Cơ cấu và chủng loại

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 27)

1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của càphê việt nam trong thời gian

1.3.3. Cơ cấu và chủng loại

Như đã nêu ở trên, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm khoảng 10% trong cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam và cà phê chè cũng chỉ mới xuất hiện trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong ít năm trở lại đây (khoảng cuối những năm 1990 đầu những năm 2000) sau khi chúng ta có những dự án phát triển diện tích cà phê chè ở các tỉnh phía Bắc. Mặt khác cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê nhân, cà phê thành phẩm chỉ chiếm một phần không đáng kể trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ vào khoảng 0,5% trong tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được thể hiện thông qua bảng 7 dưới đây.

Cơ cấu Niên vụ 2002/2003 Niên vụ 2003/2004 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Cà phê nhân 716.085 99,56 850.771 99,5 Cà phê thành phẩm 3.165 0,44 4.276 0,5 Cộng 719.250 100 855.047 100

Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam 10/2004

Khối lượng xuất khẩu cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 0,5%. Nhưng giá bán của loại cà phê này cao hơn nhiều so với cà phê nhân nên giá trị xuất khẩu của nó chiếm gần 2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Qua đây ta thấy rằng việc tăng tỷ trọng cà phê thành phẩm trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay trong cả nước chỉ có một số ít công ty sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê thành phẩm, trong đó phải kể đến nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa thuộc Tổng công ty cà phê Việt Nam, doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, Vinamilk thuộc Tổng công ty sữa Việt Nam, Nestle' (Thái Lan). Có thể nói hiện nay ở nước ta có rất ít công ty chế biến cà phê thành phẩm xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cũng chỉ để thu mua cà phê nhân xuất khẩu, trong các công ty đầu tư vào chế biến cà phê thành phẩm cà phê xuất khẩu chỉ có Nestle' (Thái Lan). Nhưng doanh nghiệp này xuất khẩu mỗi năm chỉ khoảng 1 triệu USD (năm 2003 giá trị xuất khẩu cà phê thành phẩm của Nestle' là 1,7 triệu USD).

Trong tổng diện tích cà phê Việt Nam thì đại đa số là cà phê vối, cà phê chè chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích. Mặt khác, cà phê chè là loại cây khó tính, khó chăm sóc và có năng suất thấp nên cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là cà phê vối. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới. Số liệu ở bảng 8 cho ta thấy được cà phê chè chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng cơ cấu cà phê xuất khẩu Việt Nam, chỉ khoảng 4,6%. Mặt khác cà phê chè chủ yếu lại được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản. Cà phê vối được xuất đi nhiều thị trường khác nhau, trong đó thị trường EU chủ yếu nhập khẩu cà phê vối. Nguyên nhân của việc cà phê chè chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam là do loại cây cà phê chè rất khó trồng và chúng ta chỉ trồng khoảng được 20.000 ha (chỉ bằng 50% kế hoạch của dự án

phát triển cà phê chè của AFD). Lượng cà phê chè trong những năm trước chỉ để cung cấp cho các nhà chế biến trong nước chế biến cà phê thành phẩm làm trộn với cà phê vối.

Bảng 8: Cơ cấu cà phê chè xuất khẩu của Việt Nam trong 2 niên vụ.

Cơ cấu Niên vụ 2002/2003 Niên vụ 2003/2004 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Cà phê vối 661.637 95,36 848.809 95,4 Cà phê chè 32.226 4,64 40.896 4,6 Cộng 693.863 100 889.705 100

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sự biến động phức tạp của thị trường cà phê trong thời gian vừa qua chủ yếu là diễn ra với cà phê vối. Như chúng ta đã biết thì cung cà phê vối vượt quá cầu, do đó giá cà phê vối trên thị trường cà phê thế giới giảm liên tục trong bốn niên vụ gần đây từ niên vụ 1999/2000 đến niên vụ 2002/2003. Trong khi đó thì cà phê chè vẫn luôn giữ được sự ổn định cần thiết thậm chí có khi giá cà phê chè lên tới gần 2000 USD/tấn và hiện nay giá cà phê chè cao gấp 1,5 lần so với cà phê vối. Như vậy việc phải tăng nhanh tỷ lệ cà phê chè trong cơ cấu cà phê xuất khẩu của Việt Nam là một nhiệm vụ cần thiết đối với ngành cà phê Việt Nam, có như thế chúng ta mới nâng dần giá trị cũng như hiệu quả xuất khẩu của cà phê Việt Nam.

1.4. Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh xuất khẩu cà phê. 1.4.1. Thuận lợi:

- Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngành cà phê như: giãn nợ, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ chi phí xúc tiến thương mại, giảm các thủ tục hành chính và chi phí liên quan đến xuất khẩu: phí kiểm dịch thực vật, phí C/O, phí hải quan...

- Đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh xuất khẩu từ các vụ cà phê trước, quen dần với phương thức kinh

doanh bán hàng trừ lùi (hợp đồng giao kỳ hạn chốt giá sau) nên thận trọng hơn, xử lý thông tin và phán đoán diễn biến thị trường, giá cả tốt hơn.

- Phần lớn các đơn vị xuất khẩu đều nằm ở các địa bàn cà phê trọng điểm, hoặc ở các thành phố lớn có điều kiện tiếp thu, cập nhật thông tin thị trường, giá cả.

- Cơ sở vật chất cho công tác chế biến và xuất khẩu cà phê được tăng cường và ngày càng hoàn thiện hơn: hệ thống kho chứa sản phẩm, kho trung chuyển cà phê, thiết bị chế biến hiện đại: hệ thống chế biến ướt, máy chọn màu, máy đánh bóng,... đáp ứng được nhu cầu khách hàng về chất lượng và tiến độ giao hàng.

- Thiết lập và duy trì được mối quan hệ gắn bó với khách hàng trong và ngoài nước, giữa các đơn vị sản xuất và các đơn vị xuất khẩu trong Tổng công ty, tạo điều kiện giúp đỡ, chia sẻ trong những thời điểm khó khăn.

- Thị trường cà phê không ngừng được mở rộng, cà phê có thể được tiêu thụ dễ dàng ở mọi thời điểm trong năm. Số khách hàng nước ngoài hỏi mua cà phê Việt Nam ngày càng nhiều. Hiện tại, cà phê Việt Nam không gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. - Bộ máy lãnh đạo của Tổng công ty từng bước được kiện toàn, tăng cường tinh thần đoàn kết trong Tổng công ty.

1.5.2. Khó khăn, tồn tại:

Bên cạnh những thuận lợi, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với

những khó khăn, tồn tại:

- Thị trường cà phê biến động hết sức phức tạp, không dự đoán trước được do bị phụ thuộc và chi phối bởi các quỹ, nhà đầu cơ và nhiều yếu tố kỹ thuật khác. Sự phối hợp phân tích thông tin thị trường, giá cả, hoạch định chiến lược trong kinh doanh rất hạn chế nên việc quyết định mua bán chủ yếu theo cảm tính, chứa đựng nhiều rủi ro. - Thị trường cà phê trong nước gần như bị thả nổi, không có sự quản lý, điều tiết, định hướng. Do kinh doanh cà phê quá dễ dàng nên ngày càng có nhiều đơn vị kể cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào kinh doanh xuất khẩu cà phê dẫn đến cạnh tranh gay gắt. Hiện tượng tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên làm giảm hiệu quả kinh doanh của các đơn vị nói riêng và gây thua thiệt cho ngành cà phê Việt Nam nói chung. Nếu mỗi tấn cà phê của Việt Nam bán thấp hơn so với cà phê cùng loại của các nước khác từ 30 - 50 USD thì với số

lượng xuất khẩu hàng năm 800.000 - 900.000 tấn chúng ta mất đi khoảng hơn 40 triệu USD mỗi năm.

- Số lượng thu mua và xuất khẩu trực tiếp của các Công ty nước ngoài tại Việt Nam (Bero, Olam, ECom, ED&F Man...) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn do họ có ưu thế vượt trội về vốn, công nghệ, quản lý và thị trường. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài do nắm được thông tin về giá, có nguồn vốn dồi dào nên đã tập trung mua cà phê Việt Nam để tại kho ngoại quan, sau đó bán lại cho chính các đơn vị xuất khẩu của Việt Nam hoặc bù trừ (wash-out) hợp đồng. Để tiết kiệm chi phí, nhiều công ty nước ngoài còn thuê kho trong nước (nội địa) để nhận hàng tại kho theo hợp đồng ngoại và thủ tục xuất hàng đi chỉ được thực hiện sau một thời hạn dài thậm chí hơn một năm gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

- Các công ty nước ngoài cũng đã thu hút một số lượng đáng kể nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn khá, kinh nghiệm làm việc lâu năm của các đơn vị xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty về làm việc dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, tiết lộ bí quyết kinh doanh và thiếu hụt nguồn cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu của Tổng công ty. - Tại Việt Nam, do tính chất tự phát và manh mún nên hầu như không hình thành được những kênh riêng biệt cho việc thu mua, xuất khẩu từ người sản xuất - đại lý thu mua - người xuất khẩu - người nhập khẩu. Điều này làm cho thị trường cà phê trong nước bất ổn định và các nhà xuất khẩu cũng không thể trực tiếp ký được hợp đồng với các hãng rang xay nước ngoài để cung cấp cà phê với số lượng lớn, chất lượng ổn định trong thời hạn dài do không chắc chắn về nguồn nguyên liệu.

- Vốn cho kinh doanh xuất khẩu cà phê là một vấn đề bức xúc của nhiều đơn vị. Hầu hết các đơn vị kinh doanh cà phê phụ thuộc 100% vào nguồn vốn vay ngân hàng. Cho nên khi gặp rủi ro bị thua lỗ vụ này thì vụ sau sẽ rất khó có thể vay được vốn hoặc vay được rất ít so với nhu cầu. Do không đủ vốn nên nhiều đơn vị không tận dụng được cơ hội kinh doanh khi thị trường diễn biến có lợi cho thu mua hàng xuất khẩu.

- Hậu quả của tình trạng giật nợ, xù nợ từ những vụ trước chưa được giải quyết dứt điểm, các khoản nợ khó đòi, mất khả năng thanh toán,... đang ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều đơn vị kinh doanh không đủ trả nợ, trả lãi vay ngân hàng nhưng vẫn phải duy trì để đảm bảo công ăn việc làm và trả lương cho người lao động.

- Giá các loại vật tư, hàng hóa đều tăng, cước vận chuyển, tiền lương tối thiểu, giá nhân công tăng làm cho chi phí lưu thông tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tất cả các đơn vị cũng như của Tổng công ty.

- Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên phải cam kết mở rộng thị trường, nới lỏng tiến tới loại bỏ các hàng rào thuế quan. Việc giảm thuế này tuy không ảnh hưởng nhiều đến xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân nhưng sẽ gây nhiều khó khăn cho mặt hàng cà phê chế biến.

- Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết gia nhập WTO... đòi hỏi chính phủ phải hạn chế tối đa việc hỗ trợ các doanh nghiệp nên các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải tự mình khẳng định mình, không nên trông đợi nhiều ở Nhà nước, phải chủ động hội nhập, chủ động cạnh tranh.

- Các nước nhập khẩu lớn như Mỹ, EU ngày càng tăng cường áp dụng các rào cản phi thuế quan: đạo luật chống khủng bố sinh học của Hoa Kỳ, áp dụng quy định về giới hạn Ochratoxin A trong cà phê, các quy định về tiêu chuẩn cà phê khi xuất vào thị trường Nhật,... gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng. Ngoài việc áp đặt hợp đồng cà phê Châu Âu với nhiều điều khoản bất lợi cho người xuất khẩu, hiện tại Châu Âu đang xây dựng Bộ nguyên tắc cho cộng đồng cà phê, trong đó có quy định các tiêu chuẩn về môi trường, kinh tế và xã hội cho cà phê được lưu thông trên thị trường.

2. Tóm lược về tổng công ty cà phê việt nam.

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Chính phủ, có trụ sở tại số 5 Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là VINACAFE (Vietnam National Coffee Corporation) được thành lập theo quyết định 251/TTg ngày 29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động trên cơ sở Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số : 44- CP ngày 15/7/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty cà phê Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/1995 mà tiền thân của nó là Liên hiệp các Xí nghiệp cà phê Việt Nam thành lập ngày 13/10/1982 theo quyết định 174/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ).

Hiện nay, Tổng công ty có 60 đơn vị thành viên gồm các nông trường sản xuất, các nhà máy chế biến, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu và các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty hoạt động trên cơ sở hạch toán độc lập, đồng thời có các quan hệ mật thiết với nhau và với các đơn vị sự nghiệp để hỗ trợ nhau trong tổ chức, nghiên cứu và phát triển với mục đích thực hiện sản xuất và kinh doanh cà phê có hiệu quả. Tất cả các đơn vị thành viên hoạt động độc lập về hạch toán và tuân thủ chấp hành điều lệ của Tổng công ty. Được hưởng lợi ích và chia lợi nhuận theo phần đóng góp vào Tổng công ty và đều chịu sự điều tiết của Tổng công ty về giá cả.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Tổng công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiện nay, Tổng công ty chiếm thị phần lớn của cà phê xuất khẩu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu cà phê của Tổng công ty chiếm hơn 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Đóng góp đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ của ngành cà phê Việt Nam và góp phần thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển xuất nhập khẩu cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội đất nước.

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty. 2.2.1. Chức năng. 2.2.1. Chức năng.

Tổng công ty cà phê Việt Nam được thành lập để sản xuất chế biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê. Vì vậy, Tổng công ty có 3 chức năng chính là sản xuất chế biến, thương mại và dịch vụ.

- Sản xuất và chế biến: Sản xuất chế biến cà phê, các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và hàng tiêu dùng.

- Thương mại: Xuất khẩu cà phê, nông, lâm, thuỷ hải sản, các vật tư. máy móc trang thiết bị và hàng hoá tiêu dùng.

- Dịch vụ: Nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đào tạo và mở rộng phát triển nông nghiệp, xây dựng và vận tải...

2.2.2. Nhiệm vụ.

- Tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước giao, tổ chức phân bổ vốn cho các đơn vị thành viên.

- Tổ chức, chỉ huy, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường, nguồn hàng xuất nhập khẩu... Nhằm đạt được mục đích chiến lược của Tổng công ty và các đơn vị thành viên là:

+ Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê, nông sản, nhập vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành.

+ Phân bổ thị trường cung ứng hay tiêu thụ cho các đơn vị thành viên trên cơ sở có lợi nhất.

+ Tổ chức cung cấp chính xác và kịp thời về thông tin, thị trường, giá cả trong nước và thế giới cho các đơn vị thành viên.

+ Quản lý giá xuất nhập khẩu của Tổng công ty và công bố giá xuất khẩu cà phê và giá nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành trong từng thời điểm để các đơn vị thành viên phối hợp thực hiện, khắc phục tình trạng tranh mua, tranh bán.

+ Giúp đỡ cho các doanh nghiệp thành viên tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê của tổng công ty cà phê việt nam trong xu thế hội nhập hiện nay (Trang 27)