Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

99 497 0
Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương Lớp: Pháp 1-K38E. Giáo viên hướng dẫn: PGS,TS Nguyễn Trung Vãn HÀ NỘI - 12/ 2003 MỤC LỤC Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ 1 I. Tình hình tiêu thụ 2 1. Đặc điểm của thị trường rau quả Mỹ 2 2. Nét chung về tình hình tiêu thụ rau quả của thị trường Mỹ 3 2.1. Mức tiêu thụ rau 4 2.2. Mức tiêu thụ quả cụ thể 5 3. Tâm lý, thị hiếu, tập quán tiêu dùng 7 II. Sản xuất và cung cấp trong nước 10 1. Diện tích, năng suất và công nghệ canh tác 10 2. Sản lượng rau quả qua các năm 11 2.1. Sản lượng rau 12 2.2. Sản lượng quả 13 III. Nhập khẩu 17 1. Một số điều luật và mức thuế liên quan đến nhập khẩu rau quả 17 1.1. Cấm nhập khẩu một số loại nông sản 17 1.2. Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP) 18 1.3. Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây 19 1.3. Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ 21 2. Kim ngạch nhập khẩu của Mỹ về rau quả 21 3. Cơ cấu nhập khẩu 24 3.1. Nhập khẩu rau 24 3.2. Nhập khẩu quả 26 3.2.1.Quả nhiệt đới 26 3.2.2. Quả có múi ở Mỹ 28 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Mỹ 29 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 31 I. Đánh giá chung về tình hình sản xuất trong nước 31 1. Diện tích 31 1.1. Diện tích rau đậu 32 1.2. Diện tích cây ăn quả 32 Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 2. Sản lượng và năng suất 34 3. Thực trạng chế biến và bảo quản rau quả 37 3.1. Hệ thống bảo quản 37 3.2. Hệ thống chế biến 38 II. Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ 40 1.Kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam 40 1.1.Đặc điểm và xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ 40 1.1.1. Đặc điểm và xu hướng biến động chung của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam 40 1.1.2. Xu hướng biến động của kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ 42 1.2. Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng 44 2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 46 2.1. Những thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 46 2.1.1. Thị trường Liên xô và các nước Đông Âu 47 2.1.2. Thị trường Trung Quốc 48 2.1.3. Các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc 49 2.1.3.Các nước ASEAN 50 2.1.4. Các thị trường khác 50 2.2. Tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường đối với xuất khẩu rau quả của Việt Nam 51 3. Chất lượng và khả năng cạnh tranh của xuất khẩu rau quả Việt Nam vào Mỹ 52 3.1. Chất lượng của rau quả Việt nam 52 3.2. Khả năng cạnh tranh 54 III. Đánh giá chung về xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 1. Những kết quả và thành công bước đầu 55 2. Những tồn tại và thách thức chủ yếu 56 Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 60 I. Định hướng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ 60 1. Dự báo thị trường rau quả của Mỹ trong những năm tới 60 1.1. Về cơ cấu nhập khẩu rau quả 60 1.2. Dự báo về giá 61 2. Mục tiêu xuất khẩu rau quả 62 3. Những định hướng lớn trong xuất khẩu 63 3.1. Định hướng về chiến lược sản phẩm và thị trường 63 3.1.1. Định hướng về thị trường 64 3.1.2. Định hướng về sản phẩm 65 3.2. Quy hoạch vùng sản xuất rau quả tập trung 67 II. Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ 69 1. Những giải pháp vi 69 1.1 Đẩy mạnh các hoạt động Marketing và nghiên cứu thị trường 69 1.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của xuất khẩu rau quả 74 1.3. Giải pháp về vốn và tài chính 77 1.4. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ 78 1.5. Giải pháp về công nghệ và thông tin 79 2. Những giải pháp 81 2.1. Chính sách đất đai 81 2.2. Chính sách phát triển thị trường xuất khẩu rau quả 83 2.3. Chính sách đầu tư 84 2.4. Chính sách vốn, tín dụng 85 2.5. Chính sách bảo hiểm kinh doanh xuất khẩu rau quả 86 2.6. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu rau quả 86 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1 Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 1 LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rất đáng kể. Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên, giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác có vị thế trên thế giới. Từ khi Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII hướng dẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả Việt Nam đã có những bước phát triển, và thích ứng kịp trước những biến động đột ngột của thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường Mỹ. Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là hiệp định thương mại song phương được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là động lực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới, để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bình đẳng với các nước khác. Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường. Trong bối cảnh đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả của Việt nam vào thị trường Mỹ” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Trung Vãn cùng với sự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp nhằm mở rộng xuất khẩu rau quả Việt Nam. Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát thị trường rau quả Mỹ Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trường Mỹ. Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do những hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và khả năng của người viết, nên đề tài này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trong Trường và ý kiến của đông đảo độc giả. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 2 CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ I. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhất thế giới (9,4 triệu km 2 ), dân số đông với thành phần số rất phức tạp. Đây là một quốc gia trẻ với nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới, thực sự là một thị trường khổng lồ và rất lý tưởng đối với những nước muốn đẩy mạnh xuất khẩu. Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mức tiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại và luôn có xu hướng tăng. Do lượng dân nhập cư ngày càng đông và mang đến những sở thích thị hiếu tiêu dùng khác nhau, lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạng với đủ các chủng loại quảrau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khu vực trên thế giới. Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thị trường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối cũng tham gia không kém phần sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này. Mỹ là một trong những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu trái cây và rau lớn nhất thế giới. Phần lớn rau quả được phân phối qua hệ thống kênh phân phối là các siêu thị bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm, cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng cuối cùng khắp nước Mỹ. Vai trò của các nhà trung gian phân phối như người chuyên nhập khẩu, người bán buôn ngày càng giảm, còn vai trò của các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ ngày càng tăng. Họ đặt trực tiếp các đơn đặt hàng từ những nhà xuất khẩu nước ngoài vừa giảm được phí trung gian, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá. Trong những năm gần đây, xu hướng sát nhập các tập đoàn phân phối thực phẩm của Mỹ diễn ra mạnh mẽ. Quá trình này dẫn đến một số tập đoàn lớn thao túng và chi phối thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ trở nên khó khăn hơn và phải thông qua các tập đoàn trên. Một đặc trưng nữa rất riêng của Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 3 thị trường Mỹ, đó là một phần lớn khối lượng