Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay.
LUẬN VĂN: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay Lời mở đầu Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng năm xuất khẩu cà phê đem về cho nền kinh tế hàng trăm triệu USD và giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống cho hàng trăm nghìn hộ gia đình ở các khu vực miền núi và Tây Nguyên. Những thành tựu đó đã khẳng định được vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Tổng công ty cà phê Việt Nam là một đơn vị lớn của ngành cà phê Việt Nam chiếm tỷ trọng 25% - 30% trong tổng lượng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, với vị trí đầu tầu của mình đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình phát triển của ngành cà phê Việt Nam. Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và những thuận lợi về khách quan và chủ quan, trong những năm qua Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành đối với hoạt động kinh doanh,xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Tổng công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn, đó là: sự biến động tiêu cực về giá trên thị trường thế giới và trong nước cùng với những bất cập trong khâu tổ chức và tiêu thụ; vấn đề vốn, chất lượng cà phê là những thử thách hết sức gay gắt trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty. Để phát huy vai trò nòng cốt của ngành cà phê Việt Nam, vấn đề thúc đẩy xuất khẩu cà phê đang trở thành mục tiêu hàng đầu của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Kinh doanh có hiệu quả để công ty bù đắp được chi phí, tạo ra lợi nhuận, có tích luỹ và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây là nhân tố cơ bản để thực hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước, đóng vai trò tạo dựng cơ sở kinh tế cũng như xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất cho chủ nghĩa xã hội. Đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là: Tìm hiểu vai trò của xuất khẩu cà phê đối với sự phát triển kinh tế xã hội; đánh giá về thực trạng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê; đưa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp trong quá trình thực hiện. Nội dung và kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương. Chương 1: Vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong quá trình hội nhập. Chương I vai trò của xuất khẩu cà phê với sự phát triển kinh tế xã hội 1.Khái quát tình hình cà phê thế giới và việt nam 1.1. Giới thiệu sản phẩm cà phê: Cà phê là loại đồ uống được ưa thích ở hầu hết các nước trên thế giới, nó là sản phẩm nhiệt đới nhưng lại tiêu thụ nhiều ở các nước ôn đới. Ngày nay cà phê được sử dụng rộng rãi vì trong hạt cà phê nhân sống thông thường có chứa 1 - 2,5% chất cafein có tác dụng kích thích thần kinh, tăng cường hoạt động của tế bào não. Ngoài ra trong hạt cà phê còn chứa các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Đường, Protein, các sinh tố B (B1,B2,B6,B12). Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống, chủng loại cà phê, nhưng phổ biến sản xuất có những loại sau: - Cà phê chè (arabica): Loại cà phê chè Arabica có nguồn gốc từ cao nguyên Jimma Etiopia, đây là loại cà phê có phẩm chất thơm ngon, năng suất khá, có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển sớm nhất và chiếm 70% lượng cà phê thế giới. Cà phê chè có rất nhiều chủng loại, người ta chia thành các chủng loại sau: + Cà phê Arabica dịu dạng Colombia, các nước sản xuất nhiều loại này là Colombia, Kenya, Tanzania. + Cà phê Arabica Brazil, các nước sản xuất gồm Brazil, Etiopia. + Cà phê Arabica dịu khác, các nước sản xuất gồm Bolivia, Costrica, Cuba, ElSanvađo, Indonesia, Việt Nam. - Cà phê vối (Robusta) : Loại cà phê này có nguồn gốc từ hạ lưu sông Công Gô, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Đây là chủng dễ trồng, chịu hạn tốt nhưng phẩm chất không cao, chiếm tỷ lệ trên 25% sản lượng cà phê trên thế giới. - Cà phê mít (Exellsa) : Đây là loại cà phê sinh trưởng khoẻ, ít sâu bệnh, chịu hạn hán nhưng phẩm chất kém, ít hương thơm và có vị chua, diện tích trồng rất thấp. ở Việt Nam diện tích cà phê vối được trồng phổ biến, rộng rãi nhất chiếm 90%, tiếp đó là cà phê chè chiếm trên 9%, còn lại là cà phê mít. 1.2. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với cây cà phê: 1.2.1. Đất đai và địa hình: Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất bazan là lý tưởng nhất vì loại đất này có đặc điểm lý hóa tinh kết và tầng dày. Yêu cầu cơ bản của đất trồng cà phê là có tầng dày từ 70cm trở lên, thoát nước tốt, không bị úng lầy. Đất trồng cà phê có thể có nguồn gốc địa chất khác nhau. Cà phê có thể phát triển trên tàn dư núi lửa mà phần lớn là tro như ở Trung Mỹ, trên đất có tầng phong hóa như Braxin. ở đó người ta trồng trên đất phát triển từ đá mẹ, bazan hoặc sa thạch. ở Tây Phi, ấn Độ chủ yếu trồng trên đất granit. ở Việt Nam, các loại đất như granite, sa phiến thạch, phù sa cổ, dốc tụ đều trồng được cà phê. Phần lớn cà phê ở Việt Nam được trồng trên đất bazan như ở Đăk Lăk, Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng, Phủ Quỳ (Nghệ An), miền trung du và vùng núi phía Bắc. Cũng có những vùng cà phê trồng trên vùng đất granite như EaKa (Đăk Lăk), trên vùng đất xám pha granite như Đăk Uy (Kon Tum). Các vùng trung du và miền núi phía Bắc nước ta trồng cà phê chủ yếu trên đất có nguồn gốc từ đá thạch. Địa hình trồng cà phê thường bằng phẳng hoặc lượn sóng. Những nơi địa hình có độ dốc > 15 0 phải xử lý tốt công trình xói mòn, không được trồng cà phê vào vùng trũng không thoát nước được. Dù trồng cà phê trên loại đất nào thì vai trò của con người có tính quyết định trong việc duy trì, bảo vệ, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Ngay cả trên đất bazan, nếu không được chăm sóc tốt thì cà phê vẫn không phát triển được. Ngược lại, những vùng đất không phải là bazan, nếu tăng cường thâm canh vẫn có thể tạo nên khả năng vườn cây phát triển tốt, năng suất cao. 1.2.2. Khí hậu: Không phải vùng nào trên trái đất cũng trồng được cà phê. Cà phê chỉ trồng được ở những vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, ánh sáng, gió. Vì vậy, khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý đến các yếu tố quan trọng này. - Nhiệt độ: Phạm vi nhiệt độ phù hợp với mỗi giống cà phê có khác nhau. Cà phê chè ở nơi mát và hơi lạnh, nhiệt độ thích hợp nhất từ 18 0 c - 25 0 c. Vì vậy, cà phê chè thường được trồng từ miền núi có độ cao 600 - 2.500m. Ngược lại, cà phê vối thích hợp ở những vùng nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp từ 22 0 c - 26 0 c. - Lượng mưa: Lượng mưa cần thiết đối với loại cà phê chè từ 1.300mm - 1.900mm, cà phê vối 1.300mm - 2.500mm. ở nước ta, lượng mưa tập trung 70% - 80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước; mùa khô kéo dài từ 3 - 5 tháng và lượng mưa chỉ chiếm 20% - 30% nên nhiều nơi cà phê thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. - Độ ẩm: Độ ẩm của không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. - ánh sáng: Cây cà phê chè là loại thích ánh sáng tán xạ, còn cây cà phê vối thích ánh sáng trực xạ yếu. - Gió: Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại đến sinh trưởng của cây cà phê. Gió mạnh làm cho lá bị rách, lá rụng, các lá non bị thui đen; gió nóng làm cho lá bị khô héo và tăng nhanh quá trình bốc hơi nước đặc biệt là về mùa khô. 1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê thế giới. 1.3.1. Nguồn sản xuất cà phê thế giới: Cây cà phê có nguồn gốc từ Châu Phi, vào thế kỷ XVII, cà phê được đưa sang trồng ở Indonesia, sang thế kỷ XVIII nó được đưa sang vùng Tây bán cầu và được trồng đầu tiên ở Matinique và vùng Swriname vùng đảo Caribê. Kể từ đó nó được trồng rộng khắp vành đai nhiệt đới, cận nhiệt đới và Châu Mỹ la tinh. Sau này dù cà phê được nhân rộng ở châu á, châu Phi nhưng Mỹ la tinh vẫn chiếm 2/3 sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng 75 quốc gia trồng cà phê, trong đó có khoảng 51 nước xuất khẩu cà phê. Những nước trồng cà phê chủ yếu là những quốc gia đang hoặc chậm phát triển. Tổng diện tích cà phê thế giới niên vụ 2000/2001 đạt 11,75 triệu ha (tăng 2,2% so với niên vụ 1999/2000). Sản lượng cà phê nhân hàng năm biến động trong khoảng 6,5 - 7,0 triệu tấn. Theo số lượng thống kê của FAO, niên vụ 2000/2001 sản lượng cà phê thế giới đạt 7,259 triệu tấn, tăng 6,0% so với niên vụ trước, trong đó các nước Nam Mỹ và vùng Caribê đạt 4,175 triệu tấn (chiếm 57,6% sản lượng thế giới), các nước Châu á là 1,78 triệu tấn ( chiếm 24,8%), còn lại là Châu Phi - 1,22 triệu tấn (chiếm 16,8%). Nước có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất thế giới là Braxin- chiếm tới 20% diện tích và 25% sản lượng cà phê thế giới. Thứ hai là Colombia (13%), Việt Nam (7,2%), Indonesia (7%), Mexico (5,3%), ấn độ (4,5%) và Guatemala 4.2%. Chính sự tăng giảm cà phê của các nước này sẽ chi phối trực tiếp đến tình hình cung - cầu và giá cả cà phê trên thế giới. Năng suất cà phê trên thế giới hàng năm đạt rất thấp - bình quân khoảng 600kg/ha. Gần đây nhiều nước đã tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, lai tạo ra các bộ giống cà phê mới, tăng mật độ trồng cà phê dày hơn, giải quyết tốt khâu nước tưới nên năng suất cà phê tăng lên đạt đến 1 tấn/ha. Nước có năng suất cà phê nhân cao nhất thế giới là Việt Nam đạt đến gần 2,0 tấn/ha. Trong giai đoạn 1994 - 2005, do giá cà phê trên thị trường thế giới tăng lên đã kích thích việc mở rộng sản xuất nên sản lượng cà phê dự tính tăng 2,7%/năm. Nhưng sau đó do giá giảm nên sản lượng sẽ giảm dần và đạt nhịp độ tăng trưởng khoảng 1,5%/năm trong giai đoạn 2005 - 2010. Theo dự đoán của FAO, sản lượng cà phê toàn cầu năm 2005 sẽ đạt 7,31 triệu tấn và năm 2010 sẽ là 8,0 triệu tấn. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới vẫn là Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribê với sản lượng ước đạt 4,78 triệu tấn vào năm 2005, trong đó Braxin đạt 2,3 triệu tấn. 1.3.2. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới: Nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng nhanh kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt tập trung ở các nước công nghiệp phát triển. Trong vòng 50 năm kể từ 1947 đến 1997, tổng sản lượng tiêu thụ cà phê từ 27,6 triệu bao lên 99,6 triệu bao(bao 60 kg) tức là tăng khoảng 3,6 lần. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu thụ cà phê là khá ổn định với mức tăng bình quân của thế giới 1%/năm. Theo dự đoán của cơ quan thông tin kinh tế Anh (EU), nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới trong những năm tới tăng nhẹ. Nhu cầu trên những thị trường lớn vẫn chủ yếu giống như những năm 1990. Nhu cầu tiêu thụ theo đầu người ở Mỹ giảm với tỷ lệ trung bình 0,7%, ở Tây Âu cũng rất trầm lắng. Vì vậy, trong tương lai nhu cầu tiêu thụ trên những thị trường khác cần phải được thúc đẩy, đặc biệt ở Châu á như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc; Nga và các nước Đông Âu khác. Lượng tiêu thụ đầu người thấp song do nền kinh tế tiếp tục phát triển sẽ là tiềm năng lớn thúc đẩy tiêu thụ tăng. Những nước xuất khẩu nhiều về loại cà phê chè (Arabica) là Braxin, Colombia, Mexico. Sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân những năm gần đây của Braxin là trên 1 triệu tấn/năm, Colombia khoảng 550 - 750 ngàn tấn, Mexico hơn 300 ngàn tấn/năm. Những nước xuất khẩu cà phê vối (Robusta) lớn hiện nay là Việt Nam đạt từ 800 ngàn đến 900 ngàn tấn/năm, Indonesia trên 350 ngàn tấn/năm, Cote Divoa trên 300 ngàn tấn và Uganda khoảng 200 ngàn tấn/năm. Bảng 1: Quan hệ cung cầu về cà phê trên thị trường thế giới. Đơn vị: Triệu bao (1 bao= 60kg) Vụ cà phê 2000/01 01/02 02/03 03/04 04/05 Năm 2010 Sản lượng 116,7 112,1 124,8 109,3 115,4 133,33 Tiêu thụ 106,40 107,60 108,02 109,74 118 123,82 Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng quan hệ cung - cầu cà phê trên thế giới bị mất cân đối trong giai đoạn 2000- 2003. Trong những năm này lượng cung cà phê luôn cao hơn cầu, chính điều này là nguyên nhân khiến cho giá cà phê trên thế giới trong giai đoạn này giảm mạnh. Tuy nhiên đến 2 niên vụ gần đây 2004 và 2005 lượng cung và cầu cà phê thế giới đã cân bằng , đặc biệt niên vụ 2005 lượng cầu đã vượt cung, nguyên nhân là do hạn hán kéo dài ở các nước Châu á và một số nước Nam Mỹ nên sản lượng cà phê thế giới giảm mạnh điều này đã làm cho giá cà phê thế giới những tháng đầu năm 2005 tăng mạnh có khi lên trên 1000 USD/tấn. Còn theo dự đoán của FAO thì năm 2010 nhu cầu cà phê thế giới sẽ là 123,82 triệu bao, trong khi đó lượng cung là 133,33 triệu bao. Như vậy, theo FAO thì trong những năm tới giá cà phê thế giới vẫn khó có thể tăng cao. Trong những nước có nhu cầu cao về cà phê thế giới thì những quốc gia phát triển có nhu cầu tiêu thụ khoảng 4,711 triệu tấn (năm 2005). Trong đó các nước Châu ÂU là 2,736 triệu tấn. Các nước Châu á có nhu cầu tiêu thụ khoảng 400.000 tấn. Cũng theo dự báo của FAO thì cà phê xuất khẩu năm 2005 sẽ là 5,696 triệu tấn cao hơn mức 5,1 triệu tấn năm 2000 và đạt mức tăng trung bình hàng năm khoảng 2%/năm còn nhập khẩu cà phê thế giới năm 2005 sẽ là 5,149 triệu tấn tăng khoảng 1,9%/năm. Đến năm 2010 thì xuất khẩu cà phê thế giới đạt khoảng 6,3 triệu tấn với mức tăng bình quân là 2,2%/năm, còn nhu cầu nhập khẩu là 5,72 triệu tấn với mức tăng bình quân là 2,05%/năm. Đối với các quốc gia phát triển thì nhu cầu về nhập khẩu cà phê tăng chậm hơn với mức tăng trung bình hàng năm chỉ khoảng hơn 1%/năm. Nếu mức tăng trưởng kinh tế thế giới phục hồi trở lại và có mức tăng trưởng cao hơn thì nhu cầu về nhập khẩu cà phê cũng có thể tăng lên trong những năm tới. 1.3.3. Nhận xét chung về xu hướng thị trường cà phê thế giới. Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2004/2005 ước tính là 115,4 triệu bao. Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2005/2006 được dự đoán ở mức 110 triệu bao, giảm chút ít so với vụ 2004/2005. Nếu so với nhu cầu thì dường như nguồn cung đang bị thiếu hụt nhưng chính lượng tồn kho lớn ở các nước tiêu thụ cộng với khả năng tài chính hạn hẹp và tâm lý muốn bán hàng để thu tiền ngay của hầu hết các nước sản xuất đã làm cho thị trường hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào người mua. Các quỹ và nhà đầu cơ có thể điều tiết thị trường, giá cả theo ý mình. Mặc dù xu hướng giá tăng lên theo quy luật cung cầu nhưng một điều cần lưu ý rằng mức giá cà phê trên thực tế biến động hết sức cao theo giá trên các thị trường kỳ hạn, mức giá có thể tăng lên hoặc giảm xuống hàng chục đô la Mỹ/tấn sau vài phiên giao dịch. Điều này cho thấy rõ là giá cà phê về lâu dài thì phụ thuộc quan hệ cung cầu nhưng trong thời gian ngắn thì hầu như thoát ly khỏi giá trị và cung cầu thị trường. Các chuyên gia cũng dự đoán sản lượng cà phê của Braxin cũng giảm so với vụ trước và nguồn cung Robusta từ các nước khác như: Indonesia, ấn độ là ổn định. Tiêu thụ cà phê có xu hướng tăng ở các thị trường chính do chuẩn bị mua cà phê để phục vụ Nô en và Năm mới cũng như mùa đông sắp đến là các yếu tố hỗ trợ cho giá cà phê trên thị trường thế giới. 1.4. Khái quát tình hình cà phê Việt Nam Cây cà phê được trồng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1857 do các giáo sĩ truyền đạo nhập vào. Trải qua hơn một thế kỷ, đến nay cà phê đã trở thành một mặt hàng nông sản chủ lực mang lại một khối lượng kim ngạch đáng kể cho đất nước. Lịch sử của ngành cà phê cũng phải chịu những tác động lịch sử xã hội nên nó cũng có những bước thăng trầm. Chúng ta có thể chia lịch sử của ngành cà phê Việt Nam qua một số mốc thời gian như sau: * Thời kỳ pháp thuộc (1858 - 1945): Đã có những đồn điền cà phê đầu tiên được mở ra ở Hà Nam, Sơn Tây, Hòa Bình, Tuyên Quang Sau đó được phát triển ra các vùng Bắc Trung Bộ và Trung du Bắc Bộ. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, khi Pháp có âm mưu đặt Đông Dương vào thuộc địa khai thác thì chúng mới bắt đầu tập trung vốn phát triển cà phê. Thời kỳ 1920 - 1923, sau khi phát hiện ra vùng đất đỏ Bazan ở Tây Nguyên, người ta bắt đầu khai khẩn và lập ra những đồn điền cà phê ở đây. Trước Cách mạng tháng Tám, diện tích cà phê toàn quốc là 10.500 ha, sản lượng năm cao nhất đạt 4.500 tấn. Hầu hết cà phê được xuất sang Pháp qua cảng nhập Le Havre của Pháp. * Thời kỳ kháng chiến chống pháp (1946 - 1954): Thời kỳ này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập ra các doanh điền quốc gia quản lý những đồn điền cũ do Pháp mở ra. Do chiến tranh, vùng trung du và miền núi là vùng tranh chấp nên một phần lớn diện tích bỏ hoang. Đến năm 1954, diện tích cà phê cả nước còn lại khoảng 4.000 ha, chủ yếu ở các tỉnh miền Nam, sản lượng cà phê còn khoảng 2.500 tấn, trong đó Tây Nguyên sản xuất được 2.300 tấn. * Thời kỳ chống Mỹ cứu nước (1955 - 1975): Sau khi miền Bắc giải phóng Nhà nước chủ trương xây dựng các nông trường quốc doanh trong đó có nông trường cà phê, chủ yếu tập trung ở Phủ Quỳ, Nghệ An. Trong vòng 6 năm 1956 - 1962, diện tích cà phê từ 500 ha tăng lên 14.800 ha, sản lượng từ 225 tấn tăng lên 4.850 tấn (1968). Cà phê Việt Nam chủ yếu xuất sang các nước Liên Xô và Đông Âu. ở miền Nam, tình hình cà phê không có nhiều biến động. Từ 1946 - 1957, cà phê tăng không đáng kể, từ 3.019 ha lên 3.370 ha. Từ năm 1957 - 1964 Ngụy quyền Sài Gòn chủ trương lập các khu định điền khuyến khích tư nhân khai hoang, nên diện tích tăng nhanh từ 3.370 ha(năm 1957) lên 11.120 ha(năm 1964). Năm 1963, sản lượng cà phê đạt 3.000 tấn, năm 1973 trên 3.500 tấn, đại bộ phận cà phê được tiêu dùng trong nước, xuất khẩu không đáng kể. * Thời kỳ 1976 đến nay: Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Nhà nước đã quan tâm đúng mức đến việc phát triển ngành cà phê. Để đưa ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Nhà nước đã thành lập Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam, ở các địa phương đều có các công ty cà phê, đưa vào phát triển kinh tế về quy mô, tốc độ và các dự án đầu tư phát triển. Qua gần 30 năm phấn đấu, ngành cà phê Việt Nam đã phát triển với tốc độ cao vượt bậc. Đến nay diện tích cà phê cả nước đã là 500.000 ha, sản lượng xấp xỉ đạt 800 - 900 ngàn tấn/năm. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và đứng đầu về sản xuất cà phê Robusta. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê 2.1. Các nhân tố thuộc về vĩ mô 2.1.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của Nhà nước. [...]... Robusta (cà phê vối) Việt Nam là nước chủ yếu sản xu t cà phê vối, nếu nước nhập khẩu cà phê có nhu cầu cao loại cà phê này thì sẽ thúc đẩy xu t khẩu cà phê của chúng ta, còn nếu nước nhập khẩu có nhu cầu cao về cà phê nhưng lại là loại cà phê chè thì cũng không làm tăng xu t khẩu cà phê của Việt Nam Dung lượng của thị trường nước nhập khẩu về cà phê cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động xu t khẩu cà phê Nếu... xu t khẩu của nó chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xu t khẩu cà phê của Việt Nam Qua đây ta thấy rằng việc tăng tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê xu t khẩu của Việt Nam là rất cần thiết