ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

Một phần của tài liệu thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nhìn từ góc độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 28 - 32)

KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

1. Cam kết về thuế quan trong WTO của Việt Nam:

Trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam phải thay đổi rất nhiều các quy định về luật thuế, trong đó thuế xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh nhất.

Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10600 dòng thuế.

Thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%) thời gian thực hiện sau 5-7 năm.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật hành với khoảng 3700 dòng thuế (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế ); ràng buộc theo mức thuế trần – cao hơn mức thuế hiện hành 3170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế ), chủ yếu là đối với nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất và một số phương tiện vận tải.

Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập. Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện - điện tử.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, thuốc lá, muối ( muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50 – 60%, thuốc lá lá 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16.1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12.6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16.6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23.9%.

Các mức cắt giảm này có thể so sánh tương ứng với các mức cắt giảm trung bình của các nước đang phát triển và đã phát triển trong vòng đàm phám Urugoay (1994) như sau: trong lĩnh nông nghịêp các nước đang phát triển và đã phát triển cam kết cắt giảm là 30% và 46%; với hàng công nghiệp tương ứng là 37% và 24%; Trung Quốc trong đàm phán gia nhập của mình cam kết cắt giảm khoảng 45% thuế nhập khẩu (từ 17,5% xuống 10%).

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam rham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng. Thời gian thực hiện cam kết giảm thuế là từ 3 đến 5 năm.

Trong các hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động, máy ghi hình, máy ảnh kỹ thuật số…sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3 – 5 năm, tối đa là sau 7 năm.

2. Sự ảnh hưởng khi cắt giảm thuế xuất nhập khẩu theo WTO:

Cắt giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp và nguồn thu của ngân sách nhà nước. Khi vào WTO, thuế quan sẽ giảm dẫn đến giá thành hàng hoá của các nước cũng giảm. Như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược về giá. Một câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp làm thế nào để có thể tận dụng hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam

Hiện nay, thuế nhập khẩu vẫn là biện pháp quan trong để bảo hộ sản xuất trong nước. Nhưng theo các cam kết của WTO và hiệp định tự do hoá thương mại (AFTA ), thuế nhập khẩu sẽ bị cắt giảm trong thời gian năm tới và sẽ dần xuống mức 0% trong khoảng thời gian 10 – 12 năm. Cụ thể trong cam kết gia nhập WTO, sẽ có 36% số dòng thuế trong biểu thuế phải cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu so với hiện hành. Với mức cắt giảm như đã cam kết, kim ngạch nhập khẩu thực tế chịu ảnh hưởng cắt giảm thuế khoảng 20% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Khi đó số thu thuế nhập khẩu sau khi thực hiện cắt giảm giai đoạn 5 năm gia nhập WTO là 300 triệu USD, tương đương 4800 tỉ đồng. Trung bình giảm khoảng 1000 tỉ đồng / năm, tương đương khoảng 6 -7 % số thu thuế nhập khẩu hàng năm.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật Gia nhập WTO, Vịêt Nam sẽ cạnh tranh với nhiều đối tác có lợi thế về công nghệ, về giá cả, vận chuyển và chủ động nguồn nguyên liệu … trong khi biện pháp bảo hộ bằng thuế không còn thì khó khăn sẽ đến với các nhà sản xuất trong nước.

Cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện các cam kết cắt giảm thuế theo AFTA khu vực. Theo cam kết này việc cắt giảm đều rất triệt để, xuống mức 0 – 5%. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản xuất trong nước nếu không có các biện pháp điều chỉnh, vì các nước đối tác đều có thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Vì thực tế buôn bán trong ASEAN chỉ chiếm 25- 27% tổng giá trị nhập khẩu và giá trị kim ngạch đảm bảo tiêu chí để được miễn thuế mớí chiếm 10% tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN. Tuy nhiên, khi AFTA mở rộng sang cả Trung Quốc, Hàn Quốc thì những ảnh hưởng sẽ càng rõ nét hơn.

Hiện nay, thuế xuất khẩu, nhập khẩu chiếm khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước. Việc cắt giảm thuế sẽ làm số thu giảm 10% tổng số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu. Bên cạnh đó, dưới tác động giản tiếp của hội nhập, nền kinh tế trong nước đã có ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách như: số thu thuế từ khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là từ các doanh nghiệp nhà nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh do tác động của cạnh tranh quốc tế và quá trình cải cách doanh nghiệp. Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những thay đổi thị trường trong quá trình hội nhập cũng sẽ thay đổi nguồn thu. Tuy nhiên, việc cắt giảm thuế cũng sẽ dẫn tới việc thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Các mặt hàng nhập khẩu được giảm thuế sẽ có số lượng nhập khẩu gia tăng. Kết quả sẽ dẫn đến tăng thu thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Nếu xét cả khía cạnh này thì tác động của việc cắt giảm thuế sẽ thấp hơn.

Việc điều hành thuế nhập khẩu góp phần quan trọng trong việc bảo hộ có chọn lọc các ngành hàng có khả năng cạnh tranh đầu tư, mở rộng sản xuất,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Luật vậy, chính sách ưu đãi thuế đã góp phần quan trọng tạo điều kiện để nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam có điều kiện hình thành, từng bước mở rộng và phát triển, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động. Tuy nhiên cũng không phủ nhận hiện nay, một số chính sách ưu đãi thuế không còn phù hợp và cần phải dỡ bỏ. Đây cũng là một bước để các doanh nghiệp làm quen dần với nền kinh tế hội nhập.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG LUẬT THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA CÔNG TY KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU VIGLACERA

Một phần của tài liệu thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nhìn từ góc độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Trang 28 - 32)