rau quả tiêu thị trên thị trường là những rau quả nhập khẩu. Nhưng dù là thị trường nhập khẩu rau quả lớn của thế giới nhưng đây lại là thị trường khắt khe, không phải rau quả nào cũng “chen chân” được vào thị trường này mà đó phải là những loại đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch thực phẩm phức tạp của Hoa Kỳ. Vấn đề nhãn hiệu cũng rất được chú ý, hầu hết các rau quả tham gia trên thị trường đều có nhãn hiệu của các công ty hay tư nhân để đảm bảo chất lượng tiêu dùng. Hiện nay, xu hướng của thị trường Hoa Kỳ là tăng cường các biện pháp bảo hộ và tăng lượng giao dịch rau quả tươi trong tổng lượng giao dịch các sản phẩm rau quả. 2. NÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ Thị trường Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, xã hội Mỹ được coi là xã hội tiêu thụ. Người ta ước tính rằng hàng năm nước Mỹ tiêu gấp nhiều lần các nước khác. Ngày nay nhận thức được về vai trò của rauquả đối với sức khoẻ được nâng lên, nên rất nhiều người tiêu dùng Mỹ tăng cầu đối với mặt hàng này. Nhìn chung mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau quả của Mỹ luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Mức tiêu thụ bình quân đầu người về rau trên thế giới là 90 kg/năm, Việt Nam là 60kg/năm. Trong khi đó mức bình quân của Mỹ rất cao, lên tới 187 kg một người/năm, tức là gấp đôi mức bình quân của thế giới. Còn mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của Mỹ cũng đạt mức gần 130kg/năm. Cầu lớn kéo theo cung cao, lượng rau quả tham gia trên thị trường này hết sức sôi động, đa dạng các chủng loại, trong đó một phần lớn là rau quả được nhập khẩu từ các nước khác. Nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ đó, nên hàng năm Mỹ phải nhập khẩu một khối lượng đáng kể để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân. Rau quả tươi chiếm tỷ trọng hơn một nửa trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rau quả nói chung. Các loại quả tươi phổ biến trên thị trường nước này là chuối, táo, cam, xoài, lê, Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 4 quýt, đu đủ, dâu tây… Nước quả cũng là loại sản phẩm chế biến được yêu thích và tiêu dùng nhiều thứ hai sau hoa quả tươi. Đặc biệt người Mỹ thích sử dụng các loại nước ép thay cho nước uống và thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 cơ cấu tiêu dùng hoa quả. Ngoài ra còn có các dạng chế biến khác như: đóng hộp, đông lạnh, sấy khô… 2.1. Mức tiêu thụ rau Mức tiêu dùng bình quân mỗi người năm 2001 là 200,4 kg rau (kể cả khoai tây, nấm đậu đỗ, khoai lang), giảm 2% so với năm 2000, trong đó lượng rau tươi được tiêu thụ không thay đổi, vẫn giữ ở mức 78kg; nhưng cầu đối với rau hộp và rau bảo quản lạnh lại giảm, đạt 52 kg/người so với 55,2kg của năm 2000. Năm 2002, tổng lượng rau được tiêu thụ giảm nhẹ so với năm trước, chủ yếu là do rau tươi giảm, còn rau lạnh và đóng hộp tăng với số lượng nhỏ. Khoai tây là loại rau được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, khối lượng tiêu thụ hàng năm luôn ở mức cao, gấp nhiều lần các loại rau khác. Mức tiêu thụ bình quân là 62,3 kg mỗi người từ năm 1998 đến nay. Dấu hiệu giảm bắt đầu từ năm 2001, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá cao vì nguồn cung trên thị trường giảm. Bảng 1: Tiêu thụ rau bình quân đầu người ở Mỹ ( Đơn vị: kg) Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Cải xanh 3.3 3.9 3.8 3.5 3.2 Cải bắp 4.5 4.0 4.7 4.7 4.4 Cà rốt 7.7 6.7 6.5 6.3 5.7 Cần tây 3.0 3.0 2.9 3.0 3.0 Dưa chuột 4.8 5.0 5.1 4.6 5.2 Rau diếp 12.8 14.3 14.5 14.4 13.9 Hành 8.8 9.3 9.1 8.6 9.0 Cà chua 41.5 40.4 39.8 37.6 39.6 Khoai tây 62.7 62.0 63.0 62.6 61.2 Nấm 1.8 1.9 1.9 1.8 1.9 Rau khác 49.2 51.1 54.0 53.3 52.2 Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 5 TỔNG 200.0 201.5 205.3 200.4 199.4 Nguồn :USDA- 2002/ Vegetables and melon yearbook 2002. Qua bảng số liệu trên cho thấy rõ tình hình tiêu thụ rauMỹ trong những năm qua vẫn được duy trì khá ổn định và ở mức cao (trên 200kg/người/năm), trong đó cao nhất là năm 2000 với mức 205,3kg/người. 