TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 4. Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách. Theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình nhà trường xã hội. Theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem như là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi... ). Chính vì thế ở trường tiểu học mỗi giáo viên đều dạy hầu hết các môn học và tham gia quản lý học sinh theo sự phân công của nhà trường. Mặc dầu ở mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của học sinh, nhưng giáo viên chủ nhiệm mới là người thay mặt hiệu trưởng hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh. Với vị trí, vai trò như vậy, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền nhà trường với đời sống xã hội. Người giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học có chức năng hình thành cho các em những cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Trong tình hình thế giới và đất nước đang có những thay đổi mạnh mẽ vì vậy người giáo viên có nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ những mầm mống tốt đẹp, hình thành ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống ở gia đình nhà trường và xã hội. Đứng trước mục đích yêu cầu giáo dục hiện nay, vai trò người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng ( nhất là đối với bậc tiểu học). Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học phải có phương pháp giáo dục trẻ khoa học, có kế hoạch và có biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thì mới có được kết quả mong muốn. Để việc dạy học có kết quả tốt ngay từ đầu năm học người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm bắt được tình hình của lớp và có các biện pháp giáo dục đạo đức cũng như các hoạt động khác. II.MỤC ĐÍCH CỦA BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Từ thực trạng trên để tìm ra nguyên nhân mà giáo viên chưa đạt được hiệu quả. Qua đó có một số biện pháp hữu hiệu giúp giáo viên giáo dục cho học sinh các hành vi đạo đức chuẩn mực trong học tập, trong giao tiếp cũng như các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày một cách tốt nhất. III.PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT. Phương pháp quan sát Phương pháp ghi chép các biểu hiện của học sinh. Phương pháp vấn đáp gặp gỡ phụ huynh để giáo dục học sinh. IV. THỜI GIAN TỔNG KẾT. Năm học 2015 2016
Trang 1TỔNG KẾT KINH NGHIỆM GIÁO DỤC
Tên đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 4.
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức nhân cách Theo nghĩa rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình -nhà trường - xã hội Theo nghĩa hẹp thì giáo dục có thể xem như là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người (giáo dục đạo đức, giáo dục lao động, giáo dục lối sống, hành vi ) Chính vì thế ở trường tiểu học mỗi giáo viên đều dạy hầu hết các môn học và tham gia quản lý học sinh theo sự phân công của nhà trường Mặc dầu ở mỗi lớp học đều có tổ chức tự quản của học sinh, nhưng giáo viên chủ nhiệm mới
là người thay mặt hiệu trưởng - hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lý tập thể học sinh lớp mình phụ trách, phấn đấu học tập và rèn luyện theo mục tiêu chung của nhà trường Giáo viên chủ nhiệm thường là người dạy chủ yếu của lớp, đồng thời tổ chức lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động và các mối quan hệ ứng xử trong phạm vi lớp mình phụ trách nhằm hình thành nhân cách cho học sinh Với vị trí, vai trò như vậy, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối liền nhà trường với đời sống xã hội Người giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học có chức năng hình thành cho các em những
cơ sở ban đầu của nhân cách con người Việt Nam trong bối cảnh xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Trong tình hình thế giới
và đất nước đang có những thay đổi mạnh mẽ vì vậy người giáo viên có nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ những mầm mống tốt đẹp, hình thành ở các em khả năng thích ứng với cuộc sống ở gia đình - nhà trường và xã hội Đứng trước mục đích yêu cầu giáo dục hiện nay, vai trò người giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng ( nhất là đối với bậc tiểu học) Vì vậy giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học phải có phương pháp giáo dục trẻ khoa học, có kế hoạch
Trang 2và có biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thì mới có được kết quả mong muốn.
