II-/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế (Trang 33 - 37)

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong tài chính

ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho cơ sở sản xuất, kiềm chế lạm phát, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh. Xây dựng các chính sách tài chính quốc gia vừa thực hiện cải cách vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo tích tụ vốn.

Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tư an toàn xã hội, củng cố lực lượng vũ trang.

Thứ hai, đổi mới ban hành các văn bản pháp quy, điều chỉnh các quan hệ

quốc tế để nó rõ ràng, chính xác, rành mạch và đầy đủ hơn. Nên ban hành các văn bản theo hệ thống ngang hoặc là dọc.

Thứ ba, đổi mới các cơ chế hành chính, giảm tối thiểu các thủ tục rườm

rà tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân được vay vốn để phục vụ cho sản xuất.

Thứ tư, cần phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tính

Thứ năm, dựa vào khung lãi suất hoặc là để lãi suất trần cho phù hợp,

cập nhật với các thông tin để tận dụng các nguồn đầu vào, đồng thời tạo điều kiện cho các nguồn ra phù hợp.

Thứ sáu, Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới cán bộ và công tác cán bộ,

kịp thời thay thế những cán bộ kém năng lực, xử lý những cán bộ lệch lạc vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đổi mới và hoàn thiện cơ chế tuyển chọn và đào tạo lại cán bộ, nhất là cán bộ quản lý các cấp, để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới và sự chuyển tiếp của cán bộ. Nâng cấp, thiết lập lại kỷ cương, hiệu lực quản lý làm cho Nhà nước thực sự là của dân do dân và vì dân.

Thứ bẩy, sửa đổi những hiến pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện tốt hiến

pháp, sửa đổi cải cách hệ thống hành chính Nhà nước vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở. Sửa đổi cơ chế, chính sách tạo kẽ hở cho những tệ nạn quan liêu, bao cấp. Tăng cường công tác kinh tế, giải quyết kịp thời những vấn đề khi mới phát sinh.

Cùng với các cơ quan Nhà nước, Bộ máy Đảng và các tổ chức đoàn thể nhân dân cũng cần gọn nhẹ, chất lượng cao và có hiệu quả.

Thứ tám, nhiệm vụ đối ngoại bao trùm thời gian tới là giữ vững hoà bình,

mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho các công cụ xây dựng CNXH bảo vệ tổ quốc góp phần tích cực vào đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hoà bình, vì dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội. Ngoài ra chúng ta nên cụ thể chính sách chế độ sở hữu về hình thành và phát triển các loại thị trường như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường cổ phiếu tạo điều kiện cho thị trường phát triển lên một mức cao hơn.

Kinh tế thị trường và kinh tế tư nhân có thể phân hoá giàu nghèo nhưng với vai trò của Nhà nước nếu chính sách đúng có thể phân hoá, và đảm bảo công bằng xã hội trên cơ sở nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người, Nhà nước phải ổn định tiền tệ, tạo lòng tin cho nhân dân và các nhà đầu tư nước ngoài từ đó mới có tiền đề phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời phải triển khai thị trường vốn với hình thức nâng cao cổ phần, cổ phiếu, công trái, tín dụng.

Chúng ta hy vọng và tin tưởng rằng nền kinh tế thị trường của ta với sự vận động đúng theo quy luật sẽ có những bước phát triển vững mạnh lớn, tương lai kinh tế đất nước sẽ tăng trưởng nhanh, ổn định, góp phần đưa kinh tế Việt Nam đuổi kịp kinh tế thế giới.

C-/ KẾT LUẬN

Bất kỳ trong giai đoạn nào Nhà nước cũng có chức năng và vai trò của mình, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Một mặt chúng ta cần nâng cao đẩy mạnh ưu điểm của nó nhưng đồng thời cũng phải tìm cách để mà sửa chữa những khuyến điểm mà thị trường này gây ra.

Trong thời đại ngày nay nền kinh tế hỗn hợp là xu thế của mọi nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế có sự kết hợp giữa “Bàn tay vô hình” và “Bàn tay hữu hình”, tôn trọng vai trò khách quan của thị trường vừa phát huy vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước. Mô hình này ảnh hưởng trực tiếp cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam định hướng đúng đắn hướng đi cho mình. Ủng hộ điều này Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng nói rằng “Chính sách kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta sẽ trở thành yếu tố phục vụ đắc lực cho việc đuổi bắt, rút ngắn khoảng cách lạc hậu”. Chúng ta kiên trì bám vững nền kinh tế nhiều thành phần và gắng để nó phát huy hết khả năng để rút ngắn khoảng cách giữa các nước kinh tế trên thế giới.

Tuy đã có nhiều đóng góp rõ ràng cũng như những thành tựu tạo ra song ta không được nóng vội mà duy trì từ từ để đưa nước ta từng bước nên con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.

Là một cá nhân trong xã hội và là một sinh viên Viện Đại Học Mở Hà Nội em sẽ cố gắng được đóng góp chút sức lực của mình vào sự hoà nhập của nền kinh tế thế giới để góp mình vì một sự tiến bộ xã hội.

Tuy nhiên do vấn đề “Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa” là một vấn đề lớn cần có sự nghiên cứu sâu sắc và kiểm nghiệm thực tế. Do đó với phạm vi kiến thức nhỏ bé của mình chắc chắn rằng bài viết của em sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Em mong rằng thầy giáo sẽ giúp em sửa chữa và bổ sung những thiếu sót này để tiểu luận này cũng như nhận thức của em về vấn đề này càng hoàn thiện hơn.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đàm Huy Đường đã giúp em hoàn thành tốt tiểu luận này.

Một phần của tài liệu Tính tất yếu khách quan vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w