2.2. Mức tiêu thụ quả cụ thể Mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2000 ở Mỹ là 139 kg, tăng 3% so với năm 1999 và các năm về trước, đạt mức cao thứ hai trong lịch sử từ trước đến nay ( mức cao nhất là năm 1998). Trong đó, tiêu thụ quả có múi tăng 8%, bằng 59kg/người, chủ yếu là do cung trong nước tăng vì đây là một năm được mùa của Mỹ. Tuy vậy tiêu dùng các loại quả khác lại giảm 1% so với năm trước, ở mức 80kg/người. Trong 3% tăng so với năm trước đó, chủ yếu là do lượng tiêu dùng quả tươi tăng, đặc biệt là quả có múi tươi. Cam tươi, quýt tươi, bưởi lai quýt được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, nhưng chanh và bưởi lại giảm nhẹ so với năm trước. Việc tiêu dùng cam tươi tăng, loại quả tươi chiếm tỷ trọng 1/2 trong toàn bộ tiêu dùng quả có múi tươi, tác động mạnh đến mức tăng tiêu dùng chủng loại quả này nói chung. Tuy nhiên mức tiêu thụ các loại quả khác ngoài quả có múi lại giảm, chủ yếu vẫn là giảm tiêu dùng chuối tươi, táo tươi, nho, lê, mận. Trong khi đó các loại quả nhiệt đới khác được nhập khẩu lại tăng tiêu dùng, đạt mức tiêu dùng kỷ lục. Quả đóng hộp năm 2000 đạt bình quân đầu người là 7kg, chủ yếu là tăng lượng cung nội địa, cùng với xuất khẩu giảm kéo theo đầu vào để sản xuất quả đóng hộp tăng. Mức tăng lượng đào đóng hộp tiêu thụ bình quân mỗi người trong năm, và các loại quả đóng hộp như: táo, đào ngọt, mận không thay đổi. Sản phẩm quả đông lạnh cũng tăng trong năm này, bình quân mỗi người là 1,5kg. Bên cạnh đó tiêu thụ quả sấy khô và nước quả lại giảm, bình quân mỗi người dùng hơn 1 kg sản phẩm quả khô và 4 kg sản phẩm nước quả. Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 6 Nguyên nhân chủ yếu làm tiêu dùng nước quả giảm là do nguyên liệu làm nước ép ít, thất thu sản lượng cộng với nhập khẩu ít. Năm 2002, người Mỹ tiêu dùng nhiều hoa quả tươi, sấy khô, đông lạnh và nước ép nhiều hơn so với năm 2001, trung bình mỗi người là 129 kg, trong đó có 45 kg hoa quả tươi, 84 kg hoa quả chế biến dưới các dạng khác nhau. Tiêu thụ các loại quả không có múi tươi và chế biến đều tăng so với năm 2001, nhưng tiêu thụ các quả có múi lại giảm. Mùa cam cho mức sản lượng thấp hơn ở Florida đã làm giảm đáng kể mức cung cấp các loại cam tươi cho thị trường trong nước cũng như nguyên liệu làm nước trái cây. Bảng 2- Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại rau quả chính ở Mỹ (Đơn vị: kg) Năm 1998 1999 2000 2001 Táo 45.9 48.4 48.3 47.0 Nho 53.1 45.4 46.9 51.0 Chuối tươi 27.6 28.6 31.4 29.2 Cam 85.8 97.5 86.9 91.5 Bởi 16.5 15.2 15.6 15.4 Đào 10.2 8.9 9.7 10.0 Lê 7.0 6.7 6.9 6.2 Dứa 12.4 11.2 13.3 12.9 Xoài tươi 1.8 1.6 2.0 2.2 Nguồn: USDA-2002/Fruit and Tree Nuts yearbook Qua bảng trên ta thấy cam, chuối, táo, nho, là những loại quả được tiêu dùng phổ biến ở Mỹ. Chuối tươi vẫn là trái cây được ưa thích nhất với con số bình quân đầu người trong những năm qua là 13kg, trong đó mức cao nhất là 14,3kg năm 1999. Hiện nay, lượng chuối tiêu thụ có giảm nhẹ, nhưng đây vẫn là loại quả tươi xếp thứ nhất trong sản lượng tiêu dùng hàng năm ở Mỹ. Tiếp theo là táo tươi với khối lượng trung bình là hơn 8kg/người. Cam tươi đạt [...]... đai “xanh” rau và cây ăn trái để đáp ứng nhu cầu cho những thị trường hấp dẫn đó Bên cạnh đó, đất nước ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đối với nhiều loại rau quả Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho rauquả Việt Nam thâm nhập vào những thị trường nước ngoài Nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăng... chiếm 1/4 thị phần nhập khẩu xoài của Mỹ Về nhập khẩu đu đủ cũng giống như nhập khẩu xoài, nhà cung cấp hàng đầu vẫn là Mexico, với khối lượng là 55 124 tấn (tỷ trọng là thị trường là 79%) Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 30 Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC Trong những... tươi, chiếm thị phần 81% tổng lượng dứa nhập khẩu Tỷ trọng này đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua Hundras là nước xuất khẩu dứa vào thị trường Mỹ đứng thứ 2, tổng lượng cung của nước này mới chiếm khoảng 13% khối lượng xuất khẩu của Costa Rica và có tỷ trọng là 10% trong 318.837 tấn dứa nhập khẩu của Mỹ năm 2000 Những nước Mexico, Ecuado và Thái Lan là những thị trường xuất khẩu dứa vào Mỹ lớn tiếp theo... nước xuất khẩu rau chính vào thị trường Mỹ, chiếm 69% thị phần, tiếp theo là Canada với 15% và Hà Lan là 5% Mỹ là một nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà chua trên thế giới, nhất là từ Mexico, Canada Đây cũng là hai nhà cung cấp cà chua quan trong cho thị trường cà chua tươi của Mỹ Tính riêng kim ngạch xuất khẩu của hai nước Đặng Thị. .. nó Vì vậy, thị trường các loại rau quả chế biến đang ở trong giai đoạn bão hoà ở các nước phát triển, và rau quả tươi có đơn giá cao hơn trên thị trường quốc tế thậm chí còn cao hơn cả những sản phẩm rau quả đã qua chế biến Theo tài liệu của FAO, các nhà nghiên cứu rút ra xu hướng tiêu dùng nói chung ở các nước phát triển và ở Mỹ nói riêng là: - Người tiêu dùng muốn sử dụng quả "sạch", sản xuất theo... thể nhập khẩu hoa quả giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do kim ngạch nhập khẩu chanh và cam giảm mạnh trong khi đó xuất khẩu lê và nho của các thị trường khác vào Mỹ tăng lên trái cây chế biến chủ yếu dưới dạng nước ép: cam, táo, rượu, dứa, lê, đào, dâu đóng hộp Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 23 Khoá luận tốt nghiệp 3 CƠ CẤU NHẬP KHẨU 3.1 Nhập khẩu rau Các loại rau nhập khẩu rất... khẩu từ những nước thuộc Điạ Trung Hải Nhập khẩu chủ yếu vào tháng 9 tháng 10 với khối lượng hơn 65.000 tấn 3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ Nông sản Mỹ nói chung chủ yếu nhập khẩu từ những nước Canada, Mexico, Liên minh Châu Âu, Braxin, và một số nước Châu á như Inđonexia, Thái Lan… Cùng với xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Mỹ trong những năm qua không có những biến động lớn Các nước xuất khẩu. .. NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ Xuất phát từ sự khác nhau giữa cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cũng như sự khác biệt về lợi thế so sánh tương đối, cho nên Hoa Kỳ tuy xuất khẩu rau quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng rau quả đáng kể Đó là những sản phẩm do trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đáp ứng đủ, cần nhập khẩu bổ sung, nhưng cũng có những sản phẩm nhập khẩu do nhu... động lớn Các nước xuất khẩu rau quả lớn vào thị trường Mỹ vẫn là những nước lân cận, những nước thuộc Châu Mỹ như Ecuado, Costa Rica, Brazil, đặc biệt Mêxico là nước cung cấp gần như tất cả các mặt hàng rau và hoa quả vào thị trường này Với điều kiện địa lý thuận lợi: sát biên giới với Hoa kỳ, nước này xuất khẩu nhiều nhất những sản phẩm tươi và đông lạnh Rau chủ yếu được nhập khẩu từ những nước có khí... vừa để thoả mãn cầu hoa quảrau đa dạng của người tiêu dùng Mỹ ở khắp các bang Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2000 là 2,4 tỷ đôla, tăng 4% so với năm 1999, vừa đủ để bù cho lượng nhập khẩu rau tươi giảm năm 1999 Nhập khẩu rau tươi và dưa chiếm 6,9% trong tiêu dùng nội địa và tăng Đặng Thị Lan Phương - Pháp 1 - K38 22 Khoá luận tốt nghiệp lên 13,6% năm 2000 Rau tươi nhập khẩu chủ yếu và ổn định . - Pháp 1 - K38 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 60 I. Định hướng xuất khẩu rau quả vào thị trường. 3.2. Quy hoạch vùng sản xuất rau quả tập trung 67 II. Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ 69 1. Những giải pháp vi mô 69 1.1 Đẩy mạnh

Ngày đăng: 14/02/2014, 22:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tiờu thụ rau bỡnh quõn đầu người ở Mỹ (Đơn vị: kg) - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 1.

Tiờu thụ rau bỡnh quõn đầu người ở Mỹ (Đơn vị: kg) Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2- Tiờu thụ bỡnh quõn đầu người một số loại rau quả chớnh ở Mỹ - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 2.

Tiờu thụ bỡnh quõn đầu người một số loại rau quả chớnh ở Mỹ Xem tại trang 10 của tài liệu.
2.1. Sản lượng rau - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

2.1..

Sản lượng rau Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 3: Sản lượng rau và quả của Hoa Kỳ trong những năm gần đõy (Đơn vị: 1000 tấn)  - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 3.

Sản lượng rau và quả của Hoa Kỳ trong những năm gần đõy (Đơn vị: 1000 tấn) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 4: Tỡnh hỡnh sản lượng một số loại quả chớnh ở Mỹ trong những năm qua ( Đơn vị: tấn)  - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 4.

Tỡnh hỡnh sản lượng một số loại quả chớnh ở Mỹ trong những năm qua ( Đơn vị: tấn) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 5: Những văn bản phỏp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoỏ thuộc quy định này   - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 5.

Những văn bản phỏp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoỏ thuộc quy định này Xem tại trang 24 của tài liệu.
1.3. Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

1.3..

Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 6: Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 6.

Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 7: Cơ cấu rau nhập khẩu theo cỏc năm (Đơn vị: triệu USD) - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 7.

Cơ cấu rau nhập khẩu theo cỏc năm (Đơn vị: triệu USD) Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 8: Tỡnh hỡnh nhập khẩu quả nhiệt đới của Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000 tấn)  - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 8.

Tỡnh hỡnh nhập khẩu quả nhiệt đới của Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000 tấn) Xem tại trang 31 của tài liệu.
3.2.2. Quả cú mỳi ở Mỹ - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

3.2.2..

Quả cú mỳi ở Mỹ Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 9: Khối lượng nhập khẩu chuối của Mỹ (Đơn vị: 1000tấn) - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 9.

Khối lượng nhập khẩu chuối của Mỹ (Đơn vị: 1000tấn) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 10- Diện tớch, năng suất sản lượng một số cõy ăn quả, giai đoạn 1995- 1995-20002  (Đơn vị tớnh: Diện tớch:1000 ha;  Năng suất tấn/ha;  Sản lượng 1000 tấn)  - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 10.

Diện tớch, năng suất sản lượng một số cõy ăn quả, giai đoạn 1995- 1995-20002 (Đơn vị tớnh: Diện tớch:1000 ha; Năng suất tấn/ha; Sản lượng 1000 tấn) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 11: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 1997-2000 - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 11.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam từ 1997-2000 Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 12: Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000tấn)  - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

Bảng 12.

Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường Mỹ trong những năm qua (Đơn vị: 1000tấn) Xem tại trang 47 của tài liệu.
3.2. Quy hoạch vựng sản xuất rau quả tập trung - Tài liệu Luận văn " GIẢI PHÁP MỞ RỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ " pptx

3.2..

Quy hoạch vựng sản xuất rau quả tập trung Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan