khẩu:
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành của Việt Nam tuy được đánh giá là đã có những tiến bộ song nó vẫn còn tồn tại những bất cập sau:
- Có thể nói, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã chú trọng bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích đầu tư thông qua việc quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu từ các thị trường khác nhau; Ngoài ra còn áp dụng biện pháp bảo hộ có trọng điểm, có thời gian, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hiệu quả bảo hộ chưa cao, chưa chọn lọc, chưa xác định thời hạn và lộ trình bảo hộ để các doanh nghiệp chủ động, còn thiếu các công cụ bảo hộ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, trong khi các công cụ bảo hộ này hoàn toàn có thể thay thế cho biện pháp áp dụng bảng giá tối thiểu để tính thuế nhập khẩu, chưa triển khai áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử theo quy định của Luật thuế xuất - nhập khẩu, vẫn còn một số mặt hàng linh kiện chi tiết rời hoặc nguyên liệu để sản xuất lắp ráp các sản phẩm cơ khí, điện - điện tử có mức thuế nhập khẩu cao hơn thành phẩm.
Theo ý kiến các nhà phân tích, chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta hiện nay đang được xây dựng theo nguyên tắc bảo hộ triệt để cho sản xuất nội địa. Mức độ bảo hộ không được phân biệt theo lợi thế cạnh tranh. Việc phân tích các tỷ lệ bảo hộ thực tế cho thấy những ngành được bảo hộ cao nhất là những ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu chứ không phải là những ngành sản xuất có tiềm năng xuất khẩu hoặc những ngành có tiềm năng nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Như vậy, tác dụng bảo hộ của chính sách thuế nhập khẩu dẫn đến việc khuyến khích tiêu dùng trên thị trường trong nước mà không khuyến khích xuất khẩu. Xuất khẩu
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật trạng thâm hụt cán cân thương mại. Điều này rõ ràng là bất lợi khi Việt Nam tham gia vào thương mại khu vực và thế giới khi hàng rào thuế quan dần dần bị xoá bỏ - hàng nhập khẩu có nguy cơ tràn ngập trong khi đó hàng xuất khẩu chủ lực lại không có điều kiện chiễm lĩnh thị trường.
- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tương đồng với chính sách thuế trong khu vực và trên thế giới. Cơ cấu thuế suất của biểu thuế nhập khẩu hiện hành có khá nhiều mức thuế suất (18 mức) kết hợp với một số khoản thu chênh lệch giá (bản chất vẫn là thuế nhập khẩu) đối với một số mặt hàng gây hiểu nhầm là có quá nhiều khoản thu đối với hàng nhập khẩu, không phù hợp với thông lệ chung. Hơn thế nữa, chính sách thuế xuất nhập khẩu hiện hành còn chưa bao quát hết nguồn thu, mức thuế suất bình quân của biểu thuế hiện hành còn thấp (xấp xỉ 8% kim ngạch), trong khi ở các nước trong khu vực như Thái Lan - 17%, Malaysia - 18%, Indonesia - 15%... mà các nước này cũng đang chuẩn bị gia nhập WTO như Việt Nam. Đại đa số các mặt hàng có mức thuế suất thấp hoặc thuế suất 0%, những mặt hàng có mức thuế suất cao (trên 40%) chiếm tỷ trọng thấp, trong khi có thể thu thuế nhập khẩu trên diện rộng ở một số nhóm mặt hàng.
- Mặc dù đã bắt đầu triển khai áp dụng việc xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO từ 1/1/2004, song thời gian đầu do hạn chế về đối tượng áp dụng và một số vấn đề trong công tác chuẩn bị nên trên thực tế, hệ thống các văn bản pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy định giá tính thuế hàng nhập khẩu nói riêng còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất, chưa tuân thủ một cách chặt chẽ nội dung của Hiệp định. Điều này khiến cho quá trình áp dụng rất phức tạp, cùng một lúc tồn tại nhiều quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu, do vậy không thể tránh khỏi gian lận thương mại qua giá. Việc áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo hợp đồng và loại bỏ hoàn toàn bảng giá tối thiểu về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhưng với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, để
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật tính thuế nhập khẩu là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc xác định số thuế nhập khẩu phải nộp, nó liên quan đến nhiều nội dung của Luật thuế xuất nhập khẩu, đồng thời cũng là tâm điểm chú ý của các doanh nhân cũng như các tổ chức quốc tế có quan hệ kinh tế với chúng ta. Hay nói một cách khác, giá tính thuế là một yếu tố hết sức nhạy cảm, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến số thu ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng các quan hệ thương mại, đòi hỏi phải có các giải pháp để công tác quản lý giá tính thuế ngày càng hoàn thiện hơn.
- Về cơ bản, những quy định của chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành đã tạo thực hiện cho công tác quản lý hành chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số quy định chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, hay thay đổi. Việc thường xuyên sửa đổi biểu thuế suất thuế nhập khẩu tuy đáp ứng yêu cầu bảo hộ những ngành sản xuất non trẻ, phù hợp với sự xuất hiện nhiều mặt hàng mới trên thị trường nhưng lại gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời các doanh nghiệp sẽ bị động trong tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh theo phương án thuế thay đổi. Đã đến lúc các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được chiến lược kinh doanh, thương hiệu sản phẩm... để đứng vững trên thị trường quốc tế.
- Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành vẫn còn chứa đựng quá nhiều mục tiêu. Việc theo đuổi các mục tiêu xã hội đã dẫn đến quy định chế độ miễn giảm thuế còn khá rộng (như miễn giảm thuế đối với hàng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục, đào tạo, máy móc thiết bị, vật tư nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...) đã làm cho chính sách thuế thêm phức tạp, thiếu minh bạch, mất đi tính trung lập của thuế.
Xuất phát từ những hạn chế đã nêu ở trên em xin đưa một số hướng giải quyết nhằm hoàn thiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu để góp phần thúc đẩy
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật - Xây dựng biểu thuế nhập khẩu phù hợp với định hướng bảo hộ có chọn lọc đối với các ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Xuất phát từ định hướng của các ngành kinh tế và yêu cầu của các tổ chức thương mại quốc tế mà Việt Nam sẽ tham gia, chúng ta có thể chia các mức độ bảo hộ thành 5 cấp độ. Cấp độ bảo hộ của một ngành sẽ được xác định dựa vào hệ số bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ hiệu quả và mức thuế suất bảo hộ danh nghĩa của ngành đó dự kiến trong tương lai.
Cụ thể:
+ Đối với những ngành mà Việt Nam thực sự có thế mạnh về xuất khẩu, lượng nhập khẩu không đáng kể (đây là nhóm ít bị ảnh hưởng tiêu cực của việc hội nhập và có cơ hội để mở rộng thị trường quốc tế), dự kiến hệ số bảo hộ hiệu quả là 11%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 10%, đầu vào từ 0% - 3%.
+ Đối với những ngành hàng là đầu vào của các ngành sản xuất và được định hướng đầu tư phát triển trong tương lai cần có sự bảo hộ thích đáng hoặc một số ngành tuy đã được đầu tư nhưng không có hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp trong cả hiện tại và tương lai, số bảo hộ hiệu quả dự kiến là 50%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 20%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 0% - 5%.
+ Đối với những ngành hàng mà trong nước đã sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và những ngành hàng bước đầu đã có thế mạnh xuất khẩu nhưng vẫn cần có sự bảo hộ nhất định, hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến từ 55% - 80%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 30%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào từ 5% - 10%.
+ Đối với những ngành hàng có triển vọng lợi thế cạnh tranh do tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động nhưng hiện tại đang bị đe doạ bởi hàng ngoại nhập nên cần phải có sự bảo hộ thích đáng (như ngành dệt may, giày dép...), hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến khoảng 85% -
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật 120%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 40%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào là 10%.
+ Đối với những ngành công nghiệp non trẻ nhưng trong tương lai sẽ trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế và một số ngành có ý nghĩa trọng yếu đảm bảo an toàn cho sự phát triển nền kinh tế, cần được bảo hộ ở mức cao, hệ số bảo hộ hiệu quả dự kiến là 120% - 130%, mức thuế cho sản phẩm đầu ra là 50%, mức thuế cho sản phẩm đầu vào là 10% - 15%.
Sự phân chia cấp độ bảo hộ trên đây tỏ rõ quan điểm chính sách thuế nhập khẩu chi bảo hộ một cách chọn lọc cho những ngành hàng có triển vọng, có lợi thế so sánh, có khả năng xuất khẩu để được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết và khi gia nhập WTO. Bên cạnh đó, cần thiết phải đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với các doanh nghiệp để được hưởng lợi từ chính sách bảo hộ này như về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, giá thành sản phẩm hay tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm tuỳ theo từng nhóm ngành hàng...
- Tiếp tục hoàn thiện biểu thuế suất và thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan.
- Biểu thuế suất thuế nhập khẩu về cơ bản vẫn bao gồm các dòng thuế suất khác nhau, thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất tạm thời, trong đó, thuế suất tạm thời được điều chỉnh theo những điều khoản riêng và không nhất thiết phải thể hiện cụ thể trong Biểu thuế nhập khẩu. Dòng thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các nước có ký điều khoản MFN (điều khoản tối huệ quốc) với Việt Nam và cho các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây là khung thuế suất cơ bản được dùng để tính các khung thuế suất khác.
Bên cạnh đó, các mức thuế suất của biểu thuế nhập khẩu cũng phải được sắp xếp lại theo hướng thu hẹp. Thực hiện tăng thuế suất bình quân của biểu thuế nhập khẩu hiện hành bằng cách tăng dần thuế suất thuế nhập khẩu của
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật cắt giảm theo cam kết với AFTA lên mức cao hơn, thực hiện thu trên diện rộng nhằm bao quát hết nguồn thu, đảm bảo duy trì tỷ lệ huy động từ thuế xuất nhập khẩu trong những năm tới đạt khoảng 13% - 14% trong tổng số thu ngân sách Nhà nước từ thuế.
- Cần xây dựng tiến độ và phương án cụ thể để thuế hoá các hàng rào phi thuế quan do một trong những nguyên tắc hàng đầu của WTO là chi bảo hộ bằng thuế quan, mọi hàng rào phi thuế quan phải được loại bỏ. Việc thuế hoá cần được tiến hành ngay, trong thời gian sớm nhất, một mặt sẽ tránh cho nền kinh tế gặp phải những biến động đột ngột khi ngay lập tực phải loại bỏ hàng rào phi thuế quan thay bằng hàng rào thuế quan, nhất là trong trường hợp chưa có các biện pháp hữu hiệu khác để bảo vệ hợp lý nền sản xuất nội địa và ngăn chặn gian lận thương mại. Đối với các ngành đang được bảo hộ cả bằng thuế và hàng rào phi thuế thì việc thuế hoá sớm sẽ có đủ thời gian để thích nghi dần với tình trạng được bảo hộ duy nhất và có thời hạn bằng thuế.
- Bổ sung áp dụng các hình thức thuế mới được WTO thừa nhận để bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Mặc dù Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 04/1998/QH 10 ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuể bổ sung đối với hàng nhập khẩu bị bán phá giá vào Việt Nam, hàng nhập khẩu được sự trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa từng áp dụng 2 loại thuế trên do chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của WTO, trong đó có thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Đây vừa là các công cụ pháp lý bắt buộc phải có để đối phó với hàng nhập khẩu khi bán phá giá hoặc được trợ cấp của nước xuất khẩu, vừa là vũ khí tốt trong đàm phán thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác trên thị trường quốc tế.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật - Cần tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để có thể chính thức áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo Trị giá Hải quan GATT/WTO cho các hàng hoá nhập khẩu từ tất cả các thị trường quốc tế. Với điều kiện thực tế ở Việt Nam, nền tảng pháp lý còn thiếu đồng bộ, nền kinh tế thị trường còn đang non trẻ, hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang chịu sự chi phối của luật pháp quốc gia hơn là tập quán quốc tê thì đòi hỏi thời gian và các điều kiện để đảm bảo áp dụng thành công Hiệp định Trị giá GATT/WTO hoàn toàn không đơn giản. Điều này đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ từ phía cơ quan Nhà nước, cơ quan Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp.
Đồng thời, do yêu cầu phải loại bỏ bảng giá tối thiểu cũng như các hàng rào phi thuế, cần thiết bổ sung các công cụ bảo hộ mới được WTO công nhận như thuế tuyệt đối và hạn ngạch nhập khẩu. Việc bổ sung các công cụ này một mặt sẽ góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, mặt khác góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần thu hẹp diện miễn giảm thuế xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo cho chính sách thuế vừa đơn giản, rõ ràng, minh bạch trong quản lý, vừa đảm bảo tính trung lập của thuế. Đồng thời để hạn chế các trường hợp lợi dụng trốn thuế, lách thuế, chính sách thuế xuất nhập khẩu cần được sửa đổi theo hướng chi miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu đối với các hàng hoá chuyên dùng đặc biệt phục vụ cho an ninh, quốc phòng như: vũ khí, khí tài quân sự và các hàng hoá đặc dụng khác. Đối với các hàng hoá phục vụ cho giáo dục, đào tạo, y tế vẫn phải nộp thuế, trường hợp cần ưu đãi thì hỗ trợ qua Ngân sách nhà nước.