1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề minh họa thi tốt nghiệp ngữ văn 12, THPT 2022

27 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 55,99 KB

Nội dung

Đề minh họa thi tốt nghiệp ngữ văn 12, THPT 2022 Đề minh họa thi tốt nghiệp ngữ văn 12, THPT 2022 gồm 5 đề, có đáp án

Trang 1

MỘT ĐỀ THAM KHẢO KHỐI 12

ĐỀ BÀI SỐ 1:

I PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Một đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể và những đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp ăn Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào Vẫn rất êm thấm mới lạ chứ Nếp nhà đã thắng được tự do của cá nhân sao? Phải nói thêm,cái nếp nhà này cũng ít ai theo kịp Người con dâu cả vốn là con gái Hàng Bồ, đỗ đại học, là một cô gái kiêu hãnh, tự tin, không dễ nhân nhượng Ai cũng nghĩ hai người đàn bà, một già một trẻ, cùng sắc sảo sẽ rất khó chấp nhận nhau Vậy mà họ ăn ở với nhau đã mười lăm năm chả có điều tiếng gì Người chị của cô con dâu đến nói với bà cô tôi: “Bác chịu được tính nó thì con cũng phục thật đấy” Bà cải chính: “Đúng là tôi có phần phải chịu nó nhưng nó cũng có phần phải chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa”…

[…] Năm ngoái khu phố có yêu cầu bà cụ báo cáo về nếp sống gia đình cho hàng phố học tập

Bà từ chối, khi tôi lại thăm, bà nói riêng: “Cái chuyện ấy ai cũng biết cả, chỉ khó học thôi” Tôi cười: “Lại khó đến thế sao”? Bà cụ nói: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao Anh có học được không”? À, thế thì khó thật Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ.”

(Trích Nếp nhà – Nguyễn Khải, dẫn theo Tuyển tập Nguyễn Khải, tập III, NXB Văn

học, 1996)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2 (1,0 điểm): Tác giả đã giới thiệu gia đình của nhân vật “bà cô tôi” như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của bà cụ: “Trong nhà này, ba đời nay,

không một ai biết tới câu mày, câu tao Anh có học được không”?

Câu 4 (0,5 điểm): Anh (chị) có đồng tình với câu nói “Hạnh phúc không bao giờ là món quà

tặng bất ngờ, không thể đi tìm, mà cũng không nên cầu xin Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình, nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó, lại hoàn toàn không dễ”? Vì sao?

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Trang 2

Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ)

trình bày quan điểm của anh (chị) về hạnh phúc.

2 Tác giả đã giới thiệu gia đình của nhân vật “bà cô tôi”: Một

đại gia đình gồm hai con trai, hai con dâu, một gái, một rể vànhững đứa con của họ vẫn sống chung dưới một mái nhà, ănchung một bếp ăn Thiên hạ thì chia ra, bà cụ lại gom vào

1,0

3 HS giải thích theo sự hiểu biết khi tìm hiểu về đoạn trích

Gợi ý: Nề nếp gia đình được luôn được gìn giữ trong thờigian dài Từ đó nhân vật “bà cô tôi” muốn dạy cách thể hiệnnét văn hóa ứng xử trong một gia đình hạnh phúc

nhau một chút Hạnh phúc được ươm mầm, chắt chiu mỗingày, mỗi người; hạnh phúc không dễ tìm cũng không thể cầuxin

- Nếu lập luận theo hướng phủ định ý kiến trên là đúng, họcsinh cần nhấn mạnh: Cuộc sống muôn hình vạn trạng nên sắcmàu của hạnh phúc cũng thật phong phú, đa dạng

0,5

1 Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một

đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh

(chị) về hạnh phúc.

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy

0,25

Trang 3

nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Quan điểm của anh

(chị) về hạnh phúc.

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển

khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy

nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu Có thể theo

- Mở rộng: Phê phán những người không trân trọng hạnh

phúc và tự tay hủy hoại hạnh phú,

* Kết đoạn : Bài học nhận thức và hành động

0,75

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm

của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn

đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có

giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

2 Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền

ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề;

Kết bài khái quát được vấn đề

Hướng dẫn chấm:

- Bố cục bài rõ ràng, tương xứng: 0,25 điểm.