Để việc dạy học có kết quả tốt ngay từ đầu năm học người giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm bắt được tình hình của lớp và có các biện pháp giáo dục đạo đức cũng như các hoạt động khác
II.MỤC ĐÍCH CỦA BẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Từ thực trạng trên để tìm ra nguyên nhân mà giáo viên chưa đạt được hiệu quả Qua
đó có một số biện pháp hữu hiệu giúp giáo viên giáo dục cho học sinh các hành vi đạo đức chuẩn mực trong học tập, trong giao tiếp cũng như các hoạt động khác trong đời sống hàng ngày một cách tốt nhất
III.PHƯƠNG PHÁP TỔNG KẾT.
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp ghi chép các biểu hiện của học sinh
- Phương pháp vấn đáp gặp gỡ phụ huynh để giáo dục học sinh
IV THỜI GIAN TỔNG KẾT
- Năm học 2015 - 2016
Phần II: NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG
1)Ưu điểm:
Năm học 2015 - 2016 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4 Tổng số học sinh là 35 em, trong đó nữ : 18 em, nam: 17 em, đa số các em có hộ khẩu ở thị trấn Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, cơ sở vật chất đảm bảo, dụng
cụ học tập, sách vở đầy đủ Sách vở học sinh bao bọc sạch sẽ gọn gàng
Bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn cần phải khắc phục như sau:
2) Tồn tại:
Chất lượng học sinh không đồng đều, số học sinh giỏi, khá có sự chênh lệch nhau, vẫn còn nhiều học sinh yếu (nhất là môn Toán và Tiếng Việt) chữ viết còn cẩu thả, thiếu tính cẩn thận trong việc trình bày bài viết Chữ viết chưa đúng quy định Đặc biệt trong lớp có 3 em thuộc gia đình hộ nghèo và có 2 em học sinh người dân tộc thiểu số ( Rơ lan Hyêk và Rơ mah Hung) việc tiếp thu bài của các em so với những em khác vẫn còn
Trang 3chậm nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học Một số em còn ham chơi ý thức học tập kém mà gia đình lại ít quan tâm, các em chưa có ý thức tự giác trong rèn luyện đạo đức và học tập
Hầu hết học sinh trong lớp là con em những gia đình nông dân lao động nghèo, buôn bán lại rất đông con, mức độ kinh tế gia đình còn eo hẹp, thiếu thốn, trình độ nhận thức đến việc học tập của con em mình còn nhiều hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và học tập của các em Nhiều gia đình phụ huynh còn phó thác cho giáo viên và nhà trường chưa quan tâm đến việc học của con em mình Học được chăng hay chớ, thậm chí những đợt họp phụ huynh giáo viên chủ nhiệm gửi giấy về đến tận tay phụ huynh nhưng cũng có một số trường hợp không đi họp, để nắm bắt tình hình học tập của con em mình Còn nhiều gia đình có hoàn cảnh éo le, không có điều kiện để cho con em đi học phụ đạo vào những ngày thứ bảy hàng tuần Với tình hình trên tôi thấy hầu như những em không đi học phụ đạo thứ bảy đều có lực học trung bình yếu Còn nhiều em hiện tại bảng cửu chương vẫn chưa thuộc hết, kĩ năng đặt tính chậm như
em :( Ánh, Hyêk .)Vì thế nên tôi rất băn khoăn về chất lượng của lớp Tôi đã tìm ra một số biện pháp giáo dục các em ngay từ đầu năm học, tiếp tục vận động học sinh ra lớp để đảm bảo chất lượng cũng như sĩ số trên lớp
* Kết quả đạt được phẩm chất của năm học 2015 – 2016 là:
Tổng số học sinh: 35 em
Đạt : 100% (Không có học sinh không hoàn thành )
3) Nguyên nhân:
3.1 Về phía học sinh:
Tình trạng học sinh đi học muộn vẫn còn
