Tư tưởng của j j rousseau về giáo dục qua tác phẩm émile hay là về giáo dục

6 1.1K 31
Tư tưởng của j j rousseau về giáo dục qua tác phẩm émile hay là về giáo dục

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm "Émile hay về giáo dục" Nguyễn Thị Tuyết Thanh Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS. ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Vũ Hảo Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Khái lược về triết học của J.J Rousseautác phẩm “Émile hay về giáo dục”, phân tích bối cảnh và tiền đề ra đời và tưởng chính của triết học của J.J Rousseau và tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Làm rõ nền tảng và nội dung cơ bản của tưởng giáo dục J.J Rousseau trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Phân tích những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tưởng giáo dục J.J Rousseau. Keywords. Giáo dục; Triết học; tưởng triết học; Triết học Pháp Content 1. Lý do chọn đề tài Một kết luận đúc rút sâu sắc được cha ông ta truyền qua nhiều thế hệ người Việt: “Hiền tài nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém” (Văn bia văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, 1442). Ngay sau khi khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Một dân tộc dốt một dân tộc yếu” [35, tr.8]. Bởi vậy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác giáo dục. Sự nghiệp giáo dục của nhân dân ta trong suốt hơn 60 năm qua tuy đầy khó khăn, song đã đạt được những thành tích đáng tự hào, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kể từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, chủ trương của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục được ghi dấu ấn bởi những cột mốc quan trọng như các lần cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956, 1976; Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi: “giáo dục quốc sách hàng đầu”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khóa VIII (1996) nhấn mạnh: “Phải coi đầu tư cho giáo dục đầu cơ bản quan trọng nhất cho sự phát triển toàn diện đất nước” [5, tr.10]. Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, dường như trái với cố gắng của Đảng và Nhà nước, mong muốn của nhân dân, trong nền giáo dục Việt Nam có quá nhiều vấn đề nổi cộm gây bức xúc dư luận xã hội. Những bất cập của giáo dục Việt Nam không dừng ở một vài khâu mà có thể nói ở tất cả mọi mặt: từ nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, đến quản lý giáo dục. Vì vậy tại sao ở một nước có truyền thống hiếu học, công tác giáo dục được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt coi trọng mà nền giáo dục nước nhà lại đứng trước nguy cơ “khủng hoảng” và “tụt hậu” như hiện nay? Tìm hiểu thực trạng này, rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, nhà giáo nhiều năm công tác trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam, am hiểu các nền giáo dục hiện đại trên thế giới đã đi đến kết luận: Giáo dục Việt Nam đang thiếu một triết lý giáo dục đúng đắn, nói chính xác hơn thiếu một nền tảng triết học giáo dục phù hợp. Đứng trước thực trạng đất nước, trước yêu cầu phát triển và hội nhập, giáo dục Việt Nam buộc phải tìm cho được giải pháp để đổi mới giáo dục thành công. Vì vậy, vấn đề cốt lõi là cần đổi mới căn bản triết lý về giáo dục để từ đó có thiết kế hệ thống giáo dục quốc gia hợp lý, bao gồm mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục cũng như cơ chế quản lý và điều hành giáo dục. Hơn hai thế kỷ trước, J.J. Rousseau - một nhà triết học Khai sáng Pháp, nhà giáo dục xuất sắc nhất của thế kỷ 18 đã cho xuất bản tác phẩm tâm đắc nhất của cuộc đời mình “Émile hay về giáo dục”. Chính những quan điểm giáo dục mới mẻ và tiến bộ vượt trước thời đại của ông đã đem lại sự nổi tiếng của ông trên thế giới. Trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”, Rousseau đã chỉ ra hầu hết những sai lầm của giáo dục truyền thống. Rousseau đã đưa ra cách khắc phục những sai lầm này trong tác phẩm của mình như: Cần phải hiểu sâu sắc chủ thể giáo dục (người học) mà ở đó người thầy thao tác; không dạy lý luận suông mà cần giáo dục bằng thực tiễn, không nhồi nhét kiến thức cho trẻ; “Không phải dạy các môn khoa học mà đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó” [16, tr.223]. Ông chú trọng việc học trò tự tìm tới kiến thức… Trong lời giới thiệu tác phẩm “Émile hay về giáo dục”, nhà văn Bùi Văn Nam Sơn đã viết: “Vượt qua khoảng cách 250 năm, tưởng như Rousseau người sống cùng thời với chúng ta, đang chia sẻ những nỗi lo âu và bất bình của những người vừa thủ phạm, vừa nạn nhân của một nền giáo dục đang phạm nhiều sai lầm từ cơ sở triết lý, cách thiết kế cho đến phương pháp sư phạm với những hậu quả đáng sợ cho phụ huynh lẫn con cái” [16, tr.9]. Có thể nói Rousseau chính người đặt nền móng cho triết lý giáo dục đầy nhân văn: tất cả vì con người, người học được tôn trọng, được tự do. Rosseau đã được gọi “người thầy của nhân loại”. tưởng của ông có ảnh hưởng lớn đến các nhà tưởng - giáo dục nổi tiếng thế giới như A.S Makareko, J Dewey… và tới cả một số nhà tưởng duy tân Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Tác phẩm “Émile hay về giáo dục” đã thể hiện một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một chủ trương giáo dục đầy tinh thần dân chủ, yêu thương, tôn trọng tự do và tôn trọng nhân phẩm của người học. Nghiên cứu tác phẩm “Émile hay về giáo dục” sẽ góp phần làm sáng tỏ quan niệm cơ bản về giáo dục (còn được gọi triết lý giáo dục), đặc biệt triết học giáo dục ở J.J Rousseau bao gồm: Những nguyên lý cơ bản của giáo dục, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Đây đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, làm nền tảng để giải quyết những vấn đề giáo dục nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bởi vậy đề tài nghiên cứu mà tôi lực chọn cho luận văn thạc sĩ của mình là: tưởng của J.JRousseau về giáo dục qua tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Có ba loại liệu nghiên cứu chủ yếu về đề tài: tài liệu nghiên cứu liên quan gián tiếp đến đề tài và các tài liệu nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài. Trong số các tài liệu gián tiếp liên quan đến đề tài, có thể kể đến các công trình liên quan đến triết học của Rousseau nói chung và các công trình liên quan tới tác phẩm Emile hay về giáo dục. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề của giáo dục nói chung và của giáo dục Việt Nam nói riêng. Thứ nhất: các liệu có liên quan đến triết học của Rousseau nói chung. Thuộc loại này phải kể đến các công trình như: + Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) ( 2002), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội + Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2006), Đại cương lịch sử triết học phương tây, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. + Nguyễn Thị Thanh Minh (2006), tưởng của J.J Rousseau về quyền tự do, về bình đẳng và về nhà nước, Luận văn thạc sỹ triết học, Viện Triết học. + Nguyễn Thị Châu Loan (2007), tưởng cơ bản của Triết học chính trị Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Luận văn thạc sỹ triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tóm lại, bàn về triết học của Rousseau nói chung có không ít các giáo trình, công trình nghiên cứu bàn tới, mà ở trên chỉ mới một vài công trình tiêu biểu. Tuy nhiên các công trình này chủ yếu bàn về vấn đề tưởng triết học, chính trị của J.J Rousseau, còn vấn đề giáo dục rất ít được nhắc tới thậm chí có thể nói vẫn một vấn đề còn bỏ ngỏ. Thứ hai: Các liệu liên quan trực tiếp đến tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Cho đến thời điểm hiện nay, tác phẩm “Émile hay về giáo dục” đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam lần thứ hai. Lần xuất bản thứ nhất vào năm 1962 tại Sài Gòn do Bộ quốc gia giáo dục phát hành (Bản dịch của Lý Hoa). Tác phẩm “Émile hay về giáo dục” đã tạo cho tác giả sự nổi tiếng trên thế giới và đã gây sự chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về tác phẩm này còn rất ít được dịch và phổ biến ở nước ta. Còn ở Việt Nam, khi nói đến Rousseau, người ta dường như chỉ thường bàn tới tưởng triết học và tưởng chính trị của ông, chứ chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học chính thức bàn đến quan niệm của ông về giáo dục qua tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Ví dụ như trong cuốn Phát triển giáo dục, phát triển con người, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tác giải Phạm Minh Hạc có nhắc tới tưởng của J.J Rousseau, song mới chỉ dừng lại ở vài dòng giới thiệu, trong đó có nhắc đến tưởng của Rousseau về một nền giáo dục vươn tới mục tiêu đào tạo con người xã hội với tính cách “con người công dân” [11, tr.305]. Trong cuốn Lịch sử giáo dục thế giới, Giáo sư Nguyễn Lân cũng bước đầu đưa ra đánh giá cho rằng tưởng giáo dục của J.J Rousseau có điểm tiến bộ và mới lạ và cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà giáo dục trong thời kỳ cách mạng sản Pháp. Kể từ tháng 8 năm 2008, khi tác phẩm sau khi dịch ra tiếng Việt và được nhà xuất bản Tri thức phát hành (Bản dịch của hai dịch giả Lê Hồng Sâm và Trần Quốc Dương) thì đã có nhiều bài báo giới thiệu về tác giả và tác phẩm như: “Émile hay về giáo dục” trong: http://dangcongsan.vn, hay “Nỗ lực của Rousseau trong việc kiến tạo mẫu người công dân cho một xã hội dân chủ lý tưởng”, trong http://www.chungta.com.vn; “Sách kinh điển về giáo dục của Rousseau ra mắt tại Việt Nam”, trong: http://evan.vnexpress.net; “Émile hay về giáo dục”, trong: http://www.scribd.com Thứ ba các liệu có liên quan đến vấn đề của giáo dục nói chung và của giáo dục Việt Nam nói riêng. Về loại liệu này, có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau và được trình bày dưới dạng sách, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài báo. Trong số này phải kể đến các công trình tiêu biểu như, “Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải pháp”, Nxb Tri thức, Hà Nội 2008 của nhiều tác giả; “Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 1996 của tác giả Phạm Minh Hạc;“Sứ mạng của giáo dục”, Tạp chí Tia sáng, của tác giả Lê Văn Giạng; “Giáo dục Việt Nam và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính”, báo Việt Nam net, và hàng loạt những bài viết khác rải rác trên hầu hết các báo. Các công trình khoa học này đã đề cập khá đầy đủ các mặt còn hạn chế của giáo dục Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế đó thiếu một triết lý giáo dục đúng đắn, song lại chưa đưa ra được một triết lý giáo dục với tính cách nền tảng có tính hệ thống để cải cách hệ thống giáo dục hiện nay. Tóm lại, về đề tài “Tìm hiểu triết học giáo dục của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm “Émile hay về giáo dục”, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống. Tất cả các công trình đã biết mới dừng lại ở đánh giá nói chung, rất sơ lược về tưởng giáo dục của ông hoặc giới thiệu cơ bản về tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Việc làm rõ triết học giáo dục của J.J. Rousseau sẽ một cơ sở lý luận rất tốt từ đó có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn hướng tới cải cách nền giáo dục nước nhà. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn làm rõ nội dung cơ bản của tưởng giáo dục của J.J Rousseau qua tác phẩm “Émile hay về giáo dục”, từ đó phân tích những giá trị hạn chế của nó. * Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, Khái lược về triết học của J.J Rousseautác phẩm “Émile hay về giáo dục”, phân tích bối cảnh và tiền đề ra đời và tưởng chính của triết học của J.J Rousseau và tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Thứ hai, Làm rõ nền tảng và nội dung cơ bản của tưởng giáo dục J.J Rousseau trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. Thứ ba, phân tích những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tưởng giáo dục J.J Rousseau. 4. Đối tượngphạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng giáo dục của J.J Rousseau trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. * Phạm vi nghiên cứu: Đây một đề tài rộng, vì vậy luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu nội dung cơ bản củatưởng giáo dục của J.J Rousseau qua tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận. Để đánh giá đúng những giá trị của tưởng giáo dục J.J Rouseau, tác giả luận văn đã quán triệt quan điểm khách quan, biện chứng, quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. * Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đặc biệt phương pháp văn bản học. 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn có thể coi cố gắng phân tích một cách có hệ thống tưởng giáo dục của Rousseau trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”. - Luận văn làm rõ một số giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của tưởng giáo dục của Rousseau trong tác phẩm “Émile hay về giáo dục”, đặc biệt bước đầu liên hệ với những vấn đề giáo dục Việt nam hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành triết học và giáo dục học, hay những người quan tâm. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết: Chương 1: Khái lược về triết học của J.J Rousseautác phẩm “Emile hay về giáo dục”. Chương 2: Nền tảng nhân học và nội dung cơ bản của tưởng giáo dục của J.J. Rousseau trong tác phẩm “Emile hay về giáo dục”. References 1. Nguyễn Danh Bình (9/5/2009), “Tư tưởng giáo dục thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Giáo dục và Thời đại, (đặc biệt tháng 5). 2. Bộ giáo dục - Đào tạo (1995), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo ( 1945 - 1975), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 3. Carl Roger (2001), Phương pháp dạy và học hiệu quả, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Phạm Khắc Chương (1997), Cômenxki ông tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Trần Hương Giang (2008), Vấn đề tự do và bình đẳng trong triết học S.Montesquieu và J.J Rousseau trong tác phẩm bàn về khế ước xã hội, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 9. Lê Văn Giạng, “Giáo dục Việt Nam và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính”, báo Việt Nam net. 10. Lê Văn Giạng (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh tế, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 12. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên - 1963), Lịch sử văn học phương Tây, tập 1, Nxb. Văn học, Hà Nội. 13. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2006), Đại cương lịch sử triết học phương Tây, Nxb. Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Lương Vị Hùng, Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Jean Jacques Rousseau (2006), Bàn về khế ước xã hội, dịch giả Hoàng Thanh Đạm, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. 16. Jean Jacques Rousseau (2008), Emile hay về giáo dục, dịch giả Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 17. J.J.Rousseau (1962), Emile, hay vấn đề của giáo dục, Bản dịch của Lý Hoa, Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 18. John Dewey (2008), Dân chủ và giáo dục, dịch giả Phạm Minh Tuấn, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 19. John Stuart Mill (2006), Bàn về tự do, Nxb. Trí thức, Hà Nội. 20. Thái Thị Kim Lan (2004), “Khai sáng và tiến bộ nhìn từ góc độ triết sử Tây phương”, Thời đại mới, Tạp chí Nghiên cứu và Thảo luận, (3). 21. Nguyên Lân (1958), Lịch sử giáo dục học thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Bích Lệ (2008), “J.J. Rousseau (1712 - 1778) nhà triết học khai sáng Pháp mang lập trường chính trị cấp tiến - tả khuynh”, Tạp chí Triết học, (7). 23. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 24. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 15, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 25. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. 26. Nguyễn Thị Châu Loan (2007), tưởng cơ bản của Triết học chính trị J.J Rousseau trong tác phẩm bàn về khế ước xã hội, Luận văn thạc sỹ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 27. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 19, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hoàng Như Mai (1998), Hồi ức và suy nghĩ về văn hoá giáo dục, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 33. M. Rôđentan và P. Iuđin (1960), Từ điển Triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (2002), Về giáo dục và tổ chức thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 37. Nguyễn Thị Thanh Minh (2006), tưởng của J.J Rousseau về quyền tự do, về bình đẳng và về Nhà nước, Luận văn thạc sỹ Triết học, Viện Triết học. 38. Nhiều tác giả (2008), Những vấn đề giáo dục hiện nay. Quan điểm và giải pháp, Nxb. Tri thức, Hà Nội. 39. Roger Gal (1971), Lịch sử giáo dục, bản dịch Lê Thanh Hoàng Dân, Trần Hữu Đức, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Tạp chí Triết học (11/1983), tập 2, (6). 41. Hà Nhật Thăng và Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 42. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tự giáo dục tự học tự nghiên cứu, tập 1, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông - Tây, Hà Nội. 43. Nguyễn Anh (9/5/2009), “Dạy học cá thể- xu hướng sư phạm mới”, Giáo dục và Thời đại, (đặc biệt tháng 9). 44. Hoàng Văn Tuấn (2006), Những nhân vật nổi tiếng thế giới, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội 45. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục hiện đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 46. Nguyễn Mạnh Tường (1994), Lý luận giáo dục Châu Âu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 47. Phùng Văn Tửu (1996), Jean Jacques Rousseau, Nxb. Văn học, Hà Nội. 48. Unesco (2004), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 49. Lương Mỹ Vân (2006), tưởng đạo đức trong triết học khai sáng Pháp, Luận văn thạc sỹ triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 50. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1962), Lịch sử triết học, triết học thời kỳ tiền bản chủ nghĩa, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 51. Nguyễn Hữu Vui (2002), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. http://bachkhoatoanthu.net 53. http://www.chungta.net/ 54. http://dangcongsan.vn 55. http://wikipedia 56. http://www.vientriethoc.com.vn 57. http://evan.vnexpress.net 58. http://www.scribd.com 59. http://www.tapchicongsan.org.vn . và tác phẩm Émile hay là về giáo dục . Làm rõ nền tảng và nội dung cơ bản của tư tưởng giáo dục J. J Rousseau trong tác phẩm Émile hay là về giáo dục tác phẩm Émile hay là về giáo dục . Thứ hai, Làm rõ nền tảng và nội dung cơ bản của tư tưởng giáo dục J. J Rousseau trong tác phẩm Émile hay là về giáo

Ngày đăng: 11/02/2014, 13:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan