Giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh tiểu học là một trong nhữnghoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt N
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO
HỌC SINH LỚP 5"
Lệ Thuỷ, tháng 3 năm 2019
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn sáng kiến:
“Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức.” (Danh ngôn
khuyết danh) Qua đó ta có thể hiểu tầm quan trọng của Giáo dục trong việc hìnhthành phẩm chất đạo đức cho học sinh Dù có trong quá khứ hay thế kỉ XXI, thì sứmạng thiêng liêng và không bao giờ thay đổi của giáo viên nói chung và giáo viêntiểu học nói riêng vẫn là người giáo dục kiến thức và nhân cách làm người cho họcsinh Giáo dục hiện nay đòi hỏi cao hơn nữa đó là hình thành được phẩm chất chohọc sinh Giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh tiểu học là một trong nhữnghoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành cho học sinh có lòng nhân
ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết chăm học, chăm làm, tự tin, tựtrọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết, yêu thương, Có ý thứcđầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối với cộng đồng và môi trườngcuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, các quy định của nhà trường Bởicác em học sinh Tiểu học như những tờ giấy trắng, chúng ta phải hình thành phẩmchất cho các em sớm nhất có thể để khi lớn lên, hoà nhập vào cuộc sống mới, các
em trở thành những con người có đủ “ chân, thiện, mĩ” làm đẹp thêm nền văn hoángười Việt Nam
Hiện nay, xã hội đang phát triển từng giây, từng phút Đặc biệt, mạnginternet được phổ biến rộng rãi và rất khó kiểm soát được nên một bộ phận giới trẻ,trong đó có học sinh Tiểu học đang phải chịu ảnh hưởng của những nét văn hoákhông chính thống Đặc biệt là học sinh lớp 5, nhiều em đang đứng giữa sự thayđổi tâm sinh lí, bản thân chưa xác định rõ về suy nghĩ cũng như hành động củamình Điều quan trọng là phải luôn có người lớn bên cạnh để hướng dẫn, hỗ trợ kịpthời hoặc là chính bản thân các em phải hình thành và phát triển được những phẩmchất tốt đẹp để nhận biết được việc làm đúng - sai của mình Là một giáo viên đangtrực tiếp giảng dạy học sinh lớp 5, qua thực tế tình hình học sinh lớp tôi chủ nhiệm,
bố mẹ đa số đầu tắt mặt tối với đồng áng, ít có thời gian theo sát con cái của mình
Vì vậy, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiện những biện pháp giáo dục phẩm chấtcho học sinh, giúp các em có nền tảng đạo đức, luôn vững vàng trước những khókhăn, thử thách của cuộc sống, trở thành những công dân có ích cho đất nước.Đồng thời, bản thân tôi cũng có được những kinh nghiệm cho năng lực chuyênmôn nghiệp vụ của mình để ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục Qua gần một
năm thử nghiệm có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp
phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 5.”
II Điểm mới của sáng kiến:
Điểm mới của đề tài chính là không hình thành cả năng lực lẫn phẩm chấtnhư một số tài liệu tôi đã tham khảo mà chỉ hình thành riêng phẩm chất để cácnghiên cứu, thử nghiệm được chi tiết, sâu sát hơn
Trang 4III Phạm vi áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học sinh lớp 5.”
