Thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 52)

Trong những năm tới phương hướng phát triển của ngành cà phê là thâm nhập sâu và mạnh hơn vào các thị trường trọng điểm của cà phê Việt Nam như EU, Hoa Kỳ. Tìm cách bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng của các quốc gia này. Ngoài ra cũng

phải tìm cách đa dạng hóa thị trường, tìm hướng chuyển dịch sang thị trường Châu á, đặc biệt là các nước láng giềng mà Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý như Trung Quốc, Nhật Bản. Những quốc gia này ngày càng có nhu cầu cao về cà phê cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ảnh hưởng của văn hóa tiêu dùng Âu, Mỹ. Bên cạnh đó các thị trường Đông Âu cũ cũng là những thị trường mà ngành cà phê Việt Nam cũng cần chú trọng tới trong đó phải kể đến thị trường Nga. Cà phê Việt Nam đa dạng hóa thị trường nhưng không dàn trải mà vẫn chú trọng vào những thị trường trọng điểm, những thị trường lớn đối với cà phê Việt Nam trong thời gian qua và những thị trường truyền thống, những thị trường mà cà phê Việt Nam đã có chỗ đứng và có khả năng cạnh tranh cao.

c. Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.

Không chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu cà phê nhân sống, ngành cà phê Việt Nam còn mở rộng thị trường tiêu thụ cho cà phê hòa tan, cà phê rang xay của hai nhà máy, một là Nhà máy cà phê Biên Hòa, một là của Nestle' Thái Lan. Mặt khác chúng ta còn phải đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm khác của cà phê như bánh kẹo cà phê, trong tương lai là rượu vang làm từ cà phê... Bên cạnh đó cũng phải tăng cường sản xuất cà phê hữu cơ ở những nơi có điều kiện thuận lợi, sản xuất cà phê chất lượng cao, hảo hạng để đưa vào trong cơ cấu cà phê xuất khẩu.

d. Phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững.

Hiện nay sản xuất và xuất khẩu cà phê đem lại cho nền kinh tế xã hội Việt Nam nhiều lợi ích, việc duy trì và phát triển ngành cà phê là một việc làm hết sức cần thiết. Trong khi đó việc kinh doanh cà phê trên thị trường cà phê thế giới, chúng ta gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ các quốc gia “kỳ cựu” về sản xuất và xuất khẩu cà phê, họ có tiếng tăm và kinh nghiệm lâu đời về sản xuất và kinh doanh mặt hàng này. Chính vì vậy việc xây dựng một chiến lược phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Muốn vậy chúng ta phải đầu tư từ khâu quy hoạch, giống, kỹ thuật, công nghệ chế biến đến tiêu thụ.

1.2. Quan điểm phát triển

1.2.1. Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê theo hướng dài hạn.

Sản xuất cà phê phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nâng cao chất lượng cà phê, đa dạng hóa cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu. Tận dụng nguồn lực trong và

ngoài nước, huy động nguồn lực của mọi thành phần kinh tế của xã hội để đầu tư phát triển ngành cà phê trong nước. Tận dụng nguồn tài chính hỗ trợ của các nước phát triển để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê.

1.2.2. Quan điểm phát triển sản xuất cà phê kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái. thái.

Cây cà phê thích hợp với những vùng đồi núi, vùng đất đỏ, nên việc phát triển diện tích cà phê sẽ phải đảm bảo kết hợp với việc phủ xanh đất trống đồi trọc, núi trọc. Do vậy, việc sản xuất cà phê phải gắn với môi trường sinh thái, với điều kiện tự nhiên làm sao mà năng suất và sản lượng cũng như chất lượng cà phê tăng lên trong khi vẫn đảm bảo môi trường trong sạch như tăng cường sản xuất cà phê hữu cơ, cà phê chất lượng cao, cà phê hảo hạng. Bên cạnh đó việc chế biến cà phê theo phương pháp chế biến ướt cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường, nước thải chất thải bã của cà phê cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy việc phát triển công nghệ chế biến phải đảm bảo tiết kiệm nhất nguồn nước sạch, đảm bảo xử lý chất thải từ việc chế biến cà phê. Đồng thời tận dụng phế thải bã của cà phê trong quá trình chế biến để sử dụng tái chế hoặc chế biến thành các sản phẩm khác, vừa đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái, vừa đem lại lợi ích kinh tế.

1.2.3. Quan điểm hiệu quả xã hội.

Như đã biết, cây cà phê thường gắn với vùng đồi núi, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hoặc là vùng có điều kiện khó khăn. Do đó khi đầu tư phát triển sản xuất cà phê thì thường các nhà đầu tư phải đầu tư liền với các công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng khác như giao thông, điện, nước... Ngoài ra Nhà nước cũng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như khu kinh tế mới, khu dân cư, đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm. Như vậy việc phát triển cây cà phê giúp giải quyết các vấn đề xã hội quan trọng như xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc ít người, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, nâng cao đời sống của người dân nơi triển khai dự án phát triển cà phê.

1.2.4. Quan điểm kết hợp phát huy nguồn lực trong nước với tận dụng nguồn lực từ bên ngoài. từ bên ngoài.

Theo quan điểm này thì nguồn lực trong nước là chủ yếu, còn nguồn lực từ bên ngoài là quan trọng để đầu tư phát triển ngành cà phê. Thu hút tận dụng nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, triển khai thực hiện các dự án dài hạn cần có vốn lớn, đầu tư đổi mới và cải tiến công nghệ kỹ thuật chế biến nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng cà phê xuất khẩu. Khai thác nguồn lực từ bên ngoài thông qua các hình thức sau:

- Liên doanh liên kết

- Nguồn viện trợ, hoặc vay vốn từ bên ngoài với lãi suất ưu đãi của các tổ chức chính phủ cũng như phi chính phủ từ các quốc gia phát triển (ODA).

- Nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đầu tư vào sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu.

Còn trong nước thì tận dụng huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển cà phê từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng theo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

1.2.5. Quan điểm xuất khẩu cà phê phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam. phê Việt Nam.

Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu giúp cho chúng ta tìm kiếm được thị trường mà cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trên thị trường đó. Chúng ta phải nâng cao chất lượng, hạ thấp giá thành sản xuất nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Tìm kiếm được lợi thế cạnh tranh trên cả những thị trường có sự cạnh tranh cao.

1.3. Phương hướng và nhiệm vụ của Vinacafe.

1.3.1. Phương hướng phát triển trong giai đoạn 2006 - 2010.

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của ngành cà phê Việt Nam, Tổng công ty cà phê Việt Nam cũng đã có bước phát triển nhanh chóng kể từ ngày thành lập đến nay. Kể từ sau khi được thành lập cho đến nay, Tổng công ty luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước về sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê. Mỗi năm Tổng công ty chiếm 25% - 30% số lượng xuất khẩu cà phê của toàn ngành và là đơn vị giúp Nhà nước điều tiết thị trường cà phê trong nước. Trong những năm qua, sản lượng cà phê cà phê thế giới luôn tăng mạnh vượt quá cầu. Chính điều này làm cho thị trường thuộc về người mua, người trồng cà phê chịu nhiều thiệt thòi. Trong đó ngành cà phê Việt Nam cũng chịu nhiều tổn thất, các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê trong đó điển hình là Tổng công ty cà phê

Việt Nam chịu nhiều thua lỗ trong kinh doanh xuất khẩu cà phê. Với nhiệm vụ và tình hình như thế ngành cà phê Việt Nam và Tổng công ty cà phê Việt Nam cần xây dựng cho mình phương hướng phát triển đến năm 2010. Theo đó phương hướng phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2006 - 2010 không phải là tăng diện tích và sản lượng mà là chuyển đổi cơ cấu cây cà phê, nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh cà phê xuất khẩu của Tổng công ty trên thị trường cà phê thế giới.

Qua đó phương hướng phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

- Chăm sóc, thâm canh diện tích cà phê vối hiện có, giữ vững và tìm cách nâng cao năng suất , hạ thấp giá thành sản xuất. Dừng các dự án trồng cà phê vối kể cả dự án thay thế diện tích cà phê vối già cỗi.

- Chuyển đổi diện tích cà phê có năng suất thấp dưới 1 tấn/ha sang trồng các cây công nghiệp có giá trị khác như trồng Tiêu, Điều... Nhằm phục vụ đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Tổng công ty.

- Tiếp tục thực hiện dự án phát triển diện tích cà phê chè, nghiên cứu khảo sát kỹ hơn các khu vực triển khai dự án. Đồng thời đúc rút kinh nghiệm về những thất bại trong giai đoạn 1 của dự án để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của dự án nhằm phát triển diện tích cà phê chè cho đến năm 2010 là 100.000 ha.

- Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong khâu thu hái, chế biến tránh tình trạng thất thoát trong khâu thu hái và tránh tình trạng thu hái cả quả xanh chưa chín. Ngoài ra còn thực hiện công nghiệp hóa trong khâu chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Khuyến khích các đơn vị thành viên áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000 và các TCVN 2001 trong chế biến cà phê xuất khẩu nhằm thực hiện cam kết nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu.

- Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến cà phê thành phẩm như cà phê rang xay, cà phê hòa tan cho Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa. Mặt khác khuyến khích tiêu thụ trong nước cho các sản phẩm này. Ngoài ra cũng phải chủ động tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cà phê thành phẩm.

- Đa dạng hóa thị trường, giữ vững và thâm nhập sâu vào các thị trường rộng lớn chiến lược của Tổng công ty như EU, Hoa Kỳ. Đồng thời ổn định các thị trường mới như Đông Âu, Nga, Trung Quốc.

- Cùng với Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam xây dựng thương hiệu riêng cho từng đơn vị thành viên và cho Tổng công ty.

1.3.2. Nhiệm vụ năm 2006 của Tổng công ty.

Trong năm 2006 thì nhiệm vụ của Tổng công ty là tiếp tục thực hiện tiếp nhiệm vụ của năm 2005 và chuẩn bị kế hoạch cũng như các biện pháp cần thiết khác để đối phó với những khó khăn mới sẽ xuất hiện trong niên vụ 2005/2006 và cả năm 2006. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong năm 2006 là:

- Tiếp tục sắp xếp lại tổ chức theo đề án chính phủ phê duyệt theo hướng chuyển mạnh sang xuất nhập khẩu đã được chính phủ phê duyệt tại quyết định số 79/2003/QĐ- TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục đa dạng hóa sở hữu trong doanh nghiệp đi đôi với việc tái cơ cấu lại nền tài chính của doanh nghiệp theo mô hình “Công ty mẹ- Công ty con”.

- Tiếp tục nghiên cứu và phát triển cây cà phê chè tại những địa phương đã thành công với dự án này như Thừa Thiên Huế, Nghệ An, đồng thời nghiên cứu và triển khai ở các địa phương khác. Đi đôi với nhiệm vụ đó là phải ổn định được diện tích cà phê kinh doanh, giữ nguyên diện tích cà phê vối. Đổi mới và đầu tư vào công nghệ sản xuất chế biến để tăng năng suất cây trồng, tránh thất thoát sau thu hoạch.

- Tích cực nghiên cứu, giúp đỡ và khuyến khích các đơn vị thành viên tham gia vào thị trường kỳ hạn London.

- Nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa, đưa nhanh sản phẩm mới ra tiêu thụ tại thị trường trong nước đi đôi với việc tìm kiếm bạn hàng nước ngoài để tăng cường xuất khẩu sản phẩm mới. Đồng thời phát triển thêm cơ sở chế biến cà phê hòa tan tại Đồng Nai và phía Bắc.

- Thực hiện đúng và vượt kế hoạch xuất nhập khẩu vụ 2004/2005. Tiếp tục giữ vững các thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực trước đây như Mỹ, EU đồng thời tập trung khai thác các thị trường mới như Trung Quốc, Nga... Phấn đấu để khối các đơn vị xuất nhập khẩu lãi từ 20- 30 tỷ đồng.

- Tiếp tục đề nghị Chính phủ cho khoanh nợ, giãn nợ và tích cực thu hồi công nợ từ các hợp đồng mua bán từ các vụ trước.

- Tiếp tục giữ vị trí trung tâm, đầu đàn của ngành cà phê Việt Nam trong kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.

2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. thế hội nhập hiện nay.

2.1. Về phía Tổng công ty.

2.1.1. Các giải pháp về sản phẩm.

Để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong thời gian tới thì Tổng công ty cần có các giải pháp về sản phẩm như sau:

- Tiếp tục thực hiện dự án phát triển cà phê chè mà Tổng công ty đang làm chủ dự án. Cử các chuyên gia về tận địa phương triển khai dự án để nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu để tham mưu cho chính quyền địa phương và người dân cách thức trồng cà phê chè để đạt hiệu quả. Qua đó sẽ tạo ra sự thành công cho dự án và sẽ làm tăng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.

- Tăng cường cơ sở vật chất cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu: như đầu tư trang bị thêm các máy chọn màu, máy chế biến của Braxin, máy xử lý cà phê bằng hơi nước (steaming)..., hệ thống kho chứa, trung chuyển... nhằm nâng cao chất lượng của cà phê.

- Đa dạng hóa sản phẩm cà phê xuất khẩu, khắc phục tình trạng đơn điệu chỉ có một loại cà phê vối nhân sống mà chúng ta có thể đưa ra thị trường nhiều chủng loại cà phê như rang xay, cà phê hòa tan... Nâng dần tỷ lệ khối lượng cà phê thành phẩm, có chất lượng trong cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu.

- Đa dạng hóa mẫu mã bao bì cà phê xuất khẩu. Nghiên cứu triển khai in tên và biểu tượng của công ty lên bao bì để tạo uy tín cho đơn vị cũng như tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tạo thương hiệu cho cà phê xuất khẩu, nhất là sang thị trường Mỹ, Nhật, Đức... Bởi vì người tiêu dùng các nước này chỉ thích mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có thương hiệu mạnh. Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Thực hiện mua bán cà phê theo tiêu chuẩn (TCVN 4193 :2001). Chú trọng hàng chất lượng cao.

- Nghiên cứu và sớm đưa vào áp dụng sản xuất cà phê hữu cơ, cà phê có chất lượng cao, cà phê hảo hạng để xuất khẩu sang các thị trường có nhu cầu cao về loại cà phê tinh khiết như Hoa Kỳ, EU... Mặt khác ở các thị trường này họ cũng thường xuyên quan tâm, chú ý tới vệ sinh an toàn trong sản phẩm.

- Thực hiện đúng cam kết về loại bỏ cà phê kém chất lượng ra khỏi danh mục xuất khẩu, nhằm tạo uy tín cho Tổng công ty nói riêng và cho cà phê Việt Nam nói chung. Qua đó cũng làm tăng giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty, tăng giá trị xuất khẩu và hiệu quả xuất khẩu.

2.1.2. Các nhóm giải pháp về thị trường.

Muốn thúc đẩy xuất khẩu cà phê ra thị trường cà phê thế giới trong thời gian tới Tổng công ty cần chú ý tới các giải pháp về thị trường như sau:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 52)