1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf

103 669 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 874,86 KB

Nội dung

Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf

Trang 1

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÀO

1.1 KHÁI NIỆM VÀ HÌNH THỨC CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 01 1.1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài 01 1.1.2 Các hình thức của đầu tư nước ngoài 01 1.1.2.1 Đầu tư trực tiếp FDI

02

1 Định nghĩa 02

2 Ưu điểm 02

3 Hạn chế 03

Trang 2

4 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

04 1.1.2.2 Đầu tư gián tiếp

05 1 Định nghĩa

05 2 Ưu điểm

05 3 Hạn chế

06 1.1.2.3 Tín dụng quốc tế

06 1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÀO 06

1.2.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư 07

1.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 08

1.2.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong phát triển kinh tế tại Lào 10

1.3 MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO 11

1.3.1 Yếu tố tự nhiên - vị trí địa lý 11

Trang 3

1.3.2 Yếu tố về Chính trị - Xã hội 12

1.3.3 Yếu tố về Cơ sở hạ tầng 12

1.3.4 Yếu tố kinh tế vĩ mô 13

1.3.5 Chính sách tiền tệ và tài chính ngân hàng 15

1.3.6 Thương mại và Dịch vụ 16

1.3.7 Khoa học công nghệ 19

1.3.8 Nguồn nhân lực 19

1.3.9 Pháp lý và Quản lý hành chính 20

Tóm tắt Chương 1 22

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK THỜI GIAN QUA 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH CHAMPASACK 23

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Champasack 23

2.1.2 Đặc điểm Kinh tế – Xã hội của tỉnh Champasack 25

2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh CHAMPASACK đối với thu hút đầu tư nước ngoài 28

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASACK 29

2.2.1 Tổng vốn và dự án đầu tư nước ngoài qua các năm 29

2.2.2 Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành của tỉnh Champasack 29

2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư vào các địa phương của tỉnh Champasack 30

2.2.4 Cơ cấu nước ngoài, lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Champasack 31

2.2.5 Sản phẩm từ đầu tư nước ngoài 32

2.2.6 Công nghệ hấp thụ từ nước ngoài 33

2.2.7 Trình độ quản lý hấp thụ từ nước ngoài 33

Trang 4

2.2.8 Cơ cấu xuất khẩu sản phẩm từ đầu tư nước ngoài 34

2.2.9 Số lao động của tỉnh được thu hút vào dự án đầu tư nước ngoài 35

2.2.10 Ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh Champasack 36

2.3 ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK 38

2.3.1 Điệu kiện Tự nhiên - Vị trí địa lý 38

2.3.2 Chính trị – xã hội 39

2.3.3 Cơ sở hạ tầng 40

2.3.4 Kinh tế vĩ mô 41

2.3.5 Tài chính ngân hàng 44

2.3.6 Thương mại – dịch vụ 46

2.3.7 Khoa học công nghệ 47

2.3.8 Nguồn nhân lực 48

2.3.9 Chính phủ, luật pháp và chính sách 49

Tóm tắt Chương 2 52

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK, (CHĐCN LÀO) ĐẾN NĂM 2020 2.1 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 53

Trang 5

2.2 MỤC TIÊU THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH

CHAMPASACK ĐẾN NĂM 2020 59

2.2.1 Mục tiêu tổng quát 59

2.2.2 Mục tiêu cụ thể 60

2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK ĐẾN NĂM 2020 61

2.3.6 Hiệu quả (So sánh trước và sau khi có giải pháp) 76

1 Trước khi có giải pháp 76

2 Sau khi có giải pháp 76

2.3.7 Điều kiện thực hiện 77

2.4 KIẾN NGHỊ 79

2.4.1 Đối với Nhà nước 79

2.4.2 Đối với tỉnh Champasack 81

Tóm tắt Chương 3 82

KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG CỦA TỪ VIẾT TẮT

1 AFTA (Asean Free Trade Area) Khu mậu dịch tự do Asean 2 AIA (Asean Investment Area) Hiệp định thành lập khu đầu

tư Asean

3 BOT Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao 4 BT Hợp đồng xây dựng – chuyển giao

5 BTO Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh

6 CEPT (Common Effective Preferentical Tariffs)ø Khu vực nhờ chế độ thuế quán ưu đãi

7 CHDCND Lào Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào 8 CNH-HĐH Công nghiệp hoá – hiện đại hoá

9 CHXHCNVN Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 10 CSTCTT Chính sách taid chính tiền tệ

12 DNLD Doanh nghiệp liên doanh

14 ĐTNN Đầu tư nước ngoài

15 ĐTTTNN Đầu tư trực tiếp nước ngoài

16 EU (European Union) Liên minh Châu Aâu 17 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

18 FEA Khu vực kinh tế tự do Châu Aâu 19 FPI đầu tư gián tiếp

20 IL (Inclusion List) Danh mục giảm thuế nhập khẩu 21 GEL (General Exclusion List) Danh mục loại trừ hoàn toàn 22 GDP Tổng sản phẩm quốc nội

23 GNP Tổng sản phẩm quốc dân

25 HĐHTKD Hợp đồng hợp tác kinh doanh 26 HĐKD Hoạt động kinh doanh

29 KTQT Kinh tế quốc tế 30 KT – XH Kinh tế – xã hội

31 NAFTA Khu mậu dịch tự do của các nước Bắc Mỹ

Trang 7

33 NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài 34 NHLD Ngân hàng liên doanh

35 OECD Các nước công nghiệp phát triển

36 SL (Sensitive List) Danh mục hàng nhạy cảm

38 SPXK sản phẩm xuất khẩu 39 SXHH sản xuất hàng hoá 40 SXKD Sản xuất kinh doanh 41 SXSP Sản xuất sản phẩm 42 TCTT Tài chính tiền tệ

43 TEL (Temporary Exclusion List) Danh mục loại trừ tạm thời44 TNCs Các nước công nghiệp mới

45 TMDV Thương mại dịch vụ 46 XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

1 Bảng 2.1 Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 – 2005 29 2 Bảng 2.2 Số dự án và vốn ĐTNN vào các ngành năm

2001 - 2005

30 3 Bảng 2.3 Các huyện thu hút đầu tư nhiều nhất của tỉnh trong

thời gian qua

31 4 Bảng 2.4 10 Quốc gia đầu tư lớn nhất vào tỉnh Champasack

thời gian qua

32 5 Bảng 2.5 Một số sản phẩm từ ĐTNN năm 2001 – 2005 33 6 Bảng 2.6 Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong

các khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Champasack so với mức chuẩn trong nước

33

7 Bảng 2.7 Mức độ đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Champasack trong thời gian qua (2001-2005)

34 8 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2001 – 2005 35 9 Bảng 2.9 Số lượng việc làm do khu vực đầu tư nước ngoài 36 10 Đồ thị 2.1 Tốc độ tăng GDP của tỉnh trong thời gian qua và kế

hoạch năm 2006 - 2010

43 11 Bảng 2.10 Tốc độ tăng GDP của các nước ASEAN giai đoạn

2001 – 2005

44 12 Bảng 3.1 Kế hoạch thực hiện hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh

Champasack giai đoạn năm 2006 – 2020

61

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Ý nghĩa chọn đề tài

Sự phát triển của kinh tế toàn cầu là sự liên kết và hòa nhập giữa kinh tế các nước vào kinh tế toàn cầu thành một thị trường thống nhất, đặc biệt các nước đang phát triển, mà đang bước vào thời kỳ hồi phục kinh tế sau cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ Đây là một cơ hội thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Champasack nói riêng, trong việc đón nhận ĐTNN của nhiều quốc gia trên toàn cầu Mặt khác, ĐTNN không phải là nguồn vốn tài chính đơn thuận, đi cung với nó là công nghệ tiên tiến, tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm tiếp cận thị trường toàn cầu Bằng những biện pháp thích hợp và thu hút vốn ĐTNN, nhiều nước kém và đang phát triển trong thời gian qua đã thu được những kết quả to lớn trong cuộc cạnh tranh này

Sau một quá trình chuẩn bị khó khăn và phức tạp, ngày 23/07/1997 Lào đã trở thành một thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông nam – Á (ASEAN), mang đầy đủ những đặc điểm của một nước kém phát triển; mức sống thấp, năng suất thấp phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu những hàng sơ chế Do vậy trong việc xây dựng lại đất nước thì chính phủ Lào nói chung và chính quyền tỉnh Champasack nói riêng rất cần nguồn vốn ĐTNN để góp phần phát triển kinh tế, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại trong và ngoài khu vực

Do chủ trương cố gắng thu hút nguồn vốn nước ngoài của tỉnh sau chính sách mở cửa và Luật đầu tưnước ngoài ra đời 14 / 03 / 1994, tính đến cuối năm 2005 đã thu được hơn 21,1 triệu USD tương đương với 221,6 tỷ Kíp lượng vốn ĐTNN Nhưng, môi trường đầu tư của tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư,

