+ Dương Văn An Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh Năm bảo vệ: 20
Trang 11
Thu hút đầu tư nước ngoài vào Thừa Thiên Huế
Attractting Foreign Direct Invesment in Thua Thien Hue province
NXB H : TTĐTBDGV, 2012 Số trang 145 tr +
Dương Văn An
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Khái quát một số lý luận cơ bản và các vấn đề thực tiễn liên quan đến đầu tư
trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Thừa Thiên Huế Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2010 Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Keywords: Kinh tế chính trị; Đầu tư trực tiếp nước ngoài; Thừa Thiên Huế
Content
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 25 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, lĩnh vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đã có những tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam FDI đã đóng góp lượng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; góp phần nâng cao sức cạnh tranh, năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ưu thế mới để Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới Nhờ có đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm và được đánh giá là quốc gia phát triển năng động, thu hút được sự quan tâm đầu tư của nhiều tập đoàn kinh tế lớn và của các nước trên thế giới Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều lợi thế để đẩy mạnh đầu tư, phát triển kinh tế, nhưng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế Những năm qua Thừa Thiên Huế đã có nhiều biện pháp nhằm kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và đã có một số dự án đầu tư tương đối lớn ở thành phố Huế, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, khu công nghiệp Phú Bài, khu công nghiệp Tứ
Hạ - Hương Trà Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết nhiều việc làm Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vốn đầu tư thực hiện chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đăng ký
Trang 22
Trước tình hình trên, Thừa Thiên Huế sẽ phải làm gì để thu hút vốn đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng?
Liệu các chính sách và môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư chưa? Làm thế nào để cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài?
Những vấn đề đó cần được nghiên cứu để tìm ra những giải pháp hợp lý nhất Do vậy nghiên
cứu đề tài về “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế” là hết sức cần thiết,
không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các cuốn sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, các báo cáo và bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý, nghiên cứu sinh, học viên cao học đề cập đến vấn đề FDI, có thể nêu một số điển hình như:
"Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam", của tác giả Mai Ngọc Cường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999 “Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam”, của
PGS, TS Trần Quang Lâm và TS An Như Hải (2006), Nxb Chính trị quốc gia Nguyễn Việt
Hưng (2004): Những giải pháp chủ yếu nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam; Nguyễn Văn Tuấn (2005): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam”; Trần Xuân Tùng (2005): Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp; TS Lê Xuân Bá (2006): Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam;
TS Nguyễn Vũ Hoàng (2006): Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vấn đề đặt ra với
Việt Nam khi gia nhập WTO
FDI cũng là lĩnh vực được nhiều nhà khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học nghiên cứu hoặc chọn làm luận án, luận văn như:
Luận án tiến sỹ: "Các giải pháp tài chính nhằm tăng cường thu hút và quản lý FDI tại Việt
Nam giai đoạn 2001-2010" (2001) của nghiên cứu sinh Lê Công Toàn Luận án Tiến sỹ: "Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam"
(2004), của nghiên cứu sinh Trần Anh Phương Luận án tiến sĩ của tác giả Đỗ Hoàng Long (năm
2004): Tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Huy Nhượng (2005): Một số biện pháp thúc đẩy việc phát triển, khai thác, thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam Luận án tiến
sĩ của tác giả Phan Văn Tâm (năm 2011): Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam
Đề tài cấp bộ: "Chiến lược đổi mới chính sách huy động các nguồn vốn nước ngoài phục vụ sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010", do Bộ Tài chính chủ trì, TS Trương Thái
Phiên làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2000 Đề tài cấp bộ: "Những chủ trương và giải pháp cơ
bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả cao nguồn vốn FDI theo tinh thần Nghị quyết đại hội IX", mã số KHBĐ (2001)-02 do Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chủ
trì; TS Cao Sỹ Kiêm làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm 2003 Đề tài cấp bộ: "Thực trạng và
Trang 33
giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ở Việt Nam”, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh thực hiện, PGS, TS Trần Thị Minh Châu làm chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2007
Liên quan đến vấn đề FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có một số đề tài nhiên cứu Luận văn
Thạc sĩ của Trần Thị Hoài Trâm (2009): “Nghiên cứu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu
kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế " đã tập trung phân tích sâu về thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô Đề tài đã đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực để duy trì, cải thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng hiệu quả vào KKT Chân Mây-Lăng Cô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế Cũng nghiên cứu về thu hút đầu tư vào khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nhưng
Luận văn Thạc sỹ của tác giả Võ Thị Quế Hương “Nghiên cứu giải pháp thu hút vốn đầu tư vào
Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả thu
hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài
Gần đây là luận án tiến sĩ của tác giả Hồ Sỹ Nguyên (2010): "Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư
phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ";
Luận án đề cập rất ít đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngoài ra, còn nhiều đề tài khoa học khác liên quan đến vấn đề này được trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu về thu hút FDI ở tỉnh Thừa Thiên Huế không
nhiều, thiếu hệ thống Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thừa Thiên Huế"
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế cơ bản của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 10 năm, từ 2001-2010 Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới (giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020), góp phần phát huy tiềm năng của địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên tác giả đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Khái quát một số lý luận cơ bản và các vấn đề thực tiễn liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế, xã hội ở Thừa Thiên Huế
- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001-2010
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế tới năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Trang 44
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2010
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu hiện trạng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
- Về thời gian: Từ năm 2001 đến 2010, dự báo đến 2015, tầm nhìn đến 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp cơ bản của kinh tế chính trị học như: Phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
6 Đóng góp của luận văn
- Cung cấp hệ thống số liệu và thông tin về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2001 đến 2010; phân tích những tác động tích cực và những hạn chế của nguồn vốn này đến phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế, chỉ ra những nhân tố thuận lợi, khó khăn; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa khả năng thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2011-2015; tầm nhìn đến năm 2020
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, danh mục viết tắt, bảng biểu, luận văn bao gồm 3 chương, 9 tiết:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát
triển kinh tế - xã hội
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa Thiên Huế
Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thừa
Thiên Huế
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Sự hình thành, phát triển, đặc điểm và xu hướng vận động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, phát huy tối đa ưu thế về vốn, trình độ công nghệ,
kinh nghiệm quản lý của mình áp dụng vào nước đầu tư, nhằm tối đa hoá lợi nhuận
Trang 55
Nguồn gốc cơ bản tạo sự di chuyển vốn đầu tư dưới hình thức này là do có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận xuất phát từ lợi thế so sánh khác nhau giữa các quốc gia Điều kiện thuận lợi cho di chuyển vốn đầu tư là xu thế tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng tăng trên thế giới Quá trình tích tụ, tập trung tư bản lớn; sự phát triển khoa học công nghệ cùng với sự phát triển của quá trình phân công lao động xã hội; sự chi phối của các qui luật kinh tế nhất là quy luật lợi
thế so sánh đã làm cho hoạt động của FDI ngày càng mở rộng về quy mô lẫn phạm vi
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu
Hiện nay, có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong luận văn này chỉ đề cập một số hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài sau đây:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp
tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân
Doanh nghiệp liên doanh: Là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế do hai chủ thể hoặc nhiều
hơn các chủ thể nước ngoài cùng hợp tác với một nước chủ nhà trên cơ sở góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
(tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước tiếp nhận đầu
tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu sự kiểm soát theo luật pháp của nước tiếp nhận đầu tư
Ngoài ra còn một số dạng đặc biệt của hình thức đầu tư 100% vốn đầu tư nước ngoài là:
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Building Operate Transfer-BOT): Là hợp
đồng được ký giữa Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước nhận đầu tư
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Building Transfer Operate - BTO): Là hợp
đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận
1.1.3 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài So với các hình thức đầu
tư khác của đầu tư nước ngoài thì FDI có hiệu quả đầu tư cao hơn, tạo sự chuyển biến lớn trong vốn đầu tư toàn xã hội của nước nhận đầu tư, gắn liền với quá trình sản xuất trực tiếp và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế
Thứ hai, FDI không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho
nước nhận đầu tư, ngược lại còn tạo điều kiện thuận lợi để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước
Trang 66
Thứ ba, FDI chủ yếu đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao, chu chuyển vốn
nhanh và có hiệu quả kinh tế cao
Thứ tư, trong hoạt động FDI, kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân
chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần
Thứ năm, FDI ngày càng gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty
xuyên quốc gia (TNC), chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật pháp (bao gồm luật pháp của các nước đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư và luật pháp quốc tế)
Thứ sáu, FDI có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền lực các nguồn vốn đã được đầu tư Quyền
quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn
Thứ bảy, hoạt động FDI không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao
công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý và tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu
tư và phía nhận đầu tư
Thứ tám, hoạt động FDI gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương
mại quốc tế Trong hình thức FDI, các công ty mẹ thường chuyển giao vốn của mình qua các công
ty chi nhánh Do vậy, FDI có liên quan mật thiết với dòng lưu chuyển vốn quốc tế, trong đó có một công ty ở một nước nhưng có chi nhánh ở các nước khác
1.1.4 Xu hướng vận động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Một là, giai đoạn trước năm 1945, xu hướng chính của FDI là "chảy" từ các nước phát triển
sang các nước chậm phát triển
Hai là, từ sau 1945, FDI chuyển hướng vào các nước phát triển
Ba là, từ thập niên 70 đến nay, trên thế giới xuất hiện thêm một số nước đang phát triển tham
gia xuất khẩu tư bản là các nước thuộc tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước, vùng lãnh thổ NICs châu Á (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông…)
Bốn là, những năm đầu thế kỷ XXI, xu hướng FDI vào các nước đang phát triển và chuyển đổi
tăng trở lại
Năm là, hiện nay, hầu hết các nước đều có xu hướng tham gia vào cả hai quá trình: đầu tư và
tiếp nhận đầu tư
Sáu là, dòng vốn FDI đang chịu sự chi phối và kiểm soát chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc
gia (TNCs) của các nước phát triển
Bảy là, xu hướng cạnh tranh giữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau
ngày càng cao
Nghiên cứu xu hướng vận động của FDI, Việt Nam cần phải xem xét, chọn lọc những dự án phù hợp, để có thể đảm bảo tính hiệu quả trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam đối với thế giới Mặt khác, chúng ta cũng cần mạnh dạn tham gia đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế so sánh của mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 77
1.2 Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
1.2.1 Khái quát tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua
Tỷ trọng FDI trong tổng vốn
đầu tư toàn xã hội các giai đoạn từ 1991 đến 2010
1.2.2 Những tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế -
xã hội ở Việt Nam
- Thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI đối với GDP; Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001-2010:
Đơn vị tính: %
Năm 200
1
200
2
200
3
200
4
200
5
200
6
200
7
200
8
200
9
201
0 Đóng
góp
FDI
vào
GDP
13,
7
13,
7
14,
4
15,
1
15,
9 17 18
18,
4
18,
3 18,7
Tốc
độ
tăng
GDP
6,9 7,0 7,2 7,7 8,4 8,2 8,4 6,3 5,3 6,78
- Tham gia giải quyết việc làm cho người lao động: Năm 2005, các doanh nghiệp FDI thu hút
1,03 triệu lao động thì đến năm 2010 đã lên tới 1,9 triệu lao động
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Trang 88
- Đưa vào Việt Nam một số ngành công nghiệp mới có trình độ công nghệ tiên tiến như công nghiệp khai thác dầu khí, hoá dầu, chế tạo ô tô, xe máy, sản xuất đồ điện tử gia dụng, máy tính
điện tử, công nghiệp viễn thông…
- FDI tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do
hoá thương mại và đầu tư
1.2.3 Một số hạn chế
- Hiệu quả của vốn FDI còn thấp, chuyển giao công nghệ chậm chạp, chuyển giá ra ngoài; khu vực FDI chưa tạo ra được tác động lan tỏa tới các khu vực kinh tế khác như mong muốn
- Xuất hiện những bất cập trong cấu trúc vốn FDI:
+ Mất cân đối trong cơ cấu đầu tư: Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và vốn FDI nói riêng có thể dẫn đến việc ít chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước, có thể gây nên phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài
+ Mất cân đối trong phát triển ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn: Những lĩnh vực, ngành, địa bàn khi đầu tư dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài
+ Mất cân đối về cấu trúc theo hình thức đầu tư và nước, khu vực đầu tư vào Việt Nam
- Xảy ra tranh chấp lao động trong khu vực FDI:
Nhìn chung các chủ doanh nghiệp FDI thường trả công cho người lao động thấp, các chế độ, chính sách khác như nhà ở, vui chơi giải trí, vệ sinh môi trường, an toàn lao động không thỏa đáng với nhu cầu của người lao động, từ đó dẫn đến những mâu thuẩn và tranh chấp
- Tác động tiêu cực tới môi trường:
Xử lý rác thải, nước thải chưa được chú trọng, ảnh hưởng xấu đến môi trường, đưa đến những
hệ lụy lâu dài cho phát triển bền vững
1.3 Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số địa phương và bài học đối với Thừa Thiên Huế
1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
1.3.2 Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
1.3.3 Kinh nghiệm của Đà Nẵng
1.3.4 Bài học rút ra đối với Thừa Thiên Huế
Từ kinh nghiệm của ba tỉnh nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Thứ nhất, Thừa Thiên Huế cần có nhãn quan nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ,
thuận lợi, thấy rõ những khó khăn, thách thức của địa phương mình để đề ra được chủ trương, biện pháp, chính sách đúng đắn, kịp thời trong thu hút FDI Chủ trương, biện pháp, chính sách khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ cấp tỉnh xuống đến cấp cơ sở, tạo ra sự
Trang 99
thống nhất và quyết tâm cao nhất trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm sự thành công của biện pháp chính sách
Thứ hai, các chủ trương, định hướng lớn phải được nhanh chóng cụ thể hoá thành các kế
hoạch thực hiện, các biện pháp chính sách một cách đồng bộ Các biện pháp chính sách về khuyến khích thu hút FDI phải rõ ràng, rành mạch, cụ thể, chú ý điều kiện cụ thể ở địa phương và phù hợp với pháp luật Cơ chế chính sách phải đồng bộ, thể hiện tính khuyến khích và tính cạnh tranh cao, phải tôn trọng quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hoá trong thu hút đầu tư, phù hợp với tiến trình hội nhập; đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các đơn vị cũng như người thực hiện
Thứ ba, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong
bộ máy công quyền, tạo được niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư Mọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải gọn nhẹ, không làm tăng
chi phí, gây phiền hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư
Thứ tư, có tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại nói chung và FDI
nói riêng tinh thông về nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, trong sạch về phẩm chất, đạo đức
Vì đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà đầu tư nước ngoài với địa phương, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
Ở THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế
2.1.3 Đánh giá về lợi thế và hạn chế của Thừa Thiên Huế và khả năng thu hút FDI
2.1.3.1 Những lợi thế
Qua phân tích cho thấy Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế, như có vị trí địa - chính trị chiến lược, có cửa khẩu trên bộ, có cảng biển, có đường sắt, đường hàng không, có Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, 4 KCN, tiểu KCN; có tiềm năng về đất đai, khoáng sản, bờ biển, phong cảnh, nguồn nhân lực dồi dào để thu hút các dự án đầu tư FDI
2.1.3.2 Những khó khăn, thách thức
Lượng mưa lớn, mùa mưa kéo dài, tài nguyên khoáng sản tuy phong phú và đa dạng, song quy mô không lớn Tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và từng ngành chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa vững chắc, chưa theo kịp sự phát triển của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Tích luỹ nội bộ kinh tế của tỉnh còn thấp, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu
tư còn hạn hẹp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển
Trang 1010
2.2 Tình hình thu hút FDI vào Thừa Thiên Huế
2.2.1 Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
Giai đoạn 2001-2005, Thừa Thiên Huế thu hút được 10 dự án FDI, tổng vốn đăng ký là 49,453 triệu USD, vốn đăng ký đầu tư bình quân đạt 4,945 triệu USD/dự án; vốn thực hiện đạt 22,253
triệu USD đạt 44,99% vốn đăng ý đầu tư
Thời kỳ Đơn vị tính 1991-
1995
1996-
2000
2001-
2005
2006 -
2011
Giai đoạn 2006 - 2011 thu hút được 47 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 1.580 triệu USD, chiếm 86,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (1991-2011) Vốn thực hiện 553,12 USD đạt 35% tổng vốn đăng ký; bình quân vốn mỗi dự án là 33,62 triệu USD Đây là dấu hiệu khả quả quan trong thu hút FDI của tỉnh Thừa Thiên Huế
Luỹ tiến đến cuối năm 2011, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 64 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1.888,960 triệu USD
2.2.2 Phân loại các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.2.1 Phân loại theo lĩnh vực đầu tư
2.2.2.2 Phân loại theo địa bàn đầu tư
2.2.2.3 Phân loại theo hình thức đầu tư
2.2.2.4 Phân loại theo đối tác nước ngoài đầu tư
2.2.3 Một số hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thừa Thiên Huế
2.2.3.1 Một số hạn chế
2.2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế
2.3 Những tác động của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1 Những tác động tích cực
Khu vực kinh tế FDI ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, thể hiện ở các mặt sau:
2.3.1.1 Đối với tổng vốn đầu tư
2.3.1.2 Đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3.1.3 Đối với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
2.3.1.4 Hiệu ứng lan toả của các doanh nghiệp FDI