Tóm lược về tổng công ty càphê Việt nam

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 32 - 37)

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại số 5 Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE (Vietnam National Coffee Corporation) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44- CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995 mà tiền thân của nó là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ).

Hiện nay, Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên gồm các nông trường sản xuất, các nhà máy chế biến, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập, đồng thời có các quan hệ mật thiết với nhau và với các đơn vị sự nghiệp để hỗ trợ nhau trong tổ chức, nghiên cứu và phát triển với mục đích thực hiện sản xuất và kinh doanh cà phê có hiệu quả. Tất cả các đơn vị thành viên hoạt động độc lập về hạch toán và tuân thủ chấp hành điều lệ của Tổng công ty. Được hưởng lợi ích và chia lợi nhuận theo phần đóng góp vào Tổng công ty và đều chịu sự điều tiết của Tổng công ty về giá cả.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, Tổng công ty chiếm thị phần lớn của cà phê xuất khẩu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê của Tổng công ty chiếm hơn 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đóng góp đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. 2.2.1. Chức năng. 2.2.1. Chức năng.

Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập để sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Vì vậy, Tổng công ty có 3 chức năng chính là sản xuất chế biến, thương mại và dịch vụ.

- Sản xuất và chế biến: Sản xuất chế biến cà phê, các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và hàng tiêu dùng.

- Thương mại: Xuất khẩu cà phê, nông, lâm, thuỷ hải sản, các vật tư. máy móc trang thiết bị và hàng hoá tiêu dùng.

- Dịch vụ: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo và mở rộng phát triển nông nghiệp, xây dựng và vận tải...

2.2.2. Nhiệm vụ.

- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn cho các đơn vị thành viên.

- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu... Nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là:

+ Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành.

+ Phân bổ thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất.

+ Tổ chức cung cấp chính xác và kịp thời về thông tin, thị trường, giá cả trong nước và thế giới cho các đơn vị thành viên.

+ Quản lý giá xuất nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu cà phê và giá nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán.

+ Giúp đỡ cho các doanh nghiệp thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

+ Tạo điều kiện giúp đỡ người nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty. Tổng công ty.

2.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty.

Ban lãnh đạo của Tổng công ty cà phê Việt Nam gồm có hội đồng quản trị và ban Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành Tổng công ty, còn Hội đồng quản trị có chức năng quản lý. Tổng giám đốc của Vinacafe do chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Thủ tướng chính phủ và pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty.

Hội đồng quản trị của Tổng công ty bao gồm 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với nhiệm kỳ 5 năm và có trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ mà Nhà nước giao..

2.3.2. Cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của Tổng công ty

Hiện nay Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên trong đó có 58 đơn vị hạch toán độc lập và 2 đơn vị hành chính sự nghiệp. Các thành viên hạch toán độc lập gồm những

nông trường cà phê, các cơ sở chế biến và các công ty kinh doanh xuất khẩu cà phê và các loại hàng hoá khác, các trung tâm nghiên cứu... được phân bổ rải rác trên khắp toàn quốc, nhưng tập trung chủ yếu là Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong đó có 20 doanh nghiệp có chức năng xuất nhập khẩu. Ngoài trụ sở chính tại số 5 Ông ích khiêm- Ba Đình- Hà Nội, Tổng công ty còn có 3 chi nhánh khác là:

- Chi nhánh tại Đăk Lăk: Xã Hoà Thắng, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lăk.

- Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Số 28 Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chi nhánh Bắc Tây Nguyên: Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.

Các chi nhánh này có chức năng và nhiệm vụ tham mưu, truyền đạt chỉ đạo của Tổng công ty và phản ánh hoạt động của các đơn vị thành viên trên địa bàn, thực hiện hợp đồng đã ký kết.

sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổng công ty cà phê việt nam

thủ tướng chính phủ bộ nn &ptnt

hội đồng quản trị tổng công ty

ban kiểm soát

tổng giám đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Các chi nhánh Công ty tài chính chuyên doanh Ban kinh doanh Văn phòn g Ban tổ chức Ban tài chính Ban kế hoạch Ban khoa học

tổng hợp cán bộ kế toán đầu công nghệ Các DNSX thành viên Các đơn vị hành chính sự nghiệp Các DNDV Các DN trực thuộc

Hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân Hạch toán phụ thuộc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 32 - 37)