Trong lớp còn có em hay nói chuyện, làm việc riêng làm ảnh hưởng đến lớp
Học sinh chưa ý thức được việc học là quan trọng mà còn ham chơi
Thích học nhưng chưa có phương pháp pháp học cụ thể trong việc chuẩn bị bài ở nhà Trong giờ học trên lớp không chịu đầu tư vào thời gian suy nghĩ
Nhiều em kĩ năng tính toán còn chậm, mất kiến thức từ những lớp dưới
Trang 4Nhiều phụ huynh ít chú ý đến việc học của con em mình còn thiếu trách nhiệm đối với các em, khoán trắng cho thầy cô giáo
Nhiều phụ huynh chưa quản lý thời gian học ở nhà của các em
3.2.Về phía giáo viên:
Công tác chủ nhiệm còn lỏng lẻo
Giáo viên chưa tìm hiểu kĩ tình hình hoàn cảnh của từng em
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ giáo viên còn thả lỏng cho các em nên kết quả chưa cao Chưa biết cách tổ chức giao việc cho từng cá nhân, cho từng nhóm phù hợp với trình độ với đối tượng học sinh lớp mình
Giáo viên chưa phát huy tính tích cực của học sinh Quản lý học sinh chưa chặt chẽ
Do trình độ của giáo viên vẫn còn hạn chế, cách truyền đạt chưa lôi cuốn học sinh Việc đầu tư vào soạn giảng còn hạn chế, chủ yếu giải quyết các bài tập theo sách giáo khoa, chưa có sự sáng tạo, khơi dậy tính tích cực hóa của một số em để phát huy những
ưu điểm nổi bật của cá nhân học sinh
II/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
1 Giáo dục đạo đức học sinh: Tâm sinh lý học sinh tiểu học có một số đặc điểm điển hình nổi trội : dễ cảm xúc, chưa biết kiềm chế và kiểm, xúc cảm thiếu ổn định, thiên về xúc động, tình cảm có tính hồn nhiên, tính ham hiểu biết, tính chân thật và tính hay bắt chước
Vì vậy giáo viên phải cung cấp những tri thức đạo đức cho học sinh: về hiểu biết đạo đức, nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm phải làm, về thái độ phải có, đây là một khâu quan trọng của giáo dục đạo đức Việc làm này có tác dụng làm cho đạo đức học sinh được xây dựng trên cơ sở lý trí, từ đó các em có thể nhìn ra và đánh giá được cái thiện, cái ác, cái xấu, cái cao thượng, cái nhỏ nhen, ti tiện Từ những bài học đạo đức dạy trên lớp, tôi không nhất nhất bắt học sinh phải học thuộc làu làu bài học mà chú trọng vào sự hiểu biết, thể hiện qua các hành vi đạo đức của các em thông qua bài học Ví dụ như học bài:
“ Kính già - yêu trẻ’’; Sau khi giúp các em biết trách nhiệm, bổn phận của mình đối
với ông bà, cha mẹ (vì người già và trẻ em cần phải được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ ở mọi nơi mọi lúc ), thì học sinh cần phải thể hiện bằng hành động việc làm cụ thể như:
Trang 5chăm sóc ông bà, cha mẹ khi đau ốm, khi tuổi già sức yếu (múc nước mời bố mẹ khi đi làm về mệt, đấm lưng cho ông bà khi bị đau ốm, nấu cháo cho ông bà ăn ) Như vậy
em đã làm vui lòng ông bà, cha mẹ rồi đấy Từ những hành vi đạo đức thực tế trong đời sống hàng ngày như thế dần dần làm cho những tri thức về chuẩn mực đạo đức bắt rễ sâu vào trí tuệ học sinh và tiến đến tạo ra cho các em tình cảm đạo đức, động cơ đạo đức và niềm tin đạo đức
Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức : Muốn biến tri thức đạo đức thành niềm tin và tình cảm đạo đức không thể không tìm mọi cách tác động vào tình cảm và ý chí của học sinh vào hành vi, thói quen đạo đức, tác động vào tình cảm, sự học tập, thái
độ và chuyển được tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức Việc tổ chức cho học sinh tiếp xúc với người thực, việc thực, với chính chủ thể của các hành vi đạo đức có thật sẽ tác động hơn nhiều so với lý thuyết dài dòng, khô khan, cứng nhắc về những điều phải làm và không được làm Việc thực và người thực có khả năng đi vào niềm tin của mỗi học sinh, của nhóm và tập thể mà học sinh là thành viên Những hành vi đó là mẫu mực
để học sinh noi theo Như giáo dục các em đức tính thật thà: “ nhặt được của rơi trả lại cho người mất”, các em nhặt được từ cái bút chì, thước kẻ, cho đến dây chuyền
vàng đều báo với thầy cô và trả lại cho người đánh mất Giáo viên chủ nhiệm cũng như nhà trường đều khen ngợi nêu gương kịp thời để các em còn lại noi theo, đây là một việc làm thiết thực có tác dụng giáo dục đạo đức có hiệu quả cao mà toàn trường cũng như lớp tôi đã phát động thực hiện
Trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học không nên dùng phương pháp giáo dục nặng nề về lý thuyết, người dạy không nên nặng về đưa ra những lời khuyên bảo, nêu các tiêu chuẩn, châm ngôn về đạo đức mà nên quan tâm đến niềm tin
về đạo đức, lương tâm và tình cảm đạo đức của các em, cũng không nên coi trọng việc thực thi các hành vi đạo đức của các em một cách máy móc, phương pháp này làm cho các em dễ ngoan ngoãn nghe lời, nhưng thụ động gọi dạ, bảo vâng do vậy khi gặp phải những tình huống phức tạp phải xử lý hành vi đạo đức thì sẽ lúng túng không biết thực hiện như thế nào là đúng, sai Vì vậy người giáo viên cần thiết cũng cần tạo ra những tình huống đạo đức thường xảy ra trong thực tế để học sinh tự lựa chọn tìm ra giải pháp
Trang 6xử lý, từ đó phân tích, phê phán, cổ vũ và cuối cùng giáo viên đưa ra kết luận Cách làm này có sức khắc sâu, lắng đọng vào tâm hồn các em Mỗi thầy cô giáo phải hết sức chuẩn mực về phẩm chất đạo đức, thật sự là tấm gương cho học trò của mình, thật sự yêu nghề mến trẻ, quan tâm chăm lo giáo dục học sinh Người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những tiến bộ dù lớn hay bé của học sinh, kiên trì tìm cách giải quyết trước những lệch lạc hay chậm phát triển của học sinh, tôn trọng học sinh, chủ động đối
xử với học sinh Có nếp sống giản dị, khiêm tốn, lịch sự, hòa nhã với học sinh và mọi người Có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, có năng lực sư phạm, kỷ năng nghề nghiệp
2.Giáo dục tình thương yêu đoàn kết trong học sinh:
Trước hết phải xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, thân ái, biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau Trong quá trình giáo dục học sinh, điều tôi suy nghỉ đầu tiên là làm sao cho cả lớp trở thành một tập thể đoàn kết, thân ái có tình thương yêu thật sự giữa thầy trò, giữa học sinh với nhau Từ tình cảm chân thật đó có tác dụng cảm hóa học sinh mạnh mẽ, các em quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm cho tôi thấy rằng hoàn cảnh gia đình, đời sống tình cảm, điều kiện để quan tâm đến việc giáo dục con cái giữa các gia đình có nhiều sự khác nhau Có những em mồ côi cha mẹ, cha mẹ ly hôn hay ở với mẹ kế, những em này rất thiếu thốn tình cảm Có những em bố mẹ đi làm xa không được chăm sóc và giáo dục chu đáo, nhiều em gặp hoàn cảnh khó khăn ( cha mẹ già yếu, ốm đau, đời sống kinh
tế khó khăn ) Nhiều em gặp những cuộc sống không ít khó khăn, đặc biệt lớp tôi cũng