Tuy nhiên, hiện nay trong cả nước chỉ có một số ít công ty sản xu t chế biến và xu t khẩu cà phê thành phẩm, trong đó phải kể đến nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, doanh... phát triển diện tích cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc Mặt khác cà phê xu t khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm chỉ chiếm một phần không đáng kể trong cơ cấu cà phê xu t khẩu của Việt Nam chỉ vào khoảng 0,5% trong tổng sản lượng cà phê xu t khẩu của Việt Nam Điều này được thể hiện thông qua bảng 7 dưới đây Bảng 7: Cơ cấu chủng loại cà phê xu t khẩu của Việt Nam Niên vụ 2002/2003... phát triển bền vững cây cà phê, góp phần nâng cao hoạt động của ngành và tương xứng với vị trí của mình trong nền kinh tế Việt Nam 1.3.3 Cơ cấu và chủng loại Như đã nêu ở trên, cà phê xu t khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu xu t khẩu cà phê của Việt Nam và cà phê chè cũng chỉ mới xu t hiện trong cơ cấu cà phê xu t khẩu của Việt Nam trong ít năm trở lại... 2003 giá trị xu t khẩu cà phê thành phẩm của Nestle' là 1,7 triệu USD) Trong tổng diện tích cà phê Việt Nam thì đại đa số là cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích Mặt khác, cà phê chè là loại cây khó tính, khó chăm sóc và có năng suất thấp nên cà phê xu t khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê vối Hiện nay, Việt Nam là nước xu t khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới Số liệu ở bảng... thực trạng hoạt động xu t khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong thời gian qua 1 Thực trạng hoạt động xu t khẩu của cà phê việt nam trong thời gian qua 1.1 Tình hình sản xu t của cà phê Việt Nam trong thời gian qua Kể từ khi cây cà phê được trồng ở Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1857 Đến nay diện tích cà phê của Việt Nam không ngừng được tăng lên qua các năm Nếu sau ngày giải phóng cả nước... điều lệ của Tổng công ty Được hưởng lợi ích và chia lợi nhuận theo phần đóng góp vào Tổng công ty và đều chịu sự điều tiết của Tổng công ty về giá cả Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển Hiện nay, Tổng công ty chiếm thị phần lớn của cà phê xu t khẩu Việt Nam Giá trị xu t khẩu cà phê của Tổng công ty chiếm hơn 25 - 30% tổng kim ngạch xu t khẩu của toàn... 500.000 800.000 Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam 1.2 Thực trạng xu t khẩu cà phê của Việt Nam Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường cà phê xu t khẩu Việt Nam cũng được mở rộng Tính đến năm 2003 cà phê Việt Nam đã xu t khẩu sang khoảng 60 nước và vùng lãnh thổ, gồm 65 hãng Trong đó có những công ty kinh doanh hàng đầu thế giới như Neumann Group... nước nhập khẩu có các chính sách nhằm hạn chế nhập khẩu cà phê nhằm bảo hộ cho các nhà sản xu t cà phê trong nước thì cũng làm hạn chế khả năng xu t khẩu cà phê của các nước xu t khẩu cà phê 2.1.3 Môi trường cạnh tranh Môi trường cạnh tranh càng gay gắt thì dễ làm giảm xu t khẩu cà phê của chúng ta nhất là khi cà phê của chúng ta là cà phê Robusta có giá trị thấp hơn cà phê Arabica Chất lượng cà phê của. .. được cà phê chè chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu cà phê xu t khẩu Việt Nam, chỉ khoảng 4,6% Mặt khác cà phê chè chủ yếu lại được xu t khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản Cà phê vối được xu t đi nhiều thị trường khác nhau, trong đó thị trường EU chủ yếu nhập khẩu cà phê vối Nguyên nhân của việc cà phê chè chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cà phê xu t khẩu của Việt Nam là do loại cây cà phê chè . Một số giải pháp thúc đẩy xu t khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay Lời mở đầu Cà phê. hoàn thiện quan hệ sản xu t cho chủ nghĩa xã hội. Đề tài Một số giải pháp thúc đẩy xu t khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập