1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học nguyễn văn trỗi, thành phố thanh hóa

23 325 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng đối với mỗi Quốc gia Hiện nay, tất

cả các Quốc gia trên thế giới đều đặc biệt quan tâm tới Giáo dục chính bởi vịtrí, vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước

Tổng Bí thư Đỗ Mười đã từng nói: “Giáo dục là động lực phát triển Kinh tế

-Xã hội” Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu” và “Đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Chính vì vậy càng

đòi hỏi Giáo dục phải thường xuyên đổi mới cho phù hợp với tình hình thựctiễn hiện nay

Bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trongtoàn bộ hệ thống Giáo dục Quốc dân Đây là bậc học đặt “cơ sở ban đầu choviệc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ” Giáo dục Tiểu

học có nhiệm vụ “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và những kĩ năng cơ bản

để học tiếp các bậc học khác và đi vào cuộc sống lao động”.

Cùng với các cuộc vận động của ngành trong thời gian qua như cuộc vận

động “Hai không” với bốn nội dung; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học

và sáng tạo”; cuộc vận động: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công

tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp tục phát

động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

với mục tiêu huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhàtrường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợpvới điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội Đồng thời phát huytính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập và trong các hoạt động xãhội, khắc phục tính thụ động, hạn chế sự rụt rè, nhút nhát của học sinh

Làm thế nào để thực hiện tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Đó là câu hỏi đặt ra cho tất cả chúng ta - những

người làm công tác giáo dục Qua thực tiễn thực hiện phong trào, trường Tiểuhọc Nguyễn Văn Trỗi đã có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng “Trường họcthân thiện, học sinh tích cực” Để phát huy được thành tích nhà trường trongnhiều năm nay là ngôi trường có chất lượng giáo dục dẫn đầu toàn thành phố,

bản thân nhận thấy để “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải bắt đầu từ việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học simh tích cực” Vì mỗi

lớp học thân thiện, học sinh tích cực là một viên gạch nền móng vững chắc chomột ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực Có như vậy phong trào mới thực

sự đi vào thực chất và mới đạt hiệu quả như mong muốn Với những lí do đó,tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học thân thiện,

học sinh tích cực cho học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi thành phố Thanh Hóa ” với mong muốn đề xuất một số kinh nghiệm của bản

thân để thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trang 2

1.2 Mục đích nghiên cứu

- Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trườngnhằm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, hiệu quả,góp phần nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện, tinh thần trách nhiệm củahọc sinh đối với nhà trường, gia đình và xã hội

– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, học sinhtrong toàn trường trong việc học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xãhội, tạo khí thế vui tươi sôi nỗi, kích thích lòng ham hiểu biết của học sinhtrong học tập và trong các hoạt động xã hội nhằm đem lại kết quả cao

– Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa thầy và trò trong nhàtrường – gia đình – xã hội ngày càng tốt đẹp

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Các biện pháp xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực

- Các biện pháp giáo dục học sinh

- Các cách trang trí lớp học để học sinh cảm nhận được “mỗi ngày đếntrường là một ngày vui”

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng những phương pháp sau:

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Điều tra tình hình dạy và họccủa giáo viên và học sinh; tình hình trang trí lớp học ở nhà trường

- Phương pháp phân tích - Tổng hợp: Phân tích những vấn đề (hiệu quảtrong công tác xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực; trong công tácgiảng dạy của từng giáo viên trong tổ, tình hình học tập của học sinh trong tổ,tổng hợp những ưu, nhược điểm)

- Phương pháp thực nghiệm: Thực hiện kiểm tra, tính khả thi ở việc ápdụng dạy học rèn kỹ năng giải các dạng toán về phép đo đại lượng lớp 5 phùhợp với trình độ học sinh giúp giáo viên và học sinh dạy - học có hiệu quả

2 NỘI DUNG

2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” không phải là vấn

đề quá mới mẻ Nói như vậy là bởi vì, khoảng vài năm trở lại đây, cùng với việctăng cường đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD-ĐT đã nhấn mạnh đến việcyêu cầu học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo, tham gia tích cực các phongtrào hoạt động học tập và rèn luyện ở lớp và ở trường Thầy cô chỉ là ngườiđóng vai trò tổ chức, hướng dẫn Chủ thể của mọi hoạt động chiếm lĩnh tri thứcmới là học sinh

Muốn “ Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” trước hết ta cần phải hiểu: Thân thiện là gì? Tích cực là gì? Tác dụng của việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” trong quá trình dạy và học như thế nào?