Trang 10

công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài còn nhiều khiếm khuyết nên vốn vào chưa nhiều Hơn nữa trải qua 10 năm hợp tác đầu tư với nước ngoài-một lĩnh vực mới đẩy thách thức và phức tạp đối với tỉnh Champasack Do vậy, tất cả đó là những lý do mà tác giả chọn đề tài : “Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack, (CHDCND Lào) đến năm 2020” làm luận văn thạc sĩ kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Champasack

- Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút ĐTNNN vào tỉnh Champasack

- Đề xuất các giải pháp để hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là về vấn đề thu hút ĐTNN vào tỉnh Champasack đến năm 2020, đây là vấn đề liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế quốc gia, tài chính quốc giá, luật pháp liên quan tới các hoạt động kinh tế quốc giá và nhiều hoạt động có liên quan tới các ngành và nhiều hình thức khác nhau

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở những số liệu đã thu thập từ Sở kế hoạch và Đầu tư; tỉnh Champasack là chủ yếu, từ đó rút ra những kết luận khả dụng Ngoài ra, Luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như phương phân tích thống kê, phương pháp diễn dịch quy nạp, phương pháp duy vật biẹn chứng, sử dụng các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan đến đề tài

5 Những đóng góp của đề tài

Đề tài nêu một hệ thống hoá những vấn đề cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu

Trang 11

tư nước ngoài vào tỉnh Champasack

- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài và đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài vào Tỉnh Champasack theo hướng CNH-HĐH

- Trên cơ sở đó, Luận án đề ra một số hệ quan điểm và giải pháp có tính chất khả thi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào thực hiện chiến lược CNH-HĐH ở tỉnh Champasack

6 Nội dung nghiên cứu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phục lục, toàn bộ nội dung của luận án được trình bày theo kết cấu sau:

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÀO

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH

CHAMPASACK THỜI GIAN QUA

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO

TỈNH CHAMPASACK (CHDCND LÀO) ĐẾN NĂM

Trang 12

ĐTNN là hiện tượng di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm mục dịch kiêm lợi Với khái niệm đầu tư nước ngoài như thể, cho thấy mục tiêu của sự di chuyển vốn sang nươc ngoài để đầu tư chính là lợi nhuận

1.1.2 Các hình thức của đầu tư nước ngoài

Ngày nay quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng, nhất là sau chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho các nền kinh tế dân tộc đều theo xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế

ĐTNN là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành SX, KD, dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định hoặc là hình thức di chuyển vốn đầu tư quốc tế từ nước này sang nước khác nhằm mục đích kiếm lời Trong đó ĐTTTNN là một hoạt động kinh tế đối ngoại ra đời muộn hơn so với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác, cùng với

Trang 13

quá trình phát triển mạnh mẽ của các quan hệ KTQT, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế

1.1.2.1 Đầu tư trực tiếp FDI

1 Định nghĩa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là phương thức đầu tư, trong

đó, chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra

2 Ưu điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài

™ Về bên chủ đầu tư nước ngoài: Cho phép chủ ĐTNN ở mức độ nhất

định (phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn) tham gia vào việc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, nên họ trực tiếp kiểm soát hoạt động và kịp thời đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà bỏ ra, nếu môi trường

đầu tư ổn định các chủ đầu tư thường thích bỏ100% vốn đầu tư

Các NĐTNN trực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ thường có trách nghiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Do đó, có thể bảo đảm hiệu quả của vốn FDI cao Giúp các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và thế giới

Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm Từ đó mà nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng năng suất và thu nhập quốc dân

Giúp các chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và có cơ hội chiếm lĩnh vực thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước chủ nhà và khác thác lợi thế của các quốc gia khác: thị trường, vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, đất đai nhằm giảm chi phí kinh doanh để tăng lợi nhuận Hơn nữa, lợi dụng cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác nhau để thực hiện “chuyển giá” nhằm tối đa hoá lợi nhuận

Trang 14

™ Về bên nước tiếp nhận đầu tư: Giúp khai thác vốn của từng chủ

đầu tư nước ngoài, nhiều nước thiếu vốn trầm trọng cho nên không quy định mức đóng góp vốn tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí đóng góp vốn càng nhiều, thì càng dược hưởng ưu đãi về thuế của các chủ đầu tư nước ngoài và giúp tiếp thu được công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chủ đầu tư

nước ngòi Nhờ có vốn ĐTNN cho phép chủ nhà có điều kiện khác thác tốt nhất

những lợi thế của mình về nguồn tài nguyên, vị trí địa lý, mặt đất, mặt nước Do đó có thể đẩy nhanh tiến trình hội nhập của quốc gia với nền kinh tế thế giới vì ĐTTTNN là một nhân tố tác động mạnh tới tiến trình hoàn thiện thể chế, chính sách đến môi trường đầu tư

Hơn nữa, góp phần thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ làm cho tính hiệu quả của sự phát triển kinh tế được nâng cao và góp phần nâng cao mức sống của nước tiếp cận đầu tư thông qua giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề Góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhập quốc dân và khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trường nước ngoài, đồng thời tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn và nền kinh tế, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên

3 Hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chủ đầu tư sẽ bị mất vốn nếu bỏ vốn vào môi trường bất ổn định về kinh tế và chính trị Các nước phát triển thực hiện sự kiểm soát gắt gao những dự án gây ô nhiễm môi trường, nên xu thế nhiều nhà đầu tư của các nước công nghiệp phát triển đã và đang chuyển giao những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển Hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra rất trầm trọng, hoạt động FDI đã tạo ra điều kiện để dẫn tới tình trạng phân hoá giàu nghèo, lối sống sính ngoại, tha hoá về đạo đức, đánh mất bản sắc dân tộc, pha trộn về văn hoá

Trang 15

4 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài

4.1 Đối với các nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài khác: ĐTNN tồn tại

dưới nhiều hình thức khác nhau, những hình thức chủ yếu là: Doanh nghiệp liên doanh; DN 100% vốn nước ngoài, Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, BTO và BT

4.2 Đối với Lào : Theo Luật ĐTNN của Lào năm 1994, được bổ sung sửa

đổi năm 2004 đã qui định rõ ràng về hình thức ĐTNN, cụ thể có 3 hình thức sau: ™ Hợp đồng hợp tác kinh doanh: HĐHTKD là một văn bản ký kết giữa

hai hoặc nhiều bên được hợp tác kinh doanh, cùng nhau quy định trách nhiệm và

phân chia kết quả SXKD, và nghĩa vụ của mỗi bên mà không thành lập một xí

nghiệp liên doanh hoặc bất cứ một pháp nhân mới nào

Hợp đồng hợp tác phải do đại diện có thẩm quyền của mỗi bên ký Tuy nhiên, chỉ có những hoạt động hợp tác kinh doanh có phân chia lợi nhuận hoặc sản phẩm kết quả SXKD thì mới được thực hiện dưới hình thức này đầu tư này Thời hạn cần thiết của HĐHTKD là do mỗi bên hợp doanh thoả thuận phù hợp với tính chất hoạt động, mục tiêu kinh doanh và được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư chuẩn y Không thành lập một pháp nhân mới, có nghĩa là không cho

ra đời công ty hoặc xí nghiệp mới

Chính vì vậy, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó bên Lào và bên chủ đầu tư nước ngoài cùng nhau thi hành hợp đồng được ký giữa hai bên, quy định rõ trách nghiệp nghĩa vụ và lợi nhuận của mỗi bên

™ Doanh nghiệp liên doanh: DNLD là doanh nghiệp do hai bên

hoặc nhiều bên hợp tác thành lập và đăng ký tại Lào trên cơ sở hợp đồng liên doanh, theo Pháp luật nước CHDCND Lào qui định Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài phải góp vốn không dưới 30% của tổng vốn đăng ký Một đơn vị liên

Trang 16

doanh có thể tham gia vốn để thành lập một liên doanh mới khác với nước ngoài, trong liên doanh mới này phải có trực tiếp tham gia ít nhất của hai thành viên thuộc liên doanh cũ, trong Hội đồng quản trị và một trong hai thành viên đó

phải là người có quốc tịch Lào

™ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: DN 100% vốn nước ngoài là

DN thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà NĐTNN, được thành lập và hoạt động tại

Lào, do NĐTNN trực tiếp quản lý đối tượng bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo Pháp luật nước CHDCND Lào quyết

định DN 100% vốn nước ngoài là một thực thể kinh doanh quốc tế, có thư cách

pháp nhân trong đó các NĐTNN góp 100% vốn pháp định, tự quản lý DN và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả KD của DN Qua các quan điểm trên có thể định nghĩa: “DN100% vốn nước ngoài là doanh nghệp do NĐTNN đầu tư

100% vốn tại nước sở tại ”

