2 Nhiệm vụ và thời gian triển khai:

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 58 - 62)

- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng, Nhà nước cấp quyền sử dụng đất, có chế độ ưu đã

6.2 Nhiệm vụ và thời gian triển khai:

Thời gian thực hiện chương trình từ 2005-2010 được chia làm 2 giai đoạn(9).

- Giai đoạn I : Từ năm 2005 - 2006: - Gia đoạn II : Từ năm 2007 - 2010.

Nội dung công việc.

Giai đoạn I ( 2005-2006).

- Điều chỉnh quy hoạch mạng lưói chợ gắn với trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn quận, giành giữ đất để xây dựng chợ ở từng địa bàn dân cư trong khu đô thị mới. Tránh tình trạng chỉ xây nhà ở khi dân chuyển đến sinh sống không có chợ và siêu thị dẫn đến tình trạng quá tải, phát sinh chợ tạm chợ cóc như hiện nay.

- Chỉ đạo thực hiện các dự án, đầu tư xây dựng mới , mở rộng nâng cấp một số chợ hiện có theo quy hoạch, kế hoạch đựoc UBND quận phê duyệt.

- Xây dựng mới chợ Bái Ân (Nghĩa Đô); chợ Dịch Vọng Hậu (sau trường Nguyễn Bỉnh Khiêm) để di chuyển toàn bộ chợ Nhà Xanh nằm trên đường Phan Văn Trường, trả lại mặt đường giao thông.

- Nâng cấp chợ Nghĩa Tân (dự kiến xây dựng 3 tầng), chợ Trần Duy Hưng, chợ đêm nông sản Dịch Vọng để tránh tình trạng quá tải như hiện nay, (dự kiến xây dựng cơ chế giao cho Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy xây dựng dự án đầu tư, kinh doanh chợ Nghĩa Tân). Dự kiến xây dựng cơ chế giao cho công ty cổ phần thương mại cầu giấy xây dựng dự án đầu tư – kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện đề án 31/ĐA-TU của thành ủy Hà Nội, chỉ thị số 15/2005/CT-UB ngày 17/5/2005 của UBND thành phố Hà Nội, thông tư số 13/TT-TU ngày 23/9/2004, thông báo số 213/TB-UB ngày 21/11/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc xây dựng 11 tuyến phố văn minh đô thị. Quận thực hiên chỉ đạo việc quản lý và khai thác hệ thống chợ, xóa bỏ 11 tụ điểm chợ tạm, chợ cóc và giải tỏa các chợ tự phát trên địa bàn Quận.

Về việc giải tỏa các chợ tự phát như sau:

Giải tỏa chợ tự phát lấn chiếm lòng, lề đường là một trong những nội dung quan trọng của năm trật tự, kỷ cương đô thị. Ngoài ra, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ thị 15 về việc xây dựng 11 tuyến phố văn minh, vì vậy cần phải giải tỏa các chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường chung quanh các chợ chính thức. Để giải tỏa các chợ tự phát, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện đồng bộ trên toàn Thành phố nói chung và Quận Cầu Giấy nói riêng một cách thường xuyên, liên tục về việc giải tỏa các chợ tự phát nhằm tránh tình trạng giải tỏa chỗ này thì các hộ kinh doanh lại chuyển sang chỗ khác.

- Ngăn chặn kịp thời các tụ điểm kinh doanh tự phát mới phát sinh. - Đối với các chợ tự phát ăn theo chợ chính thức, kiên quyết giải tỏa. Giải tỏa các hộ kinh doanh lưu động, các hộ kinh doanh lấn chiếm lề đường, mái hiên. Đối với các hộ sử dụng nhà để kinh doanh, hàng hóa phải đưa vào trong nhà, không cho lấn chiếm lề đường.

- Đối với các chợ tự phát hình thành những nơi có nhu cầu về chợ (các khu dân cư tập trung, các khu công nghiệp,…) nhưng chưa có chợ chính thức, việc giải tỏa chợ tự phát phải đồng thời với việc xây dựng chợ mới nhằn đảm bảo nhu cầu mua sắm. Trong quá trình chờ xây dựng chợ mới, cần duy trì các chợ tự phát trong một thời gian nhưng tổ chức sắp xếp lại, tăng cường công tác quản lý không cho phát sinh thêm.

- Đối với các chợ tự phát hình thành những nơi có nhu cầu về chợ nhưng không thể xây dựng chợ mới có thể tổ chức các tụ điểm kinh doanh trên cơ sở sử dụng nhà của dân cư có điều kiện làm nơi mua bán, đưa các hoạt động buôn bán vào trong nhà, giải tỏa các hộ kinh doanh lưu động.

- Áp dụng cơ chế quản lý thông qua đăng ký kinh doanh và các quy định hiện hành để giải tỏa các chợ tự phát. Các hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có thì cơ quan chức năng sẽ xử lý theo quy định hiện hành.

- Thực hiện nghiêm túc những quy định đã có về vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thương. Những hộ nào không đảm bảo những quy định sẽ bị xử lý. Xử lý các vi phạm của người mua hàng, như dừng xe ở lề đường gây cản trở giao thông.

- Áp dụng các biện pháp kinh tế để điều chỉnh hoạt động của các chợ tự phát. Đối với các chợ tự phát tạm thời duy trì hoặc chưa thề thực hiện giải tỏa, các hộ kinh doanh tự phải bị điều tiết các khoản thu với giá trị ở mức ngang bằng hoặc lớn hơn đối với các hộ kinh doanh trong chợ chính thức.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tự phát trong việc giải tỏa các chợ tự phát. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, nhất là chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên và những người có uy tín trong khu vực để tuyên truyền, vận động các hộ chấm dứt mua bán lấn chiếm lòng, lề đường.

- Tổ chức đào tạo và bố trí, sắp xếp công ăn việc làm cho người lao động, giúp họ từ bỏ hoạt động mua bán lấn chiếm lòng, lề đường.

Đến quý I năm 2006 cơ bản hoàn thành xong việc xóa bỏ các tụ điểm chợ tạm, chợ cóc.

- Triển khai kế hoạch thực hiện quyết định số 63/QĐ-UB ngày 29/4/2005 về việc ban hành kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội; Đề án số 1718/UB-SNV ngày 04/5/2005 của UBND thành phố về chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thành lập ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức

quản lý chợ đồng thời xây dựng đề án lựa chọn mô hình chuyển đổi tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận ( năm 2005 làm thí điểm chuyển đổi chợ xe máy đồ cũ Dịch Vọng, giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Dịch Vọng quản lý, khai thác và sử dụng ).

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các hộ kinh doanh.

- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại và trình độ cán bộ quản lý nhà nước.

- Phối kết hợp với Sở thương mại, trường đào tạo cán bộ quản lý ngành thương mại để tổ chức lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý, khai thác chợ với trình độ và hình thức đào tạo phối hợp với đội ngũ cán bộ quản lý chợ.

Giai đoạn II : ( 2007-2010).

- Hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp xây mới theo hướng kiên cố , văn minh hiện đại các chợ trên địa bàn Quận theo đúng quy hoạch được duyệt và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, HTX đầu tư kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

- Hoàn chỉnh các cơ chế chính sách về đầu tư, chuyển đổi mô hình quản lý chợ cho phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành.

- Hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ.

- Đưa chợ vào hoạt động đảm bảo mục tiêu" Chợ an toàn – văn minh – hiệu quả” góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng nguồn thu cho ngân sách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổng kết công tác thực hiện chương trình phát triển mạng lưới chợ vào cuối năm 2010.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 58 - 62)