- Bố cục không rõ, không thành bài văn: 0 điểm.

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của

nhà văn Nguyễn Minh Châu

Lời giải chi tiết

Hướng dẫn chấm:

0,5

Trang 4

- Xác định đúng, đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận

dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và

dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nêu vấn đề nghị

- Nguyễn Minh Châu hết sức cảm thông trước tình cảnh

người đàn bà hàng chài thường xuyên bị chồng đánh đập

Hơn thế nữa, nhà văn còn muốn bênh vực cho chị, không

muốn chọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn

– Nhà văn cũng cảm thông với tình cảnh của người chồng vũ

phu

– Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phê phán mạnh mẽ hành

động vũ phu của người chồng

- Nguyễn Minh Châu là nhà văn luôn đứng về cái đẹp, cái

thiện Đi tìm, phát hiện, ca ngợi, khẳng định những phẩm chất

tốt đẹp của con người

- Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài

xa còn thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuật của Nguyễn

Minh Châu: “Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì

cuộc đời, vì con người”

+ Cách kết thúc tác phẩm đã gợi cho người đọc nhiều suy

nghĩ Là tấm ảnh đen trắng nhưng mỗi lần nhìn vào Phùng

đều thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” và

nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy

đang bước ra khỏi tấm ảnh”

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75

Trang 5

Qua tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đã đặt ra một vấn đề để

mọi người cùng suy nghĩ và giải quyết Đó là vấn đề về số

phận và hạnh phúc của con người

+ Cái nhìn của Nguyễn Minh Châu thật đa dạng, nhiều chiều

Ông thấy trong cuộc sống có cả ánh sáng và bóng tối, nước

mắt và nụ cười, bề nổi và bề chìm, khổ đau và hạnh phúc

+ Nhưng điều quan trọng nhất là ông vẫn tin vào phẩm chất

tốt đẹp của con người, tin vào bản chất tốt đẹp của xã hội sẽ

làm thay đổi số phận con người

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học

trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác

phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của tác phẩm; biết liên

hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình

ảnh, cảm xúc;…

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Trang 6

ĐỀ SỐ 2:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương thứ nhất của chị ở đất Hưng Yên, quê hương thứ hai của chị ở nông trườngHồng Cúm, hạnh phúc mà chị đã mất đi từ bảy, tám năm trước nay ai ngờ chị lại tìm thấy ở mộtnơi mà chiến tranh đã xảy ác liệt nhất Ở đây, trong những buổi lễ cưới, người ta tặng nhau mộtquả mìn nhảy đã tháo kíp làm giá bút, một quả đạn cối đã tiện đầu, quét lượt sơn trắng làm bìnhhoa, một ống thuốc mồi của quả bom tấn để đựng giấy giá thú, giấy khai sinh cho các cháu saunày và những cái võng nhỏ của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng Sự sống nảy sinh từ cáichết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng,chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy

( Nguyễn Khải, Mùa lạc, Dẫn theo Truyện ngắn Nguyễn Khải, NXB Văn học 2013)

Câu 1: Chỉ ra các phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn bản trên ? (0,5 điểm) Câu 2: Nhà văn đã kể gì về nhân vật chị trong đoạn trích ? (0,5 điểm)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong cụm từ in

đậm trong câu văn sau : “Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua ranh giới ấy”? (1,0 điểm).

Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh (chị)? Vì sao? (1.0 điểm)

PHẦN 2: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ)

trả lời câu hỏi: “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của

Nguyễn Minh Châu:

Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn đượctreo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưngmỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôinhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đangbước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch,tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo

Trang 7

lưới suốt đêm Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đámđông …

4 Học sinh có thể lựa chọn những thông điệp khác nhau, có ý

nghĩa đối với nhận thức và hành động của bản thân Lí giải được sự lựa chọn (ý nghĩa của thông điệp)

-Ví dụ: Cần có ý chí, nghị lực để vượt qua gian khổ; hạnh

phúc sẽ đến nếu con người biết vươn lên

1 Từ văn bản đọc hiểu, anh(chị) hãy viết một đoạn văn ngắn

(khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quynạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

Trang 8

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Trả lời câu hỏi:

“Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển

khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy

nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu Có thể theo

hướng sau:

* Mở đoạn: Dẫn dắt giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

*Thân đoạn:

– Giải thích

+ Ranh giới: Đường phân giới hạn giữa hai khu vực, hai địa

hạt, hai phạm trù… liền nhau

+ Bước qua ranh giới: Vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn

để chuyển từ bên này sang bên kia

– Bàn luận: Cần bước qua những ranh giới trong cuộc sống

không? Vì sao?Dẫn chứng?

+ Có những ranh giới không nên, không thể bước qua Đó là

những ranh giới giúp ta giữ được giá trị làm người; đảm bảo

sự an toàn, phát triển tốt đẹp của xã hội Nếu bị phá vỡ hậu

quả sẽ khôn lường.(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng

tỏ vấn đề)

+ Đôi khi cần bước qua ranh giới để mạnh mẽ hơn, trưởng

thành hơn, khẳng định giá trị của bản thân, tạo nên những

thay đổi cần thiết, tăng tính hiệu quả, tìm ra cái mới mang

tính đột phá, đi được xa hơn, có được nhiều hơn trên một địa

hạt khác Đó là những ranh giới kìm hãm con người, xã hội

(Thí sinh lấy dẫn chứng thực tế làm sáng tỏ vấn đề)

+ Phê phán những hành động liều lĩnh, cực đoan bất chấp

ranh giới; sự hèn nhát, thu mình…

* Kết đoạn : Bài học nhận thức và hành động

0,75

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá

Hướng dẫn chấm: huy động được kiến thức và trải nghiệm

của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn

đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có

giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

0,5

Trang 9

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

2 Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện

ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề;

Kết bài khái quát được vấn đề

Hướng dẫn chấm:

- Bố cục bài rõ ràng, tương xứng: 0,25 điểm.

- Bố cục không rõ, không thành bài văn: 0 điểm.

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Giá trị nhân đạo trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của

nhà văn Nguyễn Minh Châu

Lời giải chi tiết

Hướng dẫn chấm:

- Xác định đúng, đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận

dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và

dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nêu vấn đề nghị

luận

Hướng dẫn chấm: giới thiệu tác giả: 0,25 điểm; giới thiệu

tác phẩm, đoạn trích: 0,25 điểm

0,5

- Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi

biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ

thuật lý tưởng cho những nhà sành nghệ thuật

=> Đó là bức ảnh hoàn mỹ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích

của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ

- Khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi

bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn

trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc

đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo

- Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ

mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của

cuộc đời

=> Chính những cảm nhận này đã mang đến những ám thị

đặc biệt cho Phùng mỗi lần nhìn lại bức ảnh mình từng chụp

- Chỉ Phùng mới có cái nhìn khác về tác phẩm nghệ thuật của

2,5

Trang 10

mình phải chăng Phùng đã từng chứng kiến câu chuyện đầy

éo le, nghịch lý bên trong hay Phùng đã biết nhìn bằng trải

nghiệm, dám nhìn sâu vào hiện thực dẫu tàn khốc, vô tình

* Nghệ thuật:

- Truyện được xây dựng theo lối kết cấu vòng tròn: mở đầu là

đi tìm ảnh, kết thúc là ngắm nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, chiêm

nghiệm nhằm nhấn mạnh tính triết lý của truyện Giọng văn

trầm lắng, suy tư, nhiều dư vị, nhiều liên tưởng bất ngờ

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75

- Thông qua tình huống truyện đặc sắc, tác giả Nguyễn Minh

Châu đã thể hiện được những quan niệm sâu sắc về cuộc đời

và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ với con người

- Nghệ thuật chỉ là nghệ thuật chân chính nếu như phản chiếu

được hiện thực cuộc sống của con người

Hướng dẫn chấm:

- Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

- Trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Trang 11

ĐỀ BÀI SỐ 3:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Trời mưa như trút nước Nửa đêm hôm đó, anh Tịch và Út bò vào móc cơ sở, mở cửarào dẫn một cánh đột vô Vợ chồng Út lại thu được ba cây súng và rổ lựu đạn hôm qua Bộ độitràn vô khắp ấp, lùng bắt ác ôn, rượt bọn lính chạy, thu thêm một số súng Suốt đêm, Út đi laytừng cây cọc sắt, tìm lựu đạn gài để đồng bào yên tâm phá rào

Sáng hôm sau, những người đàn bà đi chợ Cầu Kè ngang qua ấp chiến lược Chông Nô 2,thấy một người phụ nữ đầu đội nón nhựa chiến lợi phẩm, tay cầm súng, lá cây giắt đầy mình,miệng ăn trầu đỏ tươi, đứng gác trong công sự đầu ấp Hình ảnh ấy của Út được các bà truyền

đi khắp xã cùng với tin cái ấp chiến lược kiên cố, ác ôn nhất Cầu Kè bị phá banh, Út đứng nhưvậy, dưới trời mưa từ ba giờ khuya tới sáng Những tên thanh niên chiến đấu, sáng sớm tưởng

ta rút, mò về, bất thần bị Út bắt giơ tay… Hôm đó, Út thu được một đống lựu đạn đem chất đầyvọng gác Về nhà, trong buổi liên hoan mừng chiến thắng, anh Mười ở tỉnh ôm thằng nhỏ của

Út giơ ra giữa đám đông, nói:

- Cháu à, má cháu bỏ cháu cả đêm, nhờ bác la má cháu mới về cho cháu bú đó

Sau tiếng cười rộ lên, mọi người đều im bặt Tất cả đều hướng về phía mẹ con Út Bây giờ,ngồi đây, chị đang dịu dàng ve vuốt tóc con, nhưng sao hồi khuya, lúc xông vào ổ địch, trôngchị gan lì, khác hẳn Anh em chuyền tay nhau thằng nhỏ, hôn từ dưới lên trên, từ trên xuốngdưới

Út nói:

- Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Sau này tụi nó đánh giặc còn ngon hơn tụimình bây giờ nhiều

Trang 12

(Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi)Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (0,5 điểm)

Câu 2: Tìm các chi tiết trong đoạn văn để cho thấy chị Út là một “người mẹ - cầm súng”? (1,0điểm)

Câu 3: Chỉ ra 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng? (1,0 điểm)Câu 4: Anh/ chị hiểu gì về câu nói của chị Út “Nó cũng đánh giặc phải không mấy anh? Saunày tụi nó đánh giặc còn ngon hơn tụi mình bây giờ nhiều” (1,0 điểm)

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nhân vật chị Út trong đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng

150 chữ)

Câu 2: (05,0 điểm: "Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người” Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa để làm sáng tỏ nhận

- Người chiến sĩ cầm súng: Út bò vào móc cơ sở, mở cửa rào;

tay cầm súng, lá cây dắt đầy mình, gác công sự, bắt địch quayvề

1,0

3 *Học sinh cần chỉ ra hai trong số các phép liên kết sau:

- Phép lặp: Út

- Phép thế: Út – chị - người đàn bà; anh Tịch và Út – vợ chồng Út

- Phép liên tưởng: trời mưa – nửa đêm – sáng hôm sau – hôm

1,0

Trang 13

1 Nhân vật chị Út trong đoạn văn gợi cho anh/chị suy nghĩ gì

về truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quynạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: truyền thống tốt

đẹp của người phụ nữ Việt Nam

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp đểtriển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõsuy nghĩ, quan điểm của bản thân về ý kiến được nêu Có thểtheo hướng sau:

- Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn có vẻ đẹp của những người vợ, người mẹ hiền hậu, đảm đang, chung thủy

- Bên cạnh đó, người phụ nữ Việt Nam – khi đất nước lâm nguy – cũng sẵn sàng ra trận, trở thành những chiến sĩ, nhữnganh hùng Đó là truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ

- Vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ đang được phát huy trong thời đại ngày nay: những người phụ nữ hiện đại vừa chăm lo cho gia đình vừa tham gia công tác xã hội, bảo vệ đấtnước… (dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân: bản thân nhận thức như thế nào về vai trò của người phụ nữ, cần làm gì để khẳng định vị trí và phát huytruyền thống tốt đẹp của người phụ nữ

0,75

d Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá

Ngày đăng: 03/04/2022, 09:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w