 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu Trang 2

2 NỘI DUNG Trang 4 2.1 Cơ sở lí luận Trang 4 2.2 Thực trạng Trang 7 2.3 Những giải pháp Trang 10 2.4 Hiệu quả đạt được Trang 16

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Trang 183.1 Kết luận Trang 183.2 Kiến nghị Trang 18

1 MỞ ĐẦU

Trang 3

1.1 Lí do chọn đề tài :

Trang 4

Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có tài mà không có đức thì là người vôdụng” Người coi trọng mục tiêu, nội dung giáo dục phẩm chất trong các nhàtrường như: “Đoàn kết tốt”, “Kỷ luật tốt”, “Khiêm tốn, thật thà dũng cảm”.Mục tiêu giáo dục tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầucho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về phẩm chất, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ

và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở Giáo dụcphẩm chất nhân cách cho học sinh là một trong những hoạt động quan trọngcủa nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắccủa con người Việt Nam, biết chăm học, chăm làm, tự tin, tự trọng, tráchnhiệm, trung thực, kỷ luật, đoàn kết, yêu thương Có ý thức đầy đủ về bổnphận của mình đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi trường cuộcsống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường…Thực tế hiện nay, hiện tượng suy thoái về đạo đức, một bộ phận người lớn vàthanh thiếu niên có lối sống buông thả, thực dụng cá nhân, vô cảm, coi nhẹtình người, tình cảm gia đình, coi thường pháp luật, thiếu ý thức trách nhiệmvới bản thân, với gia đình và cộng đồng, nạn bạo lực học đường đang là vấn

đề nhức nhối của toàn xã hội Là một giáo viên đang trực tiếp giáo dục họcsinh lớp 5 trường Tiểu học Quảng Tâm, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiệnnhững biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp chủ nhiệm, với mongmuốn giáo dục các em trở thành những học sinh có phẩm chất tốt, có nền tảngđạo đức, luôn vững vàng trước những khó khăn thử thách của cuộc sống, trởthành những công dân tốt trong tương lai, xây dựng và bảo vệ đất nước Từ đó

có được những đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, rút ra những bài học kinhnghiệm cho bản thân nhằm ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy

tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5”.

1.2 Mục đích nghiên cứu :

- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5

- Tìm hiểu và nắm bắt thực trạng về phẩm chất của học sinh lớp 5A trườngTiểu học Quảng Tâm Phân tích nguyên nhân Đề ra những biện pháp sư phạm

và thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục phẩm chất cho họcsinh lớp 5

1.3 Đối tượng nghiên cứu :

- Một số biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp 5 Áp dụng đối với

HS lớp 5A trường Tiểu học Quảng Tâm

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Nghiên cứu tài liệu về tâm sinh lý, sự pháttriển tư duy, đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học Đặc biệt là học sinh lứatuổi lớp 5

- Phương pháp quan sát : Quan sát những biểu hiện hằng ngày trong các hoạtđộng học tập, vui chơi, của học sinh, thái độ và những chuyển biến về phẩmchất của từng em

- Phương pháp đàm thoại : Trò chuyện với học sinh, với Phụ huynh

- Phương pháp thống kê

Trang 5

2 NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận :

Phẩm chất là một trong những thành phần chủ yếu cấu thành nhân cách con

người Trong mọi thời đại, các chương trình giáo dục được áp dụng, tuy có khácnhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung giáo dục nhưng đều hướng tới mụctiêu nhân cách Trong đó việc hình thành phẩm chất con người (đạo đức) đượcquan tâm nhấn mạnh

Qua các thời kỳ với các giai đoạn lịch sử khác nhau, yêu cầu về nhân cách nóichung và phẩm chất nói riêng của con người với tư cách là thành viên trong xãhội cũng có những thay đổi phù hợp với đòi hỏi của thời đại

Theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nền giáo dục nước tacũng đang trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nếunhư trước đây giáo dục chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh vàgiúp người học hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ thì ngày nay,điều đó vẫn còn đúng, còn cần nhưng chưa đủ Trong điều kiện kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa với những tác động tích cực của nền kinh tế tri thức

và tiến bộ của thông tin, truyền thông, giáo dục cần phải giúp người học hìnhthành một hệ thống phẩm chất đáp ứng được với yêu cầu mới Hệ thống phẩmchất đó được cụ thể hóa phù hợp với sự phát triển tâm lỳ, sinh lý của người học,phù hợp với đặc điểm môn học và cấp học, lớp học Theo đó, những phát triểncủa phẩm chất người học trong quá trình giáo dục cũng sẽ là quá trình hìnhthành, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người

Theo quan điểm tâm lý học Mác-xít thì: Con người sinh ra không phải đã cósẵn nhân cách và cũng không phải nó bộc lộ dần từ các bản năng nguyên thủy.Nhân cách là một cấu tạo tâm lý được hình thành và phát triển trong quá trìnhsống, hoạt động giao tiếp của mỗi người Hay như nhà tâm lý học nổi tiếngngười Nga A.N Leonchiep đã nói "Nhân cách là cái được hình thành, khôngphải cái được sinh ra"

Dưới góc nhìn giáo dục học thì :

Con người khi mới sinh ra chưa có nhân cách, nhân cách phản ánh bản chấtcủa xã hội của mỗi cá nhân và chỉ được hình thành, phát triển trong hoạt độnggiao lưu Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao tiếp, học tập, lao động, vuichơi, giải trí con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình

* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển phẩm chất :

Sự hình thành và phát triển phẩm chất của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi cácyếu tố: di truyền, môi trường, giáo dục và hoạt động cá nhân

Trang 6

- Các yếu tố bẩm sinh - di truyền tốt là những mầm mống của phẩm chất và tàinăng, nhất là tài năng con người các mầm mống cần được phát hiện kịp thời vàgiáo dục đúng cách thì tài năng mới phát huy, tỏa sáng Nếu không làm như vậy,mầm mống cũng bị mai một Do vậy yếu tố di truyền không có vai trò quyết địnhđến hình thành phẩm chất nhân cách.

- Môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, xã hội, hoàn cảnh sống có tác động

và ảnh hưởng to lớn đến cá nhân nhưng cũng không có vai trò quyết định đối vớiviệc hình thành và phát triển nhân cách bởi vì hoàn cảnh sáng tạo ra con ngườinhưng trong một chừng mực, con người cũng sáng tạo ra hoàn cảnh

- Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách như:giáo dục sẽ định hướng cho phát triển nhân cách, giáo dục làm phát huy các yếu

tố bẩm sinh – di truyền, giáo dục khắc phục được một số các khuyết tật, lệch lạccủa cá nhân Tuy vậy cá nhân phát triển đến mức độ nào, theo xu hướng nào,giáo dục không quyết định được cho cá nhân Giáo dục không là vạn năng

- Trong các yếu tố kể trên chỉ có hoạt động của cá nhân mới là yếu tố quyết địnhtrực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách

Dạy học hướng người học đi vào hoạt động cá nhân (hoạt động trong giờ,ngoài giờ, hoạt động giao tiếp với tự nhiên, xã hội, môi trường, trải nghiệm ),

mà các hoạt động sống, hoạt động cá nhân có vai trò quyết định đối với hìnhthành phẩm chất đạo đức Vì vậy vấn đề còn lại là người học tham gia như thếnào các hoạt động để hình thành và phát triển nhân cách của mình

Trong một dự thảo cho đổi mới về chương trình sách giáo khoa sau năm 2015

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất

và tám năng lực như sau (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 05/8/2015)

Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm

- Sống yêu thương gồm: Yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quêhương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới, nhân ái, khoan dung,yêu thiên nhiên

- Sống tự chủ gồm: Sống trung thực; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tựhoàn thiện

- Sống trách nhiệm gồm: Tự nguyện; chấp hành kỷ luật; tuân thủ pháp luật; bảo

vệ nội quy, pháp luật

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu vềphẩm chất của học sinh từng cấp học được thực hiện thông qua nhận xét các biểuhiện của học sinh đối với các thành tố tương ứng trong từng phẩm chất và nănglực

Trang 7

Theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh Tiểu học được đánh giá sự hình thành

và phát triển phẩm chất qua các mặt chủ yếu : chăm học, chăm làm; tự tin, tráchnhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương

Đánh giá bằng các mức độ :

a) Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;

b) Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;c) Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưarõ.”

*Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5 :

Chúng ta biết rằng mỗi trẻ em lớn lên về tâm lí lứa tuổi có đặc điểm chungnhưng tâm lí, cá tính, tính cách mỗi em khác nhau, mặt khác các em được lớn lên

ở mỗi hoàn cảnh gia đình môi trường khác nhau điều này có ảnh hưởng rất lớnđến việc hình thành phẩm chất ở trẻ

- Xét về mặt tâm lí : Ở lứa tuổi học sinh lớp 5 tình cảm của các em không bền

vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động bênngoài, khó kiềm chế Hay bắt chước Thích được khen và được nên gương trướcmọi người Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì nên rấtmuốn khẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin, và có dễ cóhành vi bột phát thiếu suy nghĩ

- Xét về mặt sinh lí : Theo nghiên cứu nhiều năm của Cixnôgôrôla thì trẻ thường

có các loại hành động thần kinh như :

+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn, tối ưu, nhanh, linh hoạt

+ Loại thần kinh mạnh không cân bằng, hưng phấn tăng, kém kiềm chế

+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, chậm chạp, nói chậm

+ Loại yếu, quá trình hưng phấn giảm

Nắm vững đặc điểm của từng loại thần kinh, ta có thể xếp trẻ theo nhóm để cóhướng giáo dục, uốn nắn hiệu quả hơn

*Xét về môi trường giáo dục và hoàn cảnh sống thực tế của học sinh :

Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã thể hiện những chiêm nghiệm và những đúckết về con người và việc giáo dục con người qua câu thơ trong bài thơ “Nửađêm” trong tập thơ “Nhật kí trong tù” : “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn, phần

nhiều do giáo dục mà nên” Trong cuộc sống hàng ngày, học sinh bị tác động

bởi môi trường xung quanh như nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường : Trong công tác giáo dục trẻ em thì nhà trường có vai trò vô cùng

quan trọng Học sinh đến trường, được giáo dục trở thành người có phẩm chấttốt, ở trường học sinh được tiếp xúc với các thầy cô giáo, đây cũng là mối quan

hệ giữa người với người Giáo viên là thần tượng trong lòng của học sinh Bêncạnh đó, các em được sinh hoạt trong một tập thể, nhân cách các em bị ảnhhưởng qua sinh hoạt và giao tiếp với bạn bè Các em được thầy cô giáo chỉ bảo,dạy dỗ, uốn nắn để trở thành người có phẩm chất tốt Vì thế môi trường giáo dục

Trang 8

ở nhà trường là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục phẩm chất cho các emđặc biệt là những học sinh có biểu hiện hư về đạo đức.

Gia đình và hoàn cảnh sống : Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi trẻ được

sinh ra và lớn lên, nơi bộc lộ hết thảy, nguyên dạng toàn bộ nhân cách của mỗithành viên trong gia đình Mọi hành vi, cử chỉ thái độ của ông bà, cha mẹ ảnhhưởng rất nhiều đế sự phát triển nhân cách của trẻ Ngoài ra, về đời sống vật chấtcũng tác động đến sự phát triển nhân cách của học sinh Do thiếu thốn về vậtchất và chưa có suy nghĩ đúng đắn, nhiều học sinh đã có những hành động khôngđúng với chuẩn mực đạo đức, hoặc đời sống vật chất quá đầy đủ dẫn đến nhiềutrẻ em có lối sống ích kỉ, vô cảm, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình Hiện nay,nhiều gia đình rất quan tâm đến việc giáo dục con cái, có phương pháp dạy conđúng nhưng bên cạnh đó vẫn còn những gia đình do bận rộn lo toan cho cuộcsống nên ít có điều kiện chăm sóc giáo dục con chu đáo hoặc chưa có cách giáodục phù hợp, coi trọng học kiến thức mà chưa quan tâm đến việc giáo dục phẩmchất cho con em

Xã hội : Môi trường xã hội luôn tác động lớn đến việc hình thành nhân cách

của học sinh, qua hành vi, việc làm của người lớn xung quanh, của xóm giềnghàng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, mạng in tơ nét,sách báo, phim ảnh, …Hiện nay, một số người lớn có biểu hiện suy thoái về đạođức lối sống vì những lợi ích của bản thân, các chương trình thông tin giải tríchưa có sự quản lí chặt chẽ, mà lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hay bắtchước, nhìn nhận về xã hội chưa có sự hiểu biết đầy đủ cũng gây khó khăn choviệc giáo dục phẩm chất cho học sinh

2.2 Thực trạng :

2.2.1 Về địa phương và gia đình học sinh :

*Thuận lợi :

- Ủy ban nhân dân xã luôn quan tâm chăm lo giáo dục thế hệ trẻ

- Các trường trong xã tương đối đầy đủ phương tiện dạy và học, giáo viên nhiệttình, quan tâm giáo dục học sinh cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và nănglực

- Nhiều gia đình luôn chăm lo giáo dục con em phát triển toàn diện

* Khó khăn :

- Trên địa bàn xã chưa có nơi vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em

- Trong xã vẫn còn có hiện tượng cờ bạc, trộm cắp, nghiện ngập

- Một số người lớn chưa gương mẫu, có lối sống đạo đức chưa lành mạnh

- Một số gia đình coi trọng việc học tập kiến thức và kỹ năng, xem nhẹ giáo dụcphẩm chất cho con em

- Nhiều gia đình bố mẹ đi làm xa, ít có thời gian quan tâm tới con em

Trang 9

2.2.2 Đặc điểm học sinh lớp 5A đầu năm học 2016-2017 :

- Tổng số học sinh : 34 em, 19 em nữ, không có học sinh khuyết tật, sức khỏebình thường,

- 5 em là con em gia đình công chức, viên chức, còn lại gia đình các em đều làmnông nghiệp và làm công nhân ở các công ty may,

- 5 em con hộ nghèo và cận nghèo, 3 học sinh mồ côi bố, 25 gia đình các em bố

mẹ đi làm xa từ sáng đến chiều, 1 học sinh mẹ đi làm ở nước ngoài đã 3 nămchưa về 2 Học sinh có bố nghiện ma túy

- Phần lớn các gia đình quan tâm chăm lo đến việc giáo dục con em mình

*Những ưu điểm nổi bật về phẩm chất :

- Các em phần lớn nghe lời cô giáo và cha mẹ, hồn nhiên, trong sáng, trung thực,đoàn kết với bạn bè, chăm chỉ, cố gắng học tập và làm những việc gia đình và côgiáo yêu cầu, tích cực trong các hoạt động tập thể Thực hiện tương đối đầy đủnội quy của nhà trường

* Một số tồn tại về phẩm chất của học sinh:

- Nhút nhát, chưa mạnh dạn tự tin : 7 em ( Biểu hiện thường xuyên : Ngại giaotiếp, ngại phát biểu ý kiến, trả lời ấp úng, trình bày ý kiến trước cô giáo và cácbạn còn rụt rè, )

- Ý thức kỷ luật còn hạn chế : 4 em ( Đôi khi còn chưa nghiêm túc trong lễ chào

cờ, đi học chậm giờ, nói chuyện tự do trong giờ học, chưa thực hiện tốt các nộiquy của nhà trường, )

- Mất đoàn kết với các bạn : 3 em ( Đôi khi còn chửi thề, chọc ghẹo, chế giễubạn bè, đánh bạn, đánh em nhỏ, )

- Chưa trung thực : 2 em ( Đôi khi còn nói dối cô giáo, nói dối bố mẹ, khôngnhận lỗi, tự ý lấy đồ dùng học tập của bạn, )

- Học và thực hiện các yêu cầu một cách đối phó, chưa tự giác : 7 em ( Biểu hiệnthường xuyên : Ngại học, làm bài tập cho xong, chưa hứng thú tự giác học tập,những việc cô giáo, cha mẹ yêu cầu, nhắc nhở mới thực hiện, nói tục, vứt rác bừabãi khi không có ai biết, )

- Chưa lễ phép với người lớn : 3 em ( Hay cãi lại bố mẹ, chưa nghe lời, nói và cóhành động thiếu lễ phép với người lớn )

- Vô cảm, ít chia sẻ : 5 em ( Thờ ơ khi thấy bạn bị ngã, bỏ chạy khi thấy bạn bịnôn ói mà không giúp đỡ, thấy bạn đánh nhau không can ngăn mà còn thích thú

cổ vũ cho bạn )

- Chưa có trách nhiệm về việc làm của mình : 5 em

( Đánh rơi sách của bạn, làm rách sách vở của bạn, giây mực vào vở bạn, làm

em nhỏ vấp ngã nhưng không tìm cách khắc phục và xin lỗi, )

Trang 10

- Chưa chăm làm: 4 em ( Thường xuyên không tự giác làm trực nhật, uể oải khilàm các công việc được lớp và nhà trường phân công, ham chơi trò chơi điện tử,ngại làm việc nhà, có em không làm bất cứ công việc gì ở gia đình, )

Tuy rằng những tồn tại trên về phẩm chất ở học sinh tiểu học chưa phải làtrầm trọng nhưng nếu không được quan tâm giáo dục uốn nắn kịp thời thì đó lànhững mầm mống của những con người trong tương lai ích kỉ cá nhân, vô cảm,sẵn sàng gian lận, bạo lực để có lợi cho bản thân làm đẩy lùi sự phát triển của

xã hội, của đất nước

*Nguyên nhân :

Vể phía gia đình :

- Một số gia đình coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc uốnnắn giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em, đáp ứng mọi nhu cầu về vậtchất, những đòi hỏi của các em, các em không phải làm bất cứ công việc gì ởgia đình dù là việc nhỏ vừa sức phù hợp với lứa tuổi như quét nhà, nhặt rau,rửa bát khiến các em ích kỷ, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình, thờ ơ, vôtâm với những gì đang xảy ra xung quanh, lười làm việc nhà

- Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống ảnh hưởng tiêucực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em ( Buôn bán gian lận,nói tục, nói xấu người khác, bố mẹ không hòa thuận, bạo lực gia đình, )

- Nhiều gia đình gây áp lực về học tập cho con, yêu cầu con phải đạt đượcthành tích, danh hiệu về học tập, trách phạt con nặng nề khi các em mắc lỗikhiến cho các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối, làm đối phó,

- Một số gia đình bố mẹ đi làm xa, phó mặc việc giáo dục con cho nhàtrường, ít quan tâm tới việc giáo dục con em mình, chưa chuẩn bị đầy đủ đồdùng học tập cho con,

- Một số gia đình để các em tự sử dụng máy tính và internet, điện thoại, xem

ti vi gây tình trạng thích chơi trò chơi điện tử, bắt chước những hiện tượngtiêu cực, bạo lực, chán học, ngại học, ngại làm việc nhà và các công việc ởlớp, mệt mỏi, uể oải

*Do bản thân học sinh :

Một số học sinh tính tự giác tự quản, tự lực còn hạn chế ỷ lại, chưa cốgắng, chưa phân biệt được tốt, xấu, sống theo bản năng

* Về phía giáo viên :

- Giáo viên còn thiên về trách phạt, quát mắng khi học sinh mắc lỗi, làm họcsinh thực hiện đối phó mà thiếu tính tự giác Còn coi trọng dạy kiến thức kỹnăng hơn việc quan tâm uốn nắn giáo dục phẩm chất cho học sinh

Tìm hiểu và phân tích đúng được những nguyên nhân dẫn đến sự phát triểnlệch lạc theo chiều hướng xấu về phẩm chất đạo đức của học sinh giúp giáo

Trang 11

viên có được những biện pháp đúng đắn giáo dục các em trở thành người cóphẩm chất đạo đức tốt phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.

- Giáo viên lấy ví dụ cụ thể : Người vô kỷ luật, bất hiếu với cha mẹ, trộmcắp, thì có giúp ích được cho gia đình và cộng đồng không, cuộc sống của họ

có bình yên, hạnh phúc không ? Vì sao ? Gia đình của họ sẽ thế nào? giúp các

em xác định học tập tốt và rèn luyện phẩm chất tốt là những nhiệm vụ quan trọngcủa mỗi người học sinh

- Đối với học sinh lớp 5, là lớp cuối của bậc Tiểu học, cần giúp các em địnhhướng mục tiêu rèn luyện về phẩm chất đó là : Chăm học, chăm làm; Tự tin,trách nhiệm, Trung thực, kỉ luật; Đoàn kết, yêu thương Bằng câu hỏi, và nhữngdẫn chứng, ví dụ thảo luận giúp các em hiểu được Thế nào là chăm học, chămlàm ? là trung thực, kỉ luật ? Đoàn kết, yêu thương ? ( lấy ví dụ những biểuhiện trung thực, tự tin, trách nhiệm, đoàn kết, yêu thương, chăm học, chăm làm,

kỉ luật, ) Vì sao cần em phải chăm học, chăm làm, phải trung thực, kỉ luật ?Nhằm giúp các em hiểu và có được những định hướng đúng đắn phấn đấu rènluyện bản thân trở thành những công dân tốt xây dựng và bảo vệ đất nước trongtương lai

-Tổ chức câu lạc bộ “ Lớp chúng mình” vào giờ sinh hoạt thứ 2 tháng đầu tiêncủa năm học Tùy vào đặc điểm phẩm chất của mỗi học sinh, chia nhóm và đặttên cho các nhóm : Nhóm “Chăm làm”, nhóm “Chăm học”, nhóm “Kỷ luật”,nhóm “Tự tin”, nhóm “ Trách nhiệm”, nhóm “ Đoàn kết”, nhóm “Trung thực”,nhóm “Yêu thương” khuyến khích tạo điều kiện cho các em giao lưu, mạnh dạnnói ý kiến suy nghĩ của bản thân về ưu nhược điểm, hướng phấn đấu rèn luyệncủa mình Từ đó giáo viên giúp các em có được những định hướng rèn luyệnđúng đắn

2.3.2 Giáo viên phải là tấm gương sáng về phẩm chất, lối sống; lắng nghe, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, động viên khích lệ và sẵn sàng giúp đỡ học sinh :

Đối với học sinh tiểu học, cô giáo là người mà các em xem như thần tượng đểhọc tập, bắt chước, làm theo Bởi vậy, giáo viên cần phải :

Ngày đăng: 10/08/2017, 10:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w