GẢ PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRỂN CHỢ.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 43 - 46)

Theo Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, có các nguồn vốn sau đây để đầu tư phát triển chợ :

(1) Nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ bao gồm : nguồn vốn của doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và của nhân dân đóng góp ; nguồn vốn vay tín dụng ; nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, trong đó, chủ yếu là vốn của các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh và vốn vay tín dụng.

(2) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư hoặc góp vốn cùng Nhà nước đầu tư xây dựng chợ.

(3) Nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước (bao gồm vốn ngân sách Trung ương, địa phuơng và viện trợ không hoàn lại) chỉ hỗ trợ đầu tư xây dựng một số chợ sau :

- Chợ đầu mối chuyên ngành nông sản thực phẩm để tiêu thụ hàng hóa ở các vùng sản xuất tập trung về nông, lâm, thủy sản.

- Chợ các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo thuộc các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo, định canh định cư của Nhà nước.

- Chợ loại 1 theo quy hoạch ở vị trí trọng điểm về kinh tế thương mại của tỉnh, thành phố. Làm trung tâm giao lưu hàng hóa và phục vụ nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố, thị xã lớn.

(4) Chủ đầu tư xây dựng chợ được quyền :

- Huy động vốn để xây dựng chợ trên cơ sở thỏa thuận với thương nhân đăng ký sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ và các nguồn vốn khác của nhân dân đóng góp theo quy định của pháp luật và hướng dẫn cụ thể của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương

- Sử dụng quyền sử dụng đất các công trình trong phạm vi thuộc quyền sử dụng của mình để thế chấp vay vốn tín dụng ngân hàng theo quy định hiện hành để đầu tư sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp chợ.

Căn cứ theo quy định trên, dưới đây là một số giải pháp về vốn đầu tư cho xây dựng chợ.

1 - Vốn ngân sách:

1.1- Đối với các chợ đầu mối cần phải đầu tư xây dựng, thì Thành phố và Quận có thể dùng ngân sách để đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa. Đối với các chợ xây tạm thì cần khuyến khích xây dựng với chi phí thấp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, mua sắm của dân cư, để khi cần có thể chuyển đổi đỡ lãng phí về chi ngân sách.

1.2- Đối với một số chợ trong địa bàn Quận quá bức xúc về vấn đề an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, an ninh trật tự, nhưng không có khả năng thu hút các nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ do kinh phí giải tỏa quá lớn thì có thể kiến nghị lên Thành Phố có sự hỗ chợ về ngân sách cho Quận để giải quyết triệt để các vấn đề nêu trên bằng việc đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp sửa chữa, cải tạo và giải tỏa các hộ dân lấn chiếm mặt bằng chợ.

2 - Vốn các doanh nghiệp hợp tác xã :

Trong thời gian tới, vốn để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, cải tạo các chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy chủ yếu là từ các doanh nghiệp thông qua hình thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp đầu tư khai thác kinh doanh chợ. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm trong việc khai thác kinh doanh chợ và các lĩnh vực thương mại-dịch vụ khác, như Liên minh các Hợp tác xã. Có thể hình thành công ty cổ phần đầu tư, khai thác kinh doanh chợ trên địa bàn quận, tổ chức xây dựng mới các chợ ở các khu đô thị, các khu dân cư mới. Thực tế cho thấy, việc huy động vốn từ các doanh

nghiệp để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa chợ là không khó nếu như việc đầu tư có thể mang lại lợi nhuận.

3 - Vốn huy động từ các hộ tiểu thương6 :

3.1- Vốn huy động từ các hộ tiểu thương để đầu tư xây dựng chợ cũng là một dạng của hình thức huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Vấn đề đối với các hộ tiểu thương cùng nhau góp vốn để xây dựng chợ mới là xác định hình thức pháp lý (loại hình hợp tác xã hay công ty cổ phần) để trên cơ sở đó cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định công nhận.

3.2- Có thể huy động vốn của các hộ tiểu thương để thực hiện việc đầu tư nâng cấp, sửa chợ hiện hữu, nơi các hộ tiểu thương trực tiếp kinh doanh.

4 - Vay tín dụng:

Bên cạnh vốn tự có của các doanh nghiệp, hộ tiểu thương ; các nhà đầu tư khai thác kinh doanh chợ có thể vay tín dụng để đầu tư xây dựng chợ.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn Quận Cầu Giấy (Trang 43 - 46)