Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề: - Khái quát chung về vấn đề dân tộc ở Việt Nam - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đoàn kết là một truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam Nhờ đoàn kết mà
có sức mạnh, bảo đảm cho dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt quá trình lịch sửdụng nước và giữ nuớc
Kế thứa và phát huy truyền thống của dân tộc, từ khi ra đời và lãnh đạo sựnghiệp cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn đề cao chiến lược đại đoàn kết toàndân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam Với sức mạnh đại đoànkết toàn dân tộc đã làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, xóa bỏ chế độthuộc địa nừa phong kiến ở nước ta, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra kỷnguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Với sức mạnh khối đại đoàn kếttoàn dân tộc đã dẫn tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dântộc, bảo vệ tổ quốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạngdân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất tổ quốc, đưa cả nuớc đi lên chủ nghĩa
xã hội Hiện nay đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, nhất làkhi chúng ta gia nhập tổ chức WTO Dưới sự lãnh đạo của mình Đảng đã đề ra đườnglối đổi mới trong quá trình hội nhập đã thu được những thành tựu rất quan trọng, tăngthem niềm tin sự phấn khởi trong nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăngcường khối đại đoàn kết toàn dân tộc vượt qua khó khăn thử thách, giành thắng lợitrong sự nghiệp đổi mới từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Tuynhiên cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới các tệ nạn xã hội như: tham nhũng, lãng phí,…làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân Bên cạnh đó các thế lực thù địch không ngừngphá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, nhất là âmmưu “diễn biến hòa bình” đa7c5 biệt là nhằm vào vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc
Dưới ngọn cờ đoàn kết toàn dân của chủ tịch Hồ Chí Minh, phấn đấu để tăngcường và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giai cấp nông dân và độingũ trí thức làm nền tảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đó là lí do mà tôi chọn đề
tài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và vận dụng của Đảng ta trong thực hiện chính sách dân tộc hiện nay (Từ 1986- 2006)” cho bài niên luận của mình.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và vận dụng của Đảng ta
Trang 2Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng của Đảng ta vào việc đoàn kết cácdân tộc ít người ở nước ta trong sự nghiệp đổi mới ,thành tựu và hạn chế, từ đó đề racác giải pháp cơ bản trong viêcđoàn kết các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề:
- Khái quát chung về vấn đề dân tộc ở Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết các dân tộc ít người ở Việt Nam
- Quan điểm và chủ trương của Đảng ta về đại đoàn kết toàn dân tộc
- Thành tựu và hạn chế về việc đoàn kết các dân tộc ít người ở nước ta trong sựnghiệp đổi mới
- Những giải pháp chủ yếu và một số bài học kinh nghiệm trong việc đoàn kếtcác dân tộc ít người ở nước ta hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ thời gian cho phép, đề tải chỉ giới hạn
trong việc nghiên cứu “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và vận dụng của đảng ta trong thực hiện chính sách dân tộc hiện nay ”.(1986- 2006).
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng ta về vấn đề đoàn kết
5 Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo nội
dung gồm có 2 chương và 7 tiết
PHẦN NỘI DUNG
Trang 31.1 Khái quát chung về vấn đề dân tộc ở Viêt Nam
Việt Nam hiện có 54 dân tộc anh em Trong số 54 dân tộc, Trong cộng đồngdân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dântrên một triệu người như Tày, Thái nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm ngườinhư PuPéo, Rơ-măm, Brâu Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớnnhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng nòng cốt, đóngvai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, gópphần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh
em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ
tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn Ở nước ta không có tình trạng dântộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không cótình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số Ngày nay, trước yêu cầu phát triểnmới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thốngtốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập,thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đilên chủ nghĩa xã hội
Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh dựngnước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất Các dân tộc có cùngnguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bóvới nhau Ngày nay, trước những biến đổi bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu,càng đòi hỏi nhân dân các dân tộc nước ta chung lòng hợp sức phòng tránh, giảm nhẹthiên tai cũng như khắc phục hậu quả do bão lụt, hạn hán gây ra Cuộc đấu tranhchinh phục thiên nhiên vẫn đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết dântộc và thông qua cuộc đấu tranh đó, đại gia đình các dân tộc Việt Nam càng thêm gắn
bó chặt chẽ
Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sử chống giặcngoại xâm vô cùng oanh liệt Ðất nước ta ở vào nơi thuận tiện trên trục đường giaothông Bắc - Nam, Ðông - Tây của thế giới, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và vịtrí địa lý - chính trị có tính chiến lược Do đó, các thế lực bành trướng và xâm lượcluôn nhòm ngó và tìm cách thôn tính nước ta Ðặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam
là lịch sử chống ngoại xâm liên tục và nhiều lần, trong đó có nhiều cuộc đấu tranhchống lại những thế lực thù địch hùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới Chính
vì vậy mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên
Trang 4huy cao độ, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nướcta.
Những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới rất to lớn và đáng tự hào chothấy khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta đã có tầm cao mới và chiều sâu mới, là độnglực to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước, làm cho thế và lực của cách mạng nước
ta ngày càng được tăng cường
Tuy vậy, bên cạnh mặt đoàn kết là cơ bản, có nơi, có lúc vẫn xảy ra những vachạm trong quan hệ dân tộc, còn có những biểu hiện mặc cảm, thành kiến dân tộc.Chính vì thế ở một số nơi, các lực lượng thù địch đã lợi dụng để kích động chia rẽ dântộc Do đó việc tăng cường đoàn kết, nâng cao cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âmmưu và hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của mỗingười dân Việt Nam
Các dân tộc ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ nhau:
Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung Song nhìnchung các dân tộc nước ta sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt như một sốnước trên thế giới Ðịa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển vàtrung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao,một số dân tộc như Khơ me, Hoa, một số ít vùng Chăm sống ở đồng bằng Các dântộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vựcriêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và cácbản mường Hiện nay dân tộc Kinh cư trú ở Ðắc Lắc chiếm tỷ lệ khá lớn Cùng vớingười Kinh, các dân tộc ít người miền Bắc gần đây cũng di chuyển vào khu vực này( kể cả di chuyển theo kế hoạch và không kế hoạch) với số lượng khá lớn Tới nay, ởmiền núi hầu như không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú Nhiều tỉnh cótới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,Lâm Ðồng Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú Nhiều xã, bản có tới 3-
4 dân tộc cùng sinh sống
Tình trạng cư trú phân tán, xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điềukiện để tăng cường hiểu biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau; mặt khác cần đềphòng trường hợp do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán nên xuấthiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn đến va chạm giữanhững người thuộc các dân tộc cùng sống trên một địa bàn Ngày nay, tình trạng cưtrú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các dântộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau Do sống gần nhau, việc kết hôn giữa thanhniên nam nữ thuộc các dân tộc khác nhau ngày càng phổ biến, càng có thêm điều kiệnđoàn kết và hoà hợp giữa các dân tộc anh em
Trang 5Vị trí chiến lược quan trọng của miền núi đã được thực tế lịch sử khẳng định.
Từ xưa đến nay, các thế lực thù địch bên ngoài đều sử dụng địa bàn miền núi để xâmlược, xâm nhập, phá hoại sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Rừng núi
đã từng là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ Trong giaiđoạn hiện nay, miền núi - biên giới là thành luỹ vững chắc của Tổ quốc, là địa bànchiến lược về quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia,chống âm mưu xâm nhập, gây bạo loạn, lật đổ, bảo vệ sự nghiệp hoà bình, xây dựngchủ nghĩa xã hội
Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộc của các nướcláng giềng, nên khách quan có nhu cầu thăm thân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóagiữa các dân tộc ở hai bên biên giới Bởi vậy, chính sách dân tộc của Ðảng và Nhànước ta không chỉ vì lợi ích các dân tộc ít người mà còn vì lợi ích của cả nước, khôngchỉ là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ về kinh tế -xã hội, mà cả về chính trị,quốc phòng, an ninh quốc gia
Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau:
Do những nguyên nhân lịch sử, xã hội và hoàn cảnh tự nhiên nên các dân tộc ở ViệtNam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đều nhau Các dân tộc sống ở vùngthấp có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn các dân tộc ít người sống ở vùngsâu, vùng xa, vùng cao Nhiều dân tộc cư trú trên địa bàn có điều kiện tự nhiên hết sứckhó khăn, khắc nghiệt Ðiều kiện canh tác nương rẫy không ổn định nên đời sống củađồng bào thường bấp bênh Cuộc sống du canh, du cư thường dẫn tới đói nghèo, bệnhtật
Bên cạnh nguyên nhân lịch sử và hoàn cảnh tự nhiên, còn có nguyên nhân chủyếu là do hậu quả của sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến và đất nướcphải liên tục đối phó với chiến tranh xâm lược trong nhiều năm Ðây là những nguồngốc của sự không bình đẳng giữa các dân tộc trên thực tế Giải quyết hậu quả lịch sửnày phải có quá trình phấn đấu tích cực, bền bỉ, lâu dài mới làm cho các dân tộc từngbước tiến kịp trình độ chung
Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất trong đa dạng, mỗi dân tộcanh em có những giá trị và sắc thái văn hoá riêng:
Cùng với nền văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc đều
có một nền văn hoá mang bản sắc riêng từ lâu đời, phản ánh truyền thống, lịch sử vàniềm tự hào dân tộc Bản sắc văn hoá dân tộc là tất cả những giá trị vật chất và tinhthần, bao gồm tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, y phục, tâm lý, tình
Trang 6triển văn hoá Việt Nam trong thời kỳ mới phải hướng vào việc củng cố và tăng cường
sự thống nhất, nhân lên sức mạnh tinh thần chung của toàn dân tộc Ðồng thời phảikhai thác và phát triển mọi sắc thái và giá trị văn hoá của các dân tộc, đáp ứng nhucầu văn hoá tinh thần ngày càng cao và nhu cầu phát triển từng dân tộc
Trang 71.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam
1.2.1.Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ
sở quan trọng sau đây:
Thứ nhất là truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dântộc Việt Nam:
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nướcgắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộcViệt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững Đốivới mỗi người Việt Nam, yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết đã trở thành một tình cảm
tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầngchặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia Từ đời này sang đời khác, tổ tiên ta đã có rấtnhiều chuyện cổ tích, ca dao, ngạn ngữ ca ngợi truyền thống đoàn kết dân tộc
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêunước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc Người khẳng định: "Dân ta có một lòngnồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùngmạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước" [6.tr 172]
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam
là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ ChíMinhvềđạiđoàn kếtdântộc
Thứ hai: Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng:
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai tròlãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây dựnglực lượng to lớn của cách mạng
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ
ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng V.I Lênin cho rằng, sự liênminh giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắnglợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhândân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sảnkhông thể thực hiện được
Trang 8Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúngnhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cáchmạng vô sản Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ
sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chếtrong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước
Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tưtưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc
Thứ ba là tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phongtrào cách mạng Việt Nam và thế giới:
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, Hồ Chí Minh đãluôn chú ý nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước ViệtNam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong trào giảiphóng dân tộc ở các nước thuộc địa Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu những bàihọc của cuộc Cách mạng Tháng Mười Những là bài học về huy động, tập hợp lựclượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng, đểxây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng củaviệc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông
Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ ChíMinh đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho ViệtNam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hànhcách mạng Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong tràodân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ
sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dântộc
1.2.2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cáchmạng
Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân dân ta cuối thế kỷXIX, đầu thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu xa là cả nước đã không đoànkết được thành một khối thống nhất Người thấy rằng, muốn đưa cách mạng đến thànhcông phải có lực lượng cách mạng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng thànhcông xã hội mới; muốn có lực lượng cách mạng mạnh phải thực hiện đại đoàn kết,quy tụ mọi lực lượng cách mạng thành một khối vững chắc Do đó, đoàn kết trở thànhvấn đề chiến lược lâu dài của cách mạng, là nhân tố bảo đảm cho thắng lợi của cáchmạng
Trang 9Hồ Chí Minh đi đến kết luận: muốn được giải phóng, các dân tộc bị áp bức vànhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh cách mạng, bằng cáchmạng vô sản Người đã vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vềcách mạng vô sản vào thực tiễn Việt Nam, xây dựng lý luận cách mạng thuộc địa,trong đó Người quan tâm nhiều đến vấn đề lực lượng cách mạng và phương phápcách mạng
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điềuchỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượngkhác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người nhận thức là vấn đềsống còn của cách mạng Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kếtdân tộc, đoàn kết quốc tế: “ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”[10.tr
22, 154]; “Đoàn kết là điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt;Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.”
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quanđiểm coi sức mạnh của cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dâncũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" Đồng thời, Người lưu ý rằng, nhân dânbao gồm nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo,
do đó phải đoàn kết nhân dân vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất Để làm đượcviệc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn,phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và nhữngquyền lợi cơ bản của nhân dân lao động, làm "mẫu số chung" cho sự đoàn kết
- Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, không thương dânthì không thể có tinh thần yêu nước Dân ở đây là số đông, phải làm cho số đông đó aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, sống tự do, hạnh phúc
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, chúng ta không chỉ thấy
rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà còn coi đại đoàn kết dân tộc làmục tiêu của cách mạng Do đó, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệttrong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Trong Lời kết thúc buổi ra mắtcủa Đảng Lao động Việt Nam ngày 3-31951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên
bố trước toàn thể dân tộc: Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc
Trang 10Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đề đoànkết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách mạng HồChí Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàngđầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì, đại đoànkết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng Đảng
có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch trongcuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con người
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm Dân, có nội hàm rất rộng Người dùngcác khái niệm này để chỉ "mọi con dân nước Việt", "con Rồng cháu Tiên", khôngphân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tínngưỡng, không phân biệt già, trẻ, gái trai, giàu, nghèo Nói đến đại đoàn kết dân tộccũng có nghĩa phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranhchung Người đã nhiều lần nêu rõ: "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độclập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức,
có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ"1 Với tinh thầnđoàn kết rộng rãi, Người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng choviệc xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình cách mạng, bao gồm mọigiai cấp, dân tộc, tôn giáo
Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêunước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng vớicon người Người đã nhiều lần nhắc nhở: "Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình,thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờchúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ" Để thực hiện được đoàn kết, Người còn căndặn: Cần xóa bỏ hết mọi thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhaucùng tiến bộ để phục vụ nhân dân
Trang 11Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó làđại đoàn kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công - nông - trí thức do Đảngcủa giai cấp công nhân lãnh đạo Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớnnhư vậy, thì phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và nhữnglực lượng nào tạo nên cái nền tảng đó Người đã chỉ rõ: Đại đoàn kết tức là trước hếtphải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân vàcác tầng lớp nhân dân lao động khác Người coi công nông cũng như cái nền của nhà,gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dânkhác "Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liênminh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất"1 Về sau, Người nêuthêm: lấy liên minh công - nông - lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kếttoàn dân Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càngđược mở rộng, không e ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kếtdân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặttrận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làmcách mạng xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới Do đó, đại đoàn kết dân tộc khôngthể chỉ dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành mộtchiến lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta Nóphải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đóchính là Mặt trận dân tộc thống nhất
Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vôđịch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khốivững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn; nếu không, quầnchúng nhân dân dù có hàng triệu, hàng triệu con người cũng chỉ là một số đông không
có sức mạnh Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, xét trên một khía cạnh nào đó,chính là đi tìm sức mạnh để giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động Và sứcmạnh mà Người đã tìm được là đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc vớisức mạnh thời đại
Trang 12Từ khi tìm thấy con đường và sức mạnh để cứu nước, Hồ Chí Minh đã rất chú
ý đến việc đưa quần chúng nhân dân vào những tổ chức yêu nước phù hợp với từnggiai cấp, tầng lớp, từng giới, từng ngành nghề, từng lứa tuổi, từng tôn giáo Đó là cácgià làng, trưởng bản, các hội ái hữu, tương trợ, công hội, nông hội, đoàn thanh niên,hội phụ nữ, đội thiếu niên nhi đồng, hội phụ lão, hội Phật giáo cứu quốc, Công giáoyêu nước, các nghiệp đoàn, v.v., bao trùm nhất là Mặt trận dân tộc thống nhất Mặttrận chính là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, tập hợp mọi người dânnước Việt, không chỉ ở trong nước mà còn cả những người Việt Nam định cư ở nướcngoài, dù ở bất cứ phương trời nào, nếu tấm lòng vẫn hướng về quê hương đất nước,
về Tổ quốc Việt Nam
Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đãxây dựng được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêucầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng Các tổ chức Mặt trận ởnước ta đều là tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầnglớp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoàinước, phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnhphúc của nhân dân
Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo
Hồ Chí Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất: Đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêunước, thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu Hồ Chí Minh cho rằng,Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng cónghĩa lý gì Sự đoàn kết phải lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhândân lao động làm mục tiêu phấn đấu
Thứ hai: Đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minhcông - nông - lao động trí óc Phải trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó mà mởrộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàndân, kết thành một khối vững chắc
Trang 13Thứ ba: Hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ Khi có những lợi ích riêng biệt không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết bằng việc nêucao lợi ích chung của dân tộc, bằng sự vận động hiệp thương dân chủ, tạo ra nhậnthức ngày càng đúng đắn hơn cho mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợiích chung và lợi ích riêng, cùng nhau bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặthoặc dân chủ hình thức Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tácMặt trận (tháng 8-1962), Người yêu cầu: Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớpnhân dân Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc Phải đoàn kết chặtchẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòathuận ấm no, xây dựng Tổ quốc
Trang 14Thứ tư: Khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự,chân thành; thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Giữa các thành viên của khối đại đoànkết dân tộc, bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác nhau cần phảibàn bạc để đi đến nhất trí; bên cạnh những nhân tố tích cực vẫn có những nhân tố tiêucực cần phải khắc phục Để giải quyết vấn đề này, một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnhphương châm "cầu đồng tồn dị", lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt; mặtkhác, Người nêu rõ: "Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoànkết" Người thường xuyên căn dặn phải khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều, phảinêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu dương mặt tốt, khắc phục mặt chưatốt, củng cố đoàn kết nội bộ Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lậptrường cũng phải nhất trí Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, họcnhững cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trườngthân ái, vì nước, vì dân Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dântộc thống nhất, Đảng ta luôn đấu tranh chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹviệc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ đ-ược; đồng thời chống khuynhhướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộMặt trận Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên vừa là lực lượng lãnh đạo.Đảng Cộng sản Việt Nam không có lợi ích riêng mà là gắn liền với lợi ích toàn xã hội,toàn dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền không phải chỉ vì lợi ích của giaicấp mình mà vì "phải trở thành dân tộc" mới có thể giải phóng được dân tộc và giaicấp Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là một thànhviên của Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.Nhưng Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong chomình, mà phải được nhân dân thừa nhận Người nói: "Đảng không thể đòi hỏi Mặttrận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thànhnhất, hoạt động nhất và chân thực nhất Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày,khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo củaĐảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo"
Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định chính sách Mặt trận đúngđắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng Đảng phải dùng phươngpháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng chân thành để đối xử, cảmhóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò ép, quan liêu mệnh lệnh
Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặttrận Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân
sẽ tạo nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻthù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng
Trang 15Một trong những nội dung nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đạiđoàn kết Trong quá trình xây dựng và vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc, tiến hànhđoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh thường xuyên dành tâm sức thực hiện đoàn kết giữađồng bào dân tộc đa số với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Ngoài dân tộc Kinh là dân tộc đa số, cácdân tộc còn lại như: Tày, Nùng.Thái, Mông, Dao, Ê Đê, Ba Na, Chăm, Khơ Me…làdân tộc thiểu số Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sống xen kẽ nhau ở khu vựcmiền núi và trung du – những địa bàn rộng lớn có vai trò trọng yếu đối với chính trị,kinh tế, quốc tế, quốc phòng , an ninh,đất nước Trải qua quá trình lịch sử lâu dài,đồng bào các dân tộc thiểu số đã kề vai, sát cánh cùng đồng bào dân tộc Kinh đấutranh khắc phục thiên tai, địch họa, xây dựng và bảo vệ đất nước Trên cơ sở đó,truyền thống đoàn kết gắn bó giữa đồng bào các dân tộc được hình thành Khi xâmchiếm Việt Nam, với âm mưu thâm độc “chia để trị ”, thực dân Pháp đã dùng mọi thủđoạn phá hoại sự đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc
Từ đó, chúng đặt ách thống trị tàn bạo đối với đồng bào các dân tộc làm chođồng bào các dân tộc rơi vào tình trạng hiềm khích, nghèo đói và lạc hậu,
Ý thức sâu sắc những điểm trên, trong quá trình cùng Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm tới công tác tuyêntruyền, giác ngộ, tổ chức đồng bào dân tộc thiểu số gia nhập khối đoàn kết đại giađình các dân tộc Việt Nam cùng đấu tranh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúccủa mỗi người Ngay từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, trong tác phẩm ĐườngKách Mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu rõ tình trạng chia rẽ của nhân dân Việt Nam và chỉ
rõ yêu cầu: “ sức cách mệnh phải tập trung” [4.tr 267], điều này đã bao hàm ý nghĩa:phải thực hiện đoàn kết đồng bào các dân tộc ở nước ta và đồng bào các dân tộc thiểu
số là lực lượng quan trọng trong khối đoàn kết toàn dân tộc Nội dung này càng đượcthể hiện rõ hơn sau ngày Hồ Chí Minh về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam(1941) Người đã sang lập ra Mặt trân Việt Minh, nơi quy tụ sức mạnh đoàn kết củaquần chúng nhân dân, trong đó có sự tham gia hăng hái và đông đảo của đồng bào cácdân tộc thiểu số Nhờ được nhìn nhận và đánh giá đúgn vai trò trong khối đoàn kếttoàn dân tộc, đi theo cờ nghĩa đại đoàn kết Hồ Chí Minh, “ các dân tộc thiểu số đã sátcánh với an hem đa số chiến đấu chống kẻ thù chung, đưa Cách mạng Tháng Tám vàkháng chiến đến thắng lợi”[8.tr 587]