có những em có hoàn cảnh đó Tổng số học sinh của lớp 35 em, có 3 học sinh nghèo, trong đó 2 em học sinh dân tộc Nếu giáo viên không hiểu hoàn cảnh, tìm hiểu tâm tư tình cảm của mỗi học sinh thì không thể có sự quan tâm và giúp đỡ thích đáng Vì vậy sau khi nhận lớp, việc đầu tiên của tôi là tìm hiểu nắm vững đối tượng giáo dục: Bắt đầu
từ việc nghiên cứu hồ sơ từng cá nhân, theo dõi mức độ phát triển trí tuệ, tình cảm và năng lực hoạt động của các em (quan sát cả trên lớp, trong giờ chơi, trong các hoạt động khác ) Tôi bố trí thời gian đi thăm gia đình học sinh, đặc biệt là số học sinh chậm tiến,
Trang 7học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế cũng như tinh thần, theo dõi sự phản ánh từ phụ huynh từ đó để có hiểu biết rõ hơn về từng em
Thông qua các môn học, nhất là môn đạo đức, học sinh có được một hệ thống khái niệm, tri thức đạo đức Tôi giáo dục các em những hành vi đạo đức tốt, biết được cần phải làm gì, phân biệt được cái tốt cái xấu, “ hành vi đạo đức, hành vi vô đạo đức “ Từ
đó các em có những thái độ, tình cảm và hành vi đạo đức đúng đắn Ví dụ bạn bị ốm nằm viện, các em tổ chức đến thăm bạn, giúp bạn về vật chất, chép bài cho bạn qua đó tình cảm các em được phát triển và trở nên sâu sắc hơn, gắn bó hơn, từ đó các em gần gũi nhau hơn Với sự hướng dẫn của tôi các em có những kế hoạch giúp bạn rất cụ thể: Đối với những bạn thiếu thốn về tình cảm thì các em thường xuyên thăm hỏi, đến nhà bạn giúp bạn cùng học, giúp việc nhà, gần gũi, động viên bạn, tâm sự với bạn
Đối với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì động viên, an ủi và giúp bạn bằng hiện vật như: sách, vở, bút những tấm áo tình bạn, hoặc gia đình gặp những chuyện không may thì các em cùng giáo viên chủ nhiệm kịp thời chia sẻ, thăm hỏi, động viên
Trong các phong trào nhà trường phát động như ủng hộ lũ lụt, quỹ nhân đạo “ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn” Tập thể học sinh lớp tôi bao giờ cũng tham gia tích cực và đạt kết quả cao, mặc dầu nhiều em phải nhịn bớt phần quà sáng của mình, điều đó cho thấy các em đã có tinh thần “ Mình vì mọi người”
Bằng những việc làm cụ thể trên, mỗi ngày được nhân lên dần hướng tới xây dựng tập thể lớp có ý thức quan tâm lẫn nhau, cùng nhau xây dựng tập thể lớp thành tổ ấm, đoàn kết gắn bó để tiến bộ không ngừng Từ việc xây dựng tình cảm tốt trong phạm vi lớp học, tôi đã tiến đến giáo dục cho các em có tình cảm tốt đối với gia đình, bố mẹ, ông bà, anh chị em, bà con hàng xóm láng giềng, gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn, gia đình có công cách mạng
3 Giáo dục học sinh trong hoạt động học tập
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và ngay trong các nhiệm vụ học tập là nhằm góp phần giáo dục đạo đức và hình thành phát triển nhân cách học sinh Việc giáo dục học sinh thông qua mọi hoạt động học tập, lao động, Điều quan trọng ở đây là giáo viên
Trang 8chủ nhiệm phải xây dựng được một tập thể lớp vững mạnh, một tập thể lớp có nề nếp,
có ý thức tổ chức kỷ luật
3.1) Xây dựng nề nếp lớp:
Vào đầu năm học, sau khi tìm hiểu và phân loại đối tượng học sinh, tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng nề nếp lớp:
Cho học sinh học nội qui nhà trường, cho các em chép vào trang vở đầu tiên của môn đạo đức và học thuộc các điều qui định Cho các em tìm hiểu về truyền thống nhà trường Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp cụ thể như sau:
Tổng số học sinh là 35 em được chia làm: 6 nhóm ( mỗi tổ 6 em) Chủ tich Hội đồng
tự quản: : (Hà Ngọc Linh), Phó CTHĐTQ: (Lã Thị Mỹ Duyên và Lại Thi Hương Thảo) Ban văn nghệ: ( Nguyễn Thị Thảo) Ban học tập: (Phạm Hà Thảo Ngân); Ban sức Khoẻ ( Dương Hồng Tiến) ; Ban thư viện:( Nguyễn Văn Vũ) ; Ban đối ngoại (Nguyễn Thành Đạt); Ban quyền lợi: ( Nguyễn Văn Quân)
Cho học sinh tham gia thảo luận các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, để mỗi em tự thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình học tập, để có động cơ phấn đấu vươn lên Trong công tác này tôi luôn bồi dưỡng cho các em biết tự làm việc, giáo dục tinh thần tự giác, tự quản cao Đội ngũ cán bộ lớp có phương pháp làm việc, giúp các em biết cách nhận xét, đánh giá, kiểm tra công việc và tự chuẩn bị nội dung các cuộc sinh hoạt giữa giờ, sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần dưới sự hướng dẫn và góp ý của giáo viên Chẳng hạn trước khi vào lớp cán bộ lớp kiểm tra tác phong học sinh, các tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ mình về trang phục (quần xanh, áo trắng), khăn quàng hay đầu tóc, vệ sinh cá nhân rồi báo cáo số liệu về cho lớp trưởng Đầu giờ lớp trưởng báo cáo giáo viên chủ nhiệm, cả việc chuyên cần: lớp đủ hay vắng, nếu vắng thì vắng ai, có phép hay không, hay việc xếp hàng vào lớp thế nào Còn một số em thường xuyên thiếu
đồ dùng học tập, hôm thì quên mang vở bài tập, hôm thì mang thiếu vở, lại có thói quen lười học bài cũ có nhiều em đến lớp chưa thuộc bài Để giúp các em khắc phục những nhược điểm trên tôi đã cùng cán bộ lớp, thường xuyên kiểm tra đồ dùng học tập, sách
vở, việc chuẩn bị bài ở nhà vào đầu giờ học, đầu mỗi tiết và ghi tên những em vi phạm vào sổ theo dõi riêng của mình để theo dõi Vi phạm lần 1, lần 2 nhắc nhở, lần 3 cho các
Trang 9em viết bản kiểm điểm, trong bản kiểm điểm yêu cầu các em ghi rõ khuyết điểm của mình và xin hứa sửa chữa khuyết điểm và kèm theo chữ kí của phụ huynh học sinh Tất
cả mọi việc dù nhỏ nhất giáo viên đều có sự quan tâm - nhận xét - đánh giá cụ thể sát hợp dần dần tạo cho các em một thói quen và đi vào quỹ đạo hoạt động nề nếp của tập thể lớp
3.2) Xây dựng và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ lớp Để xây dựng thành
công nề nếp lớp nhân tố tích cực là phải có cán bộ lớp có đạo đức có năng lực học tập,
có khả năng tổ chức và lãnh đạo lớp, các em tích cực năng động và sôi nổi trong mọi hoạt động của lớp khi chọn những em có mặt trội, tôi không quên việc bồi dưỡng các mặt khác, giúp các em đó trở thành toàn diện Trong công việc, khi các em làm, tôi thường góp ý và bổ sung ít, bổ sung dần dần, vì bổ sung quá nhiều ngay một lúc sẽ khiến các em rối thêm và thiếu tự tin ở mình Nhằm đảm bảo yêu cầu chỉ đạo, gây lòng tin và uy tín cho cán bộ lớp Tôi luôn suy nghĩ để giúp cho việc thực hiện các biện pháp
mà các em đề ra đạt kết quả cao Tôi không bao giờ tỏ ra khó chịu trước tập thể lớp khi các em điều khiển chưa đạt yêu cầu, mà chỉ trao đổi riêng để các em rút kinh nghiệm làm tốt hơn Trên cơ sở có được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, có khả năng lãnh đạo lớp tốt là nền tảng thành công trong việc xây dựng một tâp thể lớp có sức mạnh đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tự quản tốt
3.3)Xây dựng nề nếp học tập:
Hoạt động học tập của học sinh - hoạt động giảng dạy của giáo viên là quá trình truyền thụ tri thức đồng thời cũng là quá trình giáo dục và hình thành - phát triển nhân cách cho học sinh
Ngoài môn đạo đức, tất cả các môn học khác ở tiểu học, đặc biệt là Tiếng Việt, TN-XH, Toán đều có khả năng tiềm ẩn trong việc trong việc giáo dục học sinh Chẳng hạn ở môn Tiếng Việt qua các câu chuyện kể, các bài văn, bài thơ có nội dung phong phú, sinh động ca ngợi vẻ đẹp đất nước, ca ngợi văn hóa, các tập quán, truyền thống - bản sắc văn hóa dân tộc Tất cả sẽ giáo dục, bồi dưỡng cho các em tình yêu xóm làng, quê hương - đất nước, lòng tự hào dân tộc và kể cả các chuẩn mực sơ giản về giao tiếp ứng
xử về đạo đức Chính vì thế, khi có được một tập thể lớp vững mạnh,
Trang 10một đội ngũ cán bộ và nề nếp lớp tốt thì điều thiết thực cốt lõi là xây dựng một nề nếp học tập tốt Trên tinh thần học và thực hiện tốt nội qui nề nếp chung nhà trường đề ra, tôi luôn có kế hoạch xây dựng nề nếp học tập ngay từ đầu một cách cụ thể:
Thông qua các phương pháp dạy học tích cực tôi chia lớp thành các nhóm học tập (nhóm 6 em), trong nhóm cử nhóm trưởng có khả năng điều khiển cả nhóm hoạt động -các thành viên trong nhóm kiểm tra bài chéo nhau nhằm phát huy khả năng tự thể hiện mình và thi đua nhau trong học tập
Tăng cường kiểm tra thường xuyên, liên tục: kiểm tra bài tập, kiểm tra bài học, kiểm tra đầu giờ, kiểm tra 15 phút kiểm tra mang tính chất thi đua, nội dung kiểm tra vừa phải ngắn gọn nhẹ nhàng nhằm khích lệ tinh thần và ý thức tự giác học tập của các em (nhất
là đối với học sinh yếu nếu các em đạt điểm tốt cần tuyên dương khen ngợi kịp thời, động viên sự cố gắng tiến bộ vươn lên của các em) Lập một “vở kiểm tra” để có thể kiểm tra nhanh gọn trong vòng 10 - 15 phút nhằm nắm bắt được tinh thần học bài, làm bài hay hiểu bài của cả lớp và sàng lọc được đối tượng lười học để có biện pháp giáo dục
Phát động phong trào thi đua học tập tốt lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học do nhà trường phát động Phong trào “vào lớp thuộc bài - ra lớp hiểu bài ” Xây dựng phong trào vở sạch chữ đẹp” Tăng cường chức năng làm việc của lớp phó học tập, các nhóm trưởng, các em kiểm tra bài tập, bài học, dụng cụ học tập trước giờ vào lớp Mỗi cán bộ lớp đều có sổ sách ghi chép công việc kiểm tra, đôn đốc hàng ngày Phát huy tích cực ý thức tự giác và tính trung thực trong học tập, trong kiểm tra, thi cử Giáo viên có sự phân loại đối tượng học sinh, có kế hoạch thường xuyên quan tâm sát sao giúp đỡ phụ đạo học sinh học lực yếu kém Bồi dưỡng và kích thích sự phát triển trí tuệ của đối tượng học sinh khá giỏi Phụ đạo học sinh yếu vào trong từng tiết học và thứ bảy hàng tuần Phân công bạn khá giỏi giúp đỡ bạn học yếu với phong trào giúp bạn
“đôi bạn cùng tiến bộ”
Giáo viên xây dựng cho học sinh “ thời gian biểu học tập”; điều tra góc học tập ở nhà; nhất là việc học tập ở nhà Giáo dục ý thức tự giác học tập, giáo viên giao công việc học
ở nhà thật cụ thể, học sinh tiến hành học theo lệnh của giáo viên nhưng không có sự chỉ