Nhận xét về kết quả hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty càphê Việt nam trong

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 45)

thời gian qua.

4.1. Những thành tích đã đạt được:

Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty cà phê Việt Nam luôn là đơn vị đầu đàn của ngành cà phê Việt Nam với tỷ trọng chiếm tới 25% - 30% trong tổng số khối

lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty đã đạt được một số thành tích đáng kể sau:

- Kim ngạch và khối lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty không ngừng tăng lên (trừ hai niên vụ mà cà phê gặp khủng hoảng).

- Chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đã không ngừng được nâng cao qua các niên vụ và đã dần làm hài lòng các nhà nhập khẩu.

- Tỷ trọng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu đã có chiều hướng tăng lên, mặc dù vẫn còn ở mức độ khiêm tốn. Đây là một tín hiệu mừng cho Tổng công ty cà phê Việt Nam bởi vì cà phê chè là loại cà phê phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường thế giới. Mặt khác cà phê chè có giá trị cao hơn cà phê vối gấp 1,5 lần nên tăng tỷ trọng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu sẽ tăng hiệu quả hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.

- Trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đã có xuất hiện cà phê thành phẩm như cà phê hòa tan, cà phê rang xay. Trước đây loại cà phê này chủ yếu là tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu theo hợp đồng sang các nước Châu á, nhưng trong niên vụ 2002/2003 và 2003/2004 đã xuất khẩu loại cà phê này sang thị trường Mỹ với tốc độ tăng lên. Giá xuất khẩu của loại cà phê này rất cao, cao hơn cà phê nhân khoảng gấp 4 lần. Vì vậy việc tăng nhanh lượng cà phê thành phẩm xuất khẩu trong cơ chế cà phê xuất khẩu của Tổng công ty đặc biệt là loại cà phê tinh khiết có chất lượng sẽ nâng cao hiệu quả xuất khẩu và hình ảnh của Tổng công ty trên thị trường cà phê thế giới.

4.2. Những tồn tại và hạn chế.

Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể trên nhưng hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam vẫn còn có những hạn chế và tồn tại nhất định:

- Tốc độ tăng trưởng không đồng đều qua các niên vụ, chiến lược phát triển chưa theo hướng phát triển bền vững. Do đó, khi thị trường cà phê thế giới có biến động thì ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty. Điều này được thể hiện qua hai niên vụ 2000/2001 và 2001/2002 khi mà thị trường cà phê thế giới có biến động thì gần như ngay lập tức Tổng công ty đã gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu cà phê, khối lượng cũng như kim ngạch giảm đột ngột.

- Tuy đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty còn thấp. Chính điều này đã khiến cho Vinacafe luôn bị các nhà nhập

khẩu ép giá làm cho giá xuất khẩu cà phê luôn thấp hơn giá cà phê của thế giới, có khi chênh lệch về giá này lên tới hơn 100 USD/tấn.

Trong khi thị trường tiêu thụ thế giới có nhu cầu cao với loại cà phê chè thì Tổng công ty cà phê Việt Nam lại xuất khẩu chủ yếu là cà phê vối có giá thấp hơn cà phê chè nên giá trị và hiệu quả xuất khẩu không cao.

- Cà phê thành phẩm trong cơ cấu xuất khẩu của Tổng công ty còn quá nhỏ bé gần như không đáng kể. Mặt khác cà phê thành phẩm xuất khẩu chủ yếu là xuất theo đơn đặt hàng trước chứ chưa chủ động xuất khẩu vì chất lượng còn thấp nên khả năng cạnh tranh trên thị trường là thấp. Chính điều này cũng góp phần làm cho hiệu quả xuất khẩu cà phê của Tổng công ty không cao.

- Việc nắm bắt và xử lý thông tin của các đơn vị thành viên về thị trường cà phê là chưa nhạy bén, kịp thời.

- Trong một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, Tổng công ty không thực sự quan tâm đến công tác xuất khẩu, thị trường, xúc tiến thương mại mà chủ yếu tập trung vào chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng, dự án... Chính vì vậy, Tổng công ty chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh chung, chưa đào tạo và khuyến khích được đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi về kinh doanh và bộ phận nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đủ mạnh để chủ động hội nhập.

4.3. Nguyên nhân của những thành tích và tồn tại.

Thành tích mà Tổng công ty đã đạt được cũng như những tồn tại hạn chế trong quá trình hoạt động xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cũng đều có nguyên nhân.

4.3.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được.

Để đạt được những kết quả khả quan trong hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty trong thời gian qua là do những nguyên nhân sau;

- Tổng công ty cà phê Việt Nam là một Tổng công ty lớn của Nhà nước được thành lập nhằm giúp Nhà nước điều tiết hoạt động mua bán cà phê trong nước và xuất khẩu. Khi thành lập có số vốn điều lệ lớn nên giúp Tổng công ty khẳng định được vị trí đầu đàn trong ngành cà phê Vịêt Nam.

- Trong thời gian qua Tổng công ty đã không ngừng mở rộng đầu tư máy móc trang thiết bị chế biến cà phê nên chất lượng cà phê xuất khẩu cũng dần được cải thiện. Ngoài đầu tư máy móc trang thiết bị ra, Tổng công ty còn đầu tư vào khâu sản xuất như

đầu tư vào giống, chuyển đổi cơ cấu cây cà phê nên diện tích cây cà phê chè tăng lên giúp tăng tỷ trọng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty.

- Trong thời gian qua Tổng công ty đã chủ động cử nhiều đoàn cán bộ đi tìm hiểu, xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty sang các thị trường này.

- Trong những lúc ngành cà phê gặp khủng hoảng, Tổng công ty đã được Nhà nước hỗ trợ về tài chính và các chính sách ưu đãi khác rất kịp thời, giúp Tổng công ty thoát khỏi khó khăn và vẫn là con chim đầu đàn của ngành cà phê Việt Nam.

- Các đơn vị thành viên của Tổng công ty đã chủ động chuyển đổi hướng kinh doanh, chuyên môn hóa trong các khâu như thu mua gom hàng và phối hợp với các thành viên khác trong việc đẩy mạnh xuất khẩu tìm kiếm thị trường cũng như bạn hàng mới trên thị trường cà phê thế giới.

- Ngoài ra phải kể đến sự quan tâm chỉ đạo đúng đắn của Hội đồng quản trị cũng như Ban giám đốc Tổng công ty giúp cho các thành viên phối hợp nhịp nhàng hơn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình và theo chiến lược phát triển của Tổng công ty.

4.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại.

Những tồn tại và hạn chế mà Tổng công ty gặp phải khi xuất khẩu cà phê là do những nguyên nhân sau:

- Tuy đã có đầu tư, nhưng nhìn chung công nghệ trang thiết bị chế biến cà phê của Tổng công ty cà phê còn lạc hậu so với các nước trên thế giới. Hiện nay chỉ trừ một số thành viên là có máy đánh bóng tạo màu mới nhập từ Braxin, còn phần lớn là các máy móc thiết bị đã cũ của các nước Đông Âu cũng như của Đức trước đây. Nên chất lượng cà phê chế biến xuất khẩu của Tổng công ty còn thấp.

- Thất bại trong dự án phát triển cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc do Tổng công ty làm chủ dự án làm cho tỷ trọng cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Tổng công ty vẫn còn thấp.

- Công nghệ chế biến cà phê thành phẩm cũng còn lạc hậu nên làm cho chất lượng của cà phê thành phẩm khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thị trường mà nhu cầu về cà phê tinh khiết có chất lượng cao ngày càng tăng. Do đó hạn chế hiệu quả xuất khẩu cà phê của Tổng công ty.

- Những đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cũng như của quỹ hỗ trợ cho các đơn vị thành viên của Tổng công ty còn nhỏ so với yêu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty. Do đó tạo khó khăn cho Tổng công ty khi thực hiện nhiệm vụ điều tiết thị trường cà phê trong nước ngay cả khi mà Tổng công ty cũng không đủ nguồn tài chính dự trữ cà phê.

- Cũng như toàn ngành cà phê Việt Nam nói chung các đơn vị thành viên của Tổng công ty cũng như bản thân Tổng công ty chưa xây dựng được thương hiệu mạnh cho riêng mình trên thị trường cà phê thế giới.

Ngoài ra việc thiếu nguồn tài chính cũng khiến cho Tổng công ty gặp khó khăn trong việc đầu tư đổi mới công nghệ cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng trợ giúp cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê.

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay.

1. Phương hướng phát triển của ngành cà phê việt nam và của tổng công ty cà phê việt nam trong thời gian tới.

1.1. Phương hướng phát triển của ngành. 1.1.1. Sản xuất và chế biến.

a. Diện tích và sản lượng.

Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, trong khi thị trường cà phê thế giới lại luôn chứa đựng nhiều yếu tố bất thường do quan hệ cung cầu về cà phê quá chênh lệch và cũng do cả sự đầu cơ thao túng thị trường cà phê thế giới

của những nhà đầu cơ lớn. Đứng trước tình hình đó và cũng đã trải qua thời kỳ khủng hoảng do sự biến động bất thường đó của thị trường cà phê thế giới nên ngành cà phê Việt Nam đã có chiến lược phát triển diện tích cà phê theo hướng phát triển bền vững. Theo đó phương hướng phát triển của cà phê Việt Nam đến năm 2010 như sau:

- Giảm bớt diện tích cà phê vối, tăng dần diện tích cà phê chè phấn đấu đưa tỷ lệ cà phê chè và cà phê vối là 1: 4.

- Thay thế diện tích cà phê già yếu, kém phát triển và có năng suất thấp bằng cà phê mới có năng suất và giá trị cao hơn hoặc chuyển sang trồng loại cây công nghiệp dài ngày khác như Điều, Tiêu, Chè, Cao su hoặc là các loại cây khác.

- Tiếp tục phát triển diện tích cà phê Arabica ở những nơi có điều kiện thuận lợi như các tỉnh phía Bắc.

- Tổng diện tích gieo trồng của cả nước là khoảng 500.000 ha, trong đó diện tích cà phê vối là khoảng 400.000 ha (giảm 100.000 ha), cà phê chè là 100.000 ha tăng 40.000 ha so với dự án phát triển 60.000 ha cà phê do cơ quan phát triển Pháp hỗ trợ.

- Tổng sản lượng cà phê đảm bảo ở mức 800.000 - 900.000 tấn/năm tương đương với khoảng 13 - 15 triệu bao. Trong đó sản lượng cà phê vối là khoảng 700.000 - 800.000 tấn, cà phê chè là 80.000 - 150.000 tấn, tương đương với khoảng 2 triệu bao.

Đây là sự chuyển đổi hợp lý vì trong thời gian qua cung cà phê thế giới luôn lớn hơn cầu nhưng chủ yếu là cà phê Robusta còn cà phê Arabica thì vẫn ổn định thận chí trong khi giá cà phê Robusta giảm mạnh thì giá cà phê Arabica lại tăng có khi lên tới gần 2000 USD/tấn. Vì vậy tăng diện tích và sản lượng cà phê chè lên có ý nghĩa quan trọng đối với ngành cà phê Việt Nam, đặc biệt đây lại là loại cà phê rất được ưa thích trên thị trường thế giới.

Bảng 15: Dự kiến một số chỉ tiêu cà phê Việt Nam năm 2010.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2010

1. Diện tích gieo trồng Ha 520.000 500.000

- Robusta Ha 500.000 400.000

- Arabica Ha 20.000 100.000

2. Diện tích kinh doanh Ha 300.000 470.000

- Robusta Ha 300.000 350.000- 400.000

3. Năng suất Tạ/ha

- Robusta Tạ/ha 24 20 - Arabica Tạ/ha 8 10 - 13 4. Sản lượng Tấn 698.000 850.000 - Robusta Tấn 698.000 750.000 - Arabica Tấn 100.000 5. Xuất khẩu - Số lượng Tấn 650.000 800.000

- Kim ngạch Triệu USD 491 800 - 1000

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

b. Hạ thấp giá thành sản xuất.

Giá thành sản xuất, chế biến cao đã khiến cho cà phê Việt Nam nói chung và của Vinacafe nói riêng còn kém sức cạnh tranh trên thị trường cà phê thế giới trong thời gian qua. Mặc dù Việt Nam có lợi thế là giá nhân công rẻ, năng suất cà phê cao nhất thế giới, tuy nhiên do trong khâu sản xuất, chế biến bị dàn trải, người nông dân lại đầu tư tự phát vào sản xuất, chế biến nên đã làm cho chi phí sản xuất tăng lên. Vì vậy trong thời gian tới đây, giảm giá thành sản xuất là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần thiết mà ngành cà phê Việt Nam sẽ phải tiến hành. Có như thế mới nâng cao được sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới.

c. Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến cà phê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với đòi hỏi của thị trường. hợp với đòi hỏi của thị trường.

Cùng với sự xuống thấp của giá cà phê trên thị trường thế giới, làm cho thu nhập của người nông dân bị giảm mạnh. Năm 2001, ICO đã đề nghị chương trình nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu đối với các nước thành viên và yêu cầu các quốc gia xuất khẩu cà phê cam kết loại bỏ cà phê kém chất lượng trong xuất khẩu. Nhằm làm tăng giá cà phê xuất khẩu đem lại thu nhập cao cho người nông dân trồng cà phê. Chương trình đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cho cà phê, bảng tính lỗi hàm lượng ẩm trong cà phê... và đề xuất việc sử dụng chứng chỉ xuất xứ C/O như là một công cụ kiểm tra chất lượng.

Hiện nay công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều so với trước giải phóng. Các công ty chế biến xuất khẩu cà phê đã được trang bị máy phân loại, chọn màu và đánh bóng của Braxin, Colombia... Một số công ty cũng đã

nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ chế biến cà phê ướt và xử lý môi trường. Tuy nhiên, nhìn chung máy móc trang thiết bị chế biến cà phê của Việt Nam vẫn còn lạc hậu hơn so với các nước khác. Trong công nghệ chế biến ướt đối với việc chế biến cà phê chè thì còn gặp khó khăn trong khâu đầu tiên là lột vỏ quả, làm sạch nhớt. Chính điều này đã làm cho cà phê của Việt Nam có chất lượng không cao, giá cả vì thế mà cũng thấp. Nhưng trong thời gian tới chúng ta hy vọng rằng việc nghiên cứu sử dụng máy làm sạch nhớt theo kiểu Pedagos tiết kiệm nước của Colombia của Viện Khoa học nông nghiệp Eak Mat ở Đăk Lăk thành công. Nếu như vậy thì nó sẽ đưa lại cho ngành cà phê Việt Nam nhiều hứa hẹn tốt đẹp trong thời gian tới.

Để thực hiện cam kết về nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu mà ICO đã đưa ra, ngành cà phê Việt Nam đã xây dựng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất và chế biến cà phê. Trước đây ngành cà phê Việt Nam áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật như TCVN 4193- 86, sau đó là TCVN 4193- 93, nhưng để đáp ứng với yêu cầu chất lượng cà phê xuất khẩu của ICO và ACPC thì ngày 5/11/2001 Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã ban hành quyết định số 57/2001/QĐ-KHCNMT quy định 5 tiêu chuẩn kỹ thuật cho cà phê như sau: TCVN 4193: 2001; TCVN 4334: 2001; TCVN 4807: 2001 (ISO 4150- 1991); TCVN 6928: 2001 (ISO 6673- 1983) và TCVN 6929: 2001 (ISO 9116- 1992). Trong đó TCVN 4193: 2001 là thay thế cho TCVN 4193: 93. Tiêu chuẩn kỹ thuật này dựa trên 3 chỉ tiêu là % thủy phần, % hạt đen vỡ, % tạp chất. Có thể coi đây là một tiến bộ của ngành cà phê Việt Nam.

1.1.2. Xuất khẩu.

a. Số lượng và kim ngạch xuất khẩu.

Niên vụ 2004/2005 ngành cà phê Việt Nam đã xuất khẩu được 834.079 tấn với kim ngạch đạt 612 triệu USD ( theo số liệu Vicofa). Theo kế hoạch thì đến năm 2010

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 45)