1.1.2.2 Đầu tư gián tiếp

1 Định nghĩa: Đầu tư gián tiếp là phương thức đầu tư, trong đó, chủ

đầu tư không trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra

2 Ưu điểm của đầu tư gián tiếp

™ Về bên chủ đầu tư: Chủ ĐTNN không được phép trực tiếp điều

hành hoạt động của xí nghiệp mà họ bỏ vốn mua cổ phiếu (hoặc chứng khoán) Tuy theo Luật định của từng nước mà mỗi chủ ĐTNN bị khống chế mức độ góp

vốn, thường dưới 10 - 25% vốn pháp định Khi có sự cố trong KD xảy ra đối với xí nghiệp có vốn ĐTNN thì các chủ đầu tư ít bị thiệt hại vì vốn đầu tư được phân tán trong vô số đông những người mua cổ phiếu, trái phiếu Khi tình hình tài chính, tiền tệ, chính trị của nước tiếp nhận đầu tư bất ổn định có thể dễ dàng bán hoặc chuyển nhượng chứng khoán hơn so với hình thức đầu tư FDI

Trang 17

™ Về bên nước tiếp nhận đầu tư: Bên nước tiếp nhận đầu tư hoàn

toàn chủ động quản lý vốn kinh doanh theo ý mình một cách tập trung Mở rộng

năng lực thu hút vốn từ các chủ đầu tư có số vốn nhỏ từ mọi nguồn của thế giới

3 Hạn chế của đầu tư gián tiếp: Quản lý và điều tiết thị trường

chứng khoán thiết chặt chẽ, dễ dẫn tới sự thao túng của các thế lực đầu cơ tiền tệ quốc tế Hạn chế khả năng thu hút vốn của từng chủ đầu từ ngoài vì bị khống chế mức độ đóng góp vốn tối đa của từng chủ đầu tư Chủ đầu tư nước ngoài ít hình thức đầu tư gián tiếp bởi họ không được trực tiếp tham gia điều hành HĐKD của xí nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư Hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các chủ ĐTNN

1.1.2.3 Tín dụng quốc tế

Là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay và kiếm lời thông qua lãi suất tiền vay Đây là hình thức đầu tư chủ yếu vì nó có ưu điểm sau đây:

Vốn vay chủ yếu dưới dạng tiền tệ dễ dàng chuyển thành các phương tiện đầu tư khác Nước tiếp nhận đầu tư toàn quyền sử dụng vốn đầu tư cho các mục đích riêng rẽ của mình Chủ đầu tư nước ngoài có thu nhập ổn định thông qua lãi suất, số tiền này không phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động của vốn đầu tư Nhiều nước cho vay vốn được trục lợi về chính trị, trói buộc các nước vay vốn vào vòng ảnh hưởng của mình Đồng thời, hình thức đầu tư này vẫn còn có nhược điểm là hiệu quả sử dụng vốn thường thấp do bên nước ngoài không trực tiếp tham gia vào quản lý hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

1.2 VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI LÀO

Đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò rất lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn tiếp nhận đầu tư

1.2.1 Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư

Trang 18

Thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp nước ngoài có thời cơ thâm nhập hợp pháp vào thị trường hữu hiệu nước tiếp nhận đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được những hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước chủ nhà Đặc biệt thị trường tiêu thụ sản phẩm nội địa của những nước lớn như thị trưởng Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nguồn vốn FDI Giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thông qua việc sử dụng những lợi thế sản xuất của nơi tiếp nhận đầu tư, giúp hạ giá thành sản phẩm, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của donah nghiệp Đây chính là một trong những động lực chính để các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài ĐTNN là đầu tư vào một thị trường mới có nguồn lao động dồi dào hơn, tài nguyên ưu đãi hơn, và các yếu tố đầu vào rẻ hơn, do đó có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao Đây chính là một trong những động lực chính để các nhà đầu tư thực hiện đầu tư ra nước ngoài

Bành trướng sức mạnh về kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới, nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế: thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc lắp ráp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở nước ngoài Việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài cũng giúp các chủ đầu tư giảm chi phí vận chuyển cất giữ hàng hoá, tiết kiệm chi phí quang cáo, tiếp thị, Mục tiêu của ĐTNN là giúp các chủ đầu tư tìm kiếm nguồn nguyên liệu dồi dào ổn định, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển SXKD của các chủ đầu tư, chẳng hạn, như việc thăm dò khai thác dầu khí, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, tài nguyên biển, rừng, sản phẩm cây công nghiệp Do không có điều kiện, thiếu vốn, công nghệ kỹ thuật kém của các nước đang phát triển Cho nên, đầu tư vào lĩnh vực này sẽ thu được nguyên liệu thô với giá rẻ và qua quá trình chế biến sẽ thu được lợi nhuận cao

Trang 19

ĐTNN giúp các chủ ĐTNN thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi hơn, áp dụng công nghệ mới, nâng cao cạnh tranh Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt, cải tiến và đổi mới công nghệ sẽ giúp cho các DN tồn tại và phát triển Vì vậy, các chủ ĐTNN thường chuyển những thiết bị máy móc công nghệ kỹ thuật lỗi thời, lạc hậu so với trình độ phát triển của thế giới sang các nước công nghiệp kém phát triển khác với sự phân công lao động lĩnh vực và quốc tế mới Điều này minh chứng rằng các chủ đầu tư đã giải quyết được công nghệ lỗi thời nhằm đổi mới công nghệ Hơn nữa, có thể duy trì được chu kỳ sống của sản phẩm ở các thị trường mới được khai thác Trong 20 năm 1975-1996 khi đồng Yên tăng giá và việc di chuyển SX của các công ty Nhật Bản ra nước ngoài sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc liên kết theo chiều ngang trong khu vực Trong đó, các công ty mẹ ở Nhạt Bản chỉ tập trung SX vào những mặt hàng cao cấp, những thiết bị cần thiết để cung cấp cho các chi nhánh của họ ở khắp Châu-Á, còn các chi nhánh và hợp doanh đang ngày càng được phát triển tại các nước trong khu vực sẽ được hướng vào SX các mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật vừa và thấp để thay thế cho các hàng xuất khẩu từ Nhật Bản, phục vụ cho thị trường địa phương, cung cấp lẫn nhau, xuất khẩu sang nước thứ ba và ngược trở lại Nhật Bản (đồng Yên lên giá và sự tác động của nó An Ninh-PTS Ngọc Trinh Viện Kinh tế Thế giới)

1.2.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 1.2.2.1 Các nước công nghiệp phát triển

Là những nước tiếp nhận vốn ĐTTTNN nhiều nhất, nhưng cũng là những nước xuất khẩu vốn ĐTTTNN nhiều nhất, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia giữ vai trò chủ chốt Nguồn vốn ĐTNN đóng vài trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế đất nước của các quốc gia này và chiến lược phát triển của các nước TNCs, đặc biệt là tăng cường

Trang 20

cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế , thúc đẩy sản xuất và tăng cường kinh tế, kiềm chế lạm phát Chỉ tính riêng 100 tập đoàn xuyên quốc gia nhưng lại có khối lượng tài sản ĐTNN khoảng 1400 tỷ USD; tiêu thụ khoảng 1500 tỷ USD; sử dụng 12 triệu lao động trong đó 5 triệu lao động tại các chi nhánh nước ngoài tương đương 16% của toàn bộ các tập đoàn xuyên quốc gia

Góp phần giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế xã hội trong nước như: thất nghiệp và kiềm chế lạm phát, góp phần tăng cường cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật của nền kinh tế, tạo ra môi trường cạnh tranh để thúc đẩy SX và tăng trưởng kinh tế Giúp cải thiện tình hình thanh toán, cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại, các hoạt động kinh tế do ĐTTTNN mang lại thu hút thêm lực lượng lao động tại chỗ tạo công ăn việc làm mới cho người lao động, đồng thời tạo thêm một nguồn cung vốn mới cho SX, tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân sách của chính phủ Hơn nữa, dòng vốn ĐTNN cũng có thể cứu những DN có nguy cơ bị phá sản và mặt khác tạo ra sự cạnh tranh cần thiết để phát triển SXSP và TMDV Mặt khác, các hoạt động ĐTNN tại nước tiếp nhận đầu tư góp phần giúp các NDN các nước này học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua các HĐKD và học hỏi thêm cách thức quản lý mới có hiệu quả

1.2.2.2 Các nước đang phát triển và kém phát triển

Vốn ĐTNN đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và tăng thu nhập quốc dân, đặc biệt, là đối với các quốc gia kém phát triển và đang phát triển Cụ thể như: ĐTNN đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt đối với các nước công nghiệp chậm và đang phát triển bởi vì ĐTNN là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng để các nước đó thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế đất nước, thu hút thêm lao động góp phần giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở các nước này Chính vì vậy, để

Trang 21

dẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế trong nước, đầu tiên quyết là phải có vốn, trong khi nguồn vốn trong nước còn có hạn thì vốn ĐTNN là một đáp số cho bài toán tìm vốn ở các quốc gia này, đồng thời một tác động khác của ĐTNN vào các quốc gia chậm và đang phát triển là góp phần giải quyết công ăn việc làm, đẩy lùi nạn thất nghiệp, nâng cao đời sống của nhân dân cả nước Đặc biệt ĐTNN thông qua việc tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của các quốc gia xuất khẩu đầu tư (đa số là các quốc gia tư bản có nền kinh tế phát triển) sẽ giúp các quốc gia công nghiệp đang phát triển đuổi kịp trình độ trình độ phát triển kỹ thuật cao của thế giới ĐTNN góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh mở rộng thi trường là động lực kích thích tăng trưởng công nghiệp nói riêng và nền kinh tế tăng trưởng cả về lượng cũng như về chất nói chung, đồng thời góp phần giúp các nước này giảm được một phần nợ nước ngoài, góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia có thể thu từ các khoản cho thuê đất, thiên nhiên, thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế XNK Ngoài ra thông qua việc tiếp nhận ĐTNN các nước này cũng có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài

Qua chính sách thu hút ĐTNN góp phần khai thác nhanh và có hiệu quả các nguồn nhân lực của công nghiệp và lợi thế so sánh của các quốc gia Các dự án đầu tư nước ngoài có nhu cầu cao về chất lượng lao động cho nên sự gia tăng của hoạt động ĐTNN tạo ra một sức cầu mới về lao động có trình độ về chuyên môn Hơn nữa các doanh nghiệp ĐTNN còn tạo cơ hội cho người lao động được bồi dưỡng đào tạo ở nước ngoài, tham gia hội thảo quốc tế

1.2.3 Vai trò của đầu tư nước ngoài trong phát triển kinh tế tại Lào

Sau một quá trình chuẩn bị khó khăn và phức tạp, ngày 23/07/1997 Lào đã trở thành một thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông nam – Á (ASEAN), mang đầy đủ những đặc điểm của một nước kém phát triển; mức sống

Trang 22

thấp, năng suất thấp phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu những hàng sơ chế Do vậy trong việc xây dựng lại đất nước thì Chính phủ Lào nói chung và Chính quyền tỉnh Champasack nói riêng rất cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài để góp phần phát triển kinh tế, chuyển từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ KT đối ngoại trong và ngoài khu vực

Đầu tư nước ngoài đóng vài trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn để thực hiện công nghiệp hoá – hiện địa hoá nền kinh tế quốc dân, vấn đề này mang ý nghĩa đặc cực kỳ to lớn đối với nền kinh tế thế giới, kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển Riêng đối với các quốc gia chậm và đang phát triển trong đó có Lào, đang có nhu cầu về vốn rất lớn để thực hiện CNH-HĐH và kết cấu lại nền kinh tế quốc dân nhiềâu năm bị chiến tranh tàn phá Ngoài ra, thông qua việc thu hút và tiếp nhận đầu tư nước ngoài làm cho Lào có điều kiện tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài

1.3 MỐT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI LÀO

Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay, đang và đã thiếu vốn đầu tư phát triển rất lớn và ngay một gia tăng, nhưng khả năng cung cấp vốn đầu tư rất hạn chế, do đó quan hệ cung cầu về vốn rất căng thẳng Khả năng thu hút đầu tư của các quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:

1.3.1 Yếu tố tự nhiên - vị trí địa lý: Tỉnh Champasack nằm ở miền Nam

của Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào Có diện tích khoảng 1.541.500 ha ( 15.415 km2 ), khí hậu bình quân khoảng 20 - 21°C Với dân số 603.880 người dân, Mật độ dân số khoảng 38 người/ Km2 [số liệu của Uỷ ban điều tra dân số năm

2005], địa giới phía Bắc giáp tỉnh Salavane, dài 140 km, phía Nam giáp với

Campuchia, dài 135 km, phía Đông giáp với tỉnh Sekong và Attapeu, dài 180 km

Trang 23

và phái Tây giáp với Thailand, dài 233 km Tỉnh chia thành 2 vùng, 74% là vùng Đồng bằng và còn lại là vùng miền Núi 26% Tỉnh có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như rừng, khoáng sản…

1.3.2 Yếu tố về Chính trị - xã hội: Theo kinh nghiệm của một số quốc

gia trên thế giới, các mục tiêu của ĐTNN có đạt được hay không còn phụ thuộc

vào vấn đề an ninh chính trị – xã hội Trước hết phải đặt vấn đề an ninh chính trị

– xã hội trong quá trình thực hiện ĐTNN

Chính như vậy, sự ổn định về nền chính trị và an ninh quốc gia là mục tiêu cần thiết đầu tiên của các nhà đầu tư (công ty đa quốc gia) thường xuyên xem xét để đi đến quyết định đầu tư hay không nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nhưng phải trong điều kiện ít rủi ro nhất Không bao giờ các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một quốc gia có môi trường chính trị bất ổn luôn bị đe doạ, đảo chính hoặc chiến tranh Vì sự ổn định về môi trường chính trị là nền tảng để có thể có một chính sách ổn định và nhất quán đối với ĐTNN Ngoài ra sự ổn định chính trị – an ninh xã hội mà các nhà đầu tư quan tâm đó là sự bền vững của chính phủ Nếu các điều kiện khác của môi trường đầu tư không đổi, thì nền chính trị – an ninh xã hội càng ổn và mức độ tin cậy càng cao, càng hấp dẫn đầu tư Do đó, sự ổn định chính trị–xã hội có thể được xem là một lợi thế so sánh cần phát huy

1.3.3 Yếu tố về Cơ sở hạ tầng : Là một tổng thể các cơ sở vật chất – kỹ

thuật, các phương tiện, các công trình hiện có trong một quốc gia nhất định được

dùng làm điều kiện sản xuất và sinh hoạt, đảm bảo sự vận hành liên tục, thông suốt các luồng của cải vật chất, các luồng thông tin, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu trong quá trình sản xuất và đời sống Với quan niệm trên, cơ sở hạ tầng gồm

có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội

1.3.4 Yếu tố kinh tế vĩ mô

Trang 24

1.3.4.1 Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện là

sự tăng lên của tổng sản phẩm quốc gia (GDP, GNP) qua những khoảng thời gian nhất định, có thể tính năm này so với năm khác, trung bình trong một số năm hoặc so với năm gốc Theo J.M.Keynes, muốn tăng thu nhập quốc dân (sản lượng quốc gia) thì phải gia tăng đầu tư, mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng sản lượng quốc gia J.M Keynes đưa ra khai niệm số nhân đầu tư Số nhân đầu tư (k) thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư và gia tăng thu nhập khi có một lượng thêm về đầu tư tổng hợp, thì thu nhập sẽ tăng thêm một lượng bằng k lần là mức gia tăng đầu tư Do đó số nhân đầu tư là k = Δ /Y ΔI Suy ra: ΔY =kI

(Y là thay đổi của sản lượng; k là số nhân, ΔI là thay đổi đầu tư)

Để tăng trưởng kinh tế ổn định nghĩa là ở đó các yếu tố tạo ra nó đều ổn định và có biểu hiện tăng trưởng tạo nên các điều kiện thuận lợi để hoạt động đầu tư có thể đạt được hiệu quả nhanh nhất, cao nhất Ngược lại, nếu tăng trưởng kinh tế không ổn định làm xói mòn lòng tin của các nhà ĐTNN, gây ảnh hưởng tới các hoạt động thu hút ĐTNN Chính vì vậy, toàn cầu hoá về kinh tế dẫn tới sự phát triển ở mỗi quốc gia đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nền kinh tế của các quốc gia khác, nhất là phụ thuộc vào kinh tế của Mỹ (kinh tế của Mỹ chiếm 30,5% GDP của thế giới), Nhật Bản, và Liên minh Châu Âu Cũng như năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước công nghiệp phát triển OECD là 4,2%; năm 2001 chỉ là 1%; năm 2002 dự kiến 0,9% Nhậït Bản là nước có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới năm 2000 GDP của Nhật tăng 1,4%; năm 2001 đạt -0,9% và năm 2002 là 0% Còn Liên minh Châu Âu mức tăng trưởng 2001 đạt 1,8%; năm 2002: 1,7% [trích trang 26, Quan hệ kinh tế quốc tế của GS-TS Võ Thanh Thu]