“Thân thiện” được hiểu là có tình cảm tốt, đối xử tử tế và thân thiết với nhau Bản thân khái niệm “Thân thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc cưu mang đầy tình người về đạo lí “Lớp học thân thiện”

là lớp học mà ở đó mọi thành viên đều được tôn trọng, đối xử công bằng, sốngchan hoà, gần gũi, quan tâm lẫn nhau Đó là sự thân thiện giữa thầy với trò, giữatrò với trò, là môi trường sống lành mạnh, an toàn, các em được hưởng môi

Trang 3

trường giáo dục tốt nhất Ở đó, các em sẽ cảm nhận đựơc sự thoải mái khi việchọc của mình vừa được gắn với kiến thức có trong sách vở, vừa thông qua sựthâm nhập, trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong cáctrò chơi dân gian, các hoạt động tập thể “vui mà học”, được trau dồi liến thức cơbản, được rèn luyện kĩ năng sống, giúp các em ngày càng tự tin hơn vào bảnthân Tạo cho các em có một tâm lí hưng phấn, thoải mái, coi ở trường cũng

giống như ở nhà và “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, giúp các em thêm

gắn bó, yêu trường, yêu lớp hơn

Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với sự phát huy tính tích cực của họcsinh Trong môi trường phát triển toàn diện đó, các em học tập hứng thú, chủđộng tìm kiếm kiến thức dưới sự dìu dắt của thầy cô, gắn chặt giữa học và hành,biết thư giãn khoa học, được luyện kĩ năng và phương pháp học tập khoa học Trong những năm trở lại đây, ngành Giáo dục đã phát động thi đua “Haitốt”, tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực củahọc sinh Các em không còn học tập một cách thụ động mà phải tự tìm tòi, khámphá để lĩnh hội tri thức, được thể hiện bản thân và bày tỏ suy nghĩ, được rènluyện những kĩ năng cơ bản, cần thiết; rèn tính năng động, hoạt bát, mạnh dạntrong giao tiếp, tự tin vào bản thân và hợp tác trong công việc

Như vậy, việc xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là thực sự

cần thiết, tạo cho giáo viên và học sinh có một môi trường dạy và học tốt nhất,thực chất nhất, thu hút, lôi cuốn các em đến trường, cảm nhận mình được tôntrọng, tìm được niềm vui, sự tin tưởng, đoàn kết; tình bạn trong sáng, tình thầytrò cảm động Môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện giúp các em

chủ động, tích cực hơn trong học tập, rèn luyện kĩ năng sống: Học để biết- Học

để làm- Học để khẳng định mình- Học để cùng chung sống Mỗi một lớp học thân thiện, học sinh tích cực sẽ là nền tảng vững chắc để xây dựng một “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả như mong muốn.

2.2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, TÍCH CỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VĂN TRỖI :

Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi có khuôn viên khang trang, thoángmát với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy vàhọc Đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, nhiệt tình trong công tác, yêu nghề,mến trẻ; 100% có trình độ được đào tạo chuẩn và trên chuẩn Trong công tácGiáo dục, nhà trường luôn quan tâm chú trọng tới việc dạy và học thực chất, tạocho thầy cô giáo và học sinh có được một môi trường giáo dục tốt nhất nhằm

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao Hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và đào tạo phát

động, nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào và triển khai đồng

bộ trong toàn trường về xây dựng mô hình “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Phong trào đã lôi cuốn sự tích cực ủng hộ nhiệt tình của toàn thể cán bộ

giáo viên và học sinh; sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, của phụ huynh, họcsinh nhà trường

Tuy nhiên, vẫn còn một số lớp do giáo viên chưa thật sát sao đến công tácxây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực còn hạn chế, thực hiện cho có lệ.Hơn nữa bố mẹ một số học sinh đi làm ăn xa để con cho ông bà nên việc học tập

