Luận Văn: Giải pháp mở rộng xuất khẩu rau quả vào thị trường mỹ
Trang 1KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ 1
I TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 3
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ 3
2 NÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG MỸ 4
2.1 MỨC TIÊU THỤ RAU 6
2.2 MỨC TIÊU THỤ QUẢ CỤ THỂ 7
3 TÂM LÝ, THỊ HIẾU, TẬP QUÁN TIÊU DÙNG 10
II SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TRONG NƯỚC 13
1 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ CÔNG NGHỆ CANH TÁC 13
2 SẢN LƯỢNG RAU QUẢ QUA CÁC NĂM 14
1.1 CẤM NHẬP KHẨU MỘT SỐ LOẠI NÔNG SẢN 23
1.2 ĐIỂM KIỂM SOÁT TỚI HẠN MỐI NGUY HẠI ĐỐI VỚI HÀNG THỰC PHẨM (HACCP) 23
1.3 QUY ĐỊNH CỦA FDA ĐỐI VỚI NHẬP KHẨU TRÁI CÂY 25
1.3 THUẾ NHẬP KHẨU MỘT SỐ LOẠI QUẢ CỦA MỸ 27
2 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ 28
3 CƠ CẤU NHẬP KHẨU 31
3.1 NHẬP KHẨU RAU 31
3.2 NHẬP KHẨU QUẢ 34
3.2.1.QUẢ NHIỆT ĐỚIQUẢ NHIỆT ĐỚI 34
3.2.2 QUẢ CÓ MÚI Ở MỸ 36
3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ 37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 40
Trang 3I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
1 DIỆN TÍCH 41
1.1 DIỆN TÍCH RAU ĐẬU 41
1.2 DIỆN TÍCH CÂY ĂN QUẢ 42
2 SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT 44
3 THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN RAU QUẢ 48
3.1 HỆ THỐNG BẢO QUẢN 48
3.2 HỆ THỐNG CHẾ BIẾN 49
II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 52
1.KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM 52
1.1.ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 52
1.1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CHUNG CỦAKIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM 52
1.1.2 XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA KIM NGẠCH XUẤT KHẨURAU QUẢ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 56
1.2 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG 58
2 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 62
2.1 NHỮNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆTNAM 62
2.1.1 THỊ TRƯỜNG LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU 63
2.1.2 THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 64
2.1.3 CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, ĐÀI LOAN, HỒNG KÔNGVÀ HÀN QUỐC 65
2.1.3.CÁC NƯỚC ASEAN 66
2.1.4 CÁC THỊ TRƯỜNG KHÁC 67
2.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM 68
Trang 43 CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA XUẤT
KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM VÀO MỸ 70
3.1 CHẤT LƯỢNG CỦA RAU QUẢ VIỆT NAM 70
2 MỤC TIÊU XUẤT KHẨU RAU QUẢ 72
3 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN TRONG XUẤT KHẨU 72
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG 72
Trang 51.5 GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ VÀ THÔNG TIN 722 NHỮNG GIẢI PHÁP VĨ MÔ 722.1 CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI 722.2 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
RAU QUẢ 722.3 CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ 722.4 CHÍNH SÁCH VỐN, TÍN DỤNG 722.5 CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM KINH DOANH XUẤT KHẨU
RAU QUẢ 722.6 CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
RAU QUẢ 72
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 72
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 15 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành công rấtđáng kể Từ một nước nông nghiệp phải nhập khẩu lớn lương thực triền miên,giờ đây chúng ta đã trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản kháccó vị thế trên thế giới Từ khi Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ VIII hướngdẫn thực hiện đa dạng hoá cây trồng, hướng về xuất khẩu, ngành rau quả ViệtNam đã có những bước phát triển, và thích ứng kịp trước những biến động độtngột của thị trường nước ngoài, trước hết là thị trường Mỹ.
Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ, đặc biệt là hiệp địnhthương mại song phương được ký kết và có hiệu lực tháng 12/2001 là độnglực mở cánh cửa thị trường Mỹ, một thị trường hấp dẫn và lớn nhất thế giới,để cho các doanh nghiệp Việt Nam vào cuộc và cạnh tranh một cách bìnhđẳng với các nước khác Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước cơ hộilớn để đẩy mạnh xuất khẩu và đa phương hoá thị trường.
Trong bối cảnh đó, em đã chọn đề tài “Giải pháp mở rộng xuất khẩu
rau quả của Việt nam vào thị trường Mỹ” cho khoá luận tốt nghiệp của
mình Với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Trung Vãn cùng vớisự nỗ lực của bản thân, em mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về các giảipháp nhằm mở rộng xuất khẩu rau quả Việt Nam
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát thị trường rau quả Mỹ
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vào thị trườngMỹ trong những năm gần đây
Chương 3: Định hướng và giải pháp mở rộng xuất khẩu của rau quảViệt Nam vào thị trường Mỹ.
Tuy đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, nhưng do những hạn chế về thờigian, kinh nghiệm và khả năng của người viết, nên đề tài này khó tránh khỏinhững sai sót Vì vậy em mong được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô trongTrường và ý kiến của đông đảo độc giả
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Lan Phương
Trang 7CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ
I TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG RAU QUẢ MỸ
Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhấtthế giới (9,4 triệu km2), dân số đông với thành phần số rất phức tạp Đây làmột quốc gia trẻ với nhiều người nhập cư từ khắp các châu lục trên thế giới,thực sự là một thị trường khổng lồ và rất lý tưởng đối với những nước muốnđẩy mạnh xuất khẩu Thị trường rau quả Hoa Kỳ là một thị trường với mứctiêu dùng cao, nhu cầu rau và trái cây các loại và luôn có xu hướng tăng Dolượng dân nhập cư ngày càng đông và mang đến những sở thích thị hiếu tiêudùng khác nhau, lượng giao dịch rau quả trên thị trường ngày càng đa dạngvới đủ các chủng loại quả và rau đến từ khắp các miền khí hậu của mọi khuvực trên thế giới Không chỉ loại quả có múi như cam, bưởi, quýt trên thịtrường Mỹ mà nhiều chủng loại khác, đặc biệt là quả nhiệt đới và chuối cũngtham gia không kém phần sôi động trên thị trường rau quả khổng lồ này Mỹlà một trong những nước vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu trái cây và rau lớnnhất thế giới Phần lớn rau quả được phân phối qua hệ thống kênh phân phốilà các siêu thị bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm, cung cấp hàng hoá chongười tiêu dùng cuối cùng khắp nước Mỹ Vai trò của các nhà trung gian phânphối như người chuyên nhập khẩu, người bán buôn ngày càng giảm, còn vaitrò của các nhà sản xuất, những nhà bán lẻ ngày càng tăng Họ đặt trực tiếpcác đơn đặt hàng từ những nhà xuất khẩu nước ngoài vừa giảm được phí trunggian, vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá Trong những năm gần đây, xu hướngsát nhập các tập đoàn phân phối thực phẩm của Mỹ diễn ra mạnh mẽ Quátrình này dẫn đến một số tập đoàn lớn thao túng và chi phối thị trường Cácdoanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ trở nên khókhăn hơn và phải thông qua các tập đoàn trên Một đặc trưng nữa rất riêng của
Trang 8thị trường Mỹ, đó là một phần lớn khối lượng rau quả tiêu thị trên thị trườnglà những rau quả nhập khẩu Nhưng dù là thị trường nhập khẩu rau quả lớncủa thế giới nhưng đây lại là thị trường khắt khe, không phải rau quả nàocũng “chen chân” được vào thị trường này mà đó phải là những loại đáp ứngđược các tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch thực phẩm phức tạp của Hoa Kỳ Vấnđề nhãn hiệu cũng rất được chú ý, hầu hết các rau quả tham gia trên thị trườngđều có nhãn hiệu của các công ty hay tư nhân để đảm bảo chất lượng tiêudùng Hiện nay, xu hướng của thị trường Hoa Kỳ là tăng cường các biện phápbảo hộ và tăng lượng giao dịch rau quả tươi trong tổng lượng giao dịch cácsản phẩm rau quả
2 NÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ RAU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNGMỸ
Thị trường Mỹ được coi là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới, xã hộiMỹ được coi là xã hội tiêu thụ Người ta ước tính rằng hàng năm nước Mỹtiêu gấp nhiều lần các nước khác Ngày nay nhận thức được về vai trò của rauvà quả đối với sức khoẻ được nâng lên, nên rất nhiều người tiêu dùng Mỹtăng cầu đối với mặt hàng này Nhìn chung mức tiêu thụ bình quân đầu ngườivề rau quả của Mỹ luôn cao hơn so với mức trung bình của thế giới Mức tiêuthụ bình quân đầu người về rau trên thế giới là 90 kg/năm, Việt Nam là 60kg/năm Trong khi đó mức bình quân của Mỹ rất cao, lên tới 187 kg một người/năm, tức là gấp đôi mức bình quân của thế giới Còn mức tiêu thụ trái câybình quân đầu người của Mỹ cũng đạt mức gần 130kg/năm Cầu lớn kéo theocung cao, lượng rau quả tham gia trên thị trường này hết sức sôi động, đadạng các chủng loại, trong đó một phần lớn là rau quả được nhập khẩu từ cácnước khác Nhưng nguồn cung trong nước vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầukhổng lồ đó, nên hàng năm Mỹ phải nhập khẩu một khối lượng đáng kể đểđáp ứng các nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân Rau quả tươi chiếm tỷtrọng hơn một nửa trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm rau quả nói chung Cácloại quả tươi phổ biến trên thị trường nước này là chuối, táo, cam, xoài, lê,
Trang 9quýt, đu đủ, dâu tây… Nước quả cũng là loại sản phẩm chế biến được yêuthích và tiêu dùng nhiều thứ hai sau hoa quả tươi Đặc biệt người Mỹ thích sửdụng các loại nước ép thay cho nước uống và thường xuyên trong bữa ănhàng ngày, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 cơ cấu tiêu dùng hoa quả Ngoài ra còn cócác dạng chế biến khác như: đóng hộp, đông lạnh, sấy khô…
2.1 Mức tiêu thụ rau
Mức tiêu dùng bình quân mỗi người năm 2001 là 200,4 kg rau (kể cả
khoai tây, nấm đậu đỗ, khoai lang), giảm 2% so với năm 2000, trong đó lượngrau tươi được tiêu thụ không thay đổi, vẫn giữ ở mức 78kg; nhưng cầu đối vớirau hộp và rau bảo quản lạnh lại giảm, đạt 52 kg/người so với 55,2kg của năm2000 Năm 2002, tổng lượng rau được tiêu thụ giảm nhẹ so với năm trước,chủ yếu là do rau tươi giảm, còn rau lạnh và đóng hộp tăng với số lượng nhỏ.Khoai tây là loại rau được tiêu dùng nhiều nhất ở Mỹ, khối lượng tiêu thụhàng năm luôn ở mức cao, gấp nhiều lần các loại rau khác Mức tiêu thụ bìnhquân là 62,3 kg mỗi người từ năm 1998 đến nay Dấu hiệu giảm bắt đầu từnăm 2001, nguyên nhân do ảnh hưởng của giá cao vì nguồn cung trên thịtrường giảm
Bảng 1: Tiêu thụ rau bình quân đầu người ở Mỹ ( Đơn vị: kg)
Trang 10TỔNG 200.0201.5205.3200.4199.4
Nguồn :USDA- 2002/ Vegetables and melon yearbook 2002.
Qua bảng số liệu trên cho thấy rõ tình hình tiêu thụ rau ở Mỹ trongnhững năm qua vẫn được duy trì khá ổn định và ở mức cao (trên200kg/người/năm), trong đó cao nhất là năm 2000 với mức 205,3kg/người.
2.2 Mức tiêu thụ quả cụ thể
Mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2000 ở Mỹ là 139 kg, tăng 3%so với năm 1999 và các năm về trước, đạt mức cao thứ hai trong lịch sử từtrước đến nay ( mức cao nhất là năm 1998) Trong đó, tiêu thụ quả có múităng 8%, bằng 59kg/người, chủ yếu là do cung trong nước tăng vì đây là mộtnăm được mùa của Mỹ Tuy vậy tiêu dùng các loại quả khác lại giảm 1% sovới năm trước, ở mức 80kg/người Trong 3% tăng so với năm trước đó, chủyếu là do lượng tiêu dùng quả tươi tăng, đặc biệt là quả có múi tươi Camtươi, quýt tươi, bưởi lai quýt được tiêu thụ nhanh với khối lượng lớn, nhưngchanh và bưởi lại giảm nhẹ so với năm trước Việc tiêu dùng cam tươi tăng,loại quả tươi chiếm tỷ trọng 1/2 trong toàn bộ tiêu dùng quả có múi tươi, tácđộng mạnh đến mức tăng tiêu dùng chủng loại quả này nói chung Tuy nhiênmức tiêu thụ các loại quả khác ngoài quả có múi lại giảm, chủ yếu vẫn làgiảm tiêu dùng chuối tươi, táo tươi, nho, lê, mận Trong khi đó các loại quảnhiệt đới khác được nhập khẩu lại tăng tiêu dùng, đạt mức tiêu dùng kỷ lục.Quả đóng hộp năm 2000 đạt bình quân đầu người là 7kg, chủ yếu là tănglượng cung nội địa, cùng với xuất khẩu giảm kéo theo đầu vào để sản xuấtquả đóng hộp tăng Mức tăng lượng đào đóng hộp tiêu thụ bình quân mỗingười trong năm, và các loại quả đóng hộp như: táo, đào ngọt, mận khôngthay đổi Sản phẩm quả đông lạnh cũng tăng trong năm này, bình quân mỗingười là 1,5kg Bên cạnh đó tiêu thụ quả sấy khô và nước quả lại giảm, bìnhquân mỗi người dùng hơn 1 kg sản phẩm quả khô và 4 kg sản phẩm nước quả.
Trang 11Nguyên nhân chủ yếu làm tiêu dùng nước quả giảm là do nguyên liệu làmnước ép ít, thất thu sản lượng cộng với nhập khẩu ít.
Năm 2002, người Mỹ tiêu dùng nhiều hoa quả tươi, sấy khô, đông lạnhvà nước ép nhiều hơn so với năm 2001, trung bình mỗi người là 129 kg, trongđó có 45 kg hoa quả tươi, 84 kg hoa quả chế biến dưới các dạng khác nhau.Tiêu thụ các loại quả không có múi tươi và chế biến đều tăng so với năm2001, nhưng tiêu thụ các quả có múi lại giảm Mùa cam cho mức sản lượngthấp hơn ở Florida đã làm giảm đáng kể mức cung cấp các loại cam tươi chothị trường trong nước cũng như nguyên liệu làm nước trái cây.
Bảng 2- Tiêu thụ bình quân đầu người một số loại rau quả chính ở Mỹ (Đơn vị: kg)
Táo 45.9 48.4 48.3 47.0 Nho 53.1 45.4 46.9 51.0 Chuối tươi 27.6 28.6 31.4 29.2 Cam 85.8 97.5 86.9 91.5 Bởi 16.5 15.2 15.6 15.4 Đào 10.2 8.9 9.7 10.0 Lê 7.0 6.7 6.9 6.2 Dứa 12.4 11.2 13.3 12.9 Xoài tươi 1.8 1.6 2.0 2.2
Nguồn: USDA-2002/Fruit and Tree Nuts yearbook
Qua bảng trên ta thấy cam, chuối, táo, nho, là những loại quả được tiêudùng phổ biến ở Mỹ Chuối tươi vẫn là trái cây được ưa thích nhất với con sốbình quân đầu người trong những năm qua là 13kg, trong đó mức cao nhất là14,3kg năm 1999 Hiện nay, lượng chuối tiêu thụ có giảm nhẹ, nhưng đây vẫnlà loại quả tươi xếp thứ nhất trong sản lượng tiêu dùng hàng năm ở Mỹ Tiếptheo là táo tươi với khối lượng trung bình là hơn 8kg/người Cam tươi đạtmức tiêu thụ lớn nhất vào những năm 50-60 (bình quân 8,5 kg mỗi người, bởi
Trang 12lẽ lượng xuất khẩu ít, lại được mùa liên tiếp nên cung cấp trong nước dồi dào;những năm sau đó mức tiêu thụ giảm dần, đạt thấp nhất là 5,4kg Tuy vậy gầnđây có xu hướng tiêu dùng dưới dạng tươi tăng trở lại do giống cam được cảithiện và giá lại rẻ hơn Nước cam luôn là loại nước quả được ưa thích nhất ởMỹ, dẫn đầu trong các loại nước hoa quả có mặt trên thị trường, người tiêudùng Mỹ thích sử dụng nước cam thay cho các loại nước uống hàng ngày vàthay cho cam tươi Nhận thức được vai trò của cam đối với sức khoẻ, cungcấp nhiều Vitamin C và các loai axit tốt, vì vậy tiêu dùng nước cam vẫn giữđược mức ổn định trong suốt hàng chục năm
Xoài, đu đủ là những loại quả nhiệt đới chủ yếu được nhập khẩu đểđảm bảo cho cầu trong nước, tuy bình quân tiêu dùng loại quả này còn chưacao nhưng có xu hướng tăng tiêu dùng trong những năm gần đây và sắp tới.Xoài nhập khẩu chiếm tỷ trọng 75% trong cơ cấu tiêu dùng, so với mức 3,4%thời kỳ những năm 80 Tốc độ tăng tiêu dùng của đu đủ nhập khẩu ở Mỹ là10%/năm.
3 TÂM LÝ, THỊ HIẾU, TẬP QUÁN TIÊU DÙNG
Quan điểm tiêu dùng của người Mỹ: Nếu người Đức coi thường hành
vi tiêu dùng hoang phí, người Nhật xem thái độ tiết kiệm là hành vi quý tộcthì người Mỹ ngược lại: văn hoá người Mỹ tôn sùng tiêu dùng đến mức chorằng: giá trị của một cá nhân trong xã hội không xác định bằng việc cá nhânấy đã làm gì và tiết kiệm được bao nhiêu mà là xác định bởi tiêu chuẩn cánhân ấy tiêu dùng như thế nào Vì vậy người ta vẫn thường nói đó là thế giớicủa tiêu dùng Chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, văn hoá, lối sống, mứcsống, thị hiếu tiêu dùng nói chung của người Mỹ rất đa dạng Ngay cả khi bánhàng cho mỗi bang, mỗi vùng của Mỹ, người ta có thể phải sử dụng nhữngchiến lược Marketing khác nhau Yêu cầu của người tiêu dùng đối với phẩmcấp hàng hoá cũng có nhiều loại: từ phẩm cấp thấp, phẩm cấp trung bình đếnphẩm cấp cao Đặc biệt người Mỹ khác người Châu Âu ở điểm không quá cầukỳ, mà chuộng những hàng hoá đơn giản và tiện dụng, những sản phẩm mới
Trang 13lạ, độc đáo, kích thích sự tò mò Riêng đối với thực phẩm, tâm lý tiêu dùngcủa người Mỹ rất thận trọng, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm đạtyêu cầu an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với sản phẩm thuộc loại cao cấp Rauvà quả là những mặt hàng rất nhạy cảm với người tiêu dùng, vì vậy những yêucầu về vệ sinh kiểm dịch thực phẩm của nước này rất khắt khe Các sản phẩmrau quả được coi là đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm sẽ phải hội tụ những tiêuchuẩn cơ bản sau đây:
Trước hết, đó phải là rau quả sạch, tức là không còn tồn dư các chất
độc hại có nguồn gốc từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, thuốc bảo quảnsản phẩm Hoặc khi có một số hoá chất độc được sử dụng thì phải tuân thủnghiêm ngặt về thời gian, liều lượng, cách thức sử dụng sao cho lượng tồn dưchất độc hại trong sản phẩm không quá giới hạn cho phép Sản phẩm rau sạchcòn là sản phẩm không tồn tại quá mức cho phép về các loại vi khuẩn gâybệnh cho con người
Thứ hai, sản phẩm rau quả phải được bao gói, và bao bì đó phải thoả
mãn được các yêu cầu cơ bản là: bảo quản sản phẩm bên trong, đẹp về hìnhthức; tiện lợi cho người sử dụng; trên bao bì phải ghi rõ các nội dung, địa chỉsản xuất, thời gian sản xuất, thời hạn sử dụng, đặc điểm sản phẩm, cách sửdụng…
Thứ ba, là rau quả bán trên thị trường phải được cơ quan kiểm dịch có
uy tín về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Mức sống càng tăng lên do kinh tế phát triển và thu nhập cao, xu hướngtiêu dùng cũng ít nhiều thay đổi Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng giatăng tiêu thụ các sản phẩm rau quả tươi hơn rau quả đã qua chế biến dướidạng đóng hộp, sấy khô, muối Thực chất, các loại quả và rau giàu giá trị dinhdưỡng hơn khi được sử dụng ở dạng tươi với điều kiện vệ sinh an toàn Trừcây dứa và một số cây đặc biệt khác như lạc liên (vốn dĩ trồng để chế biến),hầu hết các loại quả và rau phải ăn tươi mới đúng giá trị của nó Vì vậy, thị
Trang 14trường các loại rau quả chế biến đang ở trong giai đoạn bão hoà ở các nướcphát triển, và rau quả tươi có đơn giá cao hơn trên thị trường quốc tế thậm chícòn cao hơn cả những sản phẩm rau quả đã qua chế biến Theo tài liệu củaFAO, các nhà nghiên cứu rút ra xu hướng tiêu dùng nói chung ở các nướcphát triển và ở Mỹ nói riêng là:
- Người tiêu dùng muốn sử dụng quả "sạch", sản xuất theo công nghệmới chỉ dùng phân hữu cơ, giảm thiểu tối đa dùng phân hoá học và thuốc trừsâu.
- Quả phải sạch sẽ, tươi ngon, được trình bày đẹp, được bao gói cẩnthận, có ghi đặc điểm, hàm lượng dinh dưỡng, có hướng dẫn cách dùng.
- Quả có màu sắc, hình thức đẹp, hấp dẫn, người mua, dễ tiêu dùng vàcòn dùng để trang trí.
- Người tiêu dùng ngày càng ưa thích nước quả ép nguyên chất khôngpha đường, không có chất phụ gia, thích các đồ uống pha chế trên cơ sở nướcquả nguyên chất tạo hương vị hấp dẫn.
Xu hướng tiêu thụ từ nay đến năm 2010:
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tiện dụng- Tăng cơ hội chọn lựa các sản phẩm đa dạng- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập ngoại - Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm hữu cơ
- Tăng nhu cầu đối với các sản phẩm chế biến sẵn
- Tăng nhu cầu đối với các nhãn mác tư nhân của các tập đoàn bán lẻ - Tăng xu hướng phân cực thị trường
- Tăng yêu cầu đối với nhãn mác sản phẩm
Trang 15II SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TRONG NƯỚC
1 DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ CÔNG NGHỆ CANH TÁC
Hợp chủng quốc Hoa kỳ là một trong những nước có diện tích lớn nhấtthế giới (9,4triệu km2), phía Bắc và Nam giáp 2 nước Canada và Mêhicô, phíaĐông và Tây giáp Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Với lãnh thổ rộnglớn (bề ngang 4000 km, dài 2500 km), Hoa Kỳ có tất cả các loại địa hình, khíhậu, đồng bằng rộng lớn ở phía Đông và ở dải ven biển phía tây, núi cao ởphía tây Khí hậu ôn đới và cận nhiệt phía Nam, hàn đới phía Bắc Khí hậu,địa hình đa dạng cho phép Mỹ phát triển các sản phẩm nông nghiệp trên quymô lớn Với diện tích canh tác là 12 triệu ha, nông nghiệp Mỹ được chuyênmôn hoá sản xuất theo vùng ở mức độ cao Các vành đai cây trồng vật nuôiđược hình thành ở một số vùng trong nước: “Vành đai ngô” hình thành trongđịa phận các bang Ôhaiô, Indiana, Ilinoi, “Vành đai lúa mỳ” lớn nhất là vùnglãnh thổ ngũ hồ, giới hạn bởi các vùng Mitxitxipi và Mitxuri, các loại cây ănquả chủ yếu được trồng ở các bang California và Florida, cùng một số bangkhác Đảo Hawai có khí hậu thổ những, thích hợp với cây mía, dứa Rau đượctrồng nhiều nhất ở bang Florida và Michigân, và dải dác ở khắp các bangkhác Các nông trại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nôngnghiệp Mỹ, phần lớn sản lượng rau quả là do các nông trại lớn ở nước Mỹcung cấp Sự ra đời của các tổ hợp nông - công nghiệp góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng của nông nghiệp Mỹ, năng suất nông nghiệp nói chung và rau quảnói riêng có xu hướng tăng theo thời gian Năng suất là yếu tố quan trọngđóng góp vào sự phát triển của nông nghiệp Mỹ trong những thập kỷ qua Mỹđều có những thế mạnh về năng suất như: độ màu mỡ của đất, chất lượng củacơ sở hạ tầng, máy móc, thuỷ lợi và lao động Công nghệ canh tác được cơgiới hoá cao, kỹ thuật tiên tiến, sử dụng phân bón lớn, thuỷ lợi tốt, lại cónhững chính sách tài trợ hiệu quả của nhà nước, nền nông nghiệp Mỹ thực sựvững mạnh và phát triển
Trang 162 SẢN LƯỢNG RAU QUẢ QUA CÁC NĂM
Công nghệ canh tác hiện đại kết hợp với những chính sách nông nghiệpphù hợp của chính phủ đã tác động mạnh đến năng suất cây trồng ở Mỹ kéotheo sản lượng rau quả lớn hàng năm.
Trang 17Bảng 3: Sản lượng rau và quả của Hoa Kỳ trong những năm gần đây(Đơn vị: 1000 tấn)
Sản lượng rau 36640 41681 40992 38606 39948Rau tươi 21001 22484 23848 23494 22743Rau chế biến 15640 19197 17144 15112 17205
Sản lượng quả 34315 30964 36123 32950 33409Quả có múi 17770 13633 17276 16216 16194Các loại quả khác 16545 17331 18847 16734 17215
Tổng sản lượng
70,955 72645771157155673357
Nguồn: ERS.USDA-2003/ Vegetable and Melon Outlook
Là một trong những nước sản xuất rau và quả lớn của thế giới, sảnlượng rau quả của Mỹ trung bình đạt trên 70 triệu tấn mỗi năm (trong đókhông kể khoai tây, đậu đỗ, dưa, khoai lang, nấm) Năm 2000 là năm đượcmùa nhất của Mỹ, tổng sản lượng rau quả gần lên tới 80 triệu tấn, tăng nhiềuso với những năm trước, do điều kiện thời tiết thuận lợi Nhưng những nămgần đây, sản lượng rau quả lại có xu hướng giảm, mức độ giảm đáng kể, trungbình giảm 5 triệu tấn mỗi năm.
2.1 Sản lượng rau
Năm 2001, tổng sản lượng rau giảm 7%, chủ yếu do diện tích gieotrồng giảm, thời tiết mùa xuân quá ẩm ướt ở California, lại hạn hán ở cácbang miền Đông và Tây Chỉ một số loại rau vẫn tăng như: Đậu Hà Lan,khoai lang, rau Bina, còn nhiều loại khác như: Bí, tỏi, hạt tiêu, rau bina bịgiảm diện tích kéo theo sản lượng thấp, ảnh hưởng đến toàn bộ lượng rau tươiđược tiêu thụ trên thị trường Các loại rau chế biến dưới dạng đóng hộp giảm14% so với năm 2000, nhưng rau bảo quản lạnh lại tăng 4% Hạn hán ởMichigân và Newyork làm sản lượng đậu khô giảm mạnh tới 26% Năm2002, sản lượng rau tăng 5% so với năm 2001, đây là mức cao thứ 3 sau kỷ
Trang 18lục năm 2000 và đỉnh cao của năm 1999 Sản lượng đậu đỗ tăng 53%, khoaitây tăng 6% (trong đó khoai tây chế biến tăng 26%) Mùa vụ rau diếp đạt sảnlượng thấp hơn so với năm trước 4%, cải xanh cũng giảm 9% sản lượng Đâycũng là năm thứ hai liên tiếp sản lượng rau tươi giảm, do năng suất của cả haivụ Đông và Xuân đều thấp Rau đóng hộp tăng một lượng bằng 1/5 so vớitổng sản lượng của năm 2001, dẫn đầu là tăng sản lượng khoai tây Thời tiếtthuận lợi ở Michigân cộng với diện tích trồng cao hơn đã đưa sản lượng đậunhẩy vọt sau vụ mất mùa do hạn hán của năm trước.
2.2 Sản lượng quả
Sau một năm thất thu vì thời tiết xấu, giá lạnh kéo dài làm năng suấtcủa hầu hết các loại quả đều giảm, năm 2000 là năm được mùa hoa quả nhấttừ trước đến nay của Mỹ, với mức sản lượng vượt 36 nghìn tấn, tăng 15% sovới năm trước Đây cũng là năm cây có múi cho ra sản lượng lớn thứ 2 trongnhững năm gần đây (sau năm 1998) nhưng có mức tăng sản lượng lớn nhất:27% Một phần đóng góp đáng kể vào mức tăng này là của sản lượng cam đãtrở lại mức bình thường sau một năm giảm kỷ lục Nho chiếm 41% trong tổngsản lượng các loại quả khác, mức tăng là 23%, là loại trái cây quan trọng gópphần tăng chính của các loại trái cây không có múi Ngoài ra còn được mùacác loại quả khác như: đào, mơ, mận, đu đủ, dâu tây, bơ, chuối và dứa ởHawai
Sản lượng quả có xu hướng giảm kéo dài từ sau năm 2000 đến nay,mùa vụ sản xuất quả năm 2001 giảm 8% so với năm trước, trong đó, quả cómúi giảm 6% các loại quả khác giảm 11% Nguyên nhân chủ yếu dẫn đếnviệc giảm này là do diện tích trồng và năng suất thấp hơn năm 2000 Thêmvào đó là nhân tố thời tiết không được thuận lợi: hạn hán ở Florida, mưa dướimức trung bình và gió to, mưa đá ở Wasington, hai bang sản xuất trái cây lớnnhất nước Mỹ Riêng chỉ có sản lượng quả chà là, ôliu, chanh, xuân đào, lê vàdứa ở Hawai là cao hơn năm trước Năm 2001 cũng là năm mà một số loạiquả chính yếu như : nho, táo, cam đều giảm, kéo theo việc giảm mùa màng
Trang 19của cả nước Khối lượng táo giảm 10% so với năm 2000 và nho giảm 15%.Hai vùng trồng nhiều nho nhất cả nước là California và NewYork đều mấtmùa, với mức giảm lớn nhất là 67% ở Michigân Nho trồng để làm rượu vẫntăng đều trong những năm qua và nho chế biến để làm nước ép đều giảm.Trong việc giảm sản lượng nói chung của các loại quả có múi thì cam giảm ítnhất, sản lượng có giảm ở bang Florida, California và Arizona, nhưng tăng ởTexas do thời tiết thuận lợi.
Năm 2002, là năm được mùa của những cây không có múi và hạt dẻ,kéo theo sản lượng cây ăn trái nói chung đạt khoảng 33,4 triệu tấn, tăng 2%so với năm 2001 Trong khi đó sản lượng quả có múi lại giảm, nhất là bưởi vàchanh Đây là năm mùa cây có múi thấp nhất từ trước đến nay của Mỹ khôngkể năm 1999 do thời tiết giá lạnh tàn phá mùa màng California và Arizon là 2bang dẫn đầu cả nước về sản lượng chanh Tính riêng năm 2002, diện tíchgiảm và năng suất thấp ở 2 bang này dẫn đến giảm sản lượng quả có múitrong cả nước Ngoài ra còn có các bang như Florida, Texas, Arizona, nơicung cấp phần lớn bưởi cho toàn nước Mỹ cũng giảm sản lượng cây bưởi,việc giảm năng suất trên mỗi ha từ năm 1997-1998 cũng tác động không nhỏđến giảm sản lượng trong năm 2000 Các loại quả khác tăng 3%, chủ yếu làdo tác động của khối lượng nho tăng 12% Đây là vụ nho được mùa thứ haitrong suốt nhiều năm qua, sản lượng nho chiếm 43% trong tổng sản lượngquả không có múi, trong khi đó năm 2001 mới chiếm khoảng 20% Một sốloại quả khác như: đào, mận, mơ, quả vả, dâu tây, chà là cũng đều tăng Mộtđặc điểm quan trọng là cây hạch của Mỹ chiếm diện tích không lớn, chỉ chiếmtỷ trọng 4% trong tổng sản lượng quả nói chung nhưng là loại cây có mứctăng sản lượng nhanh nhất, hơn bất cứ trái cây nào trong những năm qua, năm2001tăng 20%, năm 2002 tăng 11%
Trang 20Bảng 4: Tình hình sản lượng một số loại quả chính ở Mỹ trong nhữngnăm qua ( Đơn vị: tấn)
Nguồn: USDA-2003/Fruit and Tree Nuts yearbook
Sau 3 năm giảm liên tục, mùa táo Mỹ năm 2003 dự đoán đạt 4,2 triệutấn, tăng 8% so với năm ngoái, nhưng vẫn còn ở mức nhỏ hơn so với vụ mùanăm 1988 Sự bứt phá này trong sản xuất chủ yếu là do được mùa ở các bangmiền Đông và Trung đất Mỹ Thời tiết thuận lợi, các bang ở miền Đông dựtính đạt gần 1,044 triệu tấn, tăng 27% so với sản lượng vụ năm ngoái, cácbang miền Trung đạt 0,6 triệu tấn, tăng 64% Michigân là bang có sản lượngtáo lớn nhất miền trung nước Mỹ, ước tính sẽ đạt 440.380 tấn, gần gấp đôi vụmùa thiệt hại do giá lạnh năm trước Với sản lượng là 2,587triệu tấn, cácbang miền tây giảm sản lượng 5%, do năng suất giảm ở bang có sản lượng táohàng năm lớn nhất nước Mỹ, Washington.
Nho là một trong những loại cây ăn quả quan trọng ở Mỹ, sản lượngnho luôn chiếm 1/3 sản lượng của các loại cây không có múi ở Mỹ Nho chủyếu được trồng ở California và Washington Năm 2003, nho cho sản lượng là6,4 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2002, nhưng tăng 7% so với năm 2001.Nho ở bang California chiếm tỷ trọng 89% cả nước (3,7triệu tấn)
Nước Mỹ là nước sản xuất cam đứng thứ hai thế giới sau Braxin, sảnlượng của hai nước gộp lại bằng 1/2 tổng sản lượng toàn cầu Cam là loại quảcó giá trị sản xuất đứng thứ 2 sau nho, đạt 1,7 tỷ đôla năm 2000, chiếm 16%giá trị sản xuất quả toàn quốc Sản xuất cam tăng nhanh trong những thập kỷqua, trung bình tăng ở mức 49% Khoảng 80% sản lượng cam được đem đi
Trang 21chế biến, chủ yếu dưới dạng nước cam, còn lại là tiêu thụ tươi Bang có sảnlượng cam đứng đầu và cũng là bang chế biến cam lớn nhất nước Mỹ làFlorida Trong những năm gần đây, Mỹ là nước xuất khẩu cam đứng thứ nhìthế giới, sau Braxin, trong khi đó chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu.
Quýt là loại quả có múi quan trọng của Mỹ, đặc biệt nhu cầu tiêu dùngquýt tăng trong những năm qua, sản lượng quýt vẫn giữ ở mức trung bình trên250.000 tấn/năm Tốc độ tăng sản lượng từ năm 1980 đến nay là 6%/năm.Các bang trồng nhiều quýt nhất chủ yếu là Florida, California và Arizona.
Xoài, đu đủ, bơ, dứa là các loại trái cây chủ yếu trồng ở những nước cókhí hậu nhiệt đới, vì vậy những cây này được sản xuất hạn chế ở Mỹ Xoài chỉcó ở miền Nam bang Florida (diện tích < 700ha), đu đủ, bơ, dứa chủ yếutrồng ở Hawai Sản lượng bơ của Mỹ không lớn, chỉ ở mức trung bình 187ngàn tấn mỗi năm, với sản lượng cao nhất là năm 2000 (217 ngàn tấn), tăng36% so với năm 1998 Tuy vậy sản lượng bơ những năm sau đó không tăng,vẫn giữ ở mức trung bình hàng năm.
III NHẬP KHẨU
1 MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT VÀ MỨC THUẾ LIÊN QUAN ĐẾN NHẬP KHẨURAU QUẢ
1.1 Cấm nhập khẩu một số loại nông sản
Điều khoản 8e của luật điều chỉnh nông nghiệp Mỹ quy định cấm nhậpkhẩu một số mặt hàng nông sản nếu chúng không đáp ứng được yêu cầu về:cấp loại, kích cỡ chất lượng và độ chín gồm: “cà chua, nho khô, ôliu, quảchanh đắng ( Chanh nước có vị đắng), bưởi, hạt tiêu còn xanh, cà chua Ái NhĩLan, dưa chuột, cam, hành, quả óc chó, chà là, nho (dùng cho bữa ăn), trái cà,mận, táo, trái kiwi, đào” Tiêu chuẩn này xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩnnhững sản phẩm mà Mỹ sản xuất được và có nhu cầu trong nước.
Trang 221.2 Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm (HACCP)
Đây là hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm dựa trên nguyên tắcphân tích và xác định các nguy cơ và điểm kiểm soát tới hạn, nhằm đảm bảoan toàn vệ sinh và ngăn chặn từ xa tất cả các mối nguy tiềm ẩn về sinh học,hoá học và lý học trong tất cả các công đoạn sản xuất/chế biến thực phẩm nóichung
HACCP được ban hành tháng 12/1995 và từ tháng 12/1997 được Cơquan quản lý thực phẩm và thuốc của Mỹ (Food and Drugs Administration)
đưa vào áp dụng bắt buộc đối với thuỷ sản của Mỹ và thuỷ sản nhập khẩu từ
nước ngoài HACCP hiện được đưa vào bộ Luật về Thực Phẩm (Food Code)của Mỹ, do FDA giám sát việc thi hành và mở rộng ra áp dụng cho nhiều mặthàng thực phẩm khác, trước mắt là cho chế biến nước quả HACCP được xâydựng trên cơ sở các quy định về an toàn, vệ sinh áp dụng trên thế giới: Thựctiễn sản xuất hàng hóa (Goods Manufacturing Practice (GMP)) và Thủ tụcquản lý tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm (Sanitation Standard OperatingProcedure (SSOP)), v.v Muốn xây dựng hệ thống HACCP cơ sở sản xuấtphải có đầy đủ các điều kiện sản xuất gồm nhà xưởng, kho, dây chuyền thiếtbị sản xuất, môi trường sản xuất, và con người theo các quy chuẩn của GMP,SSOP trong đó đặc biệt chú trọng giám sát an toàn vệ sinh qua kiểm tra cáchồ sơ vận hành, kiểm tra việc sửa chữa/điều chỉnh khi các giới hạn bị viphạm, giám sát chặt chẽ vệ sinh sản xuất và vệ sinh cá nhân của công nhântrong tất cả các khâu sản xuất, chế biến.
Cơ chế kiểm soát "từ xa" của HACCP tập trung trên 7 nguyên tắc cơbản:
- Phân tích mối nguy và các biện pháp phòng ngừa
- Xác định điểm kiểm soát tới hạn (critical control points)
- Xây dựng danh mục các công đoạn chế biến có thể xảy ra các mốinguy đáng kể và mô tả các biện pháp phòng ngừa
Trang 23- Thiết lập các điểm tới hạn và giới hạn tới hạn liên quan đến mỗi đIểmkiểm soát tới hạn
- Giám sát các điểm kiểm soát tới hạn, thiết lập các thủ tục sử dụng kếtquả giám sát để hiệu chỉnh và duy trì quá trình kiểm soát.
- Thực hiện sửa chữa/điều chỉnh cần thiết khi thấy giới hạn tới hạn bị viphạm
- Lưu trữ hồ sơ để chứng thực việc thực hiện HACCP và các thủ tụcthẩm tra quá trình thực hiện HACCP.
1.3 Quy định của FDA đối với nhập khẩu trái cây
(Bao gồm trái cây, hạt các loai, tươi, khô, lạnh, hấp, luộc, đông lạnhhoặc xử lý bảo quản tạm) Sản phẩm có thể còn nguyên dạng, cắt hoặc sử lýthế nào đó, nhưng chưa qua chế biến.
Theo quy định này, việc nhập khẩu phải:
- Phù hợp với các quy định về chất lượng của FDA
- Phù hợp quy định của FDA về các thủ tục và thông báo hàng đến- Phù hợp với các quy định về kiểm dịch của USDA, có thể phải xingiấy phép
- Phù hợp với các quy định về đơn hàng nhập khẩu của USDA, về cấpđộ (grade), kích cỡ, chất lượng, nếu đòi hỏi.
- Phù hợp các quy định về môi trường của Cơ quan Bảo Vệ Môi trườngHoa Kỳ (EPA), về nồng độ thuốc trừ sâu còn lưu lại trong sản phẩm nhậpkhẩu.
Trang 24Bảng 5: Những văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng hoáthuộc quy định này
Số văn bảnLoại biện pháp áp dụngCác cơ quan nhà nướcđiều hành
19 CFR 12 Quy chế về thuốc trừ sâu CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
19 CFR 12.1 et seq.;Tiêu chuẩn kỹ thuật, mã,nhãn,
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
19 CFR 12.10 etseq.
Thủ tục khai báo Hảiquan
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
19 CFR Part 132 AAA-Quotas nhập khẩunông sản
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
21 CFR 1.83 et seq.TiTiêu chuẩn kỹ thuật, mã,nhãn,
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
21 USC 301 et seq Cấm nhập khẩu hàng giả CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
42 USC 151 et seq Vệ sinh dịch tễ CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
7 USC 150aa et
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
7 USC 601 et seq AAA-Quotas nhập khẩunông sản
CFSAN, AMS, PPQ,APHIS, EPA, USCS
Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001
Trang 25Một số loại quả tươi nhập khẩu: quả bơ, xoài, chanh, cam, nho, nhokhô… phải đảm bảo các yêu cầu về nhập khẩu của Mỹ về, chủng loại, kíchcỡ, chất lượng và độ chín (7U.S.C.608(e)) Các hàng này phải qua giám địnhvà chứng chỉ giám định phải do Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm(Food Safety & inspection Service) thuộc Bộ Nông Nghiệp cấp có ghi phùhợp với các điều kiện nhập khẩu
Các điều kiện hạn chế khác có thể được Cơ Quan Giám Định Thực Vậtvà Động vật (Animal and plant Health inspection Service- APHiS) thuộc BộNông Nghiệp áp đặt theo Điều luật về Kiểm dịch Cây “Plant Quarantine Act”,và Cơ quan FDA (Division of import Operations and Policy –HFC-170) theođiều luật liên bang “Food, Drug and Cosmetic Act”.
1.3 Thuế nhập khẩu một số loại quả của Mỹ
Bảng 6: Thuế suất nhập khẩu của Mỹ về một số loại quả
00 - Hàng rời 0,51 c/kg O,64c/kg00 - Đã đóng
Nguồn: Harmonized Tariff Schedule of United States 2001
2 KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA MỸ VỀ RAU QUẢ
Xuất phát từ sự khác nhau giữa cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, cũng nhưsự khác biệt về lợi thế so sánh tương đối, cho nên Hoa Kỳ tuy xuất khẩu rau
Trang 26quả lớn trên thế giới nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng rau quả đángkể Đó là những sản phẩm do trong nước chưa sản xuất được, hoặc chưa đápứng đủ, cần nhập khẩu bổ sung, nhưng cũng có những sản phẩm nhập khẩu donhu cầu trái vụ của người tiêu dùng Nhìn chung thị trường rau tươi trongnhững năm qua không có những biến động lớn, trong khi đó thị trường quảtươi lại diễn ra sôi động trên toàn quốc cũng như toàn thế giới với số lượng vàtrị giá tăng trưởng nhanh đều, đặc biệt trong 5 năm vừa qua Mặt khác trongthập kỷ 90, khủng hoảng tài chính toàn cầu làm đồng đô la tăng giá mạnh sovới các đồng tiền khác đã kích thích nhập khẩu tất cả các mặt hàng nông sản.Trong đó các sản phẩm vườn chiếm 40% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo làcác sản phẩm nhiệt đới như cà phê, ca cao, cao su Đáng chú ý là trong giaiđoạn 1991-2001, giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ vườn của Mỹ tăng hơn 2lần, từ 8,6 tỷ lên đến 17,2 tỷ Các sản phẩm từ vườn bao gồm rau quả tươi, rauquả chế biến và đồ uống chế biến từ rau quả Trong những năm gần đây, kimngạch nhập khẩu các loại quả và rau của Mỹ tăng lên đáng kể Nhập khẩu quảtươi (không tính dưa hấu) đã tăng mạnh, chiếm từ 34,7% tỷ lệ tiêu dùng trongnước năm 1990 lên tới 42% năm 2000 Cũng trong giai đoạn này (nếu khôngtính dưa hấu và chuối), tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng hoa quả tươi tăng từ11,6% lên 19% trong tổng tiêu dùng cả nước.
