1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luan van tư tưởng hồ chí minh về nông nghiệp và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở hà tĩnh trong quá trình đổi mới

152 259 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp (NN) {cùng với nông dân (ND), nông thôn (NT)} có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Là một vị lãnh tụ có tầm nhìn sâu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất sớm đã khẳng định vị trí, vai trò hết sức to lớn của sản xuất NN đối với việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong thời kỳ quá độ (TKQĐ) đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 1141946, Hồ Chí Minh viết: Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh 42, tr. 215. Từ đó, Người khẳng định: Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính 48, tr. 180. Chính vì vậy, Người rất quan tâm, dành nhiều công sức để nghiên cứu và chỉ đạo phát triển sản xuất NN. Tư tưởng Hồ Chí Minh về NN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng kinh tế của Người. Những quan điểm chủ đạo về vị trí, vai trò của NN; về sản xuất NN toàn diện; thực hiện CNH, HĐH; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hóa NN; xây dựng quan hệ sản xuất trong NN… của Hồ Chí Minh là mẫu mực của sự vận dụng, phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng và Nhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế NN nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Ðảng, NN nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong NN chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; NN phát triển còn kém bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân NT còn thấp… Hà Tĩnh là một tỉnh có nền kinh tế NN thuần nông, lạc hậu; có 85,1% dân số sống ở NT và 64,19% lực lượng lao động xã hội làm NN 11, tr. 29. Vì vậy, quan tâm phát triển NN ở Hà Tĩnh theo chủ trương chung của Đảng là sự phát triển hợp quy luật, là yêu cầu khách quan để phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Sau khi được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh (1991) đến nay, đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, NN và kinh tế NT Hà Tĩnh đã có sự khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nền NN đã và đang từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường. Tuy vậy, sản xuất NN ở Hà Tĩnh trong những năm vừa qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế và yếu kém, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng vốn có của tỉnh. Nhìn chung, sự phát triển của NN chưa có được sự chuyển biến về chất, chưa tạo ra được những tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Những hạn chế, yếu kém của sản xuất NN cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân do chưa nhận thức hết được những giá trị sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về NN và vận dụng chưa tốt những tư tưởng đó vào hoạt động thực tiễn. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những tư tưởng của Hồ Chí Minh về kinh tế nói chung và NN nói riêng là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, đồng thời là yêu cầu hết sức bức thiết. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới làm luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp (NN) {cùng với nông dân (ND), nông thôn (NT)} có vị tríchiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hộibền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn,phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

Là một vị lãnh tụ có tầm nhìn sâu rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ rất

sớm đã khẳng định vị trí, vai trò hết sức to lớn của sản xuất NN đối với việc

phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong thời kỳ quá độ (TKQĐ)

đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam Ngay từ những ngày đầu Cách

mạng tháng Tám mới thành công, trong Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam,

ngày 11-4-1946, Hồ Chí Minh viết: "Việt Nam là một nước sống về nôngnghiệp Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựngnước nhà, chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệpmột phần lớn Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nông nghiệp ta thịnh thìnước ta thịnh" [42, tr 215] Từ đó, Người khẳng định: "Muốn phát triển côngnghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp làmgốc, làm chính" [48, tr 180] Chính vì vậy, Người rất quan tâm, dành nhiềucông sức để nghiên cứu và chỉ đạo phát triển sản xuất NN Tư tưởng Hồ ChíMinh về NN là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng kinh tế củaNgười Những quan điểm chủ đạo về vị trí, vai trò của NN; về sản xuất NNtoàn diện; thực hiện CNH, HĐH; phát triển kinh tế tập thể, xã hội hóa NN;xây dựng quan hệ sản xuất trong NN… của Hồ Chí Minh là mẫu mực của sựvận dụng, phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin và những quy luật kinh tế khách quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể củaViệt Nam, không những có ý nghĩa thực tiễn to lớn, mà còn là cơ sở lý luận

Trang 2

vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng và Nhà nước ta vận dụng để xâydựng phát triển nền kinh tế NN nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN)

Sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới ánh sáng tư tưởng

Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Ðảng, NN nước ta đã đạt được thành tựu khá toàn diện và to lớn Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong NN chưa

tương xứng với tiềm năng, lợi thế; NN phát triển còn kém bền vững; đời sốngvật chất và tinh thần của người dân NT còn thấp…

Hà Tĩnh là một tỉnh có nền kinh tế NN thuần nông, lạc hậu; có 85,1%dân số sống ở NT và 64,19% lực lượng lao động xã hội làm NN [11, tr 29]

Vì vậy, quan tâm phát triển NN ở Hà Tĩnh theo chủ trương chung của Đảng là

sự phát triển hợp quy luật, là yêu cầu khách quan để phát triển kinh tế - xã hộicủa địa phương, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước

Sau khi được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh (1991) đến nay, đặc biệt từnăm 2001 trở lại đây, NN và kinh tế NT Hà Tĩnh đã có sự khởi sắc, đạt đượcnhiều thành tựu đáng kể Nền NN đã và đang từng bước chuyển từ sản xuấtnhỏ, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường Tuyvậy, sản xuất NN ở Hà Tĩnh trong những năm vừa qua cũng bộc lộ nhiều hạnchế và yếu kém, hiệu quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năngvốn có của tỉnh Nhìn chung, sự phát triển của NN chưa có được sự chuyểnbiến về chất, chưa tạo ra được những tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế -

xã hội của địa phương, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế thịtrường định hướng XHCN

Những hạn chế, yếu kém của sản xuất NN cả nước nói chung, Hà Tĩnhnói riêng, có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân

do chưa nhận thức hết được những giá trị sâu sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh

về NN và vận dụng chưa tốt những tư tưởng đó vào hoạt động thực tiễn Vìvậy, việc tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ và vận dụng đúng đắn, sáng tạo

Trang 3

những tư tưởng của Hồ Chí Minh về kinh tế nói chung và NN nói riêng là vấn

đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, đồng thời là yêu cầu hết sứcbức thiết

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài " Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới" làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Kể từ sau Đại hội VII của Đảng, đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh đã thu hútđược sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học,nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Riêng tư tưởng của Người về kinh tế nóichung và NN nói riêng, chưa được nghiên cứu nhiều Trên thực tế, nhiều quanđiểm và cách làm của Người chưa được biết đến; một số quan điểm được vậndụng có hiệu quả nhưng chưa triệt để; một số quan điểm, cách làm bị hiểu sai,vận dụng sai… Trong khi đó, các quan điểm, cách làm kinh tế của Hồ Chí Minhnếu quán triệt, vận dụng tốt sẽ có tác dụng định hướng, thúc đẩy sự nghiệp CNH,HĐH, giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế mới do công cuộc xây dựng CNXHtrong điều kiện một nước NN lạc hậu đặt ra Tuy vậy, cũng có nhiều nhà khoahọc, nhà nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu của mình đã nhận thấy được vaitrò to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nói chung và tư tưởng về NN nóiriêng đã có những công trình nghiên cứu, bài viết ở nhiều mức độ sâu sắc khácnhau Liên quan đến nội dung của Luận văn này có một số công trình nghiên cứukhoa học, các sách chuyên khảo và các bài báo quan trọng đã được công bố, như:

- Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, của TS Phạm Ngọc Anh (Chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, của TS Nguyễn Khánh

Bật (Chủ biên), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001;

Trang 4

- Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, của TS Nguyễn Huy Oánh, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 2004;

- Đảng, Bác Hồ với vấn đề tam nông, của TS Nguyễn Huy Tuấn (sưu

tầm, tuyển chọn), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009;

- Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế, của Nguyễn Văn Thành,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006;

- Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, của Lê Hữu Thuận, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ ChíMinh, 2007;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và sự vận dụng của Đảng ta, của Lê Xuân Huy, Tạp chí Lịch sử

Đảng, số 9, 2003;

- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc phát triển hợp tác xã thời

kỳ hội nhập, của Đoàn Hùng Nam, Tạp chí Khoa học chính trị, số 5, 2008;

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, của Nguyễn Năng

ở những mức độ và phạm vi khác nhau, hoặc chỉ đi vào nghiên cứu một nộidung hay một vấn đề nào đó, hoặc nghiên cứu có hệ thống các nội dung cơbản của tư tưởng Điển hình là các công trình khoa học sau:

Trang 5

+ Cuốn: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, của

TS Phạm Ngọc Anh (chủ biên) đã giúp người đọc bước đầu hiểu về tư tưởngkinh tế Hồ Chí Minh nói chung qua các thời kỳ của cách mạng Việt Nam Trong

đó, các tác giả đã đi sâu tìm hiểu, phân tích ba nội dung quan trọng: Thứ nhất,

quá trình hình thành phát triển và đặc điểm bản chất của tư tưởng kinh tế Hồ

Chí Minh; thứ hai, những nội dung chủ yếu của tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh; thứ ba, vận dụng tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở

nước ta hiện nay Nhìn chung, những vấn đề về vai trò, về xây dựng và pháttriển NN theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã được bàn đến một cách xuyên suốttrong các nội dung này Tuy nhiên, những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ

Chí Minh về NN chủ yếu được trình bày sâu ở Mục IV của cuốn sách: Quan điểm của Hồ Chí Minh về lựa chọn cơ cấu kinh tế Khi bàn về quan điểm của

Hồ Chí Minh về lựa chọn cơ cấu kinh tế ngành trong chiến lược phát triểnkinh tế, các tác giả đã khẳng định: "Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nôngnghiệp có một vị trí hết sức đặc biệt đối với xã hội Phát triển nông nghiệp lànhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội" [1, tr 89] Vai trò, vị trícủa NN trong tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được các tác giả trình bày trênnhiều phương diện khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội, cả trong thời kỳchiến tranh và trong TKQĐ đi lên CNXH ở nước ta Bên cạnh đó, những vấn

đề về CNH, HĐH NN, NT; vấn đề xây dựng hợp tác xã (HTX) NN; vấn đềquản lý kinh tế NN…cũng đã được trình bày khá chi tiết trong cuốn sách

Mặc dù như tình thần đầu đề cuốn sách: "Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" nhưng đây là một công trình có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

sâu sắc, công trình đã "góp phần phê phán các luận điệu sai trái về nền tảng tưtưởng của xã hội ta, về tính tất yếu kinh tế của con đường đi lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam" [1, tr 11]

+ Công trình: Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp ở tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ kinh tế của Nguyễn Văn

Thành Đây là một trong những số ít những công trình nghiên cứu tư tưởng

Trang 6

Hồ Chí Minh về NN và vận dụng tư tưởng đó vào phát triển NN ở một địaphương cụ thể, mà ở đây là tỉnh Quảng Ngãi Trong luận văn này, tác giảcũng đã cố gắng trình bày và "luận giải để làm sáng tỏ những tư tưởng chủđạo của Hồ Chí Minh về phát triển sản xuất nông nghiệp" [63, tr 4]; phân tíchđánh giá quá trình vận dụng những tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh về pháttriển sản xuất NN vào trong thực tiễn đổi mới ở nước ta nói chung và trongsản xuất NN tỉnh Quảng Ngãi nói riêng từ đó đề xuất những phương hướng,giải pháp chủ yếu để tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng tốt tư tưởng HồChí Minh vào thúc đẩy sản xuất NN của tỉnh Quảng Ngãi phát triển, chuyểndịch theo hướng CNH, HĐH Nhìn chung, Luận văn về cơ bản đã đạt đượcnhững mục tiêu nghiên cứu đề ra, và có những đóng góp về mặt khoa học nhấtđịnh, đặc biệt là về mặt thực tiễn Tuy vậy, trong khuôn khổ của một luận vănthạc sĩ kinh tế, tác giả lại là người không chuyên về Hồ Chí Minh học, do vậy,trong luận văn của mình, về phần lý luận, tác giả chỉ mới dừng lại ở việc trìnhbày khái quát một số quan điểm của Hồ Chí Minh về NN, mà chưa đi sâuphân tích, trình bày một cách đầy đủ, toàn diện, có hệ thống tư tưởng Hồ ChíMinh về NN Do vậy, khi vận dụng tư tưởng NN Hồ Chí Minh để đưa ra cácgiải pháp pháp đẩy mạnh sản xuất NN ở tỉnh Quảng Ngãi, tác giả cũng chỉdừng lại ở những quan điểm mà mình đã nêu.

