Trong công tác dân tộc phải nghiên cứu và nắm chắc đối tượng là đồng bào các dân tộc, có nghiên cứu sâu sắc các dân tộc mới nắm được lòng dân, mới biết đồng bào nghĩ gì, mừng gì, lo gì, muốn gì?… Việc đó khó nhưng có ý nghĩa sống còn, quản lí về dân tộc mới chặt chẽ, mới có đối sách giải quyết kịp thời những vấn đề mới về dân tộc, làm cho ý Đảng hợp với lòng dân thì công việc sẽ thành công. Đó cũng là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta “giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc”. Đường lối và nguyên tắc giải quyết vấn đề đó là “bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” giữa các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam, được cụ thể hoá trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đó phải hợp lòng dân thì mới đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta không chỉ tác động riêng đối với các dân tộc thiểu số; công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta liên quan đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tôn giáo, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Việc đổi mới về nội dung tham mưu và quản lí, về phương châm và phương pháp công tác dân tộc phải phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của cách mạng, theo đúng quan điểm, đường lối và nguyên tắc, kinh nghiệm đổi mới đất nước do Đảng ta đề ra.
Thực hiện công tác dân tộc phải gắn với thực hiện tốt các mặt liên quan đó, phải thể hiện được sự kết hợp giữa nghiên cứu xây dựng chính sách với kiểm tra, tham gia chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời phải kết hợp cả nghiên cứu vùng và dân tộc với nghiên cứu tổng hợp thì mới thực hiện được chức năng và nhiệm vụ, phát huy được hiệu lực và có hiệu quả công tác dân tộc.
Những việc làm cụ thể để giải quyết tốt vấn đề dân tộc phải xuất phát từ ý Đảng và lòng dân, phải thực hiện với tinh thần “chân thành, kiên trì và tế nhị, thận trọng và vững chắc, tích cực và khẩn trương”, nói đi đôi với làm, không chỉ nơi khó làm trước, việc khó làm thử, nhân điển hình lên, mà ở đâu cần, việc nào cần phải làm trước, không áp đặt, không ban ơn, không làm thay. Không chỉ có “ba cùng” với dân như trước mà phải biết học dân, nghe dân nói, hiểu được dân, nói dân hiểu, làm dân tin, làm để giúp đồng bào học và tự làm, làm từ đơn giản đến phức tạp, từ việc nhỏ
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tư tưởng của Bác Hồ, ý Đảng hợp với lòng dân, tạo được phong trào cách mạng trong đồng bào các dân tộc… thì vùng các dân tộc mới đổi mới thành công, mới chiến thắng giặc đói nghèo và giặc dốt, chống được “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Điều quan trọng là phải “lấy dân làm gốc”, phải do dân, trọng dân, tin và dựa vào dân, phải vì dân, có trách nhiệm với dân, phải đi xuống với đồng bào các dân tộc, không quan liêu và hành chính hoá. Lấy vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lòng chân thành để đối xử; lấy niềm tin yêu, giúp đỡ để cảm hoá, tranh thủ và đoàn kết, tăng bạn bớt thù, biết “qua trên nắm dưới, dựa dưới nắm trên”, biết dùng để giữ, biết giữ và dùng, phát huy nhân tố tích cực, đẩy lùi nhân tố tiêu cực, giúp mọi người cùng tiến bộ, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp chung. Công việc của dân tộc phải do người dân tộc giải quyết lấy là chính, không ai làm thay họ được; phải dùng người dân tộc, người tốt, người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc, từng dòng họ của các dân tộc quản lí và giáo dục nhau đi theo Đảng và Bác Hồ, chống lại địch sẽ tốt hơn.
Công tác đoàn kết các dân tộc phải do Đảng lãnh đạo, dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho tương xứng với “vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược lớn” của cách mạng nước ta, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới; có lý luận, tư duy mới về dân tộc soi sáng thì mới làm tốt công tác dân tộc, tránh được làm mò và vấp ngã.
Việc đấu tranh chống địch gây chia rẽ dân tộc và ly khai là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác dân tộc. Đảng phải lãnh đạo việc “chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưởng tự ty, mặc cảm dân tộc…”, xây cho được mối quan hệ tốt đẹp giữa dân tộc đa số với các dân tộc thiểu số như Bác Hồ dạy.
Xây dựng tổ chức và cán bộ làm tham mưu về công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương thật trong sạch và vững mạnh cũng là kinh nghiệm quan trọng. Tổ chức, bộ máy đó phải gọn nhẹ nhưng tinh và mạnh.
Nước ta là một nước có nhiều dân tộc, vì vậy trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền cần thiết phải thể chế chính sách dân tộc của Đảng thành Luật pháp của nhà nước.
Cần phải thực hiện tốt các công tác:về phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng; các chương trình định canh đinh cư, xoá đói giảm nghèo, phòng chống và kiểm soát ma tuý, chương trình hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, thực hiện các chính sách trợ giá, xây dựng các trung tâm cụm xã
Làm tốt công tác đầu tư, hợp tác quốc tế trên các vùng dân tộc và miền núi. Đó là những giải pháp đồng bộ với những bước đi thích hợp cho từng vùng, từng dân tộc, thiết thực phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam được cùng nhau chung sống thân ái như 54 cái cột vững chắc dựng lên ngôi nhà Việt Nam. Tổ quốc thân yêu của tất cả chúng ta ngày một khang trang đẹp đẽ, phấn đấu đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Phát triển kinh tế ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Miền núi và vùng đồng bào dân tộc nước ta có nhiều tiềm năng, điều kiện để phát triển kinh tế, nhưng do nhiều nguyên nhân mà đồng bào các dân tộc ở đây chưa khai thác được. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như: khoáng sản, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, chăn nuôi... Chính vì vậy, Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ, kết hợp áp dụng các cơ chế khuyến khích nhằm phát huy ý thức tự lực, tự cường, năng lực sáng tạo của đồng bào các dân tộc để khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
KẾT LUẬN
Qua trình bày trên tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc vào việc phát huy sức mạnh toàn dân trong sự nghiệp đổi mới. Đồng thời đánh giá những thuận lợi và khó khăn mắc phải trong thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc và đưa ra những giải pháp chủ yếu trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay.
Nâng cao nhận thức về chính sách đại đoàn kết toàn dân.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền trong việc thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công dân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước
Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc hoạch định và thực hiện chính sách đối với các giai tầng
Ở giai đoạn phát triển hiện nay, nước ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức đan xen nhau. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến thành công, tranh thủ cơ hội đưa nước ta vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, có vị thế xứng đáng trong thế giới văn minh của loài người, để đạt được mục tiêu trên chúng ta không có cách nào khác là phải dựa vào nội lực của chính mình, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đất nước và con người Việt Nam vì mục tiêu chung đó là: “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ”.
Có thể khẳng định rằng chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới là người đem đến cho các dân tộc thiểu số ở Việt Nam quyền bình đẳng như ngày nay. Các dân tộc trong cộng đồng đại gia đình các dân tộc Việt Nam từ chỗ bị áp bức, bóc lột dưới sự đô hộ của thực dân đế quốc đã trở thành những thành viên làm chủ đất nước Việt Nam độc lập thống nhất. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố và tăng cường mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào. Đồng bào các dân tộc đời đời ghi nhớ công lao to lớn của Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam, mãi mãi theo lời dạy của Bác Hồ là "dân tộc Việt Nam là một, đất nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi