1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH thương mại dịch vụ nhất thanh

133 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng Và Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh
Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh
Người hướng dẫn Th.S. Đào Nguyên Phi
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán thuế, quá trình thực tập cũng chưa cóai nghiên cứu công tác thuế tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh.Cùng với việc được tiếp xúc với

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ

GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

NHẤT THANH

SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY LINH

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN

- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ

GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ

NHẤT THANH

Tên tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh Giảng viên hướng dẫn

Niên khóa: 2016 – 2020

Huế, tháng 10 năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài thực khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này, trước tiên là sự cố

gắng nổ lực của bản thân Bên cạnh đó, tôi nhận được sự giúp đỡ từ các quý Thầy, Côgiáo, anh, chị ở đơn vị thực tập cùng gia đình và bạn bè

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc đến Ban giám hiệu

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế cũng như quý Thầy, Cô trong Khoa Kế toán –

Kiểm toán đã tận tình truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôitrong suốt quá trình học tập vừa qua Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viênTh.S Đào Nguyên Phi – người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn tận tâm

từ lúc định hướng chọn đề tài đến quá trình hoàn thiện đề tài Thầy luôn tạo mọi điềukiện thuận lợi, sẵn sàng giải đáp các thắc mắc cho tôi để thực hiện đề tài này

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty TNHH Thương Mại

Dịch Vụ Nhất Thanh, các anh, chị ở phòng Kế toán – Tài chính đã nhiệt tình giúp đỡ

và tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận, tìm hiểu thông tin, số liệu về Công ty trong suốtquá trình thực tập tại đơn vị

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc quý Thầy, Cô, quý anh, chị

trong đơn vị thực tập dồi dào sức khoẻ, tràn đầy hạnh phúc và thành công trong cuộc

sống!

Huế, tháng 10 năm 2019.

Sinh viên thực hiệnNguyễn Thị Thùy LinhTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạnBCTC Báo cáo tài chínhGTGT Giá trị gia tăngTNDN Thu nhập doanh nghiệpNSNN Ngân sách nhà nước

TNCN Thu nhập cá nhânSXKD Sản xuất kinh doanhHHDV Hàng hóa dịch vụGTKT Gia tăng khấu trừ

BHXH Bảo hiểm xã hộiBHYT Bảo hiểm y tế

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty TNHH TM DV Nhất Thanh qua 3 năm

2016 – 2018 37

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhất Thanh qua 3 năm 2016 – 2018 40

Bảng 2.3: Tình hình kết quả kinh doanh của Công ty TNHH TM DV Nhất Thanh qua 3 năm 2016 – 2018 44

DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1: Phiếu chi sổ PC02 47

Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT số 1224 48

Biểu 2.3: Trích nhập liệu theo hóa đơn 1224 50

Biểu 2.4: Hóa đơn GTGT số 319 51

Biểu 2.5: Phiếu nhập kho số 319 52

Biểu 2.6: Uỷ nhiệm chi 52

Biểu 2.7: Trích nhập liệu theo hóa đơn 319 54

Biểu 2.8: Hóa đơn GTGT số 1128 55

Biểu 2.9: Trích nhập liệu theo hóa đơn 1128 56

Biểu 2.10: Hóa đơn GTGT số 2324 57

Biểu 2.11: Trích nhập liệu theo hóa đơn số 2324 58

Biểu 2.12: Trích sổ chi tiết tài khoản 1331 59

Biểu 2.13: Trích số cái tài khoản 133 60

Biểu 2.14: Hóa đơn GTGT số 2662 63

Biểu 2.15: Trích hạch toán hóa đơn số 2662 64

Biểu 2.16: Hóa đơn GTGT số 2669 65

Biểu 2.17: Hóa đơn GTGT số 2679 67

Biểu 2.18: Trích sổ chi tiết tài khoản 33311 69

Biểu 2.19: Trích số cái tài khoản 333 70

Biểu 2.20: Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT 74

Biểu 2.21: Giấy nộp tiền thuế GTGT theo mẫu C1 – 02/NS 81

Biểu 2.22: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4/2018 84

Biểu 2.23: Sổ chi tiết tài khoản 3334 89

Biểu 2.24: Sổ cái tài khoản 821 90

Biểu 2.25: Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu số 03/TNDN) 97 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

Biểu 2.27: Giấy nộp tiền thuế TNDN vào ngân sách nhà nước .101

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào 20

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra 21

Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán thuế TNDN hiện hành 29

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH TM DV Nhất Thanh 33

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH TM DV Nhất Thanh 34

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mô tả quy trình ghi sổ của công ty TNHH TM DV Nhất Thanh 36

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản của Công ty TNHH TMDV Nhất Thanh qua 3 năm 2016 – 2018 39

Biểu đồ 2.2: Biến động nguồn vốn của Công ty TNHH TMDV Nhất Thanh qua 3 năm 2016 – 2018 42

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC BIỂU iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv

MỤC LỤC v

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Dự kiến kết quả đạt được 4

6 Kết cấu đề tài 4

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 5

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế 5

1.1.1 Khái niệm thuế 5

1.1.2 Đặc điểm của thuế 5

1.1.3 Vai trò của thuế 6

1.1.4 Phân loại của thuế 6

1.1.5 Hệ thống văn bản pháp luật về thuế 7

1.2 Kế toán thuế GTGT 8

1.2.1 Khái niệm thuế GTGT 8

1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT 9

1.1.3 Vai trò của thuế GTGT 9

1.2.4 Phạm vi áp dụng thuế GTGT 10

1.2.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 11 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

1.2.5.2 Phương pháp tính thuế 15

1.2.6 Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT 16

1.2.6.1 Kê khai thuế GTGT 16

1.2.6.2 Nộp thuế GTGT 17

1.2.6.3 Hoàn thuế GTGT 17

1.2.7 Nội dung kế toán thuế GTGT 19

1.2.7.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào 19

1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra 20

1.3 Kế toán thuế TNDN 22

1.3.1 Khái niệm thuế TNDN 22

1.3.2 Đặc điểm của thuế TNDN 22

1.3.3 Vai trò của thuế TNDN 22

1.3.4 Phạm vi áp dụng thuế TNDN 23

1.3.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN 23

1.3.5.1 Căn cứ tính thuế TNDN 23

1.3.5.2 Phương pháp tính thuế TNDN 25

1.3.6 Đăng ký, kê khai, nộp thuê và quyết toán thuế TNDN 27

1.3.6.1 Đăng ký nộp thuế TNDN 27

1.3.6.2 Kê khai thuế TNDN 27

1.3.6.3 Nộp thuế TNDN 27

1.3.6.4 Quyết toán thuế TNDN 28

1.3.7 Nội dung kế toán thuế TNDN 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẤT THANH 30

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhất Thanh 30

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược công ty 30

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty 31

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý 33

2.1.4 Tổ chức công tác kế toán 34 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

2.1.5 Tình hình nguồn lực của công ty trong giai đoạn 2016 – 2018 36

2.1.5.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 36

2.1.5.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 39

2.1.5.3 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 - 2018 43

2.2 Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT tại công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Nhất Thanh 45

2.2.1 Đặc điểm tổ chức 45

2.2.2 Chứng từ sử dụng 45

2.2.3 Tài khoản sử dụng 46

2.2.4 Sổ sách sử dụng 46

2.2.5 Hạch toán thuế GTGT 46

2.2.6 Kê khai, khấu trừ và nộp thuế GTGT 72

2.3 Thực trạng công tác kế toán thuế TNDN tại công ty TNHH Thương mại Dịch Vụ Nhất Thanh 84

2.3.1 Đặc điểm tổ chức 84

2.3.2 Chứng từ sử dụng 85

2.3.3 Tài khoản sử dụng 85

2.3.4 Sổ sách sử dụng 85

2.3.5 Thuế TNDN tạm tính 85

2.3.6 Quyết toán thuế TNDN, kê khai và nộp thuế TNDN 87

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẤT THANH 102

3.1 Nhận xét và đánh giá công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN 102

3.1.1 Đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT 103

3.1.2 Đánh giá về công tác kế toán thuế TNDN 105

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhất Thanh 106

3.2.1 Đối với công tác kế toán thuế GTGT 107

3.2.2 Đối với công tác kế toán thuế TNDN 108

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109

1 Kết luận 109

2 Kiến nghị 109 Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC 112

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lí do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càngsâu rộng với nền kinh tế thế giới là điều kiện tích cực mở rộng thị trường, thúc đẩyxuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong bối cảnh đó, để phù hợp với cam kếthội nhập đã ký yêu cầu đầu tiên đặt ra cho Nhà nước ta là phải có những chính sách cải

cách, đổi mới về thuế Bởi lẽ, thuế là công cụ tài chính vĩ mô quan trọng và ảnh hưởngđáng kể đến các mối quan hệ cân đối lớn của nền kinh tế thị trường, có tác động đếntăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước

Doanh nghiệp là thành phần không thể thiếu của nền kinh tế hội nhập, để nắm bắt

cơ hội cũng như tạo dựng cho mình vị thế trên thị trường, chính sách thuế luôn là vấn

đề mà doanh nghiệp quan tâm Năm 2018, Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế đã rà soát,đôn đốc thu kịp thời các nguồn thu; đề xuất cơ chế, chính sách, cải cách hành chính

nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế Tổng thu NSNN của tỉnh ước đạt 7.236 tỷ đồng (vượt 5,9% dự toán

của địa phương) cho thấy năm 2018 lần đầu tiên thu ngân sách của tỉnh Thừa ThiênHuế đã vượt mốc trên 7.000 tỷ đồng Những thay đổi tích cực về thuế này sẽ hỗ trợcho doanh nghiệp rất nhiều trong hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế toán tạidoanh nghiệp

Trong suốt thời kỳ đổi mới nền kinh tế, Việt Nam thường xuyên điều chỉnh cơchế quản lý kinh tế sao cho phù hợp với nền kinh tế thị trường Đổi mới thuế là một

trong chương trình đổi mới đó Các văn bản, thông tư hướng dẫn về thuế vẫn còn

những hạn chế nhất định Vì vậy, công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại cácdoanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều vướng mắc.Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh là công ty thuộc nhóm doanhnghiệp vừa và nhỏ nên cũng sẽ không tránh khỏi những vướng mắc nhất định trongcông tác kế toán thuế cần phải khắc phục Nhất là vào tháng 7 vừa qua, công ty trải

qua đợt kiểm tra thuế và có những sai phạm nhất định trong công tác kế toán thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Nhận thấy được tầm quan trọng của kế toán thuế, quá trình thực tập cũng chưa có

ai nghiên cứu công tác thuế tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh.Cùng với việc được tiếp xúc với thực tế, tìm hiểu đi sâu vào công tác kế toán thuế mà

cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, với những kiến thức bản thân đã tích lũy được,

em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế

TNDN tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh” cho khóa luận tốt

 Mục tiêu cụ thể:

- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận các vấn đề về thuế, kế toán thuế GTGT và

kế toán thuế TNDN tại công ty

- Thứ hai, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thunhập doanh nghiệp tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh

- Thứ ba, so sánh lý thuyết với thực tế để đưa ra ưu điểm, nhược điểm về thựctrạng công tác kế toán thuế GTGT, TNDN tại công ty TNHH Thương Mại Dịch VụNhất Thanh

- Thứ tư, kỳ vọng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cải thiện nhược điểm cho

công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung tìm hiểu lý thuyết và thực tiễn công tác kế toán thuế GTGT và

thuế TNDN tại công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh bao gồm các sổ sáchTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

chứng từ kế toán, tài khoản sử dụng, phương pháp hạch toán, kê khai thuế và quyếttoán thuế.

 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại công ty TNHH

Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh

- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng số liệu về nhân sự, BCTC

trong 3 năm là năm 2016, năm 2017 và năm 2018 của Công ty TNHH Thương Mại

Dịch Vụ Nhất Thanh Số liệu cho công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tháng

12 năm 2018

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Công tác kế toán thuế GTGT và kế toán thuế TNDNtại Công ty TNHH Thương Mai Dịch Vụ Nhất Thanh

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu: Tôi dựa trên các nguồn tài liệu ở thưviện trường, tạp chí, sách giáo trình… để tìm hiểu về các Luật thuế, Thông tư133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán áp dụng, các thông tư mới hướng dẫn, văn bản

liên quan để làm cơ sở lí luận về thuế GTGT và thuế TNDN phục vụ cho đề tài nghiên

cứu Tôi thực hiện thu thập số liệu thứ cấp tại đơn vị về tình hình nhân sự, tài sản,nguồn vốn, tình hình hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc tìm hiểu, đánh giáthực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty

- Phương pháp quan sát: Qua quá trình được thực tập, bản thân tôi được tiếp xúcvới thực tế tại bộ phận kế toán tại công ty được quan sát quá trình làm việc và trực tiếptham gia hỗ trợ các anh chị tại bộ phận kế toán Phương pháp này được sử dụng để biết

được các anh, chị ở phòng kế toán làm việc như thế nào, sự sắp xếp, nhập liệu, luân

chuyển chứng từ diễn ra như thế nào, khi có sai sót thì kế toán tiến hành xử lý như thếnào

- Phương pháp hỏi, phỏng vấn: Khi được tiếp xúc, quan sát xong có những điềubản thân vẫn không hiểu, có nhiều thắc mắc Tôi sử dụng phương pháp này để hiểu rõ

hơn về công ty, hiểu rõ hơn về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN cũng như làmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

rõ những thắc mắc trong quá trình thu thập thông qua việc hỏi, phỏng vấn, trao đổitrực tiếp với chị kế toán thuế tại công ty.

- Phương pháp mô tả: Tôi tiến hành thu thập các chứng từ kế toán để chứng minhcác nghiệp vụ kinh tế đã thực tế xảy ra tại công ty; rồi tiến hành ghi nhận, hạch toánnghiệp vụ kinh tế phát sinh, mô tả, đối chiếu chứng từ với sổ sách kế toán, phân tích,

xử lý số liệu sử dụng trong phần thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

- Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh: Tôi tiến hành so sánh bằng số tuyệt đối

và so sánh bằng số tương đối, phân tích số liệu tình hình nhân sự, tài sản, nguồn vốn,tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty qua 3 năm 2016, 2017, 2018 bằng việc sửdụng Excel để thực hiện tính toán Đối chiếu lý thuyết với thực tế để đưa ra nhận xét,

đánh giá về công tác kế toán thuế GTGT, thuế TNDN tại công ty

5 Dự kiến kết quả đạt được

Dự kiến sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác kế toán thuếGTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh”, điểmhạn chế trong công tác kế toán thuế và những biện pháp đề xuất sẽ phần nào đượccông ty nhìn nhận, xem xét Công ty có thể tổ chức công tác kế toán thuế GTGT haythuế TNDN chuẩn xác, cẩn trọng, xác định đúng số thuế được hoàn hay được miễngiảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt sai sót trong việc tính thuếGTGT, thuế TNDN đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của công ty với Nhà nước

6 Kết cấu đề tài

Nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần I - Đặt vấn đề

Phần II - Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận về thuế, kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty TNHHThương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và

thuế TNDN tại Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Nhất Thanh

Phần III - Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ, KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về thuế

1.1.1 Khái niệm thuế

Thuế ra đời và tồn tại cùng với nhà nước, từ đó đến nay, thuế đã trải qua một quátrình phát triển lâu dài và khái niệm thuế cũng không ngừng được hoàn thiện

Trên góc độ người nộp thuế thì thuế được định nghĩa như sau: Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước

theo luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

Trên góc độ kinh tế học: Thuế là biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử dụng

quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước.

Tương ứng với từng giai đoạn phát triển, từng góc độ khác nhau sẽ có nhiều khái

niệm về thuế khác nhau Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: “Thuế là một khoản nộp của các tổ chức và cá nhân cho Nhà nước theo luật định nhằm chu cấp cho các chi phí của Chính phủ, thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.”

1.1.2 Đặc điểm của thuế

Thứ nhất, trong xã hội hiện đại thuế là khoản đóng góp bằng tiền Thuế là một

khoản đóng góp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanhtoán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây

Thứ hai, thuế là khoản đóng góp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực chính trị Để ổn định nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thuế được quy

định bằng các văn bản pháp quy để tăng tính bắt buộc (cưỡng chế)

Thứ ba, thuế không hoàn trả một cách trực tiếp (không đối giá) Trước khi nộp

thuế, nhà nước không hề cung ứng một dịch vụ trực tiếp nào và sau khi nộp thuế cũngkhông hoàn trực tiếp cho người nộp thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

1.1.3 Vai trò của thuế

- Công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước: Đây

là vai trò mang tính lịch sử, gắn với sự ra đời của thuế và ngày càng được khẳng định

- Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội: Thuế không đơn thuần là công cụ

tài chính nhằm huy động khoản thu chủ yếu cho Nhà nước mà khi tham gia vào quátrình tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, Nhà nước đã trực tiếp gây ảnh hưởng đếnnền kinh tế - xã hội

- Công cụ điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội: Chính sách thuế giữ vai

trò quan trọng trong việc điều tiết công bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư

1.1.4 Phân loại của thuế

 Phân loại theo cơ sở thuế

- Thuế thu nhập là loại thuế đánh vào phần thu nhập kiếm được của các tổ chức

và cá nhân như thuế TNDN và thuế TNCN

- Thuế tiêu dùng là loại thuế đánh vào phần thu nhập đem tiêu dùng ở hiện tạicủa người nộp thuế như thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu…

- Thuế tài sản là loại thuế đánh vào phần thu nhập tích trữ dưới dạng tài sản nhưthuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế bất động sản,thuế tài nguyên…

 Phân loại theo phương thức huy động của thuế

- Thuế trực thu động viên trực tiếp thu vào thu nhập hoặc tài sản nào đó của

người nộp thuế Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người

nộp thuế, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân

- Thuế gián thu là loại thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ Thuế gián thu như mộtkhoản giá trị cộng thêm vào giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải chitrả Người tiêu dùng chính là người chịu thuế nhưng người có trách nhiệm nộp thuếgián thu theo luật định lại là người bán

 Phân loại theo thẩm quyền được phép sử dụng thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

- Thuế liên bang là loại thuế được ban hành và áp dụng thống nhất trên phạm vitoàn bộ lãnh thổ quốc gia Chủ yếu là thuế TNCN, thuế thu nhập công ty, thuế chuyển

nhượng, thuế GTGT, thuế việc làm, thuế thất nghiệp

- Thuế tiểu bang là loại thuế do từng tiểu bang cụ thể ban hành và chỉ được ápdụng trong phạm vi lãnh thổ của tiểu bang này Chủ yêu là thuế tiêu dùng, thuế TTĐB

- Thuế chính quyển địa phương do từng chính quyền địa phương ban hành và

được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ chính quyền địa phương được phân chia Chủ

yếu là thuế bất động sản hay thuế tài sản cá nhân

1.1.5 Hệ thống văn bản pháp luật về thuế

Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 có hiệu lực vào ngày 01/01/2009

Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều có hiệu lực từ ngày01/7/2013 của Luật sửa đổi Luật Thuế TNDN và Luật sửa đổi Luật Thuế GTGT

Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sungNghị định 12/2015/NĐ-CP và nghị định 100/2016/NĐ-CP về GTGT và TNDN

Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn

Luật Thuế TNDN và Luật Thuế GTGT sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/7/2013

Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi

hành thuế TNDN

Thông tư 128/2011/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập

doanh nghiệp đối với cơ sở y tế công lập

Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung

một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT-BTC và

Thông tư số 151/2014/TT-BTC

Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cungứng dịch vụ có hiệu lực ngày 01/01/2015

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Nghị định 209/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 31/12/2013 hướngdẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12

Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2013/TT-BTC và Nghị định209/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT có hiệu lực 10/01/2016

Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửađổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính

ban hành

1.2 Kế toán thuế GTGT

1.2.1 Khái niệm thuế GTGT

Theo giáo trình thuế (2012) của tác giả Khúc Đình Nam và cộng sự: “Thuế làmột khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp cho các

công dân, đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực, nhằm bù đắp

những chi tiêu cho nhà nước trong việc thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của

Nhà nước.”

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban

hành ngày 03/06/2008 thì “Thuế GTGT (VAT) là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu tínhtrên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từsản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”

Ta hiểu, thuế GTGT thu qua tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch

vụ bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng Thuế GTGT do

người tiêu dùng cuối cùng chịu, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp hàng hoá,

dịch vụ là người nộp thuế vào NSNN thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộngthuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT

Một là, thuế GTGT là thuế gián thu Người nộp thuế GTGT là người bán hànghóa, cung ứng dịch vụ; người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng Ngườinộp thuế và người chịu thuế là khác nhau

Hai là, thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp Thuế

GTGT đánh vào tất cả các giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ nhưng chỉ tính

trên GTGT của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ

Ba là, thuế GTGT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập Do thuế GTGTtính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người chịu thuế lại là người tiêu dùng hànghóa, dịch vụ nên khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế GTGT phảitrả trong giá mua so với thu nhập của họ giảm đi

Bốn là, thuế GTGT thường được đánh theo nguyên tắc điểm đến Quyền đánhthuế GTGT thuộc về quốc gia nơi có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ, bất kể hàng hóa, dịch

vụ đó được sản xuất ra ở đâu

Năm là, thuế GTGT có phạm vi điều tiết rộng Thuế GTGT là loại thuế tiêu dùngthông thường, đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người Số

hàng hóa, dịch vụ được miễn thuế thường rất ít

1.1.3 Vai trò của thuế GTGT

Thuế GTGT không có hiện tượng thuế trùng thuế, giúp cho giá cả hàng hóa, dịch

vụ được xác định hợp lý và chính xác hơn, góp phần ổn định giá cả, khuyến khích và

thúc đẩy mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hóa

Thuế GTGT động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào NSNN, gópphần hình thành khoản thu ổn định cho NSNN

Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và đượckhấu trừ hoặc hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT của các yếu tố mua vào nên có tác dụnggiảm chi phí, hạ giá bán sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hóaxuất khẩu có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Thuế GTGT góp phần thúc đẩy công tác hạch toán, kế toán và thúc đẩy việc mua,

bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.2.4 Phạm vi áp dụng thuế GTGT

 Người nộp thuế GTGT

Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân có hoạt động SXKD hàng hoá,

dịch vụ chịu thuế GTGT, không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh(gọi chung là CSKD); tổ chức, cá nhân có nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ chịu thuếGTGT (gọi chung là người nhập khẩu)

 Đối tượng chịu thuế GTGT

Theo Điều 2 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

(GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam(bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối

tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này

 Đối tượng không chịu thuế GTGT

Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng (được

sửa đổi bởi Thông tư 151/2014/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC) thì có 26nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Từ ngày 1/7/2017, cùng với việc ban hành Luật số 106/2016/QH13, Quốc hội đãsửa đổi, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ khôngthuộc diện chịu thuế GTGT

Theo những văn bản này, hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT

có thể được phân theo các nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm hàng hoá, dịch vụ là sản phẩm nông nghiệp, là dịch vụ đầu vào của sảnxuất nông nghiệp

- Nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế theo các cam kết quốc tế

- Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT vì lý do xã hội

- Không thuộc diện chịu thuế để phù hợp với thông lệ quốc tế

- Không chịu thuế do người kinh doanh có thu nhập thấp

- Không chịu thuế vì đó là hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước trả tiền

- Không chịu thuế vì một số lý do khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.2.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá bán không bao gồm thuế GTGT

Theo Điều 7,Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định giá tính thuế GTGT đầu ra

là giá bán chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau:

- Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB, giá tính thuế GTGT đầu ra là giá

bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa chịu thuế BVMT là giá bán đã có thuế BVMT nhưng chưa cóGTGT

- Đối với hàng hóa vừa chịu thuế TTĐB, vừa chịu thuế BVMT là giá bán đã cóthuế TTĐB, thuế BVMT trường nhưng chưa có GTGT

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu,cộng với thuế TTĐB, cộng với thuế BVMT Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo

quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu

- Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do CSKD tự sảnxuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hànghóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này

- Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ không phục

vụ sản xuất kinh doanh, giá tính thuế GTGT đầu ra tính theo giá tính thuế GTGT củahàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Đối với CSKD bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định,

hưởng hoa hồng, giá tính thuế GTGT đầu ra là giá bán chưa có thuế GTGT do cở dở

sản xuất quy định không trừ hoa hồng cho đại lý

- Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm: giá tính thuế là giátính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hoá đó, không bao gồmkhoản lãi trả góp, trả chậm

- Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuếGTGT, bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phíkhác phục vụ cho việc gia công hàng hoá

- Đối với hoạt động cho thuê tài sản như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, khotàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa cóthuế GTGT

- Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phầncông việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT

- Đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển

nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế GTGT

- Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuấtnhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng: giá tính thuế là tiền công, tiền hoahồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT

- Đối với hàng hóa, dịch vụ được sử dụng chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán

là giá đã có thuế GTGT như tem, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết thì giá chưa có

thuế

- Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử, kinh doanh giải trí có đặt cược, là sốtiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế TTĐB trừ số tiền đã trả thưởng chokhách

- Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT,không phân biệt cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

- Đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách hàngtheo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói được xác định là giá đã có thuế GTGT.

- Đối với dịch vụ cầm đồ, số tiền phải thu từ dịch vụ này bao gồm tiền lãi phảithu từ cho vay cầm đồ và khoản thu khác phát sinh từ việc bán hàng cầm đồ (nếu có)

được xác định là giá đã có thuế GTGT

- Đối với sách chịu thuế GTGT bán theo đúng giá phát hành (giá bìa) theo quy

định của Luật Xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT để tính

thuế GTGT và doanh thu của CSKD Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuếGTGT tính trên giá bán ra

- Đối với hoạt động in, giá tính thuế là tiền công in Trường hợp cơ sở in thựchiện các hợp đồng in, giá thanh toán bao gồm cả tiền công in và tiền giấy in thì giá tínhthuế bao gồm cả tiền giấy

- Đối với dịch vụ đại lý giám định, đại lý xét bồi thường, đại lý đòi người thứ babồi hoàn, đại lý xử lý hàng bồi thường 100% hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng thìgiá tính thuế GTGT là tiền công hoặc tiền hoa hồng được hưởng (chưa trừ một khoảnphí tổn nào) mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được, chưa có thuế GTGT

- Giá tính thuế đối với hoạt dộng cung ứng dịch vụ vừa thực hiện tại Việt Nam,vừa ở nước ngoài là phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam quy định trong hợp

đồng cung ứng dịch vụ Nếu hợp đồng không quy định thì giá tính thuế được xác định

theo tỷ lệ % chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí

 Về thời điểm xác định thuế GTGT (thời điểm phát sinh nghĩa vụ thuế), các văn

bản quy phạm hiện hành quy định cụ thể như sau:

- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sửdụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu đượctiền

- Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặcthời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưaTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Dịch vụ viễn thông tính theo thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cướcdịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các CSKD dịch vụ viễn thông

nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ viễn thông

- Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêuthụ trên đồng hồ để ghi trên hoá đơn tính tiền

- Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng

nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện

dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng Căn cứ số tiền thu được, CSKD thựchiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ

- Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàngiao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, khôngphân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

- Đối với hàng hoá nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan

 Thuế suất

Thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức thuế 0%, 5%, 10% được quy định cụ thể cá tại

Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế GTGT

- Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu và được coi là xuấtkhẩu theo quy định của pháp luật hiện hành; dịch vụ xuất khẩu, bao gồm dịch vụ đượccung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;vận tải quốc tế và hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT (quy định tại Điều 5 củaLuật thuế GTGT) khi xuất khẩu (Theo Điều 9, Thông tư 219/2013TT-BTC)

- Mức thuế suất 5%: Theo quy định hiện hành, danh mục hàng hoá, dịch vụ ápdụng mức thuế suất 5% gồm 14 nhóm (Theo Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC)

- Mức thuế suất 10%: Áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ còn lại không thuộcnhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT; không thuộc những trường hợpkhông phải kê khai, tính nộp thuế GTGT; không thuộc nhóm áp dụng thuế suất 0%;không thuộc nhóm áp dụng thuế suất 5% (Điều 11, Thông tư 219/2013/TT-BTC)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

1.2.5.2 Phương pháp tính thuế

Luật thuế GTGT quy định 2 phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ thuế

(sau đây gọi là phương pháp khấu trừ) và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT (sauđây gọi là phương pháp trực tiếp)

 Phương pháp khấu trừ thuế

- Đối tượng áp dụng: CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ

theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ

- Cách xác định thuế GTGT phải nộp:

Số thuế GTGT phảinộp trong kỳ

= Thuế GTGT

đầu ra

- Thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra: Bằng tổng số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi

trên hoá đơn GTGT, được xác định bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế

bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: Bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơnGTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định), chứng từ nộp thuế GTGTcủa hàng hóa nhập khẩu, hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và

đáp ứng đủ các điều kiện về khấu trừ thuế đầu vào theo quy định của Luật thuế GTGT

và các văn bản hướng dẫn thi hành

 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Có hai phương pháp cụ thể của phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

- Một là xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT Đối tượng áp dụng là hoạt

động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý

Thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán củavàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơnbán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng vàcác khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng,bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tácvàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng

- Hai là xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu

Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu

• Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt độngnhư sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyênvật liệu: 3%;

- Hoạt động kinh doanh khác: 2%

• Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghitrên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản

phụ thu, phí thu thêm mà CSKD được hưởng

1.2.6 Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT

1.2.6.1 Kê khai thuế GTGT

 Kê khai thuế GTGT theo quý

- Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thubán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống

- Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động SXKD việc khai thuế GTGT

được thực hiện theo quý Sau khi SXKD đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theoTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề

(đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) củaquý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

 Kê khai thuế GTGT theo tháng

- Kê khai thuế GTGT theo tháng áp dụng đối với những CSKD có doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ năm trước liền kề > 50 tỷ đồng (Điều 15, Thông tư151/2014/TT-BTC)

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) củatháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế (Theo khoản 3, Điều 10, Thông tư156/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.)

1.2.6.2 Nộp thuế GTGT

CSKD áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ phải lập và gửi cho cơquan thuế Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT) kèm theo Bảng kê hoá đơn HHDVbán ra theo mẫu số 01-1/GTGT và Bảng kê hoá đơn HHDV mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT

+ Thời hạn nộp thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo thángphát sinh nghĩa vụ thuế;

+ Thời hạn nộp thuế quý chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng đầu tiên của quýtiếp theo quý có phát sinh nghĩa vụ thuế;

+ Thời hạn nộp thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngàythứ mười kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế

+ Nộp thuế GTGT bằng đồng Việt Nam

1.2.6.3 Hoàn thuế GTGT

 Điều kiện được hoàn thuế GTGT:

- CSKD nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

- Đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư(giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

- Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật

- Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật

- Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của CSKD

Chú ý: Nếu doanh nghiệp đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT

thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế đượckhấu trừ của tháng tiếp sau

 Trường hợp được hoàn thuế GTGT:

Theo Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

- CSKD đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tưmới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sửdụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lênthì được hoàn thuế GTGT

- CSKD trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT

đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo

tháng, quý

- CSKD nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGTkhi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giảithể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu

vào chưa được khấu trừ hết

- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặcgiấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối vớihàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh

- Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân

đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chươngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn sốthuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

- Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định củapháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sửdụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ

thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT

- CSKD có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy

định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

1.2.7 Nội dung kế toán thuế GTGT

1.2.7.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào

a) Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT đầu vào (Mẫu số 01GTKT3/002, mẫu số 01GTKT3/003…)

- Bảng kê hóa đơn, chứng từ HHDV mua vào (Mẫu số 01-2/GTGT)

- Các chứng từ từ thanh toán sử dụng: Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Séc…

- Phiếu nhập kho, Tờ khai thuế GTGT (mẫu 01/GTGT)…

b)Tài khoản sử dụng

Theo Điều 18 Thông tư số 133/2016/TT-BTC, tài khoản sử dụng để hạch toán

thuế GTGT đầu vào là tài khoản 133 - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và các tàikhoản liên quan như tài khoản 156, 152, 642, 111…

Tài khoản 133 - thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có 2 TK cấp 2:

- Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ

- Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

c) Phương pháp hạch toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Sơ đồ 1.1: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu vào

d)Sổ sách sử dụng

- Sổ chi tiết tài khoản 1331;

- Sổ cái tài khoản 13331

1.2.7.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

a) Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT đầu ra (Mẫu số 01GTKT/002)

- Bảng kê hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01-1/GTGT)

- Bảng kê hàng hóa bán lẻ, Tờ khai thuế GTGT Mẫu số: 01/GTGT

- Phiếu thu, phiếu xuất kho, giấy báo có

b)Tài khoản sử dụng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Để hạch thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng Tài khoản 3331 - Thuế giá trị giatăng phải nộp (Điều 41 Thông tư số 133/2016/TT-BTC) và các tài khoản liên quan như

tài khoản 511, 111, 112, 156, 152…

Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp,

số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

Tài khoản 3331 áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế

GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp có 2 tài khoản cấp 3

- Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra

- Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu

c) Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2: Quy trình hạch toán thuế GTGT đầu ra

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

- Sổ chi tiết tài khoản 33311;

- Sổ chi tiết tài khoản 1331

1.3 Kế toán thuế TNDN

1.3.1 Khái niệm thuế TNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại thuế trực thu đánh trên phần thunhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc hình thành thu nhập

đó của cơ sở kinh doanh, hàng hóa dịch vụ (Theo Giáo trình Thuế I, Nhà xuất bản

Kinh tế TP.HCM năm 2016)

1.3.2 Đặc điểm của thuế TNDN

- Thuế TNDN là thuế trực thu, là hình thức thu thuế có địa chỉ, người nộp thuế

quy định rõ ràng

- Thuế TNDN thu vào thu nhập chịu thuế của người nộp thuế, nên mức động viênvào NSNN chịu sự tác động trực tiếp từ kết quả kinh doanh của người nộp thuế

- Người nộp thuế cũng là người chịu thuế

- Thuế TNDN điều tiết trực tiếp thu nhập, do đó tác động đến lợi ích kinh tế của

người nộp thuế, đến khả năng tái đầu tư

- Thuế TNDN có tính ổn định (tương đối) nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nhà

đầu tư

- Các chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội hoặc tham gia giải quyết các vấn đề xã hội thường được lồng ghép, thiết kế trong

quy định pháp luật về thuế TNDN

1.3.3 Vai trò của thuế TNDN

Thuế TNDN có vai trò quan trọng trong khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế

-xã hội, khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ thông qua các

quy định về ưu đãi thuế, các yếu tố kỹ thuật trong tính thuế, quản lý thuế

Thuế TNDN là công cụ quan trọng và hiệu quả trong việc bảo đảm nguồn thu

cho NSNN đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của chính phủ Thuế TNDN có ý nghĩa nhưTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

một công cụ giúp doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý nội bộ cũng như xác địnhchiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ.

1.3.4 Phạm vi áp dụng thuế TNDN

Theo Điều 2 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 (được sửa đổi,

bổ sung tại Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13) và Điều 2 Nghị định số

218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung theo Nghịđịnh số 91/2014/NĐ-CP và số 12/2015/NĐ - CP ngày 12/2/2015) thì người nộp thuế

TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế, bao gồm:

- Doanh nghiệp (DN) được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- DN được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là DN

nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

- Tổ chức được thành lập theo Luật Hợp tác xã;

- Ðơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

1.3.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

– Thu nhập được

miễn thuế

– Các khoản lỗ được kết

chuyển theo quy định

- Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia

công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanhnghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:

+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền

sử dụng hàng hóa cho người mua

+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứngdịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trườnghợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư

số 119/2014/TT-BTC

+ Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứngdịch vụ vận chuyển cho người mua

+ Các trường hợp trường hợp khác theo quy định của pháp luật

- Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trừ các khoản chi không được trừ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số

78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC,

doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp.+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu

đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán

không dùng tiền mặt

- Thu nhập khác là các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu

nhập này không thuộc ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký của doanh nghiệp.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Thu nhập miễn thuế, có 12 khoản thu nhập miễn thuế được miễn thuế TNDN cụ

thể tại điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung theo điều 6 Thông

tư 96/2015/TT-BTC

- Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưabao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số

lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếptheo Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phátsinh lỗ (Theo Điều 9 Thông tư số 78/2014 - TT/BTC)

+ Dịch vụ (lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%, riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểudiễn nghệ thuật: 2%

+ Kinh doanh hàng hóa: 1%

+ Hoạt động khác: 2%

1.3.5.2 Phương pháp tính thuế TNDN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tínhthuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN

phải nộp = ( Thu nhậptính thuế

-Phần trích lập quỹKHCN (nếu có) ) x Thuế suất

+ Trong 05 năm, kể từ khi trích lập, phải hết 70% số quỹ đã trích lập kể cả nhận

điều chuyển (nếu có)

+ Trong thời gian trích lập, DN sử dụng quỹ không đúng mục đích thì DN phảinộp thuế TNDN tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà sử dụng không đúngmục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN đó

+ DN không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN đối với số tiền lãi phátsinh từ số thuế TNDN phải nộp

+ Trong thời gian trích lập, DN đang thuộc diện được ưu đãi thuế (được áp dụngthuế suất ưu đãi, được miễn thuế, giảm thuế) thì số tiền thuế thu hồi do quỹ không

được sử dụng, sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích được xácđịnh trên số thu nhập đã được áp dụng ưu đãi thuế tại thời điểm trích lập quỹ và tính

lãi theo quy định

- Kỳ tính thuế TNDN:

+ Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

+ Kỳ tính thuế năm đầu tiên (của DN mới thành lập) và kỳ tính thuế năm cuối

cùng (đối với DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,

hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì

được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với DN mới thành lập) hoặc kỳ tính thuếnăm trước đó (đối với DN chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở

hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản)

+ Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế TNDN (bao gồm

cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì

kỳ tính thuế TNDN của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng

1.3.6 Đăng ký, kê khai, nộp thuê và quyết toán thuế TNDN

- Các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải đăng kí với Cơ quan thuế tại

địa phương nơi đóng trụ sở

1.3.6.2 Kê khai thuế TNDN

- Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN hàng quý

- Căn cứ vào kết quả, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chỉ tạm nộp thuế củaquý nếu có phát sinh và chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý sau

- Khai theo từng lần phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

- Khai quyết toán năm hoặc thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chuyển

đổi loại hình sở hữu doanh nghiệp và các trường hợp khác

- Kê khai thuế TNDN bao gồm tờ khai quyết toán thuế TNDN và phụ lục kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính Trường hợp doanh nghiệp có cơ

sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địabàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng trụ

sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất

- Nếu tổng số thuế tạm nộp của các quý thấp hơn số thuế TNDN phải nộp khiquyết toán thuế từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phầnchênh lệch từ 20% trở lên đó Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộpthuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán

- Nếu số thuế tạm nộp trong kỳ thấp hơn số thuế TNDN phải nộp dưới 20% màdoanh nghiệp chậm nộp so với quy định thì tính tiền nộp chậm kể từ ngày hết thời hạnnộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán

1.3.6.4 Quyết toán thuế TNDN

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu 03/TNDN ban hành

kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số 03-1A/TNDN, Mẫu số03-1B/TNDN, Mẫu số 03-1C/TNDN

- Phụ lục chuyển lỗ mẫu số 03-2/TNDN

 Thời hạn nộp hồ sơ

- Chậm nhất là ngày thứ 90, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

- Nếu doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu,giải thể, chấm dứt hoạt động: chậm nhất là ngày thứ 45, từ ngày có quyết định về việcdoanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu,giải thể, chấm dứt hoạt động

- Trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ:

+ Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp (có xácnhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

+ Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyếttoán thuế.

1.3.7 Nội dung kế toán thuế TNDN

a) Chứng từ sử dụng

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù,…

- Bảng kê mua hàng, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh không có hóa đơn,chứng từ theo chế độ quy định (01/TNDN)

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN (Mẫu 03/TNDN)

- Các phụ lục có liên quan

b) Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 3334 – Thuế TNDN phải nộp, phản ánh số thuế TNDN phải nộp, đãnộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước

- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

- Các tài khoản liên quan như tài khoản 911, 112…

c) Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3: Quy trình hạch toán thuế TNDN hiện hành

d) Sổ sách sử dụng

- Sổ chi tiết tài khoản 3334, sổ chi tiết tài khoản 821

- Sổ cái tài khoản 3334, sổ cái tài khoản 821

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

VÀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH

THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NHẤT THANH

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Nhất Thanh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược công ty

Tên công ty: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI DỊCH

VỤ NHẤT THANH

Tên viết tắt: CÔNG TY TNHH TM DV NHẤT THANH

Mã số thuế: 3300408878

Người đại diện theo pháp luật: Ngô Thị Kiều Thanh

Địa chỉ trụ sở chính: Số 24 Lê Viết Lượng, Phường Xuân Phú, Thành phố Huế,

Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

Những ngày đầu thành lập, công ty luôn gặp những khó khắn nhất định như về

cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, công tác tổ chức quản lý, nguồn đầu ra

và đầu vào còn hạn chế, trong khi đó nguồn vốn của công ty hạn hẹp Tuy nhiên, với

những khó khăn đó, công ty đã không ngừng nổ lực, cố gắng Ngày 01/10/2010, công

ty thành lập chi nhánh mới với hoạt động chính là sửa chữa,bảo hành, bảo trì máyTrường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 01/04/2022, 10:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w