1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)

22 698 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 502,93 KB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của các hình thức giao dịch thương mại trên thế giới, công nghệ cao và mạng Intenet đã tạo nên một hình thức thương mại hoàn toàn mới: T

Trang 1

-

BÙI HOÀNG LÊ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ QUA MẠNG TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trang 2

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Đăng Hậu

Phản biện 1: ………

………

Phản biện 2: ………

………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của các hình thức giao dịch thương mại trên thế giới, công nghệ cao và mạng Intenet đã tạo nên một hình thức thương mại hoàn toàn mới: Thương mại điện tử Từ những năm đầu thế kỷ 21, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước đón nhận và tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này Nhưng chỉ trong khoảng

3 năm gần đây mới thực sự được coi là bùng nổ của công nghệ thông tin nói chung và thanh toán điện tử nói riêng trong tất cả các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại và tiêu dùng Chính phủ có đề án tăng tốc phát triển Công nghệ thông tin

Với những đặc tính ưu việt, thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiếp cận với một tập khách hàng rộng lớn mà không bị phụ thuộc vào phạm vi địa lý, giảm bớt đội ngũ bán hàng, tránh được nguy

cơ hàng tồn kho, hạn chế được các rủi ro về công nợ, tăng dòng tiền mặt, giảm thiểu sai sót trong giao dịch…vv Tuy nhiên, tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng đang gặp phải những thách thức lớn, sự thiếu đồng bộ của các hệ thống thanh toán, hệ thống ngân hàng, tâm lý còn e ngại và đôi khi là thiếu hiểu biết về giao dịch điện tử của người tiêu dùng

Công ty đầu tư và phát triển công nghệ thông tin (VTC Intecom) là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số hàng đầu Việt Nam, bao gồm: game trực tuyến, dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng, trên mobile, dịch vụ hợp tác thanh toán trực tuyến, các dịch vụ khác (báo chí, quảng cáo ) Năm 2008, được vinh danh là doanh nghiệp cung cấp nội dung

số mạnh nhất và có doanh thu cao nhất Việt Nam Tuy vậy, trong năm

2010, một số dịch vụ dần trở nên bão hòa (nhạc chuông, nhạc chờ) hoặc bị khống chế bởi các quy định của Nhà nước và phản ứng từ xã hội (game online) Việc phát triển hướng đi mới dựa trên nền tảng ưu thế cũ là vấn đề cấp thiết đặt ra cho tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên Công ty trong giai đoạn mới Một trong những trọng tâm của Công ty

là phát triển các dịch vụ thương mại, dịch vụ thanh toán trực tuyến dựa

Trang 4

trên nền tảng là cổng thanh toán điện tử trực tuyến Đây được coi là hướng chuyển mới nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty (trước đây, cổng thanh toán trực tuyến của công ty chỉ đơn thuần phục vụ thanh toán cho dịch vụ game)

2 Mục đích nghiên cứu

Luận văn hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về vai trò của việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thương mại nói chung, định hướng nhằm phát triển TMĐT tại Việt Nam và các giải pháp nhằm phát triển cung cấp dịch vụ thương mại và thanh toán trực tuyến của công ty VTC Intecom

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là dịch vụ thương mại và thanh toán trực tuyến tại Công ty Intecom Phạm vi nghiên cứu của Đề tài đề cập đến thực trạng cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Công ty Intecom, các định hướng nhằm xã hội hóa, đa dạng hóa việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nhằm đem lại hiệu quả cao về doanh thu

và lợi nhuận

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả lấy phương pháp duy vật biện chứng làm cơ sở, phương pháp thống kê, dự báo, phân tích, so sánh để xây dựng các cơ sở định lượng trong việc luận giải các vấn đề nghiên cứu

5 Kết cấu của Luận văn

Ngoài Mở đầu, Kết luận và các Phụ lục, Luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:

Chương 1: Tổng quan về thanh toán trực tuyến trong thương mại

điện tử

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán trực tuyến tại Công ty

Đầu tư và phát triển Công nghệ thông tin (VTC Intecom)

Chương 3: Một số giải pháp phát triển thanh toán trực tuyến của

Công ty Intecom

Trang 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THƯƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ

1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử

1.1.2 Các chủ thể tham gia trong thương mại điện tử

Sơ đồ mô tả:

Các cơ quan tài chính tham gia vào quá trình thanh toán điện tử

Chính phủ tham gia với vai trò điều tiết và ban hành các nghị

định, qui định, liên quan để hình thành hành lang pháp lý cho các hoạt động của thương mại điện tử

Cơ quan hành chính: tiếp nhận và xử lý các vấn đề về pháp lý

Xí nghiệp & công ty: nơi trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng tiêu

thụ

Nhà phân phối đóng vài trò vận chuyển hàng hóa tới các đại lý

tiêu thụ và người dùng

Trang 6

Thế giới kinh doanh thực tế: đóng vai trò như một đối trọng với

thế giới kinh doanh ảo

Cửa hàng ảo thị trường điện tử: là nơi diễn ra các hoạt động

mua bán trong thương mại điện tử

1.1.3 Phân loại thương mại điện tử

1.3.1.1 Phân loại theo chủ thể giao dịch

Sơ đồ minh họa

Phân loại dựa vào các chủ thể của thương mại điện tử:

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp - B2B

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng - B2C

- Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước - B2G

- Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau - C2C

- Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân - G2C

1.3.1.2 Phân loại theo cấp độ ứng dụng giao dịch điện tử

*Hiện diện trên mạng (Cấp độ 1): Cá nhân hoặc doanh nghiệp chỉ

có 1 WEBSITE trên mạng Tuy nhiên, WEBSITE rất đơn giản và chỉ mang chức năng cung cấp một vài thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm rao bán mà không có các chức năng khác

*Có WEBSITE chuyên nghiệp (cấp độ 2): cá nhân hay doanh

nghiệp đã có một WEBSITE chuyên nghiệp, có chức năng tìm kiếm thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp, đòng thời có thể giúp liên lạc với doanh nghiệp dễ dàng hơn

*Có giao dịch Thương mại điện tử (cấp độ 3): doanh nghiệp đã

bước đầu “chuẩn bị” giao dịch Thương mại điện tử, đã có thể triển khai bán hàng qua mạng

Trang 7

*Giao dịch Thương mại điện tử có kết nối tự động với cơ sở dữ liệu (cấp độ 4): Website của doanh nghiệp đã liên kết trực tiếp với cơ

sở dữ liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp Mọi hoạt động truyền thông số, dữ liệu đã được tự động hóa

*Thương mại điện tử không dây (cấp độ 5): doanh nghiệp có thể

thực hiện giao dịch Thương mại điên tử trên các thiết bị không dây như điện thoại di động bằng cách sử dụng giao thức truyền số liệu không dây Wap

*Thương mại điện tử hội tụ cao (cấp độ 6): Trong tương lai

không xa, mọi hoạt động thương mại điện tử (trao đổi thông tin, ký hợp đồng mua bán hàng hóa, đấu thầu, ký chuyển tiền…vv đều có thể thực hiện chỉ trên một chiếc máy tính, một chiếc điện thoại di động, hoặc thậm chí là sử dụng Tivi

1.1.4 Đặc trưng của Thương mại điện tử

1.1.4.1 Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

1.1.4.2 Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn Thương mại điện

tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu

1.1.4.3 Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực 1.1.4.4 Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với Thương mại điện

tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường

1.1.5 Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử

1.1.5.1 Thư điện tử (Email)

Email là phương thức dễ dàng nhất để doanh nghiệp làm quen và tiếp cận với thương mại điện tử Việc sử dụng email giúp cho doanh

Trang 8

nghiệp tiết kiệm chi phí trong khi vẫn đạt được mục tiêu truyền gửi thông tin một cách nhanh nhất Về mặt chức năng, email có thể thay thế hoàn toàn cho fax

1.1.5.2 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI)

Trao đổi dữ liệu điện tử là việc trao đổi trực tiếp các dữ liệu dưới dạng "có cấu trúc" từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người

1.1.5.3 Quảng cáo trực tuyến

Doanh nghiệp có thể hình thành một website riêng, đặt đường dẫn website của mình tại những trang web có nhiều người xem, đăng hình quảng cáo tại những trang web thông tin lớn hay trực tiếp gửi thư điện tử tới từng khách hàng, đối tác tiềm năng

1.1.5.4 Bán hàng qua mạng

Website bán lẻ là hình thức doanh nghiệp sử dụng website để trưng bày hình ảnh hàng hoá giao dịch và bán hàng hoá cho người tiêu dùng Đây chính là sự thể hiện của phương thức giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

1.1.6 Pháp luật về thương mại điện tử

1.1.6.1 Trên thế giới

- Luật mẫu Uỷ ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996 đã thông qua đã tạo điều kiện giúp đỡ tất cả các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện tử

1.1.6.2 Luật pháp Việt Nam về Thương mại điện tử

Ngày 1/3/2006, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam chính thức có hiệu lực

Trang 9

Ngày 9/6/2006, Chính phủ ban hành Nghị định về Thương mại điện tử với việc thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống

Ngày 15/2/2007, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết

về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số được ban hành Ngày 23/2/2007,Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-

CP quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính

Ngày 8/3/2007, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện

tử trong hoạt động ngân hàng được ban hành

1.2 TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.2.1 Khái niệm thanh toán trực tuyến

Thanh toán trực tuyến là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử, các thông điệp này thực hiện việc tự động chuyển tiền

từ tài khoản này sang tài khoản khác

1.2.2 Các hình thức thanh toán trực tuyến

1.2.2.1 Thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (Credit Card) là loại thẻ trong đó người chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay vv chấp nhận loại thẻ này

1.2.2.2 Thẻ ghi nợ

Loại thẻ này khi đợc sử dụng để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn

1.2.2.3 Séc điện tử

Séc trực tuyến” hay còn được gọi là “séc điện tử” thực chất là một loại “séc ảo” cho phép người mua thanh toán bằng séc qua mạng Internet Người mua sẽ điền vào form (nó giống như một quyển séc được hiển thị trên màn hình) các thông tin về ngân hàng của họ, ngày giao dịch và trị giá của giao dịch, sau đó nhấn nút “send” để gửi đi

Trang 10

1.2.2.4 Ví điện tử

Ví điện tử là 1 tài khoản điện tử đóng vai trò như 1 chiếc Ví tiền mặt trong thanh toán trực tuyến Ví điện tử giống như một người giữ tiền trung gian đứng ra thay mặt ngân hàng thực hiện thanh toán cho người sử dụng trong các hoạt động thương mại điện tử

1.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2020

1.3.1 Bối cảnh chung

1.3.1.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương với hơn 2.000 doanh nghiệp năm 2009: gần như 100% các doanh nghiệp đã tổ chức triển khai ứng dụng TMĐT; doanh nghiệp sử dụng email cho mục đích kinh doanh là 86%; sử dụng các phần mềm phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (92% doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự (43%), quản lý chuỗi cung ứng (32%) quản lý khách hàng (27%)

1.3.1.2 Tốc độ phát triển người sử dụng intenet trên thế giới

Bảng 1.1: Thống kê người dùng Internet trên thế giới đến 31/12/2010

Vùng Dân số

Người dùng Internet (31/12/2000)

Người dùng Internet (31/12/2010)

% dân

số

Tăng so với năm

2000 (%)

Tỉ lệ (%) Châu Phi 975.330.899 4.514.400 54.171.500 5.6 % 1.100 % 3.4 %

Trang 11

1.3.2 Tình hình phát triển TMĐT một số quốc tiêu biểu trên thế giới

1.3.2.3 Nhật Bản

Doanh thu thương mại điện tử ở Nhật tăng đều khoảng 17% từ năm 2005 đến nay và dự tính sẽ tăng khoảng 10% trong 5 năm tới Một công ty thu lợi nhiều nhất trong xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Nhật là Rakuten

1.3.3 Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015

1.3.3.1 Mục tiêu kế hoạch

1.3.3.2 Nội dung của Chương trình

1.3.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử

1.3.3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử

1.3.3.2.3 Cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh

1.3.3.2.4 Phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ thương mại điện tử

1.3.3.2.5 Nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý nhà nước

1.4 THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM

1.4.1 Thực tế thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

Năm 2006: 75% số người truy cập vào Internet chỉ để xem tin tức, chat, chơi game và tra cứu tài liệu, chỉ có khoảng 7% có biểu hiện mua bán trên mạng

Trang 12

Năm 2007, tăng thêm 40% so với năm 2006, tổng số tiền giao dịch tăng lên gấp 2 lần (107%)

Từ năm 2008 đến nay, có 88% doanh nghiệp cho phép nhận đơn hàng bằng các phương tiện điện tử, 45% doanh nghiệp có Website, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thanh toán trực tuyến

1.4.2 Một số doanh nghiệp Việt Nam sở hữu hệ thống thanh toán trực tuyến tiêu biểu

1.4.2.1 Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ trực tuyến Onepay

1.4.2.2 Công ty Phần mềm Hòa Bình (PeaceSoft)

1.4.2.3 Công ty cổ phần Thương mại điện tử Bảo Kim

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (VTC INTECOM)

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2.1.1 Thông tin cơ bản

Tên Công ty: Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ thông tin Trực thuộc: Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện- VTC Địa chỉ: Số 18 – Đường Tam Trinh – P.Vĩnh Tuy-Q Hai bà Trưng – Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế: Information Technology Investment And Development Company

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Ngày đăng: 13/02/2014, 12:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Thương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin kinh  doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
h ương mại điện tử (E-Commerce) là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ điện tử (Trang 5)
Sơ đồ mô tả: - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
Sơ đồ m ô tả: (Trang 5)
1.3.1.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
1.3.1.1 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam (Trang 10)
Bảng  1.1:    Thống  kê  người  dùng  Internet  trên  thế  giới  đến  31/12/2010 - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
ng 1.1: Thống kê người dùng Internet trên thế giới đến 31/12/2010 (Trang 10)
Bảng 2.3:Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của của Intecom giai - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
Bảng 2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của của Intecom giai (Trang 16)
Bảng  2.3:Tỷ  suất  lợi  nhuận  trên  vốn  của  của  Intecom  giai  đoạn 2008 -2010 - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
ng 2.3:Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của của Intecom giai đoạn 2008 -2010 (Trang 16)
2.2.5.1  Bảng Phân tích SWOT - Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử qua mạng tại công ty đầu từ và phát triển công nghệ thông tin (VTC INTECOM)
2.2.5.1 Bảng Phân tích SWOT (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w