Chất lượng và giá cả càphê xuất khẩu của Tổng công ty

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 43 - 45)

3. Thực trạng xuất khẩu càphê của Tổng công ty thời gian

3.4. Chất lượng và giá cả càphê xuất khẩu của Tổng công ty

Có thể nói cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng có chất lượng thấp và không đồng đều. Tỷ lệ hạt đen vỡ còn chiếm tỷ trọng cao trong cà phê xuất khẩu. Ngành cà phê Việt Nam có diện tích cà phê khoảng 500.000 ha, 80% trong số đó thuộc về những hộ nông dân, những nông trường nhỏ, các doanh nghiệp Nhà nước cả Trung ương và địa phương chỉ nắm giữ khoảng 20%. Vì vậy đại đa số các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trong nước phải thu mua nguồn hàng từ những người trồng cà phê trong khi đó, các hộ nông dân trồng cà phê, thu hoạch cà phê không đúng kỹ thuật nên khi thu hoạch có hái cả những hạt xanh, non nên khi chế biến tỷ lệ hạt cà phê không đạt tiêu chuẩn cao làm cho chất lượng cà phê của Việt Nam thấp. Mặt khác các hộ nông dân này lại có công nghệ sơ chế thủ công thô sơ và không giống nhau nên chất lượng cà phê khi thu mua chế biến xuất khẩu là không đồng đều. Bên cạnh đó các hộ trồng cà phê khi phơi sấy cà phê cũng phơi sấy không đúng kỹ thuật, nên mức độ lẫn tạp chất cũng khá cao so với sản phẩm của các nước khác. Tổng công ty cà phê Việt Nam tuy là một đơn vị lớn của ngành cà phê Việt Nam

nhưng phần lớn cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cũng phải được thu mua của các hộ trồng cà phê nên chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cũng thấp và không đồng đều, tỷ lệ hạt đen, vỡ, độ ẩm cũng như tỷ lệ lẫn tạp chất còn khá cao. Chính điều này làm cho chất lượng cà phê xuất khẩu của Tổng công ty thấp và không đồng đều.Chính chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn thấp và không đồng đều là nguyên nhân chính làm cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Tổng công ty nói riêng là thấp và có độ chênh lệch cao so với giá cà phê thế giới cũng như của các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan... Mức chênh lệch giá xuất khẩu cà phê Việt Nam so với giá cà phê bình quân của thế giới có khi lên tới hơn 100 USD/tấn. Bảng 13: Giá xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cà phê Việt Nam.

Đơn vị: USD/tấn

Niên vụ 2000/01 01/02 02/03 03/04 04/05

Của toàn ngành (1) 459,46 367,1 643,56 647,5 733,91

Của Tổng công ty (2) 427,53 359,66 656,58 653,37 818,98

So sánh (2) và (1) 93,05 97,97 102,02 100,91 111,6

Giá cà phê Robusta thế giới

509,5 551,3 747,3 706,4 922,2

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam và tính toán của bản thân.

Như vậy qua bảng trên ta thấy giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty so với giá cà phê thế giới còn có một sự chênh lệch khá lớn. Tuy nhiên nếu so sánh với giá xuất khẩu chung của toàn ngành thì giá xuất khẩu cà phê của Tổng công ty vẫn cao hơn trung bình từ 6 - 15 USD/tấn, đặc biệt niên vụ 2004/2005 này giá xuất khẩu của Tổng công ty cao hơn so với giá xuất khẩu của cả nước là 85 USD/tấn. Việc giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam nói chung và của Tổng công ty cà phê Việt Nam nói riêng thấp hơn giá cà phê thế giới như đã nêu ở trên nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê của Việt Nam còn thấp. Ngoài ra còng do hiện tượng tranh mua, tranh bán xuất hiện trong cả người trồng cà phê và cả người chế biến và xuất khẩu cà phê. Chính hai nguyên nhân này làm cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam bị các nhà nhập khẩu nước ngoài ép giá làm cho giá cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp hơn giá cà phê xuất khẩu thế giới. Còn giá cà phê xuất khẩu của Tổng công ty cà phê Việt Nam cao hơn giá xuất khẩu chung của toàn ngành nguyên nhân là do Tổng công ty sở hữu một số nông trường trồng cà phê tập trung nên

đảm bảo được chất lượng cà phê xuất khẩu. Mặt khác Tổng công ty cũng đang làm chủ dự án trồng cà phê chè nên tỷ trọng cà phê chè trong tổng khối lượng xuất khẩu cà phê của Tổng công ty cao hơn mức giá xuất khẩu chung của cả nước. Để nâng mức giá xuất khẩu lên tiến tới ngang bằng với giá cà phê thế giới và các nước trong khu vực thì Tổng công ty phải không ngừng đầu tư máy móc thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu của mình trong thời gian tới.

Bảng 14: Chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Cà phê Vối Cà phê Chè Hình dáng Không đều, phần lớn

kích cỡ hạt nhỏ, có lẫn cành cây, có đá và vỏ

Không đều, xám xanh, nhiều hạt còn xanh, thường khô quá hay

không đủ khô

Độ ẩm (ISO 6673 trung bình)

13% 13%

Khuyết tật Cao Trung bình

Độ chua Thấp + Thấp đến trung bình

Độ đậm Trung bình

Đặc tính Nhẹ đến mạnh Nhạt có vị cỏ

Vấn đề Có mùi hôi, mùi khói. bị lên men quá, mốc, có

đất.

Chưa chín, có mùi cỏ, thiếu mùi thơm

Nguồn: Thông tin được thảo luận và xây dựng với Trưởng tư vấn chất lượng trộn Taloka - Kraft.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 43 - 45)