1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận tâm lý học: Ảnh hưởng của cha mẹ đến hình thành nhân cách của mỗi cá nhân

19 27 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Cha Mẹ Đến Sự Phát Triển Nhân Cách Của Mỗi Cá Nhân
Người hướng dẫn GVHD: TPHCM
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Tâm Lý Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 694,08 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của cha mẹ trong giai đoạn thai nhi đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân .... Do đó, mọi hành động của cha mẹ dù là cố ý hay vô ý cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và

Trang 1

TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA CHA MẸ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA MỖI

CÁ NHÂN

GVHD:

TPHCM, tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách 1

1.1 Nhân cách và những đặc điểm liên quan đến nhân cách 1

1.2 Sự hình thành và phát triển nhân cách 3

1.2.1 Giáo dục và nhân cách 3

1.2.2 Hoạt động và nhân cách 4

1.2.3 Giao tiếp và nhân cách 5

1.2.4 Tập thể và nhân cách 5

2 Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 6

2.1 Ảnh hưởng tích cực của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 6

2.1.1 Giai đoạn thai nhi 6

2.1.2 Giai đoạn 0 – 3 tuổi 8

2.1.3 Giai đoạn mẫu giáo (3 – 6 tuổi) 8

2.1.4 Giai đoạn tuổi học sinh (6 – 17 tuổi) 9

2.2 Ảnh hưởng tiêu cực của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 11

2.2.1 Ảnh hưởng của cha mẹ trong giai đoạn thai nhi đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 11

2.2.2 Ảnh hưởng của cha mẹ trong vấn đề giáo dục đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 12

2.2.3 Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 14

2.2.4 Ảnh hưởng của cha mẹ thương con không đồng đều đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân 15

III KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Nếu ví một đất nước là con người thì xã hội chính là tay, là chân và con người chính là tế bào của đất nước đó Một xã hội hạnh phúc sẽ làm nên một đất nước hạnh phúc Một xã hội hạnh phúc là một xã hội văn minh và phát triển.Vậy điều gì góp phần làm nên sự văn minh và phát triển đó? Đó chính là nhân cách con người Con người như thế nào thì xã hội sẽ như thế ấy Do đó, nhân cách của mỗi cá nhân đóng vai trò rất lớn đối với phát triển một xã hội mà trong đó mọi người đều hạnh phúc Mỗi người chúng ta từ khi sinh ra, chúng ta tiếp xúc đầu tiên đó chính là cha mẹ, gia đình của chúng ta Những thứ liên quan đến chúng ta như: phẩm chất đạo đức, năng lực cá nhân, khí chất, đều xuất phát từ gia đình chúng ta Chính vì thế, không thể không nói, gia đình chính là nôi của xã hội

Nhân cách của mỗi cá nhân chính là được hình thành từ gia đình Cha mẹ sẽ là người có ảnh hưởng lớn nhất Do đó, mọi hành động của cha mẹ dù là cố ý hay vô ý cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con Những ảnh hưởng đó có thể là tích cực cũng có thể là tiêu cực và cha mẹ có thể quyết định được điểu đó thông qua chính mình

Do nhận thức được tầm quan trọng đó và nhằm giúp các bậc cha mẹ có thể biết thêm được những việc là có thể ảnh hưởng to lớn đến con như thế nào, nên em quyết

định chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân”

II NỘI DUNG

1 Nhân cách và sự hình thành, phát triển nhân cách

Để hiểu rõ cha mẹ có những ảnh hưởng gì đến con cái và những ảnh hưởng đó biểu hiện như thế nào thì việc đầu tiên cần biết đó là thế nào là nhân cách, các đặc điểm của nhân cách và những yếu tố hình thành nên nhân cách:

1.1 Nhân cách và những đặc điểm liên quan đến tính cách Khái niệm nhân cách: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính

của tâm lý cá nhân quy định bản sắc và giá trị tâm lý của con người

Đặc điểm cơ bản của nhân cách:

Trang 4

- Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một cấu trúc tâm lý

tức là một chỉnh thể thống nhất các thuộc tính, đặc điểm tâm lý xã hội, thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài

- Tính ổn định của nhân cách: Những thuộc tính tâm lý là những

hiện tượng tâm lý tương đối ổn định và bền vững Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý tạo thành bộ mặt tâm lý xã hội của cá nhân, phần nào nói lên bản chất xã hội của họ Vì thế các đặc điểm nhân cách cũng như cấu trúc nhân cách khó hình thành

và cũng khó mất đi

- Tính tích cực của nhân cách: Nhân cách là chủ thể của hoạt động

và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội Vì thế, tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách Tính tích cực của nhân cách được biểu hiện trước tiên ở việc xác định một cách tự giác mục đích hoạt động, tiếp đó là sự chủ động tự giác thực hiện các hoạt động, giao tiếp nhằm hiện thực hóa mục tiêu Tính tích cực của nhân cách cũng biểu hiện rõ trong quá trình thõa mãn các nhu cầu của nó Không chỉ thõa mãn các đối tượng có sẵn, con người luôn luôn sáng tạo ra các đối tượng mới, các phương thức thõa mãn mới những nhu cấu ngày càng cao của họ

- Tính giao lưu của nhân cách: Nhân cách chỉ có thể hình thành,

phát triển, tồn tại và thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác Nhu cầu giao lưu (giao tiếp) được xem như là một nhu cầu bẩm sinh của con người Thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội Đông thời qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội Điều quan trọng là qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội

Cấu trúc của nhân cách: Cấu trúc nhân cách bao gồm hai mặt thống nhất với

nhau là đức và tài (phẩm chất và năng lực):

- Phẩm chất (đức): phẩm chất xã hội (đạo đức, chính trị): thế giới

quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, ; phẩm chất cá nhân (đạo đức, tư cách): các nết, tập tính, các thói, tật, ; phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự chủ, tính kỷ luật, tính quả quyết, tính phê phán; cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí

- Năng lực (tài): năng lực xã hội hóa: khả năng thích ứng, hòa

nhập, tính mền dẽo, cơ động, linh hoạt trong cuộc sống; năng lực chủ thể hóa: khả

Trang 5

năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, cái riêng, cái bản lĩnh cá nhân; năng lực hành động: khả năng hành động có mục đích, chủ động tích cực, có hiệu quả; năng lực giao tiếp: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác

Các thuộc tính tâm lý cơ bản của nhân cách: Trong nhiều sách giáo khoa tâm

lý học, người ta coi nhân cách là một cấu trúc gồm bốn nhóm thuộc tính tâm lý điển hình: xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất Cũng giống như một vecto lực có phương, chiều, cường độ và tính chất của nó Xu hướng nói lên phương hướng phát triển nhân cách; năng lực nói lên cường độ của nhân cách; khí chất, tính cách nói lên tính chất, phong cách của nhân cách

1.2 Sự hình thành và phát triển nhân cách

Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thủy, mà nhân cách là các cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong quá trình sống – giao tiếp, vui chơi, học tập, lao động, Quá trình hình thành nhân cách chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: yếu tố bẩm sinh – di chuyền, môi trường tự nhân và hoàn cảnh xã hội, giáo dục, hoạt động, cá nhân, Mỗi yếu tố đều có vai trò nhất định Song với tính cách

là phương thức, là con đường, giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể có vai trò quyết định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người

1.2.1 Giáo dục và nhân cách

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của xã hội, là quá trình tác động tự giác, chủ động đến con người nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo yêu cầu của xã hội Theo nghĩ rộng giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường,

xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động khác đến con người Theo nghĩa hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình tác động đến tư tưởng, đạo đức, hành vi của con người

Trong quá trình hình thành và phát triển, giáo dục giữ vai trò chủ đạo:

- Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển

nhân cách Ví dụ: sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường sẽ có những

phẩm chất và năng lực để làm doanh nhân hoặc nhân viên kinh doanh

- Giúp mỗi cá nhân lĩnh hội được nền văn hóa xã hội, lịch sử đã

được tinh lọc và hệ thống hóa Ví dụ: thầy cô giảng dạy kiến thức, các kinh nghiệm xã

hội tích lũy và sinh viên tiếp thu

Trang 6

- Tác động đến con người một cách hiệu quả nhất dựa trên các

thành tựu nghiên cứu khoa học Ví dụ: các thành tựu khóa học như lực hấp dẫn, lực

hướng tâm, hay các máy móc thiết bị có thể mất 10 năm, 20 năm, để nghiên cứu ra những con người có khi chỉ mất vài phút để lĩnh hội được nó

- Phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố như thể chất, hoàn cảnh sống, xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do những yếu tố trên

gây nên (những người bị khuyết tất, bị bệnh, có hoàn cảnh khó khăn, ) Ví dụ: nước ta

xây dựng các ngôi trường dành cho những trẻ em bị khiếm khuyết, chậm phát triển như Trường giáo dục chuyên biệt Niềm Tin (TPHCM), Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật Củ Chi (TPHCM), và các trường năng khiếu như Đại học Kiến trúc TPHCM (TPHCM), Đại học Mỹ thuật Việt Nam (HN),

- Uốn nắn những sai lệch nhân cách, làm cho nó phát triển theo

đúng hướng mong muốn của xã hội ( giáo dục lại) Ví dụ: giáo dục nhân cách cho các

tù nhân để học có nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội

 Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong hình thành và phát triển nhân

cách

1.2.2 Hoạt động và nhân cách

Mọi tác động của giáo dục đều là vô nghĩa nếu thiếu hoạt động của cá nhân Vì vậy hoạt động của cá nhân là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách Hoạt động của con người luôn có tính mục đích, tính xã hội, được thể hiện bằng những thao tác và công cụ nhất định Vì vậy mỗi loại hoạt động đều có những yêu cầu ở con người những phẩm chất và năng lực nhất định Quá trình tham gia hoạt động làm cho con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực đó Nhân cách của họ do đó được hình thành và phát triển

Thông qua hai qua trình xuất tâm (đối tượng hóa) và nhập tâm (chủ thể hóa) trong hoạt động, con người, một mặt lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử

để hình thành nhân cách, một mặt xuất tâm lực lượng bản chất vào xã hội, “tạo nên sự đại diện nhân cách” của mình

 Hoạt động có vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân

cách

Trang 7

Ví dụ: Các trường tiểu học ở Hà Nội tổ chức cho học sinh đi tham quan các di

tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và thông qua hoạt động này nhà trường đã kích thích trí tò mò, ham học hỏi, nghiên cứu của học sinh từ đó hình thành nên lòng yêu lịch sử, yêu đất nước

1.2.3 Giao tiếp và nhân cách

Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội loài người Không thể có xã hội nếu không có giao tiếp vì xã hội là một cộng đông người Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ Trong quá trình giao tiếp, mỗi cá nhân sẽ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội – lịch sử để tồn tại và phát triển

Không chỉ là điều kiện để phát triển, giao tiếp còn là con đường để hình thành nhân cách con người Bằng giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các quan hệ xã hội” thành bản chất con người, đồng thời thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lự của ,ìm vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội

Trong quá trình giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình và đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân để hình thành năng lực tự ý thức – một phần quan trọng trong nhân cách

 Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người – người, một yếu tố

cơ bản của sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách

Ví dụ: học hỏi, tiếp thu kiến thức kinh doanh thông qua sự giao tiếp của những

người kinh doanh trên bàn nhậu, quán nước,

1.2.4 Tập thể và nhân cách

Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội Môi trường xã hội cụ thể là các nhóm mà cá nhân là thành viên, đó là: gia đình, làng xóm, khu phố, cộng đồng, tập thể Gia đình là nhóm cơ sở, là cái nôi đầu tiên mà nhân cách con người được hình thành từ ấu thơ Tiếp theo đó, con người là thành viên của các nhóm với tên gọi khác nhau: nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm lớn, nhóm nhỏ, Các nhóm có thể đạt tới trình độ phát triển cao nhất được gọi là tập thể

Trang 8

Tập thể là một nhóm người, một bộ phận xã hội được thống nhất lại theo những mục đích chung phục tùng các mục đích của xã hội

Tập thể có vai trò rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách Trước hết, tập thể giúp con người tìm được chỗ đứng của mình và thõa mãn nhu cầu hoạt động, giao tiếp Vì vậy, hoạt động tập thể là điều kiện và là phương thức thể hiện và hình thành những năng khiếu, năng lực và các phẩm chất trong nhân cách Tập thể tác động đến nhân cách qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí tâm lý tập thể Nhờ vậy, nhân cách của mỗi thành viên liên tục được điều chỉnh, điều khiển cũng như phải thay đổi để phù hợp với tập thể Ngược lại, mỗi cá nhân tác động tới cộng đồng, xã hội, tới cá nhân khác thông qua tập thể cảu mình

Ví dụ: nếu chúng ta học tập trong một tập thể mà mọi người luôn năng động,

tích cực thì chúng ta rất có thể sẽ bị cuốn theo đó và năng động, tích cực hơn

Tóm lại, bốn yếu tố: giáo dục, hoạt động, giao tiếp và tập thể tác dộng đan xen

vào nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành và phát triển nhân cách

2 Ảnh hưởng của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân

Như đã biết, nhân cách được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội

Và gia đình chính là môi trường xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân tiếp xúc Vì thế, gia đình giữ vai trò rất quan trọng – là cái nôi để cá nhân phát triển nhân cách Tùy từng gia đình và từng cách giáo dục khác nhau mà cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân là khác nhau Ở đây, ảnh hưởng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực

2.1 Ảnh hưởng tích cực của cha mẹ đến sự phát triển nhân cách của

mỗi cá nhân 2.1.1 Giai đoạn thai nhi

Thai nhi luôn luôn dựa vào nhau thai để lấy chất dinh dưỡng và oxi từ máu của

mẹ, sự biến đổi hoóc-môn và các thành phần hóa học khác trong máu mẹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của thai nhi Thông thường, trong quá trình phát triển

hệ thần kinh của thai nhi, thần kinh cảm giác phát triển khá sớm Thai nhi có thể nghe

và cảm giác được sự biến đổi tâm lý của người mẹ và môi trường xung quanh Do vậy,

Trang 9

trong thời kỳ mang thai, cha mẹ có thể tác động, ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần, trí tuệ của thai nhi Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thai nhi bao gồm: di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống và tâm trạng thai phụ, thai giáo

- Di truyền:

Di truyền là yếu tố đầu tiên nhất có thể ảnh hưởng đến thai nhi Những phẩm chất của trẻ một phần chịu ảnh hưởng từ di truyền vì di truyền cung cấp nguyên liệu và môi trường phát triển cho trẻ Nhân tố di truyền (gen) mà mà đứa trẻ mang theo khi sinh ra được thừa hưởng một nữa từ cha và một nữa từ mẹ Nếu cả cha và mẹ dều mang gen tốt thì khả năng cao con sinh ra sẽ rất khỏe mạnh, phát triển tốt

Di truyền cũng ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ Nếu cha mẹ của đứa trẻ có chỉ số thông minh cao thì đứa trẻ sinh ra có khả năng sẽ có ưu thế bẩm sinh về mặt trí tuệ

- Dinh dưỡng:

Nguồn dinh dưỡng để một thai nhi có thể phát triển hoàn thiện hoàn toàn dựa vào sự cung cấp ở người mẹ Do đó dinh dưỡng của thai phụ hết sức quan trọng Nếu đảm bảo được đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển rất tốt về thể chất cũng như trí tuệ

Trong thời kỳ mang thai, khoảng tuần 26 của thai kỳ là cao trào đầu tiên với sự sinh sôi của tế bào não, là khoảng thời gian tốt để não bộ phát triển Trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein để thúc đẩy não bộ phát triển, làm cho đứa bé thông minh hơn

- Môi trường sống và tâm trạng của thai phụ:

Môi trường và sức khỏe con người có mối quan hệ mật thiết với nhau Nếu môi trường sống trong lành, ít ô nhiễm sẽ làm thai phụ cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn Ngoài ra, việc có ít áp lực trong môi trường làm việc và được sự quan tâm từ người chồng sẽ làm cải thiện tâm trạng của thai phụ trong giai đoạn mang thai, từ đó thai nhi cũng vui vẻ hơn Đặc biệt, khi tâm trạng thai phụ tốt, ít bị mệt mỏi, lo lắng, sợ hãi sẽ làm giảm khả năng sảy thai, sinh non

- Thai giáo:

Thai giáo là một môn khoa học rất được các bậc cha mẹ quan tâm hiện nay Thai giáo cung cấp cho cha mẹ những kiến thức về thai nhi và thai phụ trong giai đoạn

Trang 10

mang thai cũng như những việc cần làm để trẻ có thể phát triển tốt nhất Do vậy, việc hiểu được và áp dụng thai giáo tốt sẽ giúp các bậc cha mẹ tạo một môi trường thuận lợi để con phát triển

2.1.2 Giai đoạn 0 – 3 tuổi

Đây là giai đoạn đầu tiên trẻ tiếp xúc với môi trường mới khác hẳn với môi trường trong bụng mẹ bao gồm cả thời tiết, môi trường sống, âm thanh, ánh sáng, Do

đó, những tác động của cha mẹ trong giai đoạn này đối với sự phát triển của mẹ là hết sức quan trọng

- Giai đoạn 0 – 1 tuổi:

Hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn này là sự tiếp xúc thể lý với người lớn Trong suốt khoảng thời gian chín tháng mười ngày ở trong bụng mẹ, trẻ đã quen với sự ấm áp và nhịp đập của tim mẹ Do đó, khi mới chào đời, trẻ rất cần sự ôm ấp, vuốt ve của người lớn, đặc biệt là mẹ của trẻ Như vậy, trẻ sẽ thấy an tâm, ấm áp hơn Nếu được cha mẹ gần gũi, quan tâm, yêu thương, chăm sóc thì trẻ sẽ có được những ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và phát triển nhân cách sau này

- Giai đoạn 1 – 3 tuổi:

Một năm sau sinh là cao trào thứ hai để trẻ phát triển não bộ Lúc này, những thực phẩm giàu protein, vitamin như: thịt, cá, trứng, các loại đậu, sẽ rất có ích cho trẻ trong việc phát triển trí tuệ sau này

Hoạt động chủ đạo ở độ tuổi này của trẻ là khám phá đồ vật Trẻ đã có đủ hiểu biết để tò mò với mọi thứ xung và có thể giao tiếp được với người lớn Cha mẹ cần cho trẻ chơi nhiều đồ chơi và cho trẻ tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài Ở lúc trẻ 18 tháng tuổi cha mẹ nên cho con đi nhà trẻ Môi trường nhà trẻ sẽ giúp con được tiếp xúc nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động ở lớp và giao tiếp nhiều hơn Nó có ích cho việc phát triển sau này của trẻ

2.1.3 Giai đoạn tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi)

Ở giai đoạn này, trẻ đã biết tự mình khám phá thế giới xung quanh, muốn học hỏi và cũng hay đặt ra những câu hỏi cho người lớn Những hành động hay lời nói của cha mẹ và những người xung quanh dù tốt hay xấu cũng sẽ được trẻ học hỏi và làm

theo Ví dụ, nếu thường xuyên nhìn thấy cha mẹ có những hành động và lời nói tốt

Ngày đăng: 03/04/2022, 22:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w