Khung cảnh chung của thị trường rau quả Mỹ trong những năm qua rấtsôi động, đầy đủ các chủng loại đến từ hầu hết các nước trên thế giới Nhậpkhẩu rau mang tính mùa vụ cao, rộ vào khoảng thời gian giữa tháng 10 vàtháng 4 năm sau khi sản xuất ở Mỹ có phần hạn chế Tốc độ tăng kim ngạchnhập khẩu rau bình quân là 5%, không cao bằng tốc độ tăng của kim ngạchnhập khẩu trái cây, nhưng nhìn chung tăng nhanh hơn so với toàn thế giới.Trong đó hơn một nửa là nhập khẩu rau tươi, với giá trị tăng đều hàng năm.Các loại rau nhập khẩu vừa để bổ sung cho nguồn cung trong nước còn hạnchế, vừa để thoả mãn cầu hoa quả và rau đa dạng của người tiêu dùng Mỹ ở
Trang 27khắp các bang Kim ngạch nhập khẩu rau tươi năm 2000 là 2,4 tỷ đôla, tăng4% so với năm 1999, vừa đủ để bù cho lượng nhập khẩu rau tươi giảm năm1999 Nhập khẩu rau tươi và dưa chiếm 6,9% trong tiêu dùng nội địa và tănglên 13,6% năm 2000 Rau tươi nhập khẩu chủ yếu và ổn định từ các nước: HàLan, Pêru, CostaRica, Cộng hoà Đô-mi-ni-ca
Mỹ là nước nhập khẩu trái cây lớn của thế giới, với lượng nhập khẩuhàng năm lên tới 5 tỷ USD, chủ yếu là trái cây nhiệt đới và chuối do đây lànhững loại sản phẩm mà Mỹ sản xuất ít và hầu như không sản xuất được,trong khi đó nhu cầu của người dân lại rất cao Tuy vậy trong những năm qua,nhập khẩu trái cây ôn đới tăng mạnh, đặc biệt là nho và các loại dưa Tuynhiên nhập khẩu các mặt hàng này phụ thuộc vào mùa vụ, nhiều nhất vào cuốimùa thu và đầu mùa xuân và giảm mạnh trong giai đoạn vào cuối tháng 5 đếntháng 10, nhìn chung nhập khẩu các mặt hàng này nhằm bổ sung cho mùa vụcủa thị trường Mỹ Hoa quả tươi vẫn là những loại được ưa chuộng nhất,chiếm hơn nửa số lượng bán ra trên thị trường, sản xuất tăng không kịp so vớicầu tiêu dùng Sự bùng nổ nhập khẩu quả tươi năm 1999 tăng tới mức 40%,nhưng năm sau đó chỉ tăng được 1%, dấu hiệu của sự tăng hết mức xuất hiệnvào cuối năm 2000 và đầu 2001 Tăng nhập khẩu chủ yếu là do việc mở rộngnhập khẩu nho tươi từ Chilê và Mêhico, dưa từ Guatemala, Costa Rica vàHonduras, dâu tây từ Mexico Nhưng trong những năm qua, hoa quả nướcngoài vẫn phải đối mặt với những quy định nghiêm ngặt về vệ sinh dịch tễcủa Hoa Kỳ Đã có nhiều nhà xuất khẩu nước ngoài phải đối mặt với lệnhcấm nhập khẩu của Mỹ do nghi ngờ trong các lô hàng có chứa ấu trùng mộtloài ruồi Theo nhận định của các chuyên gia thì năm nay (2003), có thể nhậpkhẩu hoa quả giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, trong đó chủ yếu là do kimngạch nhập khẩu chanh và cam giảm mạnh trong khi đó xuất khẩu lê và nhocủa các thị trường khác vào Mỹ tăng lên trái cây chế biến chủ yếu dưới dạngnước ép: cam, táo, rượu, dứa, lê, đào, dâu đóng hộp.
Trang 283 CƠ CẤU NHẬP KHẨU3.1 Nhập khẩu rau
Các loại rau nhập khẩu rất đa dạng, nhập khẩu rau tươi đã tăng lên đángkể, đặc biệt là tiêu, lên tới 88%, dưa chuột là 53%, bí 53% và măng tây là91%.
Trang 29Bảng 7: Cơ cấu rau nhập khẩu theo các năm (Đơn vị: triệu USD)
Nguồn: USDA-2003
(Các loại rau khác bao gồm: nấm, khoai lang, đậu lăng, đậu Hà Lan khô)
Bảng trên cho thấy, năm 2002, Mỹ nhập khẩu 1.189 triệu USD kimngạch nhập khẩu rau chế biến năm 2002, chủ yếu là rau đóng hộp ( 606 triệuUSD), tiếp theo là rau đông lạnh (347triệu USD), sau cùng là rau được sấykhô (236 triệu USD) Lượng rau tươi nhập khẩu năm 2002 tăng 1% so vớinăm 2001, nhưng theo ước tính thì năm 2003 tăng 15%, tức là tốc độ tăng rấtnhanh, thể hiện một lượng cầu về rau lớn trên thị trường Mỹ Những loại raunhập khẩu chủ yếu là: cà rốt, cần tây, cải xanh, của cải, hành, măng tây, raudiếp, cần tây, súp lơ, bí, đậu Tốp các loại rau đứng đầu trong toàn bộ raunhập khẩu vẫn là cà chua trong những năm qua, tiếp theo là khoai tây, dưachuột, hành và hạt tiêu Sau đây là cụ thể các loại rau nhập khẩu của Mỹ:
Cà chua: Nhu cầu về tiêu dùng cà chua đang có xu hướng tăng trên
toàn cầu, chỉ tính riêng nước Mỹ, đã chiếm hơn 20% lượng cà chua nhậpkhẩu toàn cầu năm 1998 (3,6 triệu tấn) Kim ngạch nhập khẩu cà chua tăng từ451 triệu USD năm 1995 lên tới 758 triệu USD năm 1998, nhưng giảm xuốngcòn 640 triệu USD năm 2000 Đến năm 2002, lượng nhập khẩu cà chua tăng
Trang 30lên 860.869 tấn, tăng 18% so với năm 2000 Hiện nay tỷ lệ nhập khẩu cao nàyđang có nguy cơ đe doạ sản xuất trong nước, dẫn đến tranh chấp thương mại.
Dưa chuột: Khối lượng nhập khẩu dưa chuột tăng đều và liên tục từ
năm 1998 trở lại đây, tốc độ tăng trung bình trên 5% mỗi năm Năm 1998,nhập khẩu 300 ngàn tấn dưa chuột, là nước nhập khẩu dưa chuột đứng thứhai sau Đức (400 ngàn tấn) trong khi đó tổng lượng dưa chuột nhập khẩutoàn cầu là 1,2 triệu tấn Năm 2002 toàn nước Mỹ nhập khẩu gần 400 ngàntấn.
Nấm: Các loại nấm chủ yếu là nấm rơm nấm mỡ (ngoài ra còn có nấm
hương, nấm sò, mộc nhĩ) là sản phẩm mà hàng năm có nhu cầu lớn, nhưnglượng sản xuất trong nước không đủ Nấm nhập khẩu dưới dạng chế biến làmuối, sấy khô (sấy chân không), đóng hộp Mỹ nằm trong tốp những nướcnhập khẩu nấm lớn nhất thế giới, năm 2001 nhập khẩu 18, 614 triệu, tăng 9%so với năm 2000.
Ngoài ra còn có: hạt tiêu, hành, đậu, tỏi, bí, đậu, trong đó khối lượngnhập khẩu hạt tiêu và hành luôn đạt mức trên 200 ngàn tấn trong một vài nămgần đây Đặc biệt rau diếp là loại rau tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu nhanhtrong những năm qua Khối lượng nhập khẩu tăng liên tục từ những năm1990, khối lượng nhập khẩu năm 2002 gấp 5 lần năm 1990, nhu cầu trongnước về loại rau này không ngừng tăng.
3.2 NHẬP KHẨU QUẢ
3.2.1.Quả nhiệt đới
Các loại quả nhiệt đới thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và ánhiệt đới Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quảnhiệt đới trong khi các nước phát triển chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu quảnhiệt đới toàn cầu Do vậy hàng năm Mỹ nhập khẩu một lượng trái cây nhiệtđới rất lớn, điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu của nước này không cho phépsản xuất được nhiều, mà cầu các sản phẩm này lại rất lớn Các loại trái câynhiệt đới chủ yếu là xoài, dứa, đu đủ, bơ Ngoài ra còn các loại quả khác là
Trang 31vải, và, chôm chôm, ổi, lạc tiên, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sảnlượng quả nhiệt đới toàn cầu, nhưng buôn bán các loại quả này đang có xuhướng tăng nhanh trong những năm qua do thị hiếu thích tiêu dùng quả “lạ”gia tăng ở nước này.
Mỹ là nước nhập khẩu dứa và xoài lớn nhất thế giới Trong tổng lượngnhập khẩu dứa của toàn thế giới, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ chiếm 74%.Trong khi lượng nhập khẩu dứa và các loại quả nhiệt đới khác tăng lên trênthị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng thì tỷ trọng của xoàicó xu hướng giảm đi.
Bảng 8: Tình hình nhập khẩu quả nhiệt đới của Mỹ trong những nămqua (Đơn vị: 1000 tấn)
Nguồn: FAO, Tropical Fruit, tháng 7 năm 2003 (Đơn vị: 1000 tấn)
Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới chiếm phần quan trọng trong thị trườngrau quả Mỹ, hàng năm lượng nhập khẩu rất nhiều, chiếm tỷ trọng 75% tổnglượng tiêu dùng trong toàn nước, tăng hơn rất nhiều so với năm 1980, mớichiếm khoản 3,4% tổng tiêu dùng nội địa Đu đủ nhập khẩu chủ yếu là dướidạng tươi và từ các nước có khí hậu nhiệt đới.
Trong những năm qua, chuối vẫn là loại quả nhiệt đới được tiêu dùngnhiều nhất ở Mỹ, một mặt do sự gia tăng dân số nhập cư từ những nước khácmà chủ yếu là những nước nhiệt đới, mặt khác do cầu trong nước về loại quảnày vẫn luôn ổn định và là loại quả bổ, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất
Trang 32được người tiêu dùng nội địa ưa thích Tuy nhiên, lượng nhập khẩu có xuhướng giảm trong năm 2000, 2001và 2002, sau nhiều năm tăng liên tục trướcđó, trung bình giảm mỗi năm trong giai đoạn này là 200 nghìn tấn Mặc dùvậy, lượng nhập khẩu của Mỹ vẫn duy trì ở mức 30% trong tổng lượng nhậpkhẩu chuối của toàn cầu
Bảng 9: Khối lượng nhập khẩu chuối của Mỹ (Đơn vị: 1000tấn)
Quýt là loại quả được sản xuất nhiều nhất ở Trung Quốc, tiếp theo làTây Ba Nha, Nhật Bản và Braxin, Thái Lan… có nhiều loại quýt với những
Trang 33hình dáng và mùi vị khác nhau trên thế giới tuỳ theo điều kiện khí hậu và đấtđai của mỗi quốc gia Mỹ vẫn duy trì nhập khẩu quýt hay còn gọi cam nhỏhàng năm để bổ sung cho việc cung cấp còn ít trong nước Từ năm 1996 trởđi, tỷ lệ nhập khẩu tăng với tốc độ là 27%/năm Người tiêu dùng Mỹ đặc biệtrất thích loại quả này, vì chúng dễ bóc vỏ lại chứa ít hột Năm 2002, lượngnhập khẩu cam nhỏ tăng nhưng còn bị hạn chế nhập khẩu do cơ quan kiểm travệ sinh cây trồng và vật nuôi phát hiện ra một loại sâu bệnh gây hại có trongcam nhập khẩu từ những nước thuộc Điạ Trung Hải Nhập khẩu chủ yếu vàotháng 9 tháng 10 với khối lượng hơn 65.000 tấn.
3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA MỸ
Nông sản Mỹ nói chung chủ yếu nhập khẩu từ những nước Canada,Mexico, Liên minh Châu Âu, Braxin, và một số nước Châu á như Inđonexia,Thái Lan… Cùng với xuất khẩu, thị trường nhập khẩu của Mỹ trong nhữngnăm qua không có những biến động lớn Các nước xuất khẩu rau quả lớn vàothị trường Mỹ vẫn là những nước lân cận, những nước thuộc Châu Mỹ nhưEcuado, Costa Rica, Brazil, đặc biệt Mêxico là nước cung cấp gần như tất cảcác mặt hàng rau và hoa quả vào thị trường này Với điều kiện địa lý thuậnlợi: sát biên giới với Hoa kỳ, nước này xuất khẩu nhiều nhất những sản phẩmtươi và đông lạnh.
Rau chủ yếu được nhập khẩu từ những nước có khí hậu ấm, bao gồmkhoai tây, tiêu, bí và dưa chuột Mexicô là nước xuất khẩu rau chính vào thịtrường Mỹ, chiếm 69% thị phần, tiếp theo là Canada với 15% và Hà Lan là5% Mỹ là một nước sản xuất cà chua lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc,nhưng hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn cà chua trên thế giới, nhất làtừ Mexico, Canada Đây cũng là hai nhà cung cấp cà chua quan trong cho thịtrường cà chua tươi của Mỹ Tính riêng kim ngạch xuất khẩu của hai nướcnày đã lên tới 1,8 tỷ đô la trong hai năm từ 2000-2002 Tây Ba Nha là nướcxuất khẩu khoai tây lớn nhất vào thị trường Mỹ.
Trang 34Các loại quả nhập khẩu của Mỹ, chủ yếu là những quả nhiệt đới và từnhững nước đang phát triển Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giớiFAO, Các nước đang phát triển chiếm khoảng 98% tổng sản lượng quả nhiệtđới trong khi các nước phát triển chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu quảnhiệt đới toàn cầu Hai nhà cung cấp sản phẩm chuối chính cho nước Mỹ làCosta Rica và Ecuador Nhưng năm 2000, mức xuất khẩu từ hai nước nàygiảm mạnh tới 15 % so với những năm trước Trong khi đó nhập khẩu từ 2nước Hondrus và Guatemala lại tăng nhanh
Nhập khẩu dứa tươi, trong những năm qua chủ yếu vẫn từ nước CostaRica Năm 2000, nước này xuất khẩu sang thị trường Mỹ 257.783 tấn dứatươi, chiếm thị phần 81% tổng lượng dứa nhập khẩu Tỷ trọng này đã tănggấp đôi trong 10 năm qua Hundras là nước xuất khẩu dứa vào thị trường Mỹđứng thứ 2, tổng lượng cung của nước này mới chiếm khoảng 13% khốilượng xuất khẩu của Costa Rica và có tỷ trọng là 10% trong 318.837 tấn dứanhập khẩu của Mỹ năm 2000 Những nước Mexico, Ecuado và Thái Lan lànhững thị trường xuất khẩu dứa vào Mỹ lớn tiếp theo Tốp 5 nước cung cấpdứa đứng đầu này chiếm 99% tổng lượng dứa nhập khẩu của Mỹ Philippinesvà Peru là hai nước đứng cuối trong tốp 10 nước xuất khẩu lớn nhất Trướcnăm 2000, lượng dứa nhập khẩu từ Peru hầu như không có, nhưng đến năm2000 đã đạt được 56 tấn
Mexico là nước cung cấp 75% lượng xoài cho thị trường Hoa Kỳ trongsuốt 5 năm qua Tuy vậy, khối lượng xoài xuất khẩu từ nước này đã giảm31% trong năm 2001 Những nước Ecuador, Brazil, Peru và Haiti chiếm 1/4thị phần nhập khẩu xoài của Mỹ Về nhập khẩu đu đủ cũng giống như nhậpkhẩu xoài, nhà cung cấp hàng đầu vẫn là Mexico, với khối lượng là 55 124tấn (tỷ trọng là thị trường là 79%)
Trang 35CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAMVÀO THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
Trong những năm qua do có sự đổi mới trong các chính sách nôngnghiệp đã kích thích tinh thần sáng tạo và năng lực làm việc cho người dân.Nhờ vậy mà sản xuất rau quả cũng được khuyến khích phát triển Người dântự chủ hơn trong việc chọn cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao hơn cây lươngthực và hoa mầu trước đây Rau và cây ăn quả là những cây trồng có mức lợinhuận cao đáng kể so với cây lúa Do mức sống của người dân được cải thiện,
thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ rau quả tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở
những thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…Ở những trung tâmnày hình thành lên những vành đai “xanh” rau và cây ăn trái để đáp ứng nhucầu cho những thị trường hấp dẫn đó Bên cạnh đó, đất nước ngày càng hộinhập vào nền kinh tế thế giới đã mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu đốivới nhiều loại rau quả Ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia vào xuấtkhẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho rau và quả Việt Nam thâm nhập vàonhững thị trường nước ngoài Nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tăngnhanh đã thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển liên tục Diện tích rau và câyăn quả tăng lên đáng kể, năng suất được cải thiện và sản lượng cũng tăngnhiều qua các năm.
1 DIỆN TÍCH
Cả nước có 12 triệu ha đất canh tác, diện tích cây hàng năm chiếm75% (trong đó có diện tích trồng rau), diện tích cây lâu năm chiếm 15% (códiện tích cây ăn quả) Trong những năm 90, diện tích cây hàng năm tăng bìnhquân 2,9%/năm, cao hơn mức tăng dân số, trong khi đó diện tích cây lâu nămtăng nhanh tới 7,7%/năm Chỉ sau 1 năm triển khai đề án phát triển rau quả
Trang 36đến năm 2010 với tổng vốn đầu tư lên đến 16.086 tỷ đồng, diện tích trồng rauquả năm 2000 đã đạt trên 1 triệu ha, tăng 6,3%.
1.1 Diện tích rau đậu
Mặc dù có sự tăng trưởng khá cao nhưng diện tích rau đậu chỉ chiếm6% diện tích cây hàng năm, tức là 624.000 ha Tốc độ tăng diện tích bìnhquân của rau đậu trong những năm 90 là 5%/năm Rau được trồng ở khắp cáctỉnh thành phố với quy mô, chủng loại khác nhau Trải qua quá trình sản xuấtlâu dài đã hình thành những vùng rau chuyên canh với những kinh nghiệmtruyền thống, trong các điều kiện sinh thái khác nhau Sản xuất rau chủ yếutập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đôngnam bộ và Đà Lạt Trong đó Đồng bằng sông Hồng có diện tích trồng rau caonhất (83 ngàn ha), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long với diện tích hơn 77ngàn ha Sản xuất rau được quy thành 2 vùng chính: Vùng rau chuyên doanhven thành phố, thị xã, khu công nghiệp lớn, diện tích chiếm khoảng 40%(115.000 ha) với sản lượng đạt 48% (vào khoảng 1,5 triệu tấn) Vùng cây luâncanh với cây lương thực, trồng chủ yếu vào vụ đông tại các tỉnh phía Bắc,ĐBSCL và cả miền Đông nam bộ, ngoài ra rau còn được trồng tại các gia đình,diện tích vườn bình quần 1 hộ khoảng 36m2 Rau của nước ta phong phú vềchủng loại, gồm 70 loại cây chủ yếu Đặc biệt ĐBSH có rau vụ đông là mộttrong những lợi thế của Việt Nam so với một số nước trên thế giới Các loại rauchủ yếu bao gồm: cải bắp, su hào, cà chua, dưa chuột, ớt cay, nấm, khoai tây
1.2 Diện tích cây ăn quả
Trong giai đoạn 1995-2000, diện tích cây ăn quả tăng nhanh và ổnđịnh với tốc độ bình quân hàng năm là 10,3% Nếu như vào năm 1995 diệntích cây ăn quả các loại chỉ có 346,4 nghìn ha thì năm 2000 đã lên tới 565nghìn ha và đạt 589,4 nghìn ha vào năm 2001 Năm nhóm cây ăn quả quantrọng nhất của Việt Nam bao gồm chuối, xoài, nhãn-vải-chôm chôm, quả cómúi (cam, chanh, quýt, bưởi) và dứa Vào năm 1995 thì diện tích của 5 nhóm
Trang 37cây ăn quả này chỉ có 236,6 nghìn ha (chiếm 68% tổng diện tích cây ăn tráicác loại) đến năm 2000 đã đạt 419 nghìn ha (chiếm 74% tổng diện tích cây ăntrái), với mức tăng bình quân hàng năm là 12,1%/năm Diện tích các cây khác(sầu riêng, thanh long, sa pô, mận, đu đủ, bơ, v.v) cũng tăng từ 109,8 nghìn halên 146 nghìn ha trong cùng kỳ
Nhóm các cây vải-nhãn-chôm chôm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhấtvề diện tích bình quân 34,8%/năm từ 37,9 nghìn ha lên 169 nghìn ha, tiếp đólà xoài với mức tăng 17,4%/năm từ 21,1 nghìn ha lên 47 nghìn ha, dứa vớimức 7,1% từ 26,3 nghìn ha lên 37 nghìn ha Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng diệntích trồng dứa chỉ bắt đầu tăng kể từ năm 1998 khi Việt Nam đã khai thôngđược trở lại thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này Tuy nhiên, diện tích trồngchuối và cây có múi chỉ tăng ở mức thấp tương ứng là 1,5% và 2,4% Với kếtquả đó, diện tích chuối và cây có múi chỉ đạt 99 nghìn ha và 67 nghìn ha vàonăm 2000 Tốc độ tăng trưởng về diện tích gieo trồng của vải-nhãn-chômchôm là cao nhất so với bất kỳ một cây trồng nào khác trong cùng giai đoạn.Nhờ đó, vải-nhãn-chôm chôm đã trở thành nhóm cây ăn quả quan trọng nhấtvề mặt diện tích, chiếm 30% tổng diện tích các loại Theo số liệu của BộNông nghiệp và PTNT thì ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nướcvới diện tích 238,8 nghìn ha (chiếm 38% tổng diện tích trồng cây ăn quả toànquốc) Tiếp đó là các vùng Đông bắc (xấp xỉ 100 nghìn ha, 17%), Đông Nambộ (79 nghìn ha, 15%), các vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và BắcTrung bộ có khoảng từ 40-50 nghìn ha Các tỉnh trọng điểm với một số loạicây ăn quả được phân bố như sau: Vải-nhãn-chôm chôm được tập trung chủyếu ở ĐBSCL và vùng Đông Bắc Các tỉnh trồng nhiều vải nhãn là Bắc Giang(25,5 nghìn ha), Bến Tre (16,2 nghìn ha), Tiền Giang (13,5 nghìn ha), VĩnhLong, Sơn La, Hải Dương (xấp xỉ 9,5 nghìn ha);
Chuối được trồng rải rác ở tất cả các nơi trên toàn quốc Các tỉnh trồngchuối chủ yếu là Thanh Hoá, Cà Mau (7-8 nghìn ha), Đồng Nai, Sóc Trăng (6nghìn ha);
Trang 38Cây có múi được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Cần Thơ (13,1 nghìnha), Bến Tre, Vĩnh Long (6 nghìn ha) Bên cạnh đó 2 tỉnh Hà Giang và NghệAn cũng có trên 4 nghìn ha;
Dứa cũng được trồng tập trung tại ĐBSCL, như Kiên Giang (9,2 nghìnha), Tiền Giang (7,8 nghìn ha), Bạc Liêu (3,6 nghìn ha);
Xoài được trồng chủ yếu ở ĐBSCL, như Tiền Giang (6 nghìn ha), CầnThơ, Đồng Tháp, Kiên Giang (trên 3 nghìn ha) Bên cạnh đó, các tỉnh BìnhPhước và Khánh Hoà cũng có trên 4 nghìn ha xoài.1
2 SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, trong năm 2001,tổng diện tích rau quả Việt Nam đã tăng 6,3% so với năm 2000, vì vậy, tổngsản lượng rau quả cũng tăng 5% so với năm trước Sản lượng rau quả năm2000 tăng 5% so với năm 1999 và đạt 10 tấn trong đó 6 triệu tấn quả và 4triệu tấn rau Các loại rau quả chủ yếu gồm: chuối, dứa, thanh long, nhãn, vải,xoài, dưa hấu, dưa chuột, măng ta, ngô bao tử Tuy nhiên tốc độ tăng diệntích cao hơn tốc độ tăng sản lượng, điều này cho thấy năng suất của rau quảcủa nước ta nói chung chưa cao: năng suất rau là 14 triệu tấn/ha; năng suấtquả là 8,5triệu tấn/ha Theo dự kiến của Bộ NN và PTNT đến năm 2010, sảnlượng rau quả sẽ đạt 17 triệu tấn, tăng 5,4%/năm.
Đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất rau lớn nhất của cả nước,chiếm khoảng 29% sản lượng rau toàn quốc, với những điều kiện thuận lợi vềđất đai, thời tiết và gần thị trường Hà Nội Thời tiết mát trong giai đoạn tháng10 đến tháng 2 là điều kiện tốt để trồng các loại rau ôn đới như cải bắp, hành,cà chua, củ cải và xúp lơ Tiếp theo, ĐBSCL chiếm 23% sản lượng rau của cảnước Năng suất rau quả cả nước nói chung tăng 0,7%/năm vào những năm90 Do diện tích rau gần đây tăng khá, nên sản lượng rau năm 1999 cả nướcđạt gần 5 triệu tấn, bình quân đầu người 60kg/năm Nhưng so với bình quânchung của thế giới 1999 là 90kg/năm thì mức bình quân đầu người nước ta
1 Nguồn: Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện chương trình rau quả, 9/2001, Ban Chỉ đạo chương trình rau quả, Bộ Nông nghiệp và
PTNT
Trang 39còn thấp Tuy nhiên năng suất nhiều loại rau (như bắp cải, dưa hấu, càchua…) của vùng truyền thống vẫn cao
Ví dụ: Bắp cải 40 –60 tấn/ha, cà chua 20 –40 tấn/ha…
Xu hướng biến động sản lượng của các loại cây ăn quả giống với sựthay đổi diện tích: sản lượng vải, nhãn, chôm chôm tăng rất nhanh, sản lượngcây có múi cũng vậy, trong khi sản lượng chuối hầu như không tăng, còn sảnlượng dứa lại có xu hướng giảm xuống Điều đáng chú ý là đối với các loạitrái cây chủ yếu, tốc độ tăng diện tích cao hơn tốc độ tăng sản lượng, đồngnghĩa với việc năng suất của một số loại trái cây giảm xuống Hiện nay, năngsuất quả của Việt Nam nhìn chung còn thấp: vải (8 tấn/ha), nhãn (10-11tấn/ha), xoài (14 tấn/ha), dứa (13-14 tấn/ha), cây có múi (14 tấn/ha) Tínhchung, tổng sản lượng quả các loại đạt xấp xỉ 4 triệu tấn trong năm 2000, tăngkhoảng 1 triệu tấn so với năm 1995 Trong năm 2001, tổng số lượng quả ướcđạt 4,2 triệu tấn.
Bảng 10- Diện tích, năng suất sản lượng một số cây ăn quả, giai đoạn 20002 (Đơn vị tính: Diện tích:1000 ha; Năng suất tấn/ha; Sản lượng 1000 tấn)
1995-1995 199619971998199920002002
Diện tích gieo trồngcây ăn quả
346,4
375,1
426,1 447,0 512,8 565,0 Sản lượng quả các loại
(triệu tấn)
1- Cam, chanh, quýt
+ Diện tích gieo trồng 59,5
74,1
67,2 71,0 63,4 67,0 74,6+ Năng suất bình quân* 6,
4
6,6
5,9 5,7 6,4 6,4 8,6+ Sản lượng 379,
4
444,5
393,3 401,5 405,1 427,0 441,8
2- Chuối
2 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và báo cáo của ban Chỉ đạo chương trình rau quả của Bộ
Trang 401995 199619971998199920002002
+ Diện tích gieo trồng 91,8
95,9
92,4 89,3 94,6 99,0 101,5+ Năng suất bình quân* 4,0 3,8 4,2 13,5 13,1 1,1 11,3+ Sản lượng 282,2 1 18,7 1 16,1 1 08,0 1 42,6 1100,0 1044,4
3- Xoài
+ Diện tích gieo trồng 21,1
26,2
31,2 37,1 40,7 47,0 53,9+ Năng suất bình quân* 7,
2
7,2
5,3 4,9 4,6 3,8 6,3+ Sản lượng 152,
5
187,9
164,8 180,5 188,6 178,9 209,4
4- Dứa
+ Diện tích gieo trồng 26,3
26,2
25,8 28,8 32,3 37,0 39,0+ Năng suất bình quân* 7,
0
7,1
7,7 8,5 8,1 7,9 10,3+ Sản lượng 184,
8
185,2
1992 243,6 262,8 292,0 348,4
5- Nhãn, vải, chômchôm
+ Diện tích gieo trồng 37,9
62,0
90,6 113,7 131,2 169,0 226,5+ Năng suất bình quân* 5,
9
4,5
4,5 3,8 4,2 3,6 4,0+ Sản lượng 223,
2
275,9
405,2 428,6 545,4 617,0 904,5
6- Nho
+ Diện tích gieo trồng 2,3
2,3 1,5 1,7 1,8+ Năng suất bình quân* 15,