+ Công trình: Phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Hà Tĩnh, Luận văn

thạc sĩ kinh tế của Lê Hữu Thuận Mặc dù, đây không phải là một đề tài nghiêncứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng nội dung của nó có liên quan đến mộtphần quan trọng trong luận văn thạc sĩ của tôi (ở "Chương 2: Phát triển nôngnghiệp ở Hà Tĩnh trong quá trình đổi mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ ChíMinh") Ở công trình này, tác giả trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lýluận chung về phát triển NN hàng hóa, phân tích thực tiễn của quá trình pháttriển NN hàng hóa ở Hà Tĩnh và từ đó đề xuất những mục tiêu, phương hướng

và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển NN hàng hóa ở

Hà Tĩnh trong thời gian tới Như vậy, mặc dù Luận văn này bàn đến vấn đề

Trang 7

NN ở Hà Tĩnh, nhưng không phải bàn đến một nền NN với tính chất toàndiện, tổng thể của nó Luận văn chỉ dừng lại trong phạm vi nghiên cứu quá

trình phát triển NN hàng hóa ở Hà Tĩnh…

Nhìn chung, những công trình, bài viết kể trên đã giúp cho tác giả luậnvăn có thể chọn lọc được những quan điểm, những nhận thức chung về mặt lýluận và thực tiễn, cũng như tham khảo được nhiều tài liệu cần thiết trong quátrình thực hiện

Hiện nay, chưa có một đề tài nào nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh

về nông nghiệp và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở Hà Tĩnh trong quá

trình đổi mới Do đó, đề tài luận văn không trùng với những công trình khoa

học, luận văn, luận án đã được công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

+ Luận văn nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm cơ bản

của Hồ Chí Minh về NN;

+ Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển NN ở Hà Tĩnh từ sau năm

1991, nêu ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển NN HàTĩnh theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm tiếp tục nâng cao đời sốngcủa nhân dân trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Trình bày, luận giải làm sáng tỏ những tư tưởng cơ bản của Hồ ChíMinh về vị trí, vai trò của NN; về xây dựng và phát triển nền NN toàn diện ởnước ta; về các điều kiện xây dựng và phát triển NN;

+ Khẳng định những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởngcủa Hồ Chí Minh về NN;

Trang 8

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NN ở Hà Tĩnh, khẳng địnhnhững thành tựu đã đạt được, chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân của thànhtựu và hạn chế;

+ Nêu ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩyquá trình xây dựng và phát triển NN ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững trêntinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về NN được thể hiện qua

các bài nói, bài viết trong bộ Hồ Chí Minh Toàn tập - 12 tập và bộ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử - 10 tập; quá trình phát triển nền kinh tế NN ở Hà Tĩnh

thời kỳ đổi mới

- Luận văn dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng

Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước ta, củaĐảng bộ và chính quyền Hà Tĩnh về phát NN

- Luận văn kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu của các

công trình nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lôgíc kết hợpvới phương pháp lịch sử là phương pháp chủ yếu để nghiên cứu; các phươngpháp liên ngànhh và các phương pháp thống kê, khảo sát thực tế, phân tích

Trang 9

kinh tế, so sánh, tổng hợp, văn bản học v.v…được vận dụng để nghiên cứu;Quán triệt quan điểm thực tiễn, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Luận văn góp phần vào nghiên cứu, lý giải làm sáng rõ những nộidung cơ bản, đồng thời khẳng định các giá trị to lớn của tư tưởng Hồ ChíMinh về NN

- Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá quá trình Đảng bộ và chínhquyền Hà Tĩnh trong lãnh đạo và chỉ đạo xây dựng và phát triển NN trongtiến trình đổi mới, nhất là từ 2001 đến nay

- Luận văn đã nêu lên một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng và thúcđẩy NN Hà Tĩnh phát triển theo hướng bền vững dưới ánh sáng tư tưởng HồChí Minh

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu gồm 2 chương, 7 tiết

Trang 10

Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG NGHIỆP

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Trong tư tưởng của mình, khi bàn về lĩnh vực NN, Chủ tịch Hồ Chí Minhthường gắn liền với vấn đề ND và NT Giữa NN, ND và NT có mối quan hệmật thiết với nhau, biện chứng, không thể tách rời nhau Do vậy, kết hợp hàihòa và giải quyết tốt các vấn đề NN, ND, NT (hay theo như khái niệm chung

hiện nay thường vẫn gọi là vấn đề "tam nông") trong quá trình CNH, HĐH đất

nước theo định hướng XHCN là vấn đề có ý nghĩa to lớn và là yêu cầu bứcthiết của Đảng và Nhà nước ta Trong quá trình đó, NN, ND và NT luôn giữ

vị trí, vai trò quan trọng: NN là cơ sở, NT là địa bàn, ND là lực lượng đôngđảo góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định chính trị - xãhội và bảo đảm an ninh, quốc phòng

1.1.1 Khái niệm nông nghiệp

Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Từ điển bách khoa

thì: Nông nghiệp là nghề nông [67, tr 717].

Hiểu một cách đầy đủ hơn, NN là ngành sản xuất vật chất cơ bản của

xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vậtnuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thựcphẩm và một số nguyên liệu công nghiệp (CN) NN là một ngành sản xuấtlớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản;theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản

Trong NN có hai loại chính:

NN thuần nông hay NN sinh nhai: Là lĩnh vực sản xuất NN có đầuvào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính gia đình của mỗingười ND Không có sự cơ giới hóa trong NN sinh nhai

Trang 11

NN chuyên sâu: Là lĩnh vực sản xuất NN được chuyên môn hóa trong

tất cả các khâu sản xuất NN, gồm cả việc sử dụng máy móc trong trồng trọt,

chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm NN NN chuyên sâu cónguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt

cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơgiới hóa cao Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làmhàng hóa bán ra trên thị trường hay xuất khẩu Các hoạt động trên trong sảnxuất NN chuyên sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tàichính cao nhất từ ngũ cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vậtnuôi v.v…

NN nói chung có vai trò quan trọng và to lớn, NN cung cấp các yếu tốđầu vào cho CN và khu vực thành thị NN và NT còn được coi là thị trườngtiêu thụ lớn của CN, thúc đẩy CN phát triển; NN còn được coi là ngành đem lạinguồn thu nhập ngoại tệ lớn Các loại nông, lâm, thủy sản có thể dễ dàng ra nhậpthị trường quốc tế lớn hơn so với các hàng hóa CN Vì thế, ở các nước đang pháttriển, nguồn xuất khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các xuất khẩu các loạinông, lâm, thủy sản; NN là cơ sở cho sự phát triển bền vững của môi trường.Tuy nhiên, NN là ngành sử dụng nhiều hóa chất với các loại phân hóa học, thuốctrừ sâu, các chất bảo quản…sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước Trong quá trìnhcanh tác, dễ gây xói mòn ở các triền dốc ở vùng núi và khai hoang mở rộngdiện tích rừng…Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất NN, cần tìm nhữnggiải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường

1.1.2 Khái niệm nông dân

Theo Từ điển Tiếng Việt: Nông dân là dân làm ruộng [67, tr 716].

ND là những người lao động cư trú ở NT, tham gia sản xuất NN NDsống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành nghề mà tư liệu sảnxuất chính là đất đai Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử, người ND có

Trang 12

quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất Họ hình thành nên giai cấp ND, có vịtrí, vai trò nhất định trong xã hội

Trong lịch sử, nhiều nền văn minh lấy NN làm nền tảng đã phát triểngiai cấp ND, được tổ chức chặt chẽ nhất là là trong nền văn minh Ai Cập Đếnthời kỳ Hy Lạp, La Mã, hình thành dần tầng lớp tiểu nông từ những cơ sởruộng đất lớn của chủ đất, hay chúa đất Tiếp đó, ở NT tầng lớp phú nông, địachủ, cùng với tư sản thành thị xuất hiện

Ngày nay, ND có sinh hoạt tổ chức khác nhau trên từng địa phương,quốc gia Nhìn chung, ND vẫn là những người nghèo Ở các quốc gia vùngchâu thổ các sông lớn ở Đông Nam Á, phần lớn là những hộ thuần nông,người ND lao động nặng nhọc nhưng hiệu quả công việc và năng suất laođộng thấp Tuy vậy, trong quá trình công nghiệp hóa (CNH), những hộ ND có

xu hướng sẽ chuyển sang sản xuất NN kết hợp với phi NN Tỷ trọng thu nhập

từ NN trong tổng thu nhập của hộ ở NT sẽ giảm nhiều Phần lớn sinh kế của

họ do hoạt động phi NN cung cấp dù vẫn sống ở NT

Còn ở các nước phương Tây, trung nông là tầng lớp quan trọng, tầnglớp tiểu nông ngày các ít đi Ở nhiều nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ nôngdân chỉ còn mức dưới 5% dân số [76, tr 76]

1.1.3 Khái niệm nông thôn

Theo tác giả Đặng Kim Sơn trong cuốn "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau":

Định nghĩa về nông thôn có thể khác nhau ở các quốc gia khácnhau Vùng nông thôn có thể được định nghĩa bởi quy mô định cư,mật độ dân số, khoảng cách đến vùng thành thị, phân chia hành chính

và tầm quan trọng của ngành công nghiệp

Trang 13

Theo Tổ chức Nông lâm Liên hợp quốc (FAO), có hai phươngpháp chính định nghĩa nông thôn Phương pháp thứ nhất là sử dụngđịnh nghĩa địa chính trị Trước hết thành thị được xác định bởi luật

là tất cả những trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại đượcđịnh nghĩa là nông thôn Phương pháp phổ biến thứ hai là sử dụngmức độ tập trung dân sống thành cụm quan sát được để xác địnhvùng gần thành thị Trong một vùng có các hộ gia đình sống gầnnhau tạo nên cộng đồng lớn hơn một số nhất định nào đó, ví dụ

2000 người, thì được coi là thành thị và khu vực còn lại được coi lànông thôn Phương pháp này có sự thuyết phục cao hơn, bởi nó đưa

ra một giới hạn xác định rõ ràng Tuy nhiên, giới hạn này được xácđịnh theo từng nước Bên cạnh đó, có một số quốc gia sử dụng cáchtính mức độ sẵn có của các loại hình dịch vụ để xác định vùngthành thị, phần còn lại là nông thôn Phương pháp này thích đáng ởquan điểm phân tích nghèo đói, bởi sự thiếu vắng các dịch vụ cầnthiết thường đi kèm với nghèo đói

Việt Nam theo phương pháp thứ nhất để phân định nông thành thị Nông thôn, theo quy định về hành chính và thống kê củaViệt Nam là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phườnghoặc thị trấn được quy định là khu vực thành thị) [77, tr 121-122].Theo Từ điển Tiếng Việt, nông thôn: nói chung thôn làng, nơi làm ruộng.Hay nói cách khác, nông thôn là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ

thôn-của các quốc gia, khu vực, ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nôngnghiệp [67, tr 717]

1.1.4 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về nông nghiệp

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII năm 1991, Đảng ta đã

khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng

tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng

Trang 14

Tư tưởng Hồ Chí Minh "là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâusắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam", trong đó, có tư tưởngcủa Người về phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về NN là một bộ phận hợp thành hệ thống

tư tưởng kinh tế của Người, bao gồm hệ thống những luận điểm lý luận toàndiện và sâu sắc được rút ra từ thực tiễn cách mạng, từ sự kế thừa và phát triểnnhững kinh nghiệm, truyền thống đặc sắc của dân tộc và trí tuệ của thời đại

mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin nhằm xây dựng và phát triển nền NNViệt Nam từ sản xuất nhỏ, manh mún, lạc hậu tiến dần lên nền NN hiện đại,khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có khả năng cải thiện và nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân lao động

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về NN không những có ý nghĩa thực tiễn

to lớn, mà còn là cơ sở lý luận vô cùng quan trọng đã và đang được Đảng vàNhà nước ta vận dụng để xây dựng phát triển nền kinh tế NN nước ta theođịnh hướng CNXH

1.2 CƠ SỞ CHỦ YẾU HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÔNG NGHIỆP

1.2.1 Thực tiễn và truyền thống của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, với khí hậu nhiệtđới gió mùa, ấm, ẩm, mưa nhiều, đất đai rất thuận lợi cho phát triển NN Trảiqua hàng nghìn năm, hàng vạn năm khai phá, lao động sản xuất, đấu tranh vật

lộn với thiên nhiên, nhân dân ta đã tạo nên "nền văn minh nông nghiệp Việt Nam" với những kinh nghiệm hết sức phong phú trong sản xuất NN phù hợp

với đặc điểm tự nhiên và tâm lý, tập quán của người ND Nền văn minh đó đãtạo nên sức sống mãnh liệt, giúp dân tộc ta vượt qua mọi thử thách gian lao,chiến thắng mọi kẻ thù trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đây,cũng như trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc những thập kỷ gần đây

Trang 15

Vào thời văn hóa Hòa Bình (cách đây 12.000 - 16.000 năm), Việt Nam

bây giờ đã thuộc một trong bốn trung tâm NN đầu tiên của loài người và trở

thành những chủ nhân đầu tiên có công lao lớn: Sáng tạo ra tiền NN đầu tiêncủa loài người Thời kỳ các vua Hùng dựng nước, NN nước ta phát triển hết

sức mạnh mẽ với đỉnh cao là nền "Văn minh nông nghiệp sông Hồng" Văn

minh NN sông Hồng thực chất là văn minh lúa nước, với cơ sở sản xuất làruộng nước trồng lúa, và cơ sở xã hội là những quần cư của ND trồng lúanước Sau khi nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương được thành lập, với

bước phát triển mới của NN, người Âu Lạc đã làm thêm vụ lúa thứ hai trong năm, ngoài vụ lúa chính mùa mưa, để trở thành nước tăng vụ lúa sớm nhất ở Đông - Nam Á, ngay từ trước công nguyên [22, tr 52] Thời kỳ Bắc thuộc,

NN vẫn là ngành sản xuất chính ở nước ta Ông cha ta với tinh thần độc lập tựchủ, kiên trì đấu tranh và sáng tạo, trên cơ sở kỹ thuật bản địa, có tiếp thu,chọn lọc thêm những kỹ thuật tiến bộ, có sự gắn bó hữu cơ giữa NN và ngànhnghề tiểu thủ CN đa dạng, tiến bộ, mang những đặc thù của vùng nhiệt đới vàsắc thái riêng của dân tộc Việt Nam

Kế thừa, nâng cao và phát triển nền văn minh NN sông Hồng, từ thế

kỷ X đến thế kỷ XIX, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu mới trong lĩnhvực NN Đặc biệt, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII - thời kỳ cực thịnh của chế

độ phong kiến Việt Nam, kỹ thuật NN Việt Nam đã đạt được những đỉnh cao, không thua kém những nền NN tiên tiến đương thời của các nước trong khu vực Riêng về kỹ thuật NN, ông cha ta qua kinh nghiệm thực tế đã chọn lọc

được một hệ thống cây trồng, vật nuôi tốt, một hệ thống công cụ lao động thủcông cổ truyền thích hợp, một hệ thống công nghệ sản xuất NN tổng hợp đúckết thành 4 chữ: Nước, phân, cần, giống, còn có giá trị ứng dụng đến ngày nay

Trên nền tảng của thiết chế kinh tế lấy NN làm căn bản ấy, ở Việt Nam đã

sớm hình thành một đời sống văn hóa, tinh thần độc đáo và một triết lý phát triển đặc trưng mà quan điểm chính thống chi phối toàn bộ chủ trương, chính

Trang 16

sách của các triều đại phong kiến Việt Nam là: "Dĩ nông vi bản", "Trọng nông

ức công thương", "Ngụ binh ư nông"…

Những đúc kết hết sức giản dị, những truyền thống và kinh nghiệm làm

NN từ lâu đã được lưu truyền qua những huyền thoại, thuyền thuyết, hay những

tập tục, như: Truyện Thánh Gióng, Sơn Tinh - Thủy Tinh, sự tích Bánh Chưng - bánh Dày, sự tích Trầu cau, hay tích dâng quýt cho vua Hùng đi săn

về ở Quất Thượng, tục thờ thần NN là Thần Nông - vị thần NN của ngườiViệt cổ Trong sách Đại Việt sử ký toàn thư còn ghi lại sự kiện năm Mậu Dần(1038), vua Lý Thái Tông ngự ra Bố Hải khẩu đắp đàn tế Thần nông và càyruộng tịch điền Khi có người trong quan lại can vua không nên làm việc củanông phu, Lý Thái Tông trả lời: "Trẫm không tự mình cày ruộng thì lấy gì làmxôi cúng, lấy gì để xướng xuất thiên hạ" Nói xong, vua đẩy ba đường cày…

Nhà bác học Lê Quý Đôn về sau cũng đã đưa ra một quan điểm rất nổi

tiếng: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng" Quan điểm này cho thấy: Đề cao và xác định vai trò nền tảng không thể

thay thế của NN trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội là tư tưởng chỉ đạotrong tư duy kinh tế truyền thống Việt Nam

Đáng tiếc là, trong thế kỷ XVIII, XIX, khoa học NN nước ta bị dừnglại và sút kém trong khi nhiều nước vẫn phát triển nhanh, nên tạo ra khoảngcách giữa trình độ kỹ thuật NN nước ta và nước ngoài Tiến trình khai thácthuộc địa của thực dân Pháp cũng đồng nghĩa là biến Việt Nam thành một nướcthuần NN với một trình độ sản xuất lạc hậu nhằm phục vụ lợi ích của chúng

Mặc dù vậy, thực tiễn và truyền thống cũng như những thành tựu tolớn về nhiều mặt của NN nước ta do ông cha ta để lại vẫn là mầm mống vữngchắc, là bệ phóng cho sự phát triển NN của chế độ ta từ Cách mạng thángTám về sau Điều đặc biệt hơn là, chính trong quá trình phát triển lâu dài của

dân tộc, NN, NT Việt Nam đã trở nên rất gần gũi, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam Dù xuất thân từ thành phần xã hội nào, ở cương vị

Trang 17

công tác nào thì đàng sau mỗi người đều có một miền quê yên tĩnh, êm ả vớinhững người ND cần cù, thông minh, tần tảo, thắm đượm tình người Chủ tịch

Hồ Chí Minh cũng là một con người như vậy

Ngay từ thuở nhỏ, Người đã được tắm mình trong một môi trường

NT thuần khiết với nền văn hóa dân gian đặc sắc của quê hương xứ Nghệ.Với những lời răn dạy của cha, những lời ru của mẹ, của ông bà về truyềnthống yêu lao động nghìn đời của ông cha, về lòng quý trọng những hạt lúa,

củ khoai mà người ND một nắng hai sương mới có được Lớn lên trong cảnhnước mất nhà tan, Người đã tận mắt chứng kiến nỗi thiếu thốn, cực khổ tậncùng của người dân lao động Dần dần Người hiểu được cội nguồn của mọinỗi khổ đau mà nhân dân ta phải chịu đựng là do sự áp bức, bóc lột mà bọnthực dân, phong kiến gây ra Với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược giànhlại độc lập, tự do cho dân tộc và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhândân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước Trong quá trình ấy, cũng như về sautrong quá trình lãnh đạo đất nước, với trí tuệ và năng lực tài giỏi, Người đãtiếp thu, kế thừa và phát huy, phát triển những tinh hoa văn hóa nhân loại,những quan niệm truyền thống Việt Nam trong đó có truyền thống và kinhnghiệm làm NN Với tư duy và phương pháp làm việc biện chứng, khoa học,

tư tưởng của Người về NN từng bước hình thành và phát triển, nhất là quanđiểm về xây dựng nền NN Việt Nam trong trong TKQĐ lên CNXH

1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nông nghiệp

Vấn đề NN (cùng với vấn đề ND, NT) là một bộ phận quan trọng trong

lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Và đây cũng chính là cơ sở lý luận quantrọng, quyết định hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh về NN

Trong quá trình tổ chức, động viên và tập hợp lực lượng, các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác - Lênin đều nhận thức rõ vị trí, vai trò và khả năngcách mạng to lớn của giai cấp ND trong sự nghiệp cách mạng do giai cấp CN

mà đội tiên phong là Đảng cộng sản lãnh đạo Chính trong quá trình đó, cả

Trang 18

C.Mác, Ph.Ăngghen và VI.Lênin đều có những nghiên cứu rất có giá trị về

NN Đặc biệt là về chỉ đạo tổ chức và phát triển kinh tế hợp tác trong NN

Trong giai đoạn của mình, cả C.Mác, Ph.Ăngghen đều khẳng định rõvai trò của NN trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Thông qua việckhảo sát sâu sắc thực trạng kinh tế NN và xu hướng vận động các lĩnh vựckinh tế trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản chủ

nghĩa và từ chế độ tư bản chủ nghĩa lên CNXH, C.Mác đã khẳng định khi năng suất lao động chưa nuôi đủ con người thì người ta chưa thể lo đến CN, thương nghiệp Trong học thuyết về địa tô, C.Mác chỉ ra tính chất nhiều vẻ

của NN trong những điều kiện khác nhau, đồng thời chỉ dẫn về một nền NNphát triển không chỉ tăng quy mô diện tích mà bằng thâm canh cao Đặc biệt

trong tác phẩm "Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức", lần đầu tiên Ph.Ăngghen đã

phác thảo một chương trình phát triển NN, NT toàn diện Ông đã đề cập đếnnhững vấn đề có giá trị lớn như chính sách NN của Nhà nước, các hình thức

khoán thuế trong NN… Ông viết: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn bao giờ cũng vẫn là vấn đề cơ bản của chính quyền nhà nước, một nội dung trọng yếu trong cương lĩnh hoạt động của các Đảng cộng sản Ph.Ăngghen còn đặt ra:

"Xã phải mua máy nước nông nghiệp rồi cho nông dân thuê theo giá vốn, lậphợp tác xã nông nghiệp…phục vụ cho sản xuất nông dân…lập những trạm thínghiệm nông nghiệp…" [28, tr 722]

Về kinh tế hợp tác trong NN, C.Mác và Ph.Ăngghen đều thấy được triểnvọng của hình thức kinh tế này và xem đó là bước quá độ trung gian từ CNTBlên CNXH Các ông đánh giá cao hình thức hợp tác theo kiểu "nông trại giađình" không dùng lao động làm thuê và coi hình thức này là ưu việt hơn hẳn

so với "đại điền trang" NN tư bản chủ nghĩa, sử dụng lao động làm thuê

C.Mác và Ph.Ăng ghen đặc biệt chú trọng đến cách thức đưa ND, các

hộ tiểu nông vào làm ăn hợp tác Mác nhấn mạnh: Giai cấp vô sản cần phải

với tư cách là Chính phủ áp dụng những biện pháp thực tiễn cải thiện tình

Trang 19

cảnh người ND để tiếp tục lôi cuốn người ND về phía cách mạng, áp dụngnhững biện pháp nhằm giảm bớt khó khăn của giai đoạn quá độ từ sở hữu tưnhân sang sở hữu tập thể về ruộng đất, vào lúc đó mới chỉ bắt đầu để người ND

tự đi đến phương thức đó, không được làm họ kinh sợ bằng những tuyên bốnhư tước bỏ quyền thừa kế, loại bỏ sở hữu của họ Đặc biệt trong tác phẩm

"Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức" (1894), Ph.Ăngghen đề cập: "Nhiệm vụ của

chúng ta đối với tiểu nông trước hết phải hướng quyền sở hữu cá thể và nềnkinh doanh cá thể của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằngbạo lực mà bằng những tấm gương và sự giúp đỡ của xã hội" [28, tr 736]

Để chăm lo lợi ích cho người tiểu nông, Ph.Ăngghen còn đưa ra luậnđiểm: "Chúng ta cương quyết đứng về phía người tiểu nông; chúng ta phải tìmmọi cách để làm cho số phận của họ được dễ chịu hơn; để cho sự chuyển sanghợp tác dễ dàng hơn; nếu họ quyết chuyển như thế" [28, tr 738]

Còn ngược lại, người tiểu nông chưa quyết định được thì theo ôngnên: "Để cho họ có thời gian suy nghĩ với tư cách là người sở hữu mảnh đấtcủa họ" [28, tr 738] Đây chính là những nguyên tắc hết sức quan trọng đểxây dựng và phát triển kinh tế hợp tác trong NN: Tự nguyện, dân chủ, bìnhđẳng…mà về sau VI.Lênin tiếp tục kế thừa vận dụng và phát triển

Kế tục sự nghiệp và phát triển tư tưởng của Mác - Ăngghen trong giaiđoạn lịch sử mới, V.I Lênin đã góp phần làm sáng tỏ quy luật vận động củanền kinh tế tiểu nông lên sản xuất lớn XHCN Chỉ rõ vai trò của NN trong quátrình xây dựng CNXH, đặc biệt là ở những nước NN lạc hậu quá độ lênCNXH, không qua tư bản chủ nghĩa

Cách mạng Tháng Mười (1917) thành công, sau ba năm thực hiện "Chính sách cộng sản thời chiến", nền kinh tế nước Nga không mang lại hiệu quả Năm 1921, V.I.Lênin quyết định thực hiện "Chính sách kinh tế mới" (NEP)

Bằng phương pháp phân tích khoa học về nguyên nhân khách quan vàchủ quan của cuộc khủng hoảng chính trị sau nội chiến, V.I Lênin đưa ra quan

Trang 20

điểm là: Phải bắt đầu từ nông dân; phải chấn hưng NN Người chỉ ra giải

pháp phải bắt đầu từ khôi phục NN, từ cải thiện đời sống ND mà cải thiện đờisống công nhân và các tầng lớp khác V.I.Lênin nói:

Vì muốn cải thiện đời sống công nhân phải có bánh mì vànhiên liệu Đứng về phương diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân củachúng ta mà nói, thì hiện nay "trở ngại" lớn nhất là ở chỗ đó, chúng

ta muốn tăng thêm sản xuất, thu hoạch lúa mì và tăng dự trữ bằngcách cải thiện đời sống nông dân - nâng cao năng lực sản xuất của

họ Phải bắt đầu từ nông dân [27, tr 169]

Để khôi phục NN, cải thiện đời sống ND, V.I.Lênin đề ra chính sáchthuế lương thực, khôi phục kinh tế hàng hóa trong NN, mở rộng trao đổi hàng

hóa giữa CN với NN Đồng thời, V.I.Lênin cũng hết sức chú trọng đến phát triển kinh tế hợp tác trong NN Trong tác phẩm Bàn về chế độ hợp tác,

V.I.Lênin viết: "Ở nước ta về chính sách Nhà nước do giai cấp công nhânnắm, mọi tư liệu sản xuất đều do Nhà nước nắm nên trên thực tế chúng ta chỉ

có việc đưa nhân dân vào các hợp tác xã Khi nhân dân vào các hợp tác xã tớimức đông nhất, thì chủ nghĩa xã hội tự nó được thực hiện" [27, tr 238]

Người còn coi hợp tác xã (HTX) là: "Con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất và dễ tiếp thu nhất đối với nông dân" [27, tr 239].

Đưa ND vào con đường làm ăn HTX là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp vàlâu dài Chính vì vậy, từ cuối năm 1918, V.I.Lênin đã kịch liệt lên án khuynhhướng mệnh lệnh để cưỡng bức ND, ép buộc họ thực hiện chế độ canh tác tập thể.Trong Đại hội VIII Đảng Cộng sản Nga, ông đã gay gắt phê phán: "Ở đây màdùng bạo lực thì có nghĩa là làm nguy hại đến toàn bộ sự việc; ở đây điều cần thiếtphải làm là công tác giáo dục lâu dài công xã phải tổ chức làm sao để chiếmđược lòng tin của nông dân và không bao giờ được dùng mệnh lệnh" [27, tr 243]

V.I Lênin còn chỉ ra cho Nhà nước phải có chính sách giúp đỡ các tổ chức hợp tác hưởng một số những đặc quyền về kinh tế, tài chính, ngân

Trang 21

hàng và phía Nhà nước: "Qui định tỷ mỷ một thực tiễn nữa, nghĩa là chúng

ta còn phải xác định hình thức "tiền thưởng" (và những điều kiện cấp tiềnthưởng) cấp cho hợp tác xã, hình thức làm cho chúng ta có thể giúp đỡ cóhiệu quả các hợp tác xã và đào tạo những xã viên văn minh" [27, tr 243]

Để lôi kéo ND vào kinh tế hợp tác, cải thiện đời sống V.I.Lênin chủtrương: "Việc thu thuế phải đặc biệt được giảm nhẹ trong mọi trường hợp, khôngđược do dự và ngay cả trong việc giảm tổng số thuế", "Nhà nước xã hội chủnghĩa phải hết sức mở rộng việc giúp đỡ nông dân cung cấp cho họ những sảnphẩm công nghiệp (phục vụ sản xuất và đời sống) để bảo đảm lao động và đờisống của nông dân" [27, tr 252]

Theo V.I.Lênin, xây dựng HTX là một việc làm khó khăn, phải trải qua một quá trình lâu dài, "hợp tác xã là bước quá độ sang chế độ mới", cho

nên muốn thành công cần phải có "cả một thời kỳ lịch sử" Đặc biệt trong xây

dựng phải tuân thủ các nguyên tắc trong phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở:

"Tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi"

Đồng thời do tính chất phức tạp trong sản xuất NN, V.I.Lênin cũngcho rằng các hình thức tổ chức HTX phải đa dạng, phong phú và có bước đi

thích hợp Nếu như trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế "cộng sản thời chiến", V.I.Lênin chủ trương trong lĩnh vực lưu thông thành lập các HTX tiêu

dùng để trưng thu, trưng mua lương thực và phân phối sản phẩm, còn tronglĩnh vực sản xuất, tổ chức các nông trường quốc doanh, các công xã NN, các

hiệp hội canh tác tập thể thì đến khi thực hiện Chính sách kinh tế mới,

V.I.Lênin chủ trương phát triển kinh tế hợp tác trên cơ sở sản xuất hàng hóa

và trao đổi hàng hóa Theo V.I.Lênin, thì hợp tác phải bắt đầu từ khâu lưuthông vì ông cho rằng thương nghiệp bán buôn có thể liên kết hàng triệungười ND lại với nhau, từ đó dẫn họ đến hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất

và hình thành các HTX trong lĩnh vực sản xuất

Trang 22

Như vậy, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về NN thể hiệngiá trị hết sức sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn, mà chính trong quá trìnhvận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung vào thực tiễn ViệtNam, Hồ Chí Minh đã tiếp biến cả những quan điểm này Điều đặc biệt hơnnữa là chính Hồ Chí Minh còn được trực tiếp chứng kiến về những chủtrương và thực tế của nước Nga trong thời gian Chính sách NEP được thựchiện khi Người có mặt tại nước này (1923 - 1924) Tất cả điều đó cho thấy, tưtưởng Hồ Chí Minh về NN có cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc.

1.3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HÔ CHÍ MINH VỀ NÔNG NGHIỆP

1.3.1 Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của nông nghiệp

Mục tiêu hàng đầu trong xây dựng CNXH ở Việt Nam, theo Chủ tịch

Hồ Chí Minh là nhằm "không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động" [48, tr 271] Người từng khẳng

định rằng: Nếu được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độclập cũng chẳng làm được gì Dân chúng số đông chỉ thực sự thấy được giá trị và

ý nghĩa của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc đủ, được đảm bảo nhữngquyền lợi và lợi ích của con người, của người công dân trong một nước độc lập,

tự do Chính vì vậy, ngay sau ngày đất nước giành được độc lập, trong phiênhọp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc, Người đã yêu cầu:

Chúng ta phải thực hiện ngay:

1 Làm cho dân có ăn

2 Làm cho dân có mặc

3 Làm cho dân có chỗ ở

4 Làm cho dân có học hànhCái mục đích ta đi đến là 4 điều đó… [42, tr 152]

Đây cũng chính là mục đích mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác địnhngay từ những ngày đầu làm cách mạng và đã phấn đấu, hiến dâng suốt cả

Trang 23

cuộc đời mình: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao chonước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta aicũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [42, tr 161] Và khi sắp sửa

đi vào thế giới vĩnh hằng, Người vẫn không quên dặn lại trong Di chúc:

"Đảng phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" [50, tr 511].

Là một nhà lãnh đạo chiến lược giàu kinh nghiệm, Hồ Chí Minh sớmthấy được rằng: Muốn nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết phải khôngngừng ra sức phát triển nền kinh tế quốc gia Mà vấn đề cơ bản hàng đầu để

phát triển, Hồ Chí Minh xác định đó chính là bắt đầu từ NN.

NN với Hồ Chí Minh luôn có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng

đối với sự phát triển nền kinh tế, xã hội cũng như trong việc nâng cao đời

sống của nhân dân Với Người: NN là gốc, NN là chính, NN là mặt trận chính, NN là mặt trận hàng đầu, NN là mặt trận cơ bản, NN là việc quan trọng nhất… Người cho rằng: Việt Nam là một nước sống về NN, nền kinh tế

lấy canh nông làm gốc, do vậy "Nông dân ta giàu thì nước ta giàu Nôngnghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh" Từ đó, Người coi việc tập trung phát triển

NN là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và yêu cầu các ngànhkhác phải lấy việc phục vụ NN làm trung tâm

Hồ Chí Minh coi phát triển NN là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn giải quyết mọi vấn đề xã hội NN giải quyết nhu cầu quan trọng nhất, cơ bản nhất, cấp thiết nhất của con người là nhu cầu ăn, mặc, ở Trong đó, ăn là nhu cầu đầu tiên Chỉ khi nào thỏa mãn được các nhu cầu ăn (và mặc, ở) trên một mức

độ nhất định thì người ta mới nghĩ đến những nhu cầu cao hơn Hồ Chí Minhviết "Sản xuất nông nghiệp trước hết là sản xuất lương thực, là việc cần thiếtnhất cho đời sống nhân dân, là bộ phận cực kỳ quan trọng trong kế hoạch kinh

tế của Nhà nước" [47, tr 5] Ngay sau khi giành được chính quyền cách mạng,ngày 7/12/1945, Hồ Chí Minh đã viết trên báo "Tấc đất" số đầu tiên:

Trang 24

Loài người ai cũng "dĩ thực vi tiên" (nghĩa là trước cần phảiăn); nước ta thì "dĩ nông vi bản" (nghĩa là nghề nông làm gốc) Dânmuốn ăn no, phải trồng trọt cho nhiều Nước muốn giàu mạnh thì phảiphát triển nông nghiệp Vậy chúng ta không nên bỏ hoang một tấc đấtnào hết Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng [42, tr 114]

Và Người đã chính thức sử dụng thuật ngữ "Khuyến nông" [42, tr.102] saungày Cách mạng tháng Tám thành công, và coi khuyến nông là một nội dunghợp thành trong chính sách NN của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc, vị trí, vai trò của NN càngđược Hồ Chí Minh nhận thức rõ ràng và nhất quán hơn Ngày 13/6/1955, tại Hộinghị sản xuất cứu đói, Người nhấn mạnh "Tục ngữ có câu: "Dân dĩ thực vithiên" nghĩa là dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn thì không có trời" [45, tr.572] Ăn là một nhu cầu thiết yếu Rõ ràng, không có ăn con người không thểduy trì được ngay cả sự sinh tồn chứ chưa nói đến hoạt động sản xuất, hoạtđộng nghiên cứu sáng tạo, hoặc hoạt động chính trị Trong Hội nghị này,Người nói rất giản dị ý đó "Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng

và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thìchính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được" [45, tr 572].Trong cách nói rất dung dị của Hồ Chí Minh chứa một triết lý vô cùng đơngiản, vô cùng cụ thể Không có ăn, không sống được do đó không xây dựngCNXH được! Người dạy cán bộ rằng: "Phải rất chú ý đến tăng gia sản xuất.Các cô, các chú có khi công tác, vì trình độ một phần nên chưa nghiên cứuđược về chủ nghĩa Mác - Lênin Bác chỉ nói một điểm rất giản đơn "Có thựcmới vực được đạo" đó là duy vật, đó là gốc của chủ nghĩa Mác - Lênin" [46,

tr 420] Người căn dặn: "Nhân dân ta phải bám lấy đồng ruộng Ruộng làchính Nông nghiệp là chính Phải thấy xa, đừng chỉ nhìn lợi trước mắt màquên lợi sau Đừng có thấy cây mà chẳng thấy rừng" [47, tr 12], "có gì sung

Trang 25

sướng bằng góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp - nền tảng

để phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa [49, tr 612]

Trong sự nghiệp cách mạng, theo Hồ Chí Minh, phát triển NN để sản

xuất ra nhiều lương thực thực phẩm là một mặt trận quan trọng, liên quan đến sự thành bại của chiến tranh Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở đến câu

châm ngôn Hán Việt "thực túc binh cường" Là một chiến lược gia và nhàquân sự tài ba, Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ vai trò to lớn của hậu phương.Hậu phương là chỗ dựa của tiền phương, là nơi quyết định sự thành bại củacủa mọi cuộc chiến tranh Trong chiến tranh, nhân tố quyết định là vấn đề quânlương Khi quân đội được cung cấp đủ lương thực, thực phẩm thì sức mạnhđược nhân lên rất nhiều Đó là nhân tố quyết định sự thành bại nơi chiếntrường Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1949, trong bài

Việt Bắc quyết thắng, Người viết:

… Lúc này, quan trọng nhất là nông nghiệp, vì "có thực mới

vực được đạo" Có đủ cơm ăn áo mặc cho bộ đội và nhân dân, thìkháng chiến mới mau thắng lợi, thống nhất và độc lập mau thànhcông…Chiến sĩ trước mặt trận thì xung phong giết giặc bằng súngđạn Chiến sĩ nhà nông thì xung phong giết giặc bằng cày cuốc,

nghĩa là phải xung phong tăng gia sản xuất, để giúp bộ đội đủ ăn

đấu là hai mặt trận quan hệ mật thiết với nhau Các hợp tác xã nông nghiệp là

đội quân hậu cần của quân đội chiến đấu ngoài mặt trận… Các xã viên hợp tác

xã phải sản xuất tốt để bộ đội và nhân dân ta ăn no đánh thắng" [50, tr 193].

Trang 26

Thực tế thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũngnhư chống đế quốc Mỹ xâm lược đã chứng minh cho tính đúng đắn của tưtưởng Hồ Chí Minh: Sự dồi dào về lương thực, thực phẩm là nhân tố gópphần quyết định to lớn vào thắng lợi của chiến tranh.

Trong xây dựng CNXH, thời kỳ đầu ở miền Bắc, NN vẫn được Hồ Chí

Minh coi như một mặt trận chủ yếu, là nền tảng của toàn bộ cơ cấu kinh tếquốc dân Theo Hồ Chí Minh, trong nền kinh tế quốc dân của mỗi quốc gia có

ba bộ phận quan trọng nhất là NN, CN và thương nghiệp Ba bộ phận này cómối quan hệ hữu cơ với nhau, tác động và chi phối lẫn nhau Nhưng trongđiều kiện Việt Nam thì NN luôn luôn là lĩnh vực quan trọng nhất Đối vớiViệt Nam, dù cơ cấu kinh tế thay đổi và phát triển như thế nào cũng phải lấy

NN làm gốc Nếu NN phát triển, lương thực thực phẩm dồi dào, nông dân khágiả thì xã hội sẽ phồn vinh Ngược lại, NN đình đốn trì trệ thì các ngành kháccũng theo đó mà suy giảm Do vậy, từ năm 1955, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:

Để đẩy mạnh việc củng cố miền Bắc, làm cơ sở cho côngcuộc đấu tranh thống nhất nước nhà, Chính phủ sẽ thi hành kế hoạchkhôi phục kinh tế năm 1956 bao gồm nông nghiệp, công nghiệp,thương nghiệp, giao thông vận tải; nhưng sản xuất nông nghiệp là

chủ yếu Yêu cầu của sản xuất nông nghiệp năm 1956 là bước đầu giải quyết lương thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu để khôi phục

tiểu nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâmthổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài [46, tr 91] Đến cuối năm 1956, Người lại viết:

Sang năm mới, sản xuất nông nghiệp vẫn là nhiệm vụ chủyếu trong kế hoạch Nhà nước nhằm tăng cường thêm nữa sảnxuất lương thực, thực sự đẩy mạnh việc trồng cây công nghiệp,việc chăn nuôi gia súc, đồng thời coi trọng nghề rừng, nghề cá,nghề muối và những nghề phụ khác [46, tr 293]

Trang 27

Trong mối quan hệ hữu cơ giữa ba bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến vị trí, vai trò của NN đối với CN và thương nghiệp

Hồ Chí Minh luôn coi CN và NN là hai ngành kinh tế quan trọng nhất và

có tác động qua lại với nhau rất mật thiết Người đã nhiều lần nêu lên hình ảnh:

"Công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế" [48, tr 544] Người

dùng hẳn từ "què", "khập khễnh" để phê phán sự phát triển không đồng bộ giữa

CN và NN, để lưu ý toàn Đảng, toàn dân phải chú ý đúng mức đến phát triển NN

Là "hai chân của nền kinh tế" phải phát triển vững chắc cả hai: "Công nghiệp vànông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe,

đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích" [48, tr 545]

Tuy vậy, qua những phát biểu của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy hàmchứa ý nghĩa sâu xa Trong hai chân CN và NN của nền kinh tế giai đoạn đầucủa TKQĐ, phát triển NN phải là chân phải, chân trụ, là bước phải đi đầu tiên

để cho CN có được những bước đi vững chắc Năm 1956, trong Lời kêu gọi đồng bào nông dân thi đua sản xuất và tiết kiệm, Người đã viết: "Sản xuất nông nghiệp… giải quyết vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu

để khôi phục tiểu nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâmthổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với các nước ngoài" [46, tr 91]

Năm 1962, Người chỉ ra rõ ràng hơn: "Nông nghiệp phải phát triển

mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu (nhưđường, mía, chè…) cho nhà máy, cung cấp đủ nông sản (như lạc, đỗ, đay…)

để đổi lấy máy móc" [48, tr 544]

Nông nghiệp còn cung cấp lương thực, thực phẩm cho công nhân cácngành công nghiệp

Tóm lại, "Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng khôngphát triển được" [48, tr 619]

Trang 28

Chúng ta biết rằng, vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân ta đang hoạchđịnh những nội dung của đường lối xây dựng CNXH ở miền Bắc, trong đónhấn rất mạnh vấn đề CNH XHCN để đến tháng 9/1960 sẽ thông qua tại Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tầm nhìn của mình về vị trí của ngành NN Việt Nam Khi về thăm và nói

chuyện với nhân dân Thanh Hóa (ngày 19/7/1960), Người nhắc nhở: "Nước ta

là một nước nông nghiệp giống như Trung Quốc, Triều Tiên Muốn phát triểncông nghiệp, phát triển kinh tế nói chung phải lấy việc phát triển nông nghiệp

làm gốc, làm chính" [48, tr 180] Và ngay trong Bài nói chuyện tại Hội nghị Trung ương 7 (Khóa III), hội nghị chuyên bàn về phát triển công nghiệp, Hồ

Chí Minh lại nói về NN, nhấn rất mạnh vai trò của NN Người nói:

Việt Nam ta có câu tục ngữ: "Có thực mới vực được đạo".Trung Quốc cũng có câu tục ngữ "Dân dĩ thực vi thiên" Hai câu ấytuy đơn giản, nhưng rất đúng lẽ

Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải

giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác) Muốn giải quyết tốt các vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy

đủ lương thực Mà lương thực là do nông nghiệp sản xuất ra Vì vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng [48, tr 544].

Không phải ngẫu nhiên mà trong hội nghị của Trung ương bàn về pháttriển CN, về CNH, ngay đoạn mở đầu bài nói của mình, Hồ Chí Minh lại nóiđến vị trí quan trọng của NN, và đặc biệt, trong Hội nghị cán bộ Trung ương

về xã tham gia cải tiến quản lý HTX NN năm 1963, Hồ Chí Minh đã nêu lênluận điểm mang tính tổng kết tầm quan trọng của NN trong nền kinh tế nước

ta nói chung và đối với ngành CN nói riêng: "Có gì sung sướng bằng gópphần đắc lực vào công cuộc phát triển nông nghiệp - nền tảng để phát triểnkinh tế xã hội chủ nghĩa" [49, tr 612]

Trang 29

Từ nhận thức nội dung cốt lõi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử,

Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò đòn bẩy của sản xuất CN trong quá trình vậnđộng của xã hội loài người Người cho rằng CNH XHCN gắn với quan niệm

chung về CNXH và con đường đi lên CNXH Năm 1960, trong bài Con đường phía trước, Người chỉ rõ:

Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu Đó là chỗ bắt đầu

đi của chúng ta… Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào khichúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi; dùngmáy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp Máy sẽ chắpthêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần

và giúp người làm những việc phi thường

Muốn có nhiều máy móc thì phải mở mang các ngành côngnghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than dầu… Đó là con đường phải

đi của chúng ta, con đường công nghiệp hóa nước nhà.

Hiện nay chúng ta lấy sản xuất nông nghiệp làm chính Vìmuốn mở mang công nghiệp thì phải có đủ lương thực, nguyên liệu.Nhưng công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vẫn là mục tiêu phấn đấuchung, là con đường no ấm thật sự của nhân dân ta [48, tr 40-41].Như vậy, CNH XHCN, theo Hồ Chí Minh, là nhiệm vụ trọng tâm của

cả TKQĐ, nhưng TKQĐ lại phải trải qua những bước, những chặng đườngquá độ nhỏ hơn Vấn đề đặt ra là bắt đầu từ đâu và cách thức tiến hành nhưthế nào? Quá trình CNH XHCN trong điều kiện một nước NN lạc hậu, bỏ quagiai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như ở nước ta cần tiến hành như thế nào?

Vấn đề này đã được Hồ Chí Minh giải đáp thỏa đáng, có sứcthuyết phục Với sự nhảy cảm chính trị đặc biệt và tầm nhìn sâurộng, Hồ Chí Minh có quan điểm độc đáo sát hợp: Trong một nướcnông nghiệp như Việt Nam, cơ sở và tiền đề của công nghiệp hóa là

Trang 30

nông nghiệp; phải bắt đầu từ nông dân và lấy nông nghiệp làm khâuđột phá [9, tr 198].

Theo Người, vai trò đột phá của NN tạo nền tảng trong CNH tập trungtrên các mặt: Cung cấp lương thực và nguyên liệu; giải phóng sức lao động

NN để cung cấp cho CN; tạo ra nguồn tích lũy từ bản thân nền kinh tế; là thịtrường tiêu thụ sản phẩm CN, nâng cao sức mua của toàn xã hội… NN tạo ratiền đề cần thiết để CNH, kích thích sản xuất hàng hóa CN Vai trò đó được

Hồ Chí Minh khẳng định:

Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chungphải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu khôngphát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp

vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp

và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp làm ra [48, tr 180]

Rõ ràng khi nhấn mạnh vị trí, vai trò của NN trong quá trình xây dựng

CNXH, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan coi NN là lĩnh vực bao quát toàn

bộ quá trình này Bởi, như Người khẳng định: "Muốn tiến lên chủ nghĩa xã

hội thì phải xây dựng công nghiệp, nhà máy" [46, tr 412] CN phát triển thì NNmới phát triển; NN tự nó không thể đưa lại năng suất cao, hàng hóa nông sảnnhiều và chất lượng tốt nếu không có sự tác động trực tiếp, gắn bó giữa CN và NN

Đối với thương nghiệp, theo Hồ Chí Minh, khi NN phát triển và có

nhiều sản phẩm dôi thừa thì thương nghiệp sẽ phát triển NN phát triển, ND sẽ

có nhiều sản phẩm hàng hóa đưa ra thị trường, như vậy vai trò của thươngnghiệp sẽ được phát huy Đồng thời khi NN phát triển sẽ cung cấp nhiều hơnnguyên liệu, vật liệu để phát triển tiểu, thủ CN và cung cấp lâm thổ sản đểbuôn bán với nước ngoài… Thương nghiệp cũng chính là cầu nối giữa NN và

CN Khi NN phát triển, trao đổi hàng hóa giữa CN và NN tăng lên và như vậythương nghiệp lại được đưa lên một bước cao hơn Hồ Chí Minh viết "Thương

Trang 31

nghiệp là cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp Thương nghiệp đưa hàngđến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa nông sản, nguyên liệucho thành thị tiêu dùng" [46, tr 174]

Hồ Chí Minh yêu cầu thương nghiệp phải phục vụ cho NN một cách

công bằng, dân chủ Người nói: "Thương nghiệp làm nhiệm vụ đưa hàng hóa

công nghiệp cho nông dân, rồi lại mua các thứ nông sản về cho nhà máy.Thương nghiệp phải cố gắng làm công việc đó cho tốt, phải đảm bảo chấtlượng hàng hóa và có tinh thần phục vụ người mua, người ta cần thứ gì, bánthứ đó" [48, tr 619-620]

Vấn đề giá cả, vấn đề rất nhạy cảm giữa người mua và người bán,Người dạy rằng: "Giá cả phải đảm bảo cho Nhà nước, hợp tác xã và xã viêncùng có lợi để xây dựng nước nhà" [48, tr 414]

Trong mua bán, Hồ Chí Minh đã bảo vệ cho ND, vì vốn họ chân chất,thiếu thông tin và thật thà trong thương trường, song họ cũng rất chú ý đếnquyền lợi của người bán, để họ phục vụ NN tốt hơn và cũng tìm thấy lợi trong

sự phát triển của đất nước

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, NN là cơ sở không chỉ đối với CN vàthương nghiệp mà còn đối với các ngành, các lĩnh vực khác như: Tài chính,

ngân hàng, văn hóa, giáo dục, y tế… Các ngành này cũng phải coi phục vụ

NN và NT là nhiệm vụ trọng tâm Hay nói cách khác, NN cũng là cơ sở để

phát triển các ngành các lĩnh vực này

Về tài chính, quan niệm của Hồ Chí Minh là công khai tài chính,

Người nói với nhân dân tại Hội nghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh như sau:

Muốn xây dựng và phát triển kinh tế thì Chính phủ phải thuthuế của nhân dân, lấy nhân dân để phục vụ nhân dân…

Đồng bào hãy sẵn sàng đóng thuế, trả nợ một cách sòng phẳng,tích cực bán nông sản cho Chính phủ [46, tr 426-427]

Trang 32

Về quan hệ tài chính giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế NN, HồChí Minh cũng lưu ý: "Việc mua bán ấy phải có hợp đồng ký kết giữa Chínhphủ và hợp tác xã phải đảm bảo làm đúng hợp đồng, mà về phía Chính phủcũng vậy, như thế mới công bằng" [48, tr 414].

Đối với ngành văn hóa, giáo dục, Hồ Chí Minh cũng đề nghị phải coi

NN là trọng tâm Người từng nhắc nhở: "Có thực mới vực được đạo" "Đạo"

ở đây bao hàm nhiều nội dung khác nhau, nhưng trước hết "đạo" chính là giáodục, là văn hóa Do đó, con người trước hết phải ăn sau đó mới nói đến nhữnghoạt động khác như văn hóa, giáo dục Ngược lại, văn hóa, giáo dục có nhiệm

vụ phải nâng cao dân trí cho nhân dân để nhân dân có thể nâng cao khả năngnắm bắt thực tế, tiếp thu khoa học - kỹ thuật, tăng cường khả năng quản lý,đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất, vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ xãhội Người chỉ rõ: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sảnxuất, muốn tăng gia sản xuất tốt thì phải có kỹ thuật cải tiến, muốn sử dụngtốt kỹ thuật thì phải có văn hóa" [47, tr 577]

Hồ Chí Minh kết luận:

Ở nước ta nông nghiệp chiếm một bộ phận lớn trong kinh

tế, mà sản xuất nhỏ lại chiếm một bộ phận lớn trong nông nghiệp

Vì nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực và nguyên liệu, đồngthời là nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là thị trường tiêu thụ

to nhất hiện nay, cho nên cần phải tạo và phát triển nông nghiệp thìmới có cơ sở để phát triển các ngành khác [48, tr 14]

Ở đây, chúng ta cũng cần thấy rằng, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khiNgười khẳng định các ngành khác phải lấy NN làm trung tâm, thì ở mức độnào đó, các ngành phục vụ cho NN cũng là phục vụ cho chính sự phát triểncủa mình Ngành thương nghiệp phục vụ NN tốt thì sản phẩm NN gia tăng vềchất lượng, chủng loại tạo thuận lợi cho giao lưu buôn bán Ngành tài chínhphục vụ tốt cho NN thì sẽ tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhà nước

Trang 33

Văn hóa giáo dục phục vụ tốt cho NN thì trình độ dân trí của đại đa số nhândân tăng lên, tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực cho đất nước làm cơ sở,nền tảng cho xã hội phát triển…

Hồ Chí Minh cũng đã nhấn mạnh đến việc sử dụng nguyên liệu sảnxuất từ NN để xuất khẩu lấy ngoại tệ Người viết:

Trong việc xây dựng, ta cố gắng, các nước bạn hết lònggiúp đỡ, ta còn phải mua hàng của các nước khác Muốn buôn bánvới các nước ấy, ta chưa có máy móc, đồ kỹ nghệ, ta chỉ có nông,hải sản Cán bộ, đảng viên ta phải giúp Chính phủ mua và xungphong bán Mua của người khác mà không xung phong bán làkhông tốt [46, tr 421-422]

Như vậy, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo thực tế của công cuộcxây dựng đất nước trong TKQĐ "Hồ Chí Minh đã thể hiện phẩm chất của mộtnhà lãnh đạo hiểu sâu sắc thực tiễn của đất nước mình, nhuần nhuyễn lý luận

và thực tiễn, không câu nệ như những lý thuyết gia thông thường!" Điều đó

cũng cho thấy, "trước mỗi giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, Hồ Chí Minh đều có những chỉ dẫn định hướng trong đó nhấn mạnh vai trò cực kỳ quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế nước ta" [54, tr 99].

Nếu ta đặt tư tưởng của Hồ Chí Minh về NN là gốc, là chính trongbối cảnh chung của công cuộc xây dựng kinh tế XHCN trên thế giới, cũngnhư riêng ở nước ta tại những thời điểm lúc bấy giờ với những thành công vàkhông thành công mới thấy hết được những giá trị lý luận và thực tiễn của tưtưởng ấy Đó là một tư tưởng vô cùng đáng quý, đáng trân trọng Suy cho cùng,

tư tưởng về NN là gốc, là chính của Hồ Chí Minh thấm đượm một tinh thầnnhân đạo vì con người, thực sự coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêucủa CNXH Tư tưởng đó, trước hết và trên hết là vì ND, vì lo cho cái ăn, cáimặc, cái hạnh phúc của ND Xã hội XHCN mà Người đã lựa chọn cho dântộc ta, và lãnh đạo nhân dân ta xây dựng là xã hội nhân đạo nhất, tiến bộ nhất

Trang 34

bởi xuất phát từ bản chất khách quan của nó, như Người đã chỉ rõ: "Chủ nghĩa

xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do" [46, tr.396] Mặc dù rất khao khát Việt Nam sớm trở thành một nước CN, Hồ ChíMinh vẫn nhắc nhở "lấy nông nghiệp là gốc, là chính" để giải quyết vấn đềđộng lực CNXH, điều này rất quan trọng đối với Việt Nam - một nước vốn lànước NN lạc hậu mà đa số dân cư là ND

Vấn để đặt ra là tại sao Hồ Chí Minh lại coi trọng vị trí và vai trò của

NN trong nền kinh tế nước ta như vậy? Chúng ta có thể lý giải:

Thứ nhất, xuất phát từ "đặc điểm to nhất" của nước ta khi đi lên xây

dựng CNXH

Theo Hồ Chí Minh: "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là

từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải

kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" [48, tr 13] Đây là một thực tếkhông thể bỏ qua Thực tế này do lịch sử để lại, dù muốn hay không nó vẫntồn tại Xây dựng CNXH Việt Nam cũng phải bắt đầu từ đó Do vậy, khôngđược nóng vội, chủ quan duy ý chí trong thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở nước ta

Chính do "đặc điểm to nhất" đó, mà theo Hồ Chí Minh:

Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩ xã hội, đưa miền Bắc tiến

dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại,

có văn hóa và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hộichủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nềnkinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ then chốt và lâu dài [48, tr 13].Tuy vậy, trên mặt trận kinh tế, trong điều kiện Việt Nam vốn là "mộtnước nông nghiệp lạc hậu", đất nước lại vừa ra khỏi chiến tranh, hậu quả nặng

nề của việc địch phá ruộng để lập vành đai trắng, lai thêm thiên tai, dịch họa,nguy cơ một nạn đói tiếp tục diễn ra trên miền Bắc… Chính vì thế, việc giải

Trang 35

quyết vấn đề ăn, mặc và các vấn đề dân sinh khác được đặt lên hàng đầu VớiNgười, đảm bảo cho người dân được ăn no là quan trọng nhất, bởi vì nói nângcao đời sống của người dân ở một nước có nền kinh tế lạc hậu, thì trước hết làphải lo cho người dân được ăn no

Thứ hai, Hồ Chí Minh sớm nhìn thấy được vai trò của NN trong phát

triển các ngành kinh tế khác của đất nước, trước hết là CN

Thứ ba, ở nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển NN.

Hồ Chí Minh chỉ rõ có 3 điều kiện đó là: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.

Nói chuyện tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành (BCH) Trung ươngĐảng Lao động Việt Nam (khóa III), Người đã nói rõ:

Ở các xứ rét, mỗi năm tuyết giá dai dẳng, chỉ trồng trọtđược một mùa Khí hậu nước ta ấm áp cho phát triển quanh năm

trồng trọt, thu hoạch bốn mùa Như thế là thiên thời rất thuận lợi.

Vùng đồng bằng miền Bắc tuy ruộng ít, người nhiều; nhưng chúng

ta trồng xen, tăng vụ thì một mẫu đất có thể hóa ra hai Miền ngượcthì có nhiều vùng đất rộng mênh mông và màu mỡ, tha hồ cho

chúng ta vỡ hoang Như thế là địa lợi rất tốt [48, tr 544]

Rõ ràng Hồ Chí Minh đã luôn nhìn thấy và tìm mọi cách huy độngđiều kiện thiên thời, địa lợi của đất nước để chủ trương phát triển NN

Tuy nhiên, cũng theo Hồ Chí Minh, trong các điều kiện thì thiên thời

không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa Nhân hòa là yếu tố quan trọng nhất, quyết định (nhân định thắng thiên) Do vậy, để phát triển NN, ngoài 2 yếu tố thiên thời và địa lợi, thì yếu tố quan trọng nhất trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn là nhân hòa Theo Người, "Nước ta là một nước nông

nghiệp Hơn 9 phần 10 dân ta là nông dân" [43, tr 710], đó là "một lực lượngrất to lớn của dân tộc" Nhưng cơ bản là ở chỗ: "Nhân dân ta rất cần cù, thôngminh và khéo léo" Đồng bào ND thì "rất siêng năng chịu khó", lại " sẵn có

Trang 36

truyền thống cần cù lao động và hăng hái phấn đấu" Từ khi có Đảng lãnh đạo,

"Nhân dân ta nói chung, nông dân ta nói riêng, rất yêu mến Đảng và nghe lờiĐảng", và một khi ND ta đã thấm nhuần đường lối của Đảng, "thấm nhuần tinh

thần của Nghị quyết của Hội nghị Trung ương, chắc chắn nông dân ta rất khấn

khởi và sẽ có một chuyển biến to lớn trong sản xuất nông nghiệp" [48, tr 381] Chính vì vậy, Đảng và Chính phủ cần phải hết sức quan tâm đến lợi ích chínhđáng của người ND, đồng thời phải biết phát huy những tiềm năng, sức mạnhvốn có của họ, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Chúng ta cần phải làm cho mỗi ngườinông dân nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, quyết tâm thực hiện cần kiệmxây dựng hợp tác xã, ra sức cải tiến quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật, thì nôngnghiệp nhất định phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc" [49, tr 613]

Hồ Chí Minh kết luận:

Nước ta ở về xứ nóng, khí hậu tốt.

Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu.

Nhân dân dũng cảm và cần kiệm.

Các nước anh em giúp đỡ nhiều [48, tr 543]

Do đó: "Việc mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải làm, là ra sức kếthợp và vận dụng thật khéo ba điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tếcủa miền Bắc nước ta" [48, tr 543]

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, coi trọng và biết phát huy các tiềm năng

cả về thiên thời, địa lợi và nhân hòa để phát triển NN đó cũng chính là xuất

phát từ tư tưởng tự lực cánh sinh mà suốt đời Người quán triệt và nhắc nhở

mọi người thực hiện Theo Người, muốn giành độc lập dân tộc phải phải tựlực cánh sinh, nay muốn giành ấm no, hạnh phúc cũng phải tự lực cánh sinh.Người nhắc nhở: "Việc cải thiện đời sống cho nhân dân cũng phải do nhândân tự giúp lấy mình là chính" Người phê bình:

- Khuyết điểm của đồng bào nông dân:

Trang 37

Còn tính ỷ lại, sợ khó Chờ trời mưa, chờ máy bơm Không

ra sức tát nước và bón phân Không ra sức cải tiến kỹ thuật

Nói tóm lại: Đồng bào nông dân còn hay ỷ lại và thiếu ýthức mình là người chủ của nông thôn [47, tr 193]

1.3.2 Quan niệm của Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp toàn diện ở nước ta

"Là nhà chiến lược thiên tài của cách mạng Việt Nam, trong xem xét,đánh giá sự vật, hiện tượng, xã hội hay con người, Hồ Chí Minh luôn luônxem xét một cách toàn diện" [25, tr 473] Quan điểm của Người về phát triểnkinh tế NN cũng không ngoại lệ

Với Hồ Chí Minh, nền NN Việt Nam phát triển phải là một nền NN phát triển toàn diện, nền NN phát triển đó càng không phải trong một nền kinh tế

thuần nông mà là trong một nền kinh tế bền vững hiện đại, với sự phong phú

về ngành nghề, đa dạng hóa về sản phẩm Theo Người: "Sản xuất phải toàndiện, sản xuất thóc là chính, đồng thời phải coi trọng hoa màu, cây ăn quả, câycông nghiệp, chăn nuôi, thả cá và nghề phụ" [48, tr 397] Người nhắc nhở:

"Trung ương thường nói nông nghiệp phải toàn diện Mình không những cốtgạo, ngô, khoai, sắn, bông mà còn cốt các thứ khác nữa Cho nên phải toàndiện" [48, tr 445] Nói chuyện với cán bộ miền núi trong Hội nghị tổng kếtcuộc vận động hợp tác hóa NN, phát triển sản xuất, kết hợp hoàn thành cải cáchdân chủ ở miền núi, Người cũng nói: "Sản xuất phải toàn diện, trồng cây lươngthực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề rừng, chú trọngđẩy mạnh chăn nuôi, vì miền núi có nhiều khả năng chăn nuôi" Hồ Chí Minh

đã thẳng thắn phê bình đồng bào Tuyên Quang vì có "khuyết điểm là khôngtoàn diện, không chú trọng đầy đủ về cây công nghiệp và hoa màu" [48, tr.319] Hay nhân dân xã Đại Nghĩa (Hà Đông) vì: "Sản xuất chưa toàn diện" vì

"xem nhẹ hoa màu và cây công nghiệp"…

Trang 38

Vậy cụ thể như thế nào là một nền NN toàn diện theo tư tưởng Hồ ChíMinh? Qua các tác phẩm, bài nói và viết của Hồ Chí Minh cho thấy quanniệm về một nền NN toàn diện theo Người phải là:

Thứ nhất: Nền NN toàn diện trước hết phải là một nền NN có ngành trồng trọt phát triển Trong đó "trồng trọt cũng phải phát triển toàn diện" [48, tr 478]

Hồ Chí Minh cho rằng, trồng trọt, trước hết, phải trồng cây lương thực,

bởi vì "nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực" [48, tr.14] Người nói nhiềuđến trồng lúa, coi cây lúa là cây chính trong các cây lương thực: "Sản xuấtthóc là chính" Sau cây lúa, Người rất chú trọng đến các cây hoa màu nhưngô, khoai, sắn là nguồn lương thực bổ sung cho cây lúa và là nguồn thức ăn

chủ yếu cho chăn nuôi Người nói: "Phải hết sức phát triển hoa màu, chỉ có

thóc, không có hoa màu là không được Hoa màu không những là cây lươngthực quý của người, mà còn dùng để chăn nuôi Xã Đại Nghĩa vì thiếu chú ýđến hoa màu cho nên chăn nuôi kém" [48, tr 406] Trong bài đăng trên báo

Nhân dân ngày 17-4-1962 với tiêu đề "Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu", Người viết: "Ngô, khoai, sắn là những thứ lương thực phục vụ rất cần thiết

cho người và gia súc Nếu hoa màu thu hoạch kém thì sẽ ảnh hưởng không tốtđến nhiều việc" [48, tr 574]

Trong trồng trọt, phải bao gồm cả trồng cây CN, vì: "Cây công nghiệp

không đạt được kế hoạch thì ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp" [48, tr 320].Người nhắc nhiều đến cây bông, vì cây bông là cây cung cấp nguyên liệulàm sợi để dệt vải Theo Người: "Nếu chú trọng lương thực mà không cóbông thì tức là có ăn chứ chưa có mặc", và vì Việt Nam có nhiều điều kiện đểphát triển cây bông Sau cây bông, Hồ Chí Minh nói đến trồng cây cà phê, câylạc, cây vừng Nói chuyện với cán bộ công nhân nông trường Đông Hiến(Nghệ An), Người nhắc: "Trồng cà phê, trồng lúa nhưng đồng thời phải chú ýtrồng lạc, trồng vừng, vì lạc, vừng là thứ hàng xuất khẩu rất tốt để đổi lấy máymóc" [48, tr 478] Người cũng nhắc phải trồng cây chè, trồng dâu nuôi tằm,

Trang 39

trồng mía, là những cây có thể tận dụng đất đai và cho hiệu quả kinh tế cao.Như trồng dâu nuôi tằm, không chỉ cho người ND sợi tơ quý để dệt vải lụa

mà có thể dệt lưới bắt cá

Trong trồng trọt, Hồ Chí Minh rất chú trọng trồng cây ăn quả Đến

thăm những nơi có điều kiện như Hưng Yên, Hà Giang, Nghệ An Ngườiđều nhắc nhở phải trồng cây ăn quả Khi về nông trường Đông Hiếu, Người cònnhắc công nhân phải trồng lấy ớt để ăn Điều này đã thể hiện phẩm chất của conngười Hồ Chí Minh rất quan tâm đến chi tiết của đời sống người lao động

Trong trồng trọt, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở phải coi trọng trồng cây lấy gỗ Với vùng đồng bằng, Người luôn động viên trồng cây để có gỗ làm nhà, Người nêu: "Mỗi tết trồng được 15 triệu cây Từ năm 1960 đến năm 1965… chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm

cột nhà Và trong mười năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp, khíhậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn" [47, tr 558] Với ND, Người tính toánrất cụ thể: "Nếu mỗi năm, mỗi người trồng 4 cây, trong 5 năm lại có gỗ làmnhà, đóng giường, bàn ghế, làm nông cụ" Người vạch ra chiến lược:

Muốn làm nhà cửa tốt, Phải ra sức trồng cây

Chúng ta chuẩn bị từ rày.

Dăm năm sau, sẽ bắt tay dựng nhà [47, tr 453].

Với thanh niên, Người cũng dạy:

Nếu mỗi cháu thanh niên một năm trồng được ba cây, chămsóc cho thật tốt thì tám triệu thanh niên miền Bắc sẽ trồng được 24triệu cây Năm năm liền, các cháu sẽ trồng được 120 triệu cây Hãytính giá rẻ mỗi cây ba đồng thôi, sau 5 năm sức lao động của các

Trang 40

cháu bỏ ra sẽ thu hoạch được một số tiền lớn là 360 triệu đồng, cóthể xây dựng được tám nhà cơ khí loại khá [48, tr 678]

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến hiệu quả của việc trồng cây, theo Người

"Đã trồng cây thì phải chăm bón… Năm nào cũng trồng, nhưng trồng cây nào

phải tốt cây ấy" Trong bài nói chuyện với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ

An (ngày 8/12/1961), Người lưu ý: "Các chú cứ làm sao năm nay trồng được

15 triệu cây cho tốt Trồng cây nào sống cây ấy chứ 19 triệu cây mà chết hếtnữa thì vô ích" [48, tr 446]

Quan tâm đến trồng cây, nhắc nhở mọi tầng lớp nhân dân trồng cây;chính bản thân Người đã phát động tết trồng cây và viết nhiều bài báo tuyên

truyền các phong trào này, tạo nên một phong tục đẹp ở nước ta - phong tục Tết trồng cây.

Thứ hai: Theo Hồ Chí Minh, nền NN toàn diện phải có ngành chăn nuôi phát triển Nói chuyện trong Hội nghị tổng kết phong trào sản xuất nông, lâm, ngư

nghiệp năm 1959, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Về chăn nuôi, phải chú ý phát triển

chăn nuôi càng nhiều càng tốt" [48, tr 63] Theo Người, "Phải phát triển mạnh chăn nuôi để đảm bảo có thêm thịt ăn, thêm sức kéo, thêm phân bón" [48, tr 406].

Người cũng nhấn mạnh lợi ích của chăn nuôi với trồng trọt: "Vì chăn nuôi kém màphân bón ít, lại vì phân bón ít mà sản lượng lúa và hoa màu giảm sút" [49, tr 149].Hay mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi: "Muốn ruộng tốt thì phải dùng

nhiều phân Muốn có nhiều phân thì phải đẩy mạnh chăn nuôi Muốn phát triển chăn nuôi thì phải tăng diện tích trồng thức ăn cho trâu, bò, lợn…" [48, tr 352].

Trong chăn nuôi, Người chú trọng và khuyến khích chăn nuôi trâu, bò,lợn, vì "trâu, bò, lợn là nguồn lợi lớn, lại là nguồn phân bón cho ruộng nương"

Ngoài ra, Người cũng nhắc nhở "cần mở rộng hơn nữa việc chăn nuôi dê, thỏ,

gà, vịt " [48, tr 406].

Ngày đăng: 30/09/2018, 17:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ ChíMinh về kinh tế
Tác giả: Phạm Ngọc Anh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Đồng chủ biên) (2006), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh - Hỏi và đáp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tư tưởngHồ Chí Minh - Hỏi và đáp
Tác giả: Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh - Ban Tuyên giáo (1995), Bác Hồ với Hà Tĩnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồvới Hà Tĩnh
Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh - Ban Tuyên giáo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
4. Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Hà Tĩnh (2008), Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Hà Tĩnh qua kết quả tổng điều tra năm 2006, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Hà Tĩnh qua kết quảtổng điều tra năm 2006
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Hà Tĩnh
Năm: 2008
5. Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Tĩnh (2009), Kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 0 giờ ngày 01/4/2009, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả sơbộ tổng điều tra dân số và nhà ở 0 giờ ngày 01/4/2009
Tác giả: Ban Chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Hà Tĩnh
Nhà XB: Nxb Thốngkê
Năm: 2009
6. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2003), Tập bài giảng phần địa phương Hà Tĩnh - Chương trình trung cấp lý luận chính trị, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng phần địa phươngHà Tĩnh - Chương trình trung cấp lý luận chính trị
Tác giả: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh
Năm: 2003
7. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Việt Nam
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
8. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh (2009), Tài liệu tuyên truyền Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tuyên truyền Nghịquyết 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nông nghiệp,nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2015 và định hướngđến năm 2020
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2009
9. Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên) (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đềnông dân
Tác giả: Nguyễn Khánh Bật (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
10.Đặng Duy Báu (Chủ biên) (2001), Lịch sử Hà Tĩnh, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Hà Tĩnh
Tác giả: Đặng Duy Báu (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2001
11.Cục thống kê Hà Tĩnh (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2008
Tác giả: Cục thống kê Hà Tĩnh
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
13.Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1992), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIII (Vòng 2), Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh HàTĩnh lần thứ XIII (Vòng 2)
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 1992
14.Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XIV, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh HàTĩnh lần thứ XIV
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 1996
15.Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XV, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh HàTĩnh lần thứ XV
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2001
16.Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI, Hà Tĩnh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh HàTĩnh lần thứ XVI
Tác giả: Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh
Năm: 2006
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2002
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2005
19.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng Toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2006
20.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
21.Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấphành Trung ương khóa X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w