1.3.4.2 Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế được coi là trọng tâm và

nhiệm vụ đầu tiên, do đó cơ cấu kinh tế là vấn đề quan trọng trong chiến lược

Trang 25

đầu tư phát triển của các nước công nghiệp phát triển Cách mạng khoa học công nghệ đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, nhiều sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Công nghiệp chế biến; thông tin viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới , và cùng với sự phát triển mạnh của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, do vậy mà nhu cầu về các loại dịch vụ phụ vụ đời sống và SXKD, nhất là dịch vụ kỹ thuật, tài chính, du lịch Đây là những ngành đầy hứa hẹn lợi nhuận siêu ngạch lớn đem lại khả năng chi phối kinh tế thế giới trong tương lai nếu làm chủ nó, vì vậy có sự hấp dẫn mạnh đối với đầu tư Hơn nữa các nước công nghiệp phát triển đã hoàn thiện, chế độ chính trị khá ổn định, trình độ công nghệ và lao động cao phù hợp với yêu cầu đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia TNCs Do đó, mục tiêu đầu tư vào những ngành đó cho phép các nhà đầu tư thu được lợi nhuận cao, ít gặp rủi ro hơn, nhanh chóng thu hồi được vốn đầu tư Mặt khác, sự phát triển kinh tế luôn đặt ra vấn đề là phải chuyển dịch cơ cầu nền kinh tế theo hướng hiện đại hoá phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, để giải quyết vấn đề này phải bắt đầu tư hoạt động đầu tư, việc thay đổi cơ cấu cơ cấu đầu tư sẽ làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều ngành kinh tế ra đời và phát triển nhanh chóng, nhiều lĩnh vực SXKD mới xuất hiện thay thế cho nhiều ngành, lĩnh vực mới, SXKD truyền thống trước đây; một số lĩnh vực KD mới, phù hợp với biến đổi của thời đại ngày nay đã trở nên có sức hấp dẫn mạnh mẽ đầu tư Chính vì vậy, mà hầu hết các quốc gia đều tập trung mọi cố gắng để tạo

ra những điều kiện thuận lợi thu hút ĐTNN vào phát triển nền kinh tế của mình

1.3.5 Yếu tố Chính sách Tài chính và tiền tệ: Là một yếu tố quan trọng

không thể thiếu được của hệ thống chính sách kinh tế mà ở đó các yếu tố tạo ra

nó đều ổn định và có biểu hiện tăng trường tạo ra các điều kiện thuận lợi để

Trang 26

hoạt động đầu tư có thể đạt được kết quả cao nhất Các NĐTNN thường xuyên nhận xét và so sánh giữa chính sách về thuế và chính sách tài chính ở các nước để đi đến đầu tư tìm kiếm địa điểm thích hợp đầu tư nào mang lại lợi nhuận cao nhất Tuy nhiên, mỗi chính sách tài chính đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức cạnh tranh thu hút ĐTNN Chẳng hạn, việc tăng thuế lợi tức sẽ dẫn đến gia tăng ĐTNN và mức độ tác dụng phụ thuộc vào nguồn vốn của các chi nhánh là được tạo ra tại chỗ, hoặc được chuyển tư công ty mẹ đến, hoặc được đưa từ bên ngoài vào Vì vậy, nếu giảm tín dụng thuế đối với nước ngoài sẽ làm giảm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài trừ phi nguồn vốn cho các chi nhánh được hình thành từ phần thu nhập giữ lại và ngược lại nếu tăng tín dụng thuế đối với đầu tư trong nước, hoặc không cho phép trì hoãn chi trả thuế đối với phần thu nhập

không được chuyển về công ty mẹ càng sẽ làm giảm dòng vốn ĐTNN

Về chính sách tiền tệ: Là một trong ngững yếu tố ảnh hưởng đến việc thu

hút ĐTNN Bởi vì nó có vai trò cải thiện cán cân thanh toán Bằng các công cụ như lãi suất, tỷ giá hối đoái chính sách tiền tệ - tín dụng tác động lên mức đầu tư nước ngoài Khi khối lượng tiền tệ tăng dẫn đến lãi suất tín dụng giảm xuống làm cho đồng tiền rẻ sẽ kích thích đầu tư, phát triển tổng sản phẩm quốc dân, tăng tổng cầu, phát triển sức mua thị trường, giảm hàng hoá tồn động, kích thích gia tăng sản xuất Ngược lại khi khối lượng tiền tệ giảm, lãi suất sẽ tăng, làm giảm đầu tư Chính sách tiền tệ về lãi suấ, tỷ giá hối đoái, cơ chế quản lý tài chính tiền tệ sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả tài chính của hoạt động ĐTNN thông qua chỉ tiêu lợi nhuận, một chỉ tiêu mà bất cứ chủ đầu tư nào cũng quan tâm Thường có sự so sánh giữa hệ thống thuế và chính sách tiền tệ ở các nước tiếp nhận của các NĐTNN mục đích nhằm tìm kiếm địa điểm đầu tư vào mang lợi nhuận cao nhất Hoạt động của thị trường vốn và hệ thống ngân hàng phần nào cũng tạo sự thuận lợi hoặc hạn chế trong cạnh tranh thu hút ĐTNN

Trang 27

1.3.6 Yếu tố Thương mại – dịch vụ: Tự do hoá thương mại trên toàn

cầu ngày càng gia tăng, các rào cản thương mại: thuế quan và các biện pháp phi

thuế quan đang trong giai đoạn giảm mạnh (kết quả thực thi các hiệp định thương mại song phương và đa phương) đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt

động thương mại phát triển

Hầu hết các nước ở 5 Châu lục địa đang đua nhau lập ra liên minh kinh tế khu vực dưới dạng vùng mậu dịch tự do hay liên minh về thuế quan, thị trường chung v.v Nguyên nhân của hiện này là do xu thế nhất thể hoá nền kinh tế cho phép vừa gia tăng tốc độ phát triển tự do thương mại mạnh mẽ ở từng khu vực, vừa giúp các nước trong khối liên minh dựa vào nhau để chống lại sự xâm phạm từ các quốc gia khác, ở các khu vực khác Và khi liên minh kinh tế phát triển cao thì kết nạp hợi thành viên và tiến tới thành lập liên minh kinh tế khu vực Ví dụ, hiện tại tổng số thành viên Liên minh Châu Âu (EU) là 25 nước Đứng trước sự phát triển và mở rộng kinh tế ở các khu vực khác Mỹ đã thành lập khu mậu dịch tự do của các nước Bắc Mỹ NAFTA bao gồm: Mỹ, Canada và Mexico và Hiệp định của NAFTA có hiệu lực từ ngày 01/01/1994 Đây là liên kết khu vực mậu dịch tư do lớn nhất thế giới

Còn ở Đông Nam Á, các thành viên của ASEAN hiện đang thực hiện AFTA và tiến đến xây dựng mậu dịch tự do ASEAN với Hàn Quốc , Trung Quốc và Nhật Bản để mở rộng thị trường

1.3.6.1 Thực hiện AFTA (ASEAN Free Trade Area): Việc xây

dựng ASEAN thành khu mậu dịch tự do AFTA là các nước thuộc khu vực đã thông qua 9 chương trình hợp tác kinh tế với mục tiêu thúc đẩy buôn bán giữa các nước trong khu vực nhờ chế độ thuế quán ưu đãi CEPT và các ưu đãi khác, tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN trên trường quốc tế, và tăng sức hấp dẫn

Trang 28

của môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn ĐTNN Nội dung cơ bản của 9 chương trình hợp tác kinh tế gồm có sau:

1 Chương trình hợp tác thương mại: thực hiện 5 chương trình: Chương

trình xây dựng ASEAN trở thành khu mậu dịch tự do – AFTA bằng thực hiện kế hoạch thu thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung – CEPT; Chương trình hợp tác hàng hoá; Thành lập Ngân hàng dữ liệu ADBC; Hội trợ thương mại ASEAN ; Chương trình tham khảo ý kiến tư nhân và Chương trình phối hợp lập trường trong các vấn đề thương mại quốc tế

2 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực hải quan 3 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp

4 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và lương thực như: Hợp tác về cây trồng, chăn nuôi, đào tạo, khuyến nông, khuyến khích

thương mại nông lâm sản, lương thực; ký kết hiệp định thành lập quỹ an ninh

lương thực nhằm giúp đỡ nhau khi xảy ra tình hình khẩn cấp

5 Chương trình hợp tác về đầu tư; hiệp định thành lập khu đầu tư AIA

ASEAN-6 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ

7 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng 8 Chương trình hợp tác trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng

9 Các chương trình hợp tác kinh tế khác như trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc; sở hữu trí tuệ; hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

Thực hiện AFTA các bên tham gia ký hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT, Chương trình thực hiện từ 01/01/1993, lúc đầu dự kiến thực hiện CEPT trong 15 năm, nhưng về sau rút ngắn thời hạn thực hiện xuống còn 10 năm để AFTA được hình thành vào năm 2003 Nhưng Lào gia

Trang 29

nhập ASEN muộn hơn nên sẽ kết thúc thực hiện CEPT và FATA vào năm 2008 Thực chất của chương trình CEPT là các nước thanh viên ASEAN đạt được sư thoả thuận giảm thuế quán xuống còn 0 - 5% trong thương mại nội bộ các nước ASEAN trong vòng 10 năm, bắt đầu từ 01/01/1993 và hoàn thành vào 01/01/2003 Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước hội thành viên của mỗi nước Để thực hiện CEPT, mỗi nước phải thực hiện phân loại hàng hoá theo 4 danh mục như: Danh mục giảm thuế nhập khẩu (IL); Danh mục loại trừ tạm thời(TEL); Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL); Danh mục hàng nhạy cảm (SL)

1.3.6.2 Xuất nhập khẩu: Xuất nhập khẩu là một công cụ hay còn

gọi là phương tiện để chuyển tải đầu tư quốc tế, hoặc là hình thức biến tướng của đầu tư quốc tế Nói cách khác, xuất nhập khẩu là để chuyển tải lợi thế của quốc gia đầu tư sang các quốc gia tiếp nhận đầu tư và ngược lại Ngoài ra, là các NĐTNN, khi đưa vốn đầu tư vào một quốc gia nào đó cũng lấy nhu cầu nội địa của bản thân quốc gia XK vốn làm mục tiêu đầu tư, và sản phẩm của các dự án này được xuất khẩu ngược lại trong nước Trong bối cảnh quốc tế hoá về kinh tế hiện nay, XNK là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thu hút ĐTNN

1.3.6.3 Thị trường nội địa: Quy mô và tính chất của thị trường nội

địa quyết định quy mô tính chất của quá trình sản xuất và hướng luồng đầu tư vào các sản phẩm hoặc những lĩnh vực mà thị trường nội địa yêu cầu Như vậy, quy mô của thị trường quyết định quy mô đầu tư và tổng lợi nhuận của nhà đầu tư Do đó chi phí giá nhân công lao động chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dù giá nhân công lao động thấp thì chi phí thấp cũng không giảm được nhiều và tổng lợi nhuận thu được tăng thêm rất hạn chế Chính vì vậy, các nhà đầu tư hiện nay thương có xu hướng về những quốc gia nào có quy mô thị trường nội địa lớn để đầu tư Do vậy, muốn mở rộng thị trường trước hết phải nâng cao mức sống của

Trang 30

dân chúng Tóm lại thị trường nội địa là một yếu tố quan trọng đóng vai trò là động cơ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các điều kiện thuận lợi và hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài Lào nói chung với khoảng 6 triệu người dân so với các quốc gia trong khu vực đang cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoà như Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Ân Độ và các quốc gia khác trong ASEAN mà mình không có lợi thế bằng

1.3.7 Khoa học công nghệ: Khoa học và công nghệ được xác định là

động lực của CNH – HĐH Khoa học và công nghệ cò vai trò quyết định lợi thế

cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, CNH - HĐH nói riêng của các quốc gia Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực khoa học và công nghệ của Lào còn yếu Muốn tiến hành CNH - HĐH thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá Đây là một công việc vô cùng khó khăn và lâu dài Trình độ phát triển khoa học và công nghệ và là tiềm lực trí tuệ và sáng tạo của một dân tộc

Muốn làm được những việc trên cần phải xây dựng và thực hiện tốt cơ chế và chính sách đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ (khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần, thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, ưu đãi nhân tài…) Để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển thì trước hết phải tạo ra động lực cho sự phát triển của chính bản thân khoa học công nghệ

1.3.8 Yếu tố Nguồn nhân lực: Yếu tố con người trong việc nâng cao thu

hút ĐTNN là vô cùng quan trọng Chính vì vậy, khi đề cập đến các công cụ để thu hút ĐTNN thì các nhà nghiên cứu đã coi nhân tố con người như là cấp độ đầu tiên cần quan tâm giải quyết để tạo nên sức mạnh Điều này cũng không có gì là mới qua thực tế phát triển của một số nước trong khu vực như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản lại phát triển rất nhanh trong khi những điều kiện ban

Trang 31

đầu của các nước đó thua xa các nước khác và lại không có nguồn tài nguyên phong phú Phải chăng năng lực cạnh tranh của các nước đó nằm trong yếu tố con người – nguồn lực của trí thức và sức sáng tạo Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong số các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút ĐTNN Là một chủ thể đặc biệt như vậy, “vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển”, là một chủ thể sống, cùng vận động để tồn tại và phát triển trong xã hội, do vậy khi xét đến chủ thể này như một nhấn tố tích cực trong việc thu hút ĐTNN của từng quốc gia

Trong xu thế toàn cầu, các nước phát triển xem nguồn nhân lực là yếu tố cốt tử trong cạnh tranh toàn cầu, và phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay không chỉ đơn thuần là giá nhân công lao động thấp mà còn bao hàm cả trình độ kỹ năng và chất lượng của nguồn nhân lực Vì thế nên cơ cấu dân cư và lao động trẻ, hệ thống giáo dục và đào tạo rộng lớn là những nhân tố thuận lợi cho việc thu hút ĐTNN

1.3.9 Yếu tố Pháp lý và Quản lý hành chính : Hệ thống Luật pháp

minh bạch, đầy đủ sẽ tạo ra hành lang pháp lý ổn định và tạo những điều kiện

thuận lợi cho các chủ đầu tư dễ dàng và càng thuận tiện hơn khi đầu tư vào nước đó Ngược lại, một quốc gia có hệ thống Luật pháp rắc rối, phức tạp và không rõ ràng dễ làm nản lòng các chủ đầu tư có thiện chí nhất Hơn nữa, hệ thống pháp luật này được thực hiện bởi một bộ máy quản lý Nhà nước các cấp phù hợp với quy định của Pháp luật và tạo ra cơ chế sao cho phù hợp với bộ máy đó Ổn định môi trường pháp lý và nhất quán tạo ra những chính sách theo hướng khuyến khích ĐTNN hoặc đi cùng với những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư, nới lòng các quy tắc đối với hoạt động ĐTNN Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, điều kiện thuận lợi mà trọng tâm là

Trang 32

dành cho ĐTNN một số ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư, với phạm vi và mức độ khác

nhau để thu hút dòng vốn đầu tư quan trọng này

Thu hút ĐTNN là một vấn đề cần thiết, là tất yếu nhưng kết quả thu hút ĐTNN lại phụ thuộc vào đồng thời của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố môi trường đầu tư gồm có các nhân tố như: nhân tố pháp lý, quản lý hành chính, văn hoá xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các điều kiện về tài nguêyn và vị trí địa lý Mà ở đó tất cả các vấn đề liên quan trực tiếp đến ĐTNN đều tạo ra những liên hệ và ảnh hưởng đối với ĐTNN

Hệ thống quản lý hành chính này được thực hiện bởi một cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phù hợp với quy định của Luật pháp và tạo ra cơ chế phù hợp với cơ quan hành chính Nhà nước Các cơ quan này là nơi xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ các DN có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo Luật định (hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTNN giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá) Hơn nữa, các yêu cầu cụ thể đưa ra thường gắn liền với việc xét cấp giấy phép các dự án đầu tư hơn là gắn với các đòi hỏi về lợi ích Trong trường hợp các tác động tiêu cực không được bù đắp bởi các yếu tố khuyến khích thì các yêu cầu nói trên nhiều khi dẫn đến phải trả giá cao, khiến cho việc triển khai dự án đầu tư bị đổ vỡ Nếu các NĐTNN coi các quy định như vậy là dấu hiệu của một môi trường đầu tư không thuận lợi và trong thời gian tới các quy định đó có thể giảm lợi nhuận của họ nữa thì họ có thể quyết định không tiếp tục đầu tư Thủ tục hành chính đơn giản và thuận lợi là bước khởi đầu tốt đẹp đối với các NĐTNN khi xâm nhập thị trường ở các quốc gia dự định đầu tư Ngoài những yếu tố đã kể trên, thì còn có hai yếu tố cơ bản là xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và chiến lược phát triển của các TNCs

Trang 33

Tóm tắt Chương 1,

Trong chương này đề tài đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận như sau: Nêu lên khái niệm về đầu tư nước ngoài Các hình thực của đầu tư nước ngoài, định nghĩa, ưu điểm và những hạn chế của nó Nêu lên vai trò của đầu tư nước ngoài đối với bên chủ đầu tư dẫn đến bên tiếp nhận đầu tư và vai trò của ĐTNN đối với nền kinh tế của Lào Ngoài ra, đề tài còn nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Lào nói chung và tại tỉnh Champasack nói riêng

Qua những phần lý luận trên chung ta co thể thấy rằng đầu nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn tiếp nhận đầu tư Để hiệu rõ hơn những vấn đề trên, chúng ta đi vào Chương 2: “Thực trạng thu hút ĐTNN vào tỉnh Champasack thời gian qua” Trên cơ sở đó có thể thấy được hiệu quả thực sự do ĐTNN mang lại cho nền kinh tế của tỉnh Champasack trong thời gian qua.

Trang 34

2.4.1 Đặc điểm tự nhiên của Tỉnh Champasack

Champasack là một tỉnh nằm ở miền Nam của Cộng Hoà Dân Chủ

Nhân Dân Lào, nằm ở kinh tuyến 13°C

55” - 15°C 22” Bắc và đường vĩ tuyến 100°C 13” - 106°C 55” Đông Có diện tích khoảng 1.541.500 ha (15.415 Km2) Với dân số 603.880 người dân, Mật độ khoảng 38 người/ Km2 [Uỷ ban điều tra dân

số năm 2005], có biên giới Phía Bắc giáp với tỉnh Salavane, dài 140 Km, Phía

Nam giáp với Campuchia, dài 135 Km, Phía Đông giáp với tỉnh Sekong và Attapeu, dài 180 Km, Phía Tây giáp với Thailand, dài 233 Km

Tỉnh Champasack chia thành hai vùng là: 74% của diện tích là vùng Đồng bằng và còn lại là vùng miền Núi 26% Sông MeKong chia lãnh thổ thành hai bờ: bờ Đông có 6 huyện và bờ Tây có 4 huyệân

Vùng Đồng bằng: Phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu họ đậu, có diện

tích khoảng 1.135.000 ha (11.350 Km2) Có độ cao 75 - 120 m; Khí hậu ôn đới, ẩm, nhiệt độ bình quân 27°C; Lượng mưa trung bình 2.279 mm / năm

Vùng miền núi: Có diện tích 406.500 ha (4.065 Km2) và có mức độ cao

400 - 1284 m; Nhiệt độ bình quân 20°C

- 21°C ; lượng mưa bình quân 3.500 mm/ năm; Độ ẩm khoảng 80% phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như: rau, cà phê, sa nhân, chè

Trang 35

Ơ Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của người dân ta, còn có tài nguyên phong phú và một số hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội như:

1 Tài nguyên đất: Tỉnh có diện tích tất cả khoảng 1.541.500 ha

Trong đó đất để sản xuất là 567.00 ha bằng với 37% Hiện nay, diện tích toàn bộ

đã được sử dụng khoảng 145.975 ha bằng với 26% của tổng diện tích sản xuất Sử dụng trong việc trồng trọt khoảng 139.986 ha, trong đó cây lúa khoảng 87.663 ha, trồng cà phê 29.142 ha; trồng cây CN 17.954 ha; cây kinh tế 6.998 ha, sử dụng cho chăn nuôi 4.218 ha Ngoài ra còn sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng Phần diện tích còn lại là rấy cũ, bãi cỏ tranh, lau lách, diện tích bỏ

hoang.v.v

2 Tài nguyên rừng: Trong toàn tỉnh có khoảng 895.500 ha là diện

tích rừng, chiếm 58% của diện tích toàn tỉnh Trong đó: Rừng nguyên sinh Quốc

gia gồm 3 khu vực có diện tích 309.000 ha Rừng nguyên sinh của tỉnh gồm 7 khu vực có diện tích 88.950 ha Rừng bảo hộ của tỉnh gồm 4 khu vực có diện tích 169.300 ha Rừng sản xuất 112.800 ha Rừng cải tạo 120.000 ha Rừng kiết

67.760 ha Rừng trồng mới 6.998 ha Rừng khác 19.981 ha

3 Tài nguyên nước: Tỉnh có nhiều sông suối, khả năng có nước

quanh năm như: Sê Đôn, suối Băng Liêng, suối Tô Mô, sông Mê kông chạy dọc

từ Bắc đến Nam dài hơn 200 Km Dân sinh sống dọc sông gồm có 8 huyện đồng

bằng dựa vào dòng sông này để làm ăn, sinh sông quanh năm

4 Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh có các điểm xuất hiện nhiều loại

khoáng sản như: Mỏ muối có một điểm tại huyện Pathumphon Mỏ đất sét có 2

điểm tại huyện pathumphon và huyện Xanasoomboun Có mỏ đồng cỏ 5 điểm, trong đó tại huyện Soukhuoma 2 điểm, tại huyện Champasack 1 điểm, huyên Phonthong 1 điểm và tại huyện Xanasoomboun 1 điểm Mỏ Bâốc Xít 1 điểm tại

Trang 36

huyện Paksong Mỏ đá Pa Cô Đít 1 điểm, Mỏ Chì 1 điểm và Mỏ Than bùn 2

điểm tại huyện Pathumphon và có mỏ AMêTít 1 điểm tại huyện MuongKhong

2.4.2 Đặc điểm kinh tế – Xã hội của tỉnh Champasack

1./ Về Nông lâm nghiệp: Tỉnh có các trung tâm nghiên cứu về động

thực vật như: Trung tâm sản xuấ lúa “Phon Ngam” Trung tâm nghiên cứu thí

nghiệm cây ăn quả tại cấy số 24; Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm thực vật - rau quả tại “Huội Pa Lải”, trung tâm nghiên cứu thí nghiệm phát triển giống lúa “Huội Ta Cuôn”, trung tâm nghiên cứu thí nghiệm giống Cà phê “I Tou”, Trung tâm ươm giống cây tại cấy số 12 và “Đông Lan Kham”, Trạm nghiên cứu phát triển giống cá tại cấy số 8, Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm giống cá địa phương tại “Bản Na” và trạm nghiên cứu thí nghiệm giống gia súc “Nong Hin” Ngoài các cơ sở trên, Nhà nước còn tập trung vốn xây dựng các trạm bơm 292 trạm, trong đó có 270 trạm bơm nước, bơm bằng động cơ điện 36 trạm, bơm bằng xăng dầu 234 trạm, đập “Nạm Lộn” và 21 hồ chứ nước Các cơ sở trên có thể cung cấp nước cho18.345 ha sản xuất mùa khô Tỉnh còn có trường Trung cấp nông nghiệp là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, khả năng ra trường khảong 300 học viên /năm

2./ Về Công nghiệp và Thủ công nghiệp: Đã đầu tư xây dựng khu công

nghiệp với diện tích hơn 2.500ha, để đón nhận sự phát triển của các nhà máy

sản xuất ngày càng nhiều Trong đó có 1 đập thuỷ điện có công suất 5,5 MW/năm; Có một trạm cấp phát điện có công suất 32 MW/năm, sản xuất điện được 23.894.000 Kwh; Có hồ chứa nước diện tích 196m2, chứa đựng 616 triệu

m3/năm Có mạng đường dây dẫn điện cao thế dài 114 km; trung thế dài 945 km và hạ thế dài 1006 km Nhà nước coi chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia

và bỏ vốn đề đầu tư và SXHHù Trong toàn tỉnh có 41% số Bản có điện dùng, chiếm tỷ lệ 46% trong toàn tỉnh

Trang 37

3./ Về Thương mại và dịch vụ: Toàn tỉnh có 25 chợ, trong đó có 13 chợ

cấp Bản, 8 chợ cấp huyện va 4 chợ cấp tỉnh Có 5.686 đơn vị để phục vụ việc

trao đổi hàng hoá của nhân dân Đặc biệt, tỉnh có 2 chợ biên giới và 2 cửa khẩu Quốc tế là cơ sở tốt để tổ chức khu thương mại xuất nhập khẩu trước mắt và xây

dựng đặc khu kinh tế trong tương lai

4./ Về Dịch vụ – Du lịch: Champasack là tỉnh có văn hoá tốt đẹp có di

tích về công trình lịch sử nổi tiếng, có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên tươi

đẹp Để bảo vệ và phát triển các di sản quí báu nới trên, tỉnh đã phân chia khu

Du lịch thành 7 khu vực gồm có 103 điểm du lịch, trong đó có 44 điểm du lịch

sinh thái, 28 điểm du lịch văn hoá, 25 điểm du lịch lịch sử Tất cả 103 điểm du lịch nói trên, có 43 điểm đã khảo sát và 33 điểm đã đưa vào sử dụng

5./ Về Giao thông vận tải: Toàn tỉnh có đường giao thông dài 3.158,5

km trong đó: Đường bộ 2.066,7 km Có tuyến đường bộ phía bắc qua Cửa khẩu

Lao Bảo và tuyến đường bộ phía Nam qua Cửa khẩu Kon Tum sang Việt Nam Ngoài ra còn có tuyến đường bộ sang Thái Lan (Cảng Biển Khong Tơi) Đặc biệt, tỉnh còn có một sân bay Quốc tế Năm 2000 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cây cầu qua sông Mê kông Pakse – Phonthong Đối với giá cước vận tải thì theo nguyên tắc quốc tế, giá cước là 0,05 – 0,07 USD/km nếu vận tải cự ly từ 20 km trở lên và 0,01 USD / km nếu vận tải cự ly dưới 20 km

6./ Về Giáo dục: Tỉnh chú ý đến việc phát triển cơ sở hạ tầng về giáo

dục nhằm đón nhận sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài Hiện nay toàn tỉnh có 991 trường học Trong đó, có 117 trường mẫu giáo có khả năng nhận được 4.694 học sinh, có 767 trường phổ thông cơ sở có thể tiếp nhận được 40.146 học sinh, một trương trung cấp nông nghiệp có thể nhận được khoảng 936 học viên Một trường trung cấp tài chính có khả năng nhận được khoảng 1.574 học viên Trường Trung cấp Y tế có thể nhận được khoảng 297

Trang 38

học viên và trường chuyên tư nhân có khả năng nhận được 499 học viên Đặc biệt có trường Đại học Champasack và Đại Học Sư phạm

7./ Về Y tế: Toàn tỉnh có 10 Bệnh viện, trong đó có 1 bệnh viện cấp

tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và có 58 trạm Y tế Có một trường Y tế và một xí nghiệp dược sản xuất thuốc viên và huyết thanh Tỉnh quan tâm đến việc củng

cố, nâng cấp các bệnh viện cả về nhân lực, vật lực, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là đối với bệnh viện cấp huyện, trạm xá duy trì hoạt động thường xuyên

8./ Về Phong tục tập quán, Văn hoá và Thông tin: Tỉnh coi việc phát

triển nhân lực là khâu trọng yếu nhằm làm cho đời sống tinh thần phát triển lành

mạnh tạo ra sức mạnh nội lực phù hợp và phẩm chất đạo đức cách mạng, có nhận thức, khả năng đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như các dự án sản xuất hàng hoá, làm cho nhân dân khoẻ mạnh, tuổi thọ trung bình 59 tuổi, giữ vững phong tục tập quán và bản sắc dân tộc, có tính đoàn kết, có kỷ luật và tôn trọng pháp luật Ngôn ngữ thông dụng là tiếng Lào, đạo phật là tôn giáo chính, toàn tỉnh gồm có 10 Huyện, trong đó Pakse là huyện trung tâm văn hoá – chính trị và kinh tế Phong tục tập quán và nếp sinh hoạt đặc thù của tỉnh, các lễ hội theo tập quán: Hội Vắt Phu tháng 2; Hội Bun Pha Vệt tháng 3; Tết Lào tháng 4; Hội Bun Băng Phay (Hội Pháo thăng thiên) tháng 5; Hội vào Chùa tháng 7; Hội ra Chùa và đua thuyền tháng 10 Ngoài ra còn có các ngày lễ như: Ngày thành lập Quân đội 20 tháng 1; Ngày phụ nữ Quốc tế 8 tháng 3; Ngày thành lập Đảng NDCM Lào 22 tháng 3; Ngày Quốc tế Lao động 1 thàng 5; Ngày

tuyên bố độc lập 23 thàng 8 và Ngày Quốc khánh Lào 2 tháng 12 năm 1975 Toàn tỉnh có 2 đài truyền hình có khả năng phát sóng 39% diện tích toàn tỉnh.,

phát sóng được 3.780 giờ/năm Ngoài ra, còn có 2 đài phát thanh có khả năng sử dụng được 2 hệ thống là AM và FM

Trang 39

2.4.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Champasack đối với thu hút đầu tư nước ngoài

Chúng ta đang sống trong tình hình có nhiều thới cơ đồng thời có nhiều thách thức mới, yêu cầu chúng ta phải nêu cao tinh thần làm chủ đất nước, nêu cao trách nhiệm của mọi bộ phận đối với việc đề ra các bước đi, tổ chức kế hoạch phát triển nhanh, mạnh và vững chắc Ta có cơ sở hạ tầng KT – XH đã xây dựng thành hệ thống trong từng ngành, từng huyện, cụ thể: Hệ thống đường giao thông, cơ sở sản xuất và nghiên cứu phát triển giống, hệ thống thuỷû lợi, trường học, bệnh viện, trụ sở các cơ quan Nhà nước, các công trình công cộng có thế mạnh cho việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển KT – XH nhanh chóng Ngoài ra, có tài nguyên phong phú, có đất đai phù hợp với việc trồng trọt, chăn nuôi, vị trí của tỉnh thuận lợi trong việc kết nối nền KT, thương mại, dịch vụ và du lịch với các nước trong khu vực Về mặt chính trị, xã hội ổn định, cơ chế CSTCTT củng cố một số mặt làm cho việc thu ngân sách và quản lý chỉ tiêu tốt hơn, việc hợp tác với bạn bè quốc tế và với các tỉnh lân cận cũng được củng cố về chất lượng và rộng hơn trước

Với việc Lào được nhận quyền lợi đặc biệt GSP về thương mại vơi 42 nước trên thế giới và đã nhận NTR với Mỹ tháng 2 năm 2005, tính từ thời kỳ 2000 đến hết năm 2005 Vấn đề này làm cho các NĐTNN và lãnh thổ mà họ muốn bỏ vốn đầu tư quay nhìn về Lào nói chung và tỉnh Champasack nói riêng với con mắt thuận lợi hơn, qúy hơn Đây chính là kết qủa bước đầu có ý nghĩa quan trọng, mặc dù còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý KT trong lĩnh vực ĐTNN, môi trường đầu tư chưa thuận lợi, trong tình hình tỉnh mới tái thiết lập, tỉnh ta liệu có khả tranh thu hút được vốn ĐTNN không? Qua thực tiễn đã trả lời rằng tỉnh ta có điều kiện và khả năng thu hút vốn và sử dụng vốn ĐTNN phục vụ cho sự nghiệp phát triển toàn KT – XH ngày càng có hiệu quả

Trang 40

2.5 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH CHAMPASACK THỜI GIAN QUA

2.5.1 Tổng vốn và dự án đầu tư nước ngoài qua các năm

Trong 5 năm qua (2001 - 2005), có thể thu hút được tới 67 dự án với giá trị khoảng 160 triệu USD hoặc 167,2 tỷ Kíp của các NĐTNN vào đầu tư và HĐKD tại tỉnh Champasack Trong đó, khu vực nông nghiệp có 24 dự án với giá trị khoảng 89 triệu USD, khu vực công nghiệp có 24 dự án với 55 triệu USD và khu vực Thương mại - Dịch vụ có 19 dự án với 15,3 triệu USD

Về đầu tư chung, trong năm 5 qua có giá trị 1.068,47 tỷ Kíp So với kế hoạch 2001 - 2005 đạt được 76%, so với năm 1996 - 2000 tăng lên 2 lần gồm 11% của tổng sản phẩm quốc nội Trong đó, đầu tư của Nhà nước là 586 tỷ kíp, chiếm 55% tổng vốn đầu tư

Bảng 2.1: Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài năm 2001 – 2005 Năm Số Dự án Vốn pháp định (USD)Vốn ĐT thực hiện (USD)

Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Champasack, 2006

2.5.2 Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành của tỉnh Champasack

Cơ cấu đầu tư vào các ngành là một yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ĐTNN, bởi vì nó tác động trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

Ngày đăng: 15/11/2012, 17:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

TT BẢNG NỘI DUNG CỦA BẢNG TRANG - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
TT BẢNG NỘI DUNG CỦA BẢNG TRANG (Trang 8)
Bảng 2.1: Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài năm 2001–2005 Năm Số Dự án Vốn pháp định (USD) Vốn ĐT thực hiện  (USD) - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2.1 Số dự án và vốn đầu tư nước ngoài năm 2001–2005 Năm Số Dự án Vốn pháp định (USD) Vốn ĐT thực hiện (USD) (Trang 40)
Bảng 2. 2: Số dự án và vốn ĐTNN vào các ngành năm 2001-200 5. - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2. 2: Số dự án và vốn ĐTNN vào các ngành năm 2001-200 5 (Trang 41)
Bảng 2. 3: Các huyện thu hút đầu tư nhiều nhất của tỉnh trong thời gian qua. - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2. 3: Các huyện thu hút đầu tư nhiều nhất của tỉnh trong thời gian qua (Trang 42)
Bảng 2.4: 10 Quốc gia đầu tư lớn nhất vào tỉnh Champasack thời gian qua. - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2.4 10 Quốc gia đầu tư lớn nhất vào tỉnh Champasack thời gian qua (Trang 43)
Bảng 2. 6: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Champasack so với mức chuẩn trong nước - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2. 6: Mức độ hiện đại của máy móc thiết bị sử dụng trong các khu vực kinh tế trên địa bàn tỉnh Champasack so với mức chuẩn trong nước (Trang 44)
Các mô hình quản lý và các phương thức kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh đổi  mới tư duy quản lý kinh doanh và công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
c mô hình quản lý và các phương thức kinh doanh hiện đại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh đổi mới tư duy quản lý kinh doanh và công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh (Trang 45)
Bảng 2.10: Tốc độ tăng GDP của các nước ASEAN giai đoạn 2001– 2005. - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 2.10 Tốc độ tăng GDP của các nước ASEAN giai đoạn 2001– 2005 (Trang 55)
Bảng 3.1: Kế hoạch thực hiện hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh Champasack giai đoạn năm 2006 – 2020  - Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf
Bảng 3.1 Kế hoạch thực hiện hoạt động thu hút đầu tư vào tỉnh Champasack giai đoạn năm 2006 – 2020 (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w