Trang 4

của con em mình đều nhờ vào các cô giáo trong trường Nhận thức về vai tròcũng như tầm quan trọng của công tác thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” ở nhà trường của một số phụ huynh và giáo viên còn hạn chế.Một số học sinh còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp chưa mạnh dạn, tư duy ngôn ngữnghèo nàn dẫn đến thiếu tự tin, mặc cảm, ngại bày tỏ ý kiến; Áp lực về chỉ tiêuđặt ra, áp lực về nội dung chương trình khiến giáo viên đôi khi quá nóng vộitrong công tác giáo dục học sinh dẫn đến tình trạng đôi lúc nhồi nhét kiến thức,dạy học một cách khô khan, cứng nhắc Ngoài ra, giáo viên còn ít có thời gianlắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải bày, tình cảm của các em, làm cho mốiquan hệ thầy trò thiếu sự gắn bó, thiếu sự sẻ chia, đồng cảm; đôi khi khiến các

em cảm thấy xa cách, mệt mỏi, sợ đến trường, ngại phải đi học Mặt khác, côngtác tổ chức giờ học ở một số lớp còn máy móc, rập khuôn, cứng nhắc khiến các

em cảm thấy ngại học, ngại hợp tác, căng thẳng, mệt mỏi, thói quen ỷ lại, châylười, phó mặc Giáo viên chưa biết tạo môi trường và không khí lớp học thânthiện, tích cực cho học sinh

Những nguyên nhân trên làm ảnh hưởng đến việc thực hiện phong trào xây

dựng mô hình “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” của nhà trường Vậy làm

thế nào để giải quyết dứt điểm thực trạng trên? Đây là câu hỏi đặt ra cho tất cả

chúng ta, những người làm công tác giáo dục Mô hình “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực ” là thực sự cần thiết giúp hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học

có chất lượng, giáo dục toàn diện cho học sinh và góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đạt hiệu quả tốt nhất.

Kết quả khảo sát thực trạng đầu năm học 2017- 2018 của lớp như sau:

Số học

sinh

40

Số học sinh tích cựctham gia

Số học sinh chưa tíchcực tham gia

Số học sinh khôngtham gia

Giải pháp1: Tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc “Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” cho học sinh

và phụ huynh; cụ thể hoá các nội dung của phong trào “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các tiêu chuẩn và tiêu chí “Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực”.

Muốn làm tốt công tác “Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” thì việc

quán triệt và nâng cao nhận thức đối với chủ thể tham gia là vô cùng quan trọngbởi có nhận thức đúng thì mới có những hành động đúng và mới huy động đượcsức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia Việc nâng cao nhận thức sẽ giúpcho học sinh và phụ huynh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của phong trào

Trang 5

“Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” đối với Nhà trường nói chung và đốivới bản thân học sinh nói riêng Mặt khác, xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí

“Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” sẽ giúp cho cả Giáo viên, phụ huynh và

học sinh có cơ sở định hướng các nội dung thực hiện, từ đó xác định đượcnhững việc nên làm và không nên làm

Ngay từ đầu năm học, bản thân đã chủ động xây dựng các Tiêu chuẩn, Tiêu chí của“Lớp học thân thiện, tích cực”:

Căn cứ vào các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở Nhà trường, để việc “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” ở lớp 5A do mình phụ trách đạt hiệu quả cao, tôi đã

nghiên cứu kĩ các nội dung phong trào và cụ thể hoá thành các tiêu chuẩn và tiêuchí nhằm làm căn cứ thực hiện đề tài như sau:

a) Cách tiến hành: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí:

Tiêu chuẩn 1: Lớp học sạch đẹp, an toàn

Tiêu chí 1: HS có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh Trường, lớp;

có ý thức tự quản.

- Lớp học có đầy đủ dụng cụ làm vệ sinh

- Lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

- Tham gia công tác giữ gìn vệ sinh chung, không ăn quà, vứt rác, xả rácbừa bãi

- Chăm sóc thường xuyên khu vực bồn hoa, cây cảnh của lớp

Tiêu chí 2: Trang trí lớp học

- Có khăn trải bàn của Giáo viên, có lọ hoa trang trí, hoa treo tường; cáckhẩu hiệu, ảnh Bác Hồ, nội quy , nhiệm vụ, được treo đúng quy định chung

- Sắp xếp bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp, không viết, vẽ lên bàn, lên tường

- Có góc thân thiện được trang trí bằng những sản phẩm tự làm của họcsinh, thể hiện sự sáng tạo, thẩm mĩ và sở thích của các em

Tiêu chí 3: Lớp học an toàn, thân thiện

- Các thành viên trong lớp cùng đoàn kết, biết quan tâm, giúp đỡ nhautrong học tập và rèn luyện

- Biết chia sẻ, động viên nhau cùng tiến bộ

- Có mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa Thầy với Trò; Giữa Trò vơí Trò

- Không gây gổ, đánh nhau, không nói tục, chửi thề

- Không leo trèo, phá phách, không chơi những trò chơi nguy hiểm

- Chấp hành đúng luật giao thông

- Giữ gìn, bảo quản bàn ghế, các trang thiết bị phục vụ dạy và học; không

tự ý sờ vào ổ điện, màn hình ti vi

- Không mang những vật dễ cháy nổ, sát thương vào lớp.

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức các tiết học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Tiêu chí 1: Tích cực hợp tác trong giờ học

- Tham gia học tập tích cực, chủ động; biết hợp tác với nhau để cùng pháthiện và chiếm lĩnh kiến thức mới

- Tổ chức các trò chơi học tập hỗ trợ cho các tiết học hiệu quả, chất lượng.

Trang 6

Tiêu chí 2: Chủ động bày tỏ ý kiến

- Biết bày tỏ ý kiến trong các giờ học cũng như sinh hoạt tập thể

- Có khả năng thuyết trình, tranh luận một vấn đề.

Tiêu chuẩn 3: Rèn luyện Kĩ năng sống

- Nắm được các kĩ năng sống cơ bản thông qua nội dung các bài học vàsinh hoạt tập thể lành mạnh

- Có kĩ năng hoạt động tập thể; tổ chức được các buổi sinh hoạt lớp, sinhhoạt Đội

- Tổ chức các trò chơi dân gian, múa hát tập thể

* Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh:

- Đối với cha mẹ học sinh: Việc làm này được tiến hành ngay trong cuộc

họp phụ huynh đầu năm học Trong cuộc họp này, ngoại việc nêu đặc điểm tìnhhình chung của lớp, của trường tôi còn thông qua nội dung phong trào thi đua,

kế hoạch thực hiện giúp phụ huynh học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng

của mô hình “Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực” trong quá trình giáo dục

học sinh; hình dung được kế hoạch và những công việc tiến hành thực hiện đồngthời tranh thủ sự ủng hộ, góp ý kiến biện pháp xây dựng cụ thể, thiết thực từphía phụ huynh Cung cấp số điện thoại liên lạc hai chiều để tiện cho việc traođổi, thống nhất biện pháp phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh học sinh

- Đối với học sinh:

+ Trong buổi họp lớp đầu tiên, tôi đã phổ biến cho các em hiểu đượcnhững kế hoạch và chủ trương thực hiện phong trào do Nhà trường phát động

+ Thông qua các tiêu chuẩn và tiêu chí “Xây dựng lớp học thân thiện,tích cực” để các em nắm được từ đó giúp các em hiểu được vai trò, nhiệm vụcủa bản thân trong việc thực hiện phong trào

+ Phân công trách nhiệm, giao việc cho ban cán sự và từng thành viêntrong lớp để cùng thực hiện

b) Kết quả bước đầu: Với việc xác định rõ những tiêu chuẩn và tiêu chí ở

trên đã có tác dụng giúp giáo viên, phụ huynh và học sinh hiểu rõ những việccần phải làm là gì Nói cách khác là có định hướng cụ thể, chi tiết vai trò củatừng thành viên trong lớp, huy động được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụhuynh; sự tự giác, tích cực của các em học sinh Bên cạnh đó, nó còn là cơ sở để

đánh giá mức độ hoàn thành công việc “Xây dựng lớp học thân thiện, tích cực”

theo kế hoạch đã đề ra

Giải pháp 2: Tăng cường công tác trang trí lớp học

- Môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rấtquan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học mộtluồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rènluyện kĩ năng sống cho học sinh

- Các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan trọng mang tính giáo dục

cao ví dụ: “Dạy tốt - học tốt”, “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, Năm

điều Bác Hồ dạy”, …

- Giáo viên luôn thân thiện, gần gũi với học sinh, những lời nhắc nhở nhẹnhàng về việc giữ gìn tài sản chung, bảo đảm các góc học tập, thư viện của lớpluôn dược sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, từ chỗ ngồi, cửa sổ, lớp học, hành lang

Trang 7

cho đến sân trường học sinh luôn có thói quen giữ vệ sinh môi trường luôn sạch

đẹp, thân thiện với con người, viết câu nhắc nhở hóm hỉnh như: “Tắt đèn, tắt quạt khi không cần thiết bạn nhé!” nhằm giáo dục học sinh có ý thức tự giác

giữ vệ sinh trường lớp, tiết kiệm điện

- Lớp có đủ ánh sáng, quạt, lọ hoa, cây xanh, tạo không khí thật sự thoảimái, thân thiện gần gũi với thiên nhiên hơn

- Bàn giáo viên có khăn trải bàn, lọ hoa, tủ đồ dùng phải gọn gàng, sắpxếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng

- Góc học tập mở với không gian thân thiện với môi trường tạo hứng thúhọc sinh ham thích đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc chocác em Rèn kĩ năng sống có trách nhiệm, có ý thức bảo quản tài sản chung, cóthói quen sống gọn gàng, ngăn nắp

Trường TH Nguyễn Văn Trỗi với không gian Xanh- Sạch- Đẹp

Trang 8

Đưa cây xanh vào lớp học tạo sự thân thiện với môi trường

Hình ảnh trang trí lớp học thân thiện!

+ Chuyên mục: “Người tốt việc tốt” (tên các bạn làm được những việc tốttrong tuần), tạo động lực học sinh làm nhiều điều tốt hơn, lớp ngày càng thânthiện hơn

Trang 9

+ Ai tài thế? (Góc nghệ thuật với sản phẩm đẹp môn thủ công, mĩ thuật củahọc sinh) kích thích khả năng sáng tạo của học sinh.

+ Văn hay chữ đẹp ( lưu lại các bài văn hay, chữ viết đẹp của học sinh).Tạo động lực các em có gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn

+ Góc ôn luyện (Các công thức, quy tắc trong môn toán; những bài thơ, bàivăn trong môn Tiếng Việt) nhằm rèn học sinh có ý thức chủ động trong họctập, ôn tập kiến thức (lúc đầu giờ, giờ ra chơi)

+ Chuyên mục “ Ca dao, tục ngữ” Do học sinh sưu tầm, giáo viên trình bàylại theo các chủ điểm của tháng) qua đó mở rộng vốn từ, vốn hiểu biết

+ “ Thanh Hóa mến yêu ”(các ảnh do học sinh sưu tầm về các danh nhân,cảnh đẹp, di tích lịch sử, làng nghề … ) Giúp học sinh hiểu thêm về quê hươngcon người quê mình, đồng thời các em cũng giúp các em tự tin vào bản thân,yêu lao động, yêu quê mình hơn

- Bảng theo dõi thi đua, cá nhân hoặc nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽdược giáo viên tặng cho một bông hoa (cờ) cho cá nhân, nhóm để gắn lên đúng

vị trí được qui định Mỗi nhóm học tập có một cây hoa thi đua Thông qua câyhoa thi đua phản ánh rõ ràng, chính xác, công khai kết quả học tập của mỗinhóm cá nhân học sinh sau mỗi hoạt động, mỗi tiết học, mỗi ngày, mỗi tuần.Việc tuyên dương cá nhân, nhóm trong mỗi giờ học, buổi học, tuần học vào giờchào cờ đầu tuần kích thích học sinh tích cực, tự giác học tập để đạt được kếtquả cao hơn

- Phát huy hộp thư điều em muốn nói: Tạo điều kiện cho các em mạnh dạnnói lên những suy nghĩ của mình về thầy cô, bạn bè, các mối quan hệ hằngngày, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em , đẻ từ đó giáo viên hiểu học sinh củamình hơn, giúp giải quyết những khó khăn trong suy nghĩ của các em Cải thiệntốt mối quan hệ thầy - trò, trò - thầy

Trang 10

- Giáo viên dành 10-15 phút ở tiết sinh hoạt lớp để giải đáp những thắcmắc, suy nghĩ các các em học sinh, trả lời câu hỏi trực tiếp và câu hỏi trong

chuyên mục điều em muốn nói

- Phát động phong trào giao lưu qua hộp thư vui học sinh tập thói quen biếtquan tâm đến người khác, tập thói quen viết thư cho nhau thông qua đó rèn kĩnăng viết cho các em

Giải pháp 3: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực thông qua giáo dục đạo đức:

Việc giáo dục đạo đức, ý thức xây dựng và phát huy giá trị của giáo dục giađình là rất quan trọng Vì gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của mỗi conngười; môi trường giáo dục gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phốihợp với nhà trường và xã hội Gia đình là tế bào hạnh phúc suốt đời của mỗi conngười Giáo dục giá trị gia đình, văn hóa gia đình là rất cần thiết hiện nay, bêncạnh đó giáo dục lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc Chăm sóccông trình văn hoá, lịch sử đài tưởng niệm của địa phương,động viên học sinhtham gia chăm sóc, thăm viếng các gia đình Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đìnhchính sách, bảo vệ, tôn tạo một số khu di tích lịch sử, văn hoá, tích cực chăm loxây dựng các công trình công cộng, trồng và chăm sóc bồn hoa, cây cảnh… Đặcbiệt năm học 2017-2018, dưới sự chỉ đạo của ngành và của Ban giám hiệu nhàtrường đã tổ chức dạy cho học sinh bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học đạođức và lối sống dành cho học sinh” với nhiều hình thức phong phú giúp học sinhthêm yêu quý, kính trọng Bác

Giải pháp 4: Xây dựng các tiết học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Để có được một tiết dạy hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tích cực đổimới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinhcủa lớp mình, đồng thời phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh.Tích cực hợp tác trong giờ học sẽ giúp các em chủ động chiếm lĩnh tri thức mộtcách thoải mái, tự giác, nâng cao hiệu quả của các tiết dạy, đồng thời rèn cho các

em một số kĩ năng cơ bản, cần thiết giúp các em tự tin trong giao tiếp, tự tintrong cuộc sống

Trước bất kì một bài dạy nào, tôi cũng chuẩn bị chu đáo nội dung, kiếnthức trọng tâm bài đúng theo yêu cầu về chuẩn KT-KN, lựa chọn đồ dùng dạyhọc phù hợp tâm lí học sinh, phù hợp nội dung bài học và có thể phát huy hiệuquả cao nhất; lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp giảngdạy phù hợp, có thể phát huy được tích tích cực, chủ động của học sinh

* Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi, dự kiến tình huống sư phạm cần giải quyết:Đối với những câu hỏi khó, tôi đưa ra nhứng câu hỏi gợi ý để học sinh dể hiểu

và dễ dàng trả lời

* Khai thác nội dung cần lồng ghép Giáo dục KNS

VD: + Đối với môn Kĩ thuật: Cắt, khâu thêu sản phẩm tự chọn

Ngoài việc hướng dẫn học sinh hoàn thành sản phẩm, tôi còn lồng ghépgiáo dục học sinh về vệ sinh, an toàn trong lao động, tôn trọng sản phẩm docông sức của mình cũng như của bạn làm ra; biết quý trọng sức lao động củamọi người

Trang 11

+ Môn Đạo đức: Biết bày tỏ ý kiến

Bên cạnh việc giúp học sinh hiểu “Tại sao phải hợp tác với những người xung quanh?”, “Hợp tác với những người xung quanh có tác dụng gì?” tôi còn

lồng ghép giáo dục cho các em kĩ năng hợp tác cụ thể ngay trong từng bài học

đó là biết phối hợp với bạn trong hoạt động thảo luận nhóm, trao đổi để cùngtìm ra kiến thức mới

* Tổ chức các trò chơi học tập gây hứng thú đồng thời phát huy tính tích cựchoạt động của học sinh:

Trò chơi học tập là dịp để xoá bỏ khoảng cách giữa Thầy với Trò, Trò vớiTrò, làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, tạo hứng thú cho các em, tăng khả năng tiếpthu bài, giúp các em khắc sâu nội dung kiến thức bài học

VD: Khi dạy bài Khoa học: Chất dẻo Tôi đã cho học sinh chơi trò chơi thi kể

tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.

Tôi đã thành lập 3 đội chơi, mỗi đội gồm 7em Trong thời gian 1 phút các

em sẽ phải thi kể lên bảng lớp dưới hình thức “Thi tiếp sức” đội nào kể nhanh vàđúng nhiều đồ dùng nhất đội đó sẽ giành phần thắng Các bạn không tham giachơi thì được phân công làm Ban giám khảo hoặc cổ vũ cho các bạn chơi Làmnhư thế, tất cả học sinh đều được hoạt động, đều thấy được vai trò của mình từ

đó giúp các em cảm thấy hứng thú, phấn khởi và tích cực hơn trong giờ học

b) Kết quả bước đầu:

Với cách làm trên, tôi đã có được những tiết dạy thực sự phát huy đượctính tích cực, chủ động của học sinh Giờ học lúc nào cũng sôi nổi, các em mạnhdạn đặt câu hỏi cho bạn và cho cô giáo về những điều băn khoăn, thắc mắc.Những em trước kia rất nhút nhát nhưng giờ đã tự tin mạnh dạn lên nhiều Cũngchính vì vậy, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái được phát huy; các kĩnăng: Giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự nhận định, được hình thành và rènluyện Áp lực của việc học không còn, các em cảm thấy hào hứng trước mỗi tiếthọc mới

Học sinh chăm chú nghe giảng trong giờ học Mĩ thuật theo phương pháp mói

của Đan Mạch

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w