được áp dụng đối với học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học
Trang 5B PHẦN NỘI DUNG
I Thực trạng của việc giáo dục phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh
1 Về gia đình, nhà trường và địa phương
1.1 Thuận lợi:
Địa phương và các cấp giáo dục luôn quan tâm chỉ đạo việc nâng cao nhậnthức về tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh Nhà trường vàphụ trách chuyên môn luôn chú trọng, nhấn mạnh việc hình thành và phát triểnphẩm chất cho học sinh thông qua các buổi họp, các buổi sinh hoạt chuyên môn
Nhà trường áp dụng dạy học theo mô hình VNEN nên đây là một trongnhững thuận lợi để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong việc hình thànhphẩm chất cho học sinh Bởi các hình thức tổ chức của mô hình VNEN có tác dụngcao trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn trẻ, nhiệt tình, luôn nỗlực học hỏi để tìm kiếm, sáng tạo các biện pháp nhằm phát triển toàn diện cho họcsinh
Đời sống kinh tế của người dân ngày một được cải thiện, do đó nhiều giađình luôn chăm lo đến việc học tập và giáo dục con em mình
1.2 Khó khăn
Địa phương với đặc thù là vùng bán sơn địa, kinh tế còn tương đối khó khănnên các khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em chưa có Hiện tượng trộm cắp,
cờ bạc, vẫn còn khá nhiều Thậm chí diễn ra ngay trong gia đình một số em
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 mạng Internet phát triển mạnh mẽ, ở địaphương có nhiều quán Internet mọc lên thu hút nhiều em trốn gia đình tham giachơi điện tử
Phần đông dân số là dân lao động, một bộ phận ăn nói tuỳ tiện, đạo đức lốisống chưa lành mạnh, chưa nêu gương được cho con trẻ
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh khoán trắng việc nuôi dạy con cho thầy
cô, thậm chí cả giáo dục về phẩm chất Hoặc nếu có quan tâm thì chỉ mới quan tâmđến việc tiếp thu kiến thức hay điểm số của học sinh
Một số gia đình bố mẹ trẻ, đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm thườngxuyên đến các em
2 Đặc điểm, tình hình lớp 5A đầu năm 2018-2019:
2.1 Đặc điểm tình hình lớp:
Tổng số học sinh là 29 em ( nam: 12 em, nữ: 17 em) Không có học sinhkhuyết tật, có 2 em tiếp thu quá chậm
Trang 6Số học sinh con gia đình cán bộ là 3 em, con gia đình công nhân cao su là 2
em, con gia đình nông dân là 18 em và 6 em còn lại là con gia đình làm ăn tự do
Con gia đình hộ nghèo và cận nghèo là 4 em; phần đông số học sinh còn lại
là con gia đình đông con, có hoàn cảnh kinh tế thấp; 1 em có bố mẹ li hôn, nhiều
em có bố thường xuyên rượu chè, cờ bạc,
2.2 Ưu điểm nổi bật về phẩm chất:
Các em phần lớn ngoan, hiền, nghe lời cô giáo và cha mẹ, hồn nhiên, trongsáng, trung thực, đoàn kết với bạn bè Tích cực trong các hoạt động tập thể Thựchiện tương đối đầy đủ nội quy nhà trường
Một vài em thường gây gỗ với bạn, đôi khi còn nói tục, chửi thề
Vẫn có hiện tượng nói dối và mất đồ dùng học tập
Một số ít các em chưa tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình như làm rơicặp bạn, làm gãy hoa, gãy bảng nhóm nhưng chưa tự nhận,
2.4 Kết quả đánh giá phẩm chất lớp 5A đầu năm như sau:
* Nguyên nhân về phía gia đình
Một số gia đình coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc uốnnắn giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em, đáp ứng mọi nhu cầu về vật chất,những đòi hỏi của các em, các em không phải làm bất cứ việc gì ở gia đình dù làviệc nhỏ vừa sức với lứa tuổi như quét nhà, rửa bát, nhặt rau, khiến các em ích kỉ,chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình, thờ ơ, vô tâm với những gì xảy ra xung quanh,lười làm việc nhà
Trang 7Một số phụ huynh quá thương con nên dẫn đến bao bọc, nuông chiều con,làm thay mọi việc cho con chuẩn bị áo quần đến sách vở trước khi con đi học.
Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống ảnh hưởng tiêucực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em
Nhiều gia đình gây áp lực cho con, yêu cầu con phải đạt được thành tích,danh hiệu, trách phạt con khi con mắc lỗi khiến các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói dối,làm đối phó,
Một số gia đình bố mẹ đi làm tối ngày, phó mặc việc giáo dục con cái chothầy cô, tí quan tâm tới việc giáo dục con em mình, chưa chuẩn bị đầy đủ đồ dùngcho các em,
Một số gia đình để các em sử dụng máy tính, điện thoại, ti vi dẫn đến say mêđiện tử, bắt chước các hiện tượng tiêu cực, bạo lực, chăm học, ngại học, ngại làmcông việc nhà, làm vệ sinh lớp học, uể oải, mệt mỏi,
Một số học sinh tính tự quản, tự thực hiện các nhiệm vụ cá nhân còn hạnchế, chưa phân biệt được tốt xấu,
*Nguyên nhân về phía giáo viên:
Trước áp lực đổi mới toàn diện về giáo dục, một số giáo viên đôi khi khônglàm chủ được hành vi, dễ nổi nóng, quát nạt, la mắng khi học sinh phạm lỗi
Một số giáo viên do quỹ thời gian eo hẹp, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nênchưa quan tâm đúng mức trong việc phát hiện những hành vi sai trái và kịp thờiuốn nắn cho học sinh
Việc kết hợp, lồng ghép, liên hệ trong giảng dạy giữa các phân môn nhằmnâng cao nhận thức và rèn luyện phẩm chất cho học sinh còn lúng túng và hạn chế.Bên cạnh đó, nhà trường do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cònthiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên ở trong các giờ học thì giáo viên ít có điều kiện tổchức các trò chơi học tập, nhà trường không thường xuyên cho các em tham giacác buổi sinh hoạt ngoại khoá
*Nguyên nhân về phía xã hội:
Ngoài môi trường gia đình và nhà trường, sự hình thành và phát triển nhâncách học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội Hiện nay do sự pháttriển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập củanhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếuniên Hiện tượng học sinh nghiện Net, nghiện game ngày một gia tăng, đây lànguyên nhân tiền đề của hành vi trộm cắp Nổi trội hiện nay là tình trạng sử dụngfacebook để làm quen, kết bạn và nảy sinh tình cảm yêu đương quá sớm… Do cònquá non dại nên các em dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, gây nên những hệlụy nghiêm trọng về nhân cách và đạo đức lối sống của tuổi học trò
Trang 8* Nguyên nhân chủ quan về nhận thức của các em
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng các
em "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì
thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi
Thêm vào đó, do suy nghĩ chưa thấu đáo, khi phạm phải sai lầm các em chưabiết lắng nghe, tiếp thu và sửa chữa để tiến bộ Chính suy nghĩ ương bướng, cốchấp, luôn cho rằng người lớn áp đặt mình đã khiến các em khó sửa sai và tiến bộ
II Một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học sinh:
Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Học sinh được đánh giá sự hìnhthành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện hoặchành vi sau: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; Đoànkết, yêu thương
Đánh giá bằng các mức độ:
+ Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;
+ Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên;+ Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưarõ.”
Dựa trên các biểu hiện về sự hình thành và phát triển phẩm chất của họcsinh, tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất của học sinh như sau:
Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học sinh:
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn phát triển tâm sinh lý quan trọng nhất của trẻ.Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, học sinh trung học thậm chí là sinhviên đại học có những vấn đề tâm lý được bắt nguồn từ thời học tiểu học Trong
đó, lớp 5 là giai đoạn cuối của cấp tiểu học, lúc này trẻ đã khá vững vàng, tự tin vàkiến thức được trang bị đầy đủ để chuẩn bị vào cấp học mới
* Xét về mặt tâm lí: Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em không bền vững,các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động bên ngoài,khó kiềm chế Hay bắt chước, thích được khen và được nêu gương trước mọingười Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì nên rất muốnkhẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin và dễ có hành vi bộtphát thiếu suy nghĩ
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tớitương lai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủđịnh chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻnhớ rất nhanh và quên cũng nhanh
Trang 9Học sinh ở giai đoạn này thường có nhiều nét tính cách tốt như ham hiểubiết, lòng thương người, lòng vị tha Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để giáodục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng giờ, làmviệc theo hướng dẫn của giáo viên.
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách củamỗi người Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọngyếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ emnhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động Tình cảm học sinh tiểu học được hìnhthành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em Vì vậy giáo viên cầnquan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ởtrẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập
Ngoài ra tâm lí của học sinh còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả năngphê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức Học sinh có thể học được tínhcách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đãhọc vào trong điều kiện hoàn cảnh mới Vì vậy giáo viên cần quan tâm tới việcviệc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi trường nhóm, lớp.Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và cácyếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ
để tạo động lực học tập cho học sinh
* Xét về mặt sinh lí: Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thường có các loạihành động thần kinh như:
+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn, tối ưu, nhanh, linh hoạt
+ Loại thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng phấn tăng, kiềm chế kém.+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, chậm chạp, nói chậm
+ Loại yếu , quá trình hưng phấn giảm
Nắm vững được đặc điểm của các loại thần kinh, ta có thể xếp trẻ theo nhóm
để có hướng giáo dục, uốn nắn hiệu quả hơn
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản ánhnhững thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi chúng trựctiếp tác động lên giác quan Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh chóng và chínhxác hơn trong thế giới Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt động một cáchhợp lý Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rấtlớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫncác em biết xem xét, biết lắng nghe
Trang 10Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu họccòn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh Vì vậy, việc sử dụng đồdùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học sinh Nhu cầuhứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên giáo viên cầntìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học sinh Trí nhớ có vaitrò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người, nhờ có trí nhớ
mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào cuộc sống
Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển chiếm
ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc Tư duy của trẻ em mới đến trường là tư duy cụthể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng cụ thể Trong
sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ởcác lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp Trongquá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này Vì vậy, trongdạy học , giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việcthực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh Giáo viêncần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa,khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả vềmặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới củamọi mối quan hệ Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất vànăng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡcủa người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội
Biện pháp 2: Giáo viên cần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp
Theo Điều lệ trường Tiểu học quy định: Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục học sinh trong trường Tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chươngtrình giáo dục Tiểu học Tuy nhiên bên cạnh đó, việc giáo dục nhân cách, phẩmchất cho học sinh cũng không kém phần quan trọng Vì thế giáo dục phẩm chất chohọc sinh một cách có hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên Như vậy, người giáoviên chủ nhiệm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục học sinh pháttriển toàn diện
Để giáo dục học sinh có phẩm chất tốt thì người giáo viên phải gương mẫu
để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo Bên cạnh đó, người giáo viên chủnhiệm phải là người hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh Qua thực tếkinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, để làm được điều đó, bản thân tôithường tìm hiểu về học sinh như: Đầu năm tôi xem qua lí lịch, học bạ và tìm hiểuthêm thông tin thông qua các thầy cô giáo cũ, các bậc phụ huynh, học sinh để nắmđược hoàn cảnh gia đình và học lực của các em Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt
Trang 11hiệu quả rất tốt Ngoài ra tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng thói quen, hoạt độngcủa các em ở lớp như: sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những buổi lao động, sinh hoạtsao, sinh hoạt ngoại khóa trong cách tìm hiểu này tôi đã giúp đỡ được một số họcsinh Chẳng hạn như:
Em Phan Trọng Phúc: khả năng tiếp thu nhanh song còn lười học, hoangnghịch, hay trêu chọc các bạn, thậm chí đùa nghịch ngoài giới hạn cho phép, đôikhi xảy ra ẩu đả, thương tích với các bạn Bị cô giáo nhắc nhở, em hứa sẽ sửa chữa
và không tái phạm nhưng rồi vẫn chứng nào tật đó Trao đổi với phụ huynh, tôinhận được thông tin phản hồi: Bố mẹ cháu đã li hôn, mẹ đi làm ăn xa, còn em sốngvới bà ngoại đã già, không theo sát được cháu hằng ngày Trao đổi với giáo viênchủ nhiệm năm học trước tôi được biết em Phúc bề ngoài hiếu động, dễ nổi nóngsong là cậu bé vô tư, hồn nhiên và sống tình cảm, thường hay kể cho cô giáo nghe
về chuyện cá nhân mình Đôi lúc cáu gắt với bạn, một lúc hết giận rồi lại thôi Tôinhận ra, em đang thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ mọi người Chính vì vậy, những giờ
ra chơi, cuối giờ học, tôi thường ngồi nói chuyện cùng em và được biết thêm emcòn sống cùng một người cậu và rất nghe lời của cậu Tuy nhiên, do bận công việc
và cậu cũng có gia đình riêng nên cậu ít khi để mắt tới cháu Tôi liên lạc, trao đổicùng cậu của em Lên lớp có cô giáo kèm cặp, về nhà chịu sự “kiểm soát” của cậu.Bạn bè xung quanh cũng thường xuyên quan sát, phát hiện những hành vi, lời nói,
cử chỉ chưa chuẩn mực và báo với cô giáo Nhờ làm tốt mối quan hệ phối kết hợp
đó mà những hành vi sai lệch của em Phúc được uốn nắn và sửa chữa kịp thời.Nhờ đó em tiến bộ hơn trong giao tiếp và ứng xử Khi Phúc hòa đồng hơn cùng cácbạn trong lớp, em biết quan tâm và giúp đỡ các bạn; biết nhận lỗi và sửa lỗi.Những việc làm tốt của em được tôi tuyên dương trước lớp và được cả lớp ghinhận Dần dần Phúc trở nên ngoan ngoãn và học ngày càng tiến bộ hơn
Biện pháp 3: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các môn học
Trong chương trình tiểu học, các môn học như Đạo đức, Tiếng Việt, Khoahọc, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, đều có tác dụng giáo dục phẩm chất cho học sinh.Trong đó, môn Đạo đức là môn học chính để giáo dục phẩm chất cho học sinh.Thông qua môn Đạo đức, các em bước đầu có khái niệm về các hành vi đạo đức vàcác chuẩn mực đạo đức Các em biết phân biệt tốt - xấu, đúng - sai, lễ phép - vôlễ… Từ đó có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và suy nghĩ; ý thức được việc nên
và không nên làm Đối với môn Đạo đức tôi có thể xem là một phương tiện quantrọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, và những hiểu biết trongcuộc sống cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn chỉnh và sâu sắc Cần phải trang
bị cho học sinh những tri thức đạo đức, các chuẩn mực về hành vi đạo đức có trongnội dung của mỗi